Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

Trần Thanh Cảnh: CHÁN CHẢ BUỒN NÓI...


 
CHÁN CHẢ BUỒN NÓI...

Thật sự là chán, không hiểu người ta nghĩ gì nữa.

Một chiến thắng lẫy lừng của quân đội ta 45 năm trước chả ai thèm ỏ ê. Dù chiến thắng ấy nó phải trả bằng núi xương sông máu của đồng bào ta, chiến sĩ ta, thì nó vẫn lưu dấu trong lịch sử như một võ công oai hùng. Năm tháng sẽ qua đi. Các thể chế chính trị sẽ lần lượt rồi cũng qua đi. Thế nhưng đất nước, dân tộc sẽ mãi tồn tại. Và lịch sử, ký ức của dân tộc của đất nước sẽ làm nên tầm vóc cho dân tộc ấy. Lịch sử của dân tộc Việt cho đến giờ phút này vẫn là lịch sử của những võ công giữ nước...

Chúng ta kỷ niệm, nhắc lại quá khứ để xây đắp niềm tự hào cho dân tộc. Mọi dân tộc đều cần có niềm tự hào của mình. Xóa bỏ mọi thù hận không có nghĩa là quên đi quá khứ. Mọi quá khứ ngay cả đau đớn nhất cũng phải được ghi nhớ, bởi từ những đau thương ấy chúng ta rút ra bài học gì cho tương lai. Từ quá khứ của cuộc chiến tàn khốc, chúng ta phải rút ra bài học, hãy tránh xa mọi cuộc chiến, bởi nó không giải quyết được vấn đề gì...

Nhưng tránh chiến tranh thì có nhất thiết phải hèn thế không?

Hèn.

Không thể dùng từ khác. Không kỷ niệm một chiến thắng oai hùng của quân đội ta là một hành động hèn mạt kém cỏi. Còn đi kỷ niệm long trọng những cái ất ơ cả thế giới đã kinh sợ ruồng bỏ, thì là cái gì đây? Cái gì...

Tôi không hiểu nổi điều gì đang diễn ra trên đất nước mình. 

Lắm lúc chán chả buồn nói...

P/s: ảnh đường đi xuống hầm của sở chỉ huy tác chiến đánh B52 trong hoàng thành Thăng Long. Sâu phết...

5 nhận xét :

  1. " Một chiến thắng lẫy lừng của quân đội ta 45 năm trước chả ai thèm ỏ ê" . Theo tôi do những nguyên nhân sau :
    - Những người đã từng chứng kiến những chiến thắng hồi ấy phần lớn đã về với tổ tiên, những người còn lại như chúng ta thì cũng đã già .Lớp trẻ sinh sau không biết gì về ngày ấy và chúng phải bận rộn trong guồng quay của nền kinh tế thị trường để kiếm sống
    - Nhưng nguyên nhân chính vẫn là do xã hội ngày nay đã xuống cấp về nhiều mặt, nhất là đạo đức. Vậy một câu hỏi đã đặt ra với lớp trẻ : Những chiến thắng lẫy lừng đã mang lại một cái gì cho hôm nay ? Có phải là THAM NHŨNG , có phải là ĐỒNG TIỀN cao hơn cả nhân cách,...

    Trả lờiXóa
  2. Tui thấy chiến thắng Mậu Thân 1968 cũng oai hùng thật. Tuy nhiên, tui cứ nghĩ mãi,băn khoăn mãi là : Tại sao mấy Ổng lại chọn ngày mồng một tết mà nổ súng. Ngày thiêng liêng, ngày Lễ quốc gia lại trở thành ngày giỗ của quá nhiều gia đình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chiến dịch Mậu Thân là một thất bại đau thương ông nhé.
      Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
      Chỉ một đêm, còn sống có 30
      Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
      Tôi! Tôi - người viết những câu thơ cổ võ
      Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong
      Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
      Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
      Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ
      Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
      Ai chịu trách nhiệm vậy?
      Lại chính là tôi!
      Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời
      Tôi ú ớ
      Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
      Mà tôi xấu hổ
      Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
      Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
      Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười


      1987

      (Rút trong sổ tay Thơ, tập 5)

      Xóa
  3. Kỷ niệm chiến thắng để ôn lại quá khứ , tạo cảm hứng tự hào cho thế hệ trẻ ráng sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là chính đáng và nên làm . Nhưng hiện trạng nhiễu nhương và xuống cấp của XH gây ra nỗi đau ghê gớm cho thế hệ đã chiến đấu, hy sinh trước đây. Đất nước độc lập, hòa bình nhưng người dân chưa được hưởng đầy đủ quyền làm chủ về chính trị, quyền tự do tư tưởng , ngôn luận . Như cố chủ tịch HCM đã nói, đại ý " độc lập cũng chẳng để làm gì..". Thể chế chính trị hiện nay đã tạo ra sự bất bình đẳng cả chính trị và kinh tế . Một giai tầng mới hình thành , đó là hàng vạn quan chức đảng, nhà nước ( tư bản đỏ)được đặc quyền, đặc lợi , giàu có bất minh , được bộ máy chính quyền bảo kê . Khoảng cách giữa quan chức và người dân ngày càng rộng và đối lập với nhau. Đó là nguy cơ hiển hiện cho sự biến động , xáo trộn XH , khi " tức nước thì vỡ bờ".

    Trả lờiXóa
  4. Quân đội ngày nay lo "làm" kinh tế không à, kiểu sân gol ...
    Lo làm mấy cái lễ khởi công, khánh thành....cũng đã mệt... Thời gian, tiền bạc, tâm trí đâu mà kỷ niệm..

    Trả lờiXóa