Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

CỤ BÀ TRỊNH VĂN BÔ ĐEM THEO NỖI HẬN XUỐNG SUỐI VÀNG

Tổng bí thư Trường Chinh đến chia buồn cùng gia quyến cụ Trịnh Văn Bô tại lễ tang 
nhà tư sản dân tộc yêu nước năm 1988. Ảnh Tư liệu gia đình.

Nỗi buồn nhân đôi của gia đình 
ông bà Trịnh Văn Bô
 
02:44 PM - 07/11/2017
Không nhiều người biết, lúc cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, quả phụ của nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô, qua đời, nỗi buồn sâu thẳm trong lòng vẫn chưa được khơi thông, thậm chí còn là nỗi buồn nhân đôi!

Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, quả phụ nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô vừa trút hơi thở cuối cùng vào đêm 5.11 tại Hà Nội trong sự tiếc thương và ngưỡng mộ của hàng triệu người Việt Nam yêu Tổ quốc. Không nhiều người biết, lúc cụ nhắm mắt, nỗi buồn sâu thẳm trong lòng vẫn chưa được khơi thông, thậm chí còn là nỗi buồn nhân đôi! 


"Dân tộc bớt đổ máu là chúng tôi mừng rồi..."

Vợ chồng nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô là chủ hãng tơ lụa sợi nổi tiếng Trịnh Phúc Lợi ở Hà Nội trước năm 1945. Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô từng bí mật nhận lời với Cách mạng đón đoàn cán bộ (mà không hề biết có cả Chủ tịch Hồ Chí Minh) từ chiến khu về ở ngay tại tư gia mình, số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, ngay sau ít ngày Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8 thành công. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ T.Ư Đảng đã táo bạo ra quyết định về ngay giữa trung tâm Thủ đô để bám sát tình hình và lãnh đạo toàn dân giữ vững chính quyền khi còn non trẻ; đồng thời để soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 1945. 

Có thể coi các cụ là một hình mẫu doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, một lòng một dạ phụng sự nền độc lập, tự do của dân tộc, dám hi sinh quyền lợi bản thân mà bất chấp hiểm nguy, nếu như bị mật thám phát hiện, coi như cơ đồ của cách mạng tan trong phút chốc. 

Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô đã từng hiến 5.147 lượng vàng cho cách mạng kể từ sau ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và tiếp đó là trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến khi dân tộc ta giành thắng lợi. Ngoài số vàng ủng hộ chính quyền cách mạng, họ còn hiến cả ngôi nhà 48 Hàng Ngang, trị giá hàng trăm tỉ đồng theo thời giá bây giờ, để làm Nhà lưu niệm, ghi dấu tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập đọc tại lễ Quốc khánh 2.9.1945.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếc thương nhà tư sản yêu nước dân tộc 
Trịnh Văn Bô qua đời Ảnh Tư liệu gia đình 

Năm 1990, để phục vụ viết bài nhân 45 năm đất nước giành độc lập trên báo Thanh Niên, người viết bài này đã được cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ cho biết, trong số trên 5.000 lượng vàng mà ông bà hiến cho Cách mạng, có 1.000 lượng vàng được đặc phái viên của Bác là ông Nguyễn Lương Bằng đem đi hối lộ cho 3 viên tướng Tàu là Hà Ứng Khâm (500 lượng), Lư Hán (300 lượng), Tiêu Văn (200 lượng) chỉ để mong hoà hoãn, khỏi đụng độ giữa hai lực lượng, quân Tưởng Giới Thạch và quân ta.

Tôi hỏi: “Sao bà không biết gì về Cộng sản trước đó mà lại tin tưởng Cách mạng đến mức giao cả một lượng tài sản lớn như thế giúp đất nước?”, cụ Hoàng Thị Minh Hồ bảo tôi rằng, cũng là do cụ Hồ đã có lời với vợ chồng bà, mà ông bà lại rất tin cụ Hồ với những gì ông bà biết về nhân vật Nguyễn Ái Quốc đôi chút trước lúc cụ đến nhà. Thứ nữa, nếu dân tộc mình mà tránh được tổn thất về con người như mong muốn của cụ Hồ thì dù tài sản ông bà có mất nữa cũng không nên tính toán. "Dân tộc bớt đổ máu là chúng tôi mừng rồi...", cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ giải thích. 

Không đồng ý đặt tên đường phố vì không biết… Trịnh Văn Bô là ai 

Năm 1988, cụ ông Trịnh Văn Bô qua đời. Cả hai cụ đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, huân chương cao quý của Nhà nước ta, như một ghi nhận xứng đáng mà những gì hai cụ đã đóng góp cho Tổ quốc Việt Nam. Theo quy định ngày đó, những người nổi tiếng là nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, doanh nhân cũng như các nhà lãnh đạo tiền bối,... sau 10 năm qua đời thì sẽ được xét đặt tên cho các đường phố mà họ từng gắn bó. Tiếc rằng, chuyện này đã không ai đặt ra mà gia đình thì không muốn đi xin xỏ. 

Mãi gần đây, năm 2016, theo quy định hiện hành, Hội đồng Tư vấn đặt tên đường phố thành phố Hà Nội đã đề xuất đưa tên doanh nhân Trịnh Văn Bô vào danh sách hiệp thương để đặt tên đường phố. Theo quy trình, việc hiệp thương có nhiều đơn vị tham gia nhưng phải được sự đồng thuận từ cấp xã, phường dự kiến gắn biển tên. Tiếc rằng, văn bản hiệp thương của sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội đã không được chính quyền phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy) đồng thuận (mặc dù phường giáp ranh có đoạn phố chạy qua là phường Dịch Vọng đã ủng hộ). Lý do thật khôi hài và cũng thật vô cảm: Dân phường Quan Hoa không đồng ý vì khi họp dân phố, nhân dân trên địa bàn cho rằng họ không biết nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô là ai!! 

Năm ngoái, cụ bà Trịnh Văn Bô khi còn tinh tường đã nghe được câu chuyện buồn trên, sau khi Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội gửi công văn trả lời gia đình . 

Hành trình gian nan đòi lại nhà cho mượn 

Năm 1954, sau khi Cách mạng về tiếp quản Thủ đô, hai vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô khi đó đã cho Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái mượn ngôi biệt thự tại 34 Hoàng Diệu, Hà Nội có khuôn viên rộng 3.000 m2 trong 2 năm. Lý do tướng Thái muốn mượn là vì nó rất tiện cho công việc. Nhất là lúc này, đất nước vẫn còn chia cắt và cuộc chiến đấu giải phóng đất nước vẫn chưa trọn vẹn. Vị trí này rất tiện làm việc vì nó rất gần Bộ Quốc phòng. Theo như lời hứa của tướng Thái (sau này là đại tướng) thì "khi nào Bắc Nam thống nhất, quân đội sẽ trả anh chị"...

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười chia buồn với gia quyến ông Trịnh Văn Bô 
trong lễ tang năm 1988 Ảnh Tư liệu gia đình 

Thế nhưng, có ai ngờ, phải 21 năm sau đất nước mới thống nhất. Vậy là đến năm 1975, họ mới chính thức đệ đơn xin lại nhà. Lúc này, sự thể trở nên phức tạp. 

Hàng chục chữ ký của các cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội, Chính phủ qua các thời kỳ đều ủng hộ hai cụ. Nếu tính ra thì có đến hơn chục chữ ký ủng hộ trả nhà là của các uỷ viên Bộ Chính trị lão thành và đương chức qua các thời kỳ. Từ Chủ tịch nước Trường Chinh đến Thủ tướng Phạm Văn Đồng,... rồi sau này, phải đến thời kì ông Đỗ Mười làm Tổng bí thư, ông Lê Đức Anh làm Chủ tịch nước, ông Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng, thì mới hoá giải được câu chuyện dài kỳ nói trên.

Trước đó, đích thân Tổng bí thư Đỗ Mười còn trực tiếp dẫn cụ bà Trịnh Văn Bô đi tìm nhà và vận động cụ nên chọn một trong số vài biệt thự ở các vị trí khác trong thành phố mà ông chỉ chỗ, đang thuộc Ban Tài chính quản trị T.Ư nắm, thay vì cứ phải nhận đúng nhà 34 Hoàng Diệu. Thế nhưng, cụ bà vẫn một mực chỉ xin lại nhà mình, với suy nghĩ giản đơn của một "nhà buôn": "Nhà đó không phải của tôi, ngộ nhỡ sau này người ta trở về đòi lại thì chúng tôi biết tính sao?". 

Rồi chính ông Đỗ Mười còn thật lòng tâm sự với cụ bà rằng: "Hay là chị Bô còn chôn vàng ở biệt thự 34 Hoàng Diệu? Nếu có chuyện này thật thì tôi xin đứng ra bảo lãnh để chị đến đào rồi mang đi toàn bộ... Chị hãy tin tôi và thương tôi với!". Số là ông Đỗ Mười cũng có nghe cụ bà nói chuyện hai vợ chồng rời nhà 48 Hàng Ngang theo kháng chiến, năm 1954 trở về, đào lên dưới giếng vẫn còn nguyên 1,4 tấn bạc nén được gia nhân chôn giúp. Ông Đỗ Mười nghĩ vậy mà nói như thế.

Thế rồi, phải đến ngày 9.9.1994, vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô mới có quyết định của Thủ tướng trả nhà, dù rằng có chút tế nhị, ngôi biệt thự 34 Hoàng Diệu được ghi là "Tặng" gia đình, do ông bà Trịnh Văn Bô có công lao to lớn đối với đất nước trong Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Quyết định này được Phó thủ tướng thường trực Phan Văn Khải khi đó ký thay Thủ tướng Võ Văn Kiệt, sau nhiều năm ông Kiệt trăn trở, day dứt khôn nguôi. Cái lúc ông Kiệt phê duyệt đồng ý để Chính phủ ký quyết định "trả" nhà trên, ông bảo với nhiều người rằng việc này còn khó gấp nhiều lần ông ký cho ra đời một dự án kinh tế có giá trị vài trăm triệu đô la. 

"Ngày vui vắn chẳng tày gang", tiếc thay, vì lý do nào đó, quyết định "Tặng nhà" trên đã bị tạm dừng (tháng 3.1995) đến nay vẫn chưa được thi hành. Về mặt pháp lý, nếu đã gọi là tạm dừng thi hành thì cũng có nghĩa quyết định trên vẫn không thay đổi hiệu lực, nếu nhìn nhận nó ở góc độ văn bản hành chính. 

Được biết, gia đình cụ quả phụ Trịnh Văn Bô đã vào ở ngôi nhà này từ năm 2003, khi Bộ Quốc phòng đã bàn giao lại cho Ban Tài chính Quản trị T.Ư tạm giữ. Ông Phan Diễn, khi còn là Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, cũng đã đến 34 Hoàng Diệu gặp cụ bà và hứa từ từ rồi Nhà nước sẽ giải quyết thủ tục. Tiếc rằng, lời hứa đó cũng đã 11 năm mà chưa đến hồi kết.

Nguyên Trưởng ban Tổ chức T.Ư Lê Đức Thọ đến viếng lễ tang nhà tư sản dân tộc 
yêu nước Trịnh Văn Bô và viết trong sổ tang. Ảnh Tư liệu gia đình 

Vậy là nỗi buồn nhân đôi khi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ đã qua đời, dù đã ở ngôi nhà 34 Hoàng Diệu hơn chục năm nay, song sổ đỏ thì vẫn cứ chờ đợi, chờ vắt sang cả thế kỷ 21 mà vẫn chưa biết nó tắc ở chỗ nào?

Quốc Phong

32 nhận xét :

  1. Đảng này đúng là bất nhân, bất nghĩa, vô thủy, vô chung!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CS là một lũ cướp đừng mong đến sự hoàn lương tu tỉnh của họ.

      Xóa
    2. Các bác xem lại bút tích anh Sáu búa đã đúng chính tả chưa? Đứng trên cả lãnh tụ đấy.

      Xóa
  2. "...Cụ bà vẫn một mực chỉ xin lại nhà mình, với suy nghĩ giản đơn của một "nhà buôn": "Nhà đó không phải của tôi, ngộ nhỡ sau này người ta trở về đòi lại thì chúng tôi biết tính sao?".
    Suy nghĩ đó không hề giản đơn, mà thể hiện sự tôn trọng sở hữu tài sản của người khác. Đó chính là văn minh, bởi chỉ có xã hội văn minh mới tôn trọng quyền sở hữu tài sản. Người văn minh, có giáo dục mới không lấy cái của người khác làm của mình. Tôi hoàn toàn đồng ý với suy nghĩ của cụ. Nhà mình thì mình đòi đúng nhà mình, không "lấy tạm' nhà khác, bởi nhà khác họ cũng bị cướp như mình, mình không thể lấy của ăn cướp. Chẳng khác nào mất cái xe máy, công an không tìm được xe chính chủ, trả tạm người bị hại cái xe máy cũng của ăn cắp khác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chuẩn xác, kinh nghiệm trước mắt, nhà của mình còn không lấy được tin ai đây ???

      Xóa
    2. Ông bà Trịnh Văn Bô là những người trọng đao lý. Ông bà không muốn tiếp tay cho kẻ cướp, không muốn người khác cũng bị mất nhà như mình.

      Xóa
  3. Cộng sản mà, họ chỉ biết hứa cho được việc, còn kết quả thế nào họ không cần biết.

    Trả lờiXóa
  4. Cám ơn Quốc Phong! độc giả còn nghe nói, con trai của cụ 'được phân công' nắm giữ một vài vị trí ở công sở (sau khi 'giành' được chính quyền) nhưng cuộc sống gia đình rất nghèo. hoàn cảnh như vậy làm sao có thể sở hữu quyển sổ đỏ cho dù mảnh đất ấy thuộc về cụ.... câu chuyện cụ Bô là rất ngoại lệ, sự cống hiến của gia đình đã nằm ngoài sức tưởng tượng ... cụ đã đi về cõi vĩnh hành nhưng PHONG CÁCH LÀM KINH TẾ, quan điểm và lẽ sống, cách ứng xử ... của cụ sẽ mãi là KIM CHỈ NAM cho những ai muốn làm giàu bền vững và được cộng động trân trọng. Con đường khang trang, sạch đẹp mang những dáng dấp của Người Thủ Đô thời cụ xứng đáng với cái tên Trịnh Văn Bô. Nam Mô A Di Đà Phật.

    Trả lờiXóa
  5. Đúng là một bọn cướp

    Trả lờiXóa
  6. "CỤ BÀ TRỊNH VĂN BÔ ĐEM THEO NỖI HẬN XUỐNG SUỐI VÀNG"!
    Không còn là nỗi buồn riêng của cụ và gia đình, mà còn là nỗi buồn chung của cả dân tộc này! Một dân tộc Việt sống đùm bọc chung thủy và nghĩa tình?

    Trả lờiXóa
  7. Đây chỉ là một thí dụ cụ thể của "Đừng nghe những gì...."

    Trả lờiXóa
  8. tin tưởng tuyệt đối vào đảng thì hãy nhìn vào gương bà nguyễn thị năm ông bà trịnh văn bô

    Trả lờiXóa
  9. Võ Diện Biên là ai ta?

    Trả lờiXóa
  10. Em cosmootj thắc mắc. Hồi cụ Hồ còn sống sao cụ Hộ không đến mà đòi?

    Trả lờiXóa
  11. Nhìn gương cụ Nguyễn Thị Năm cũng ủng hộ Việt Minh như cụ mà còn bị bắn thì cụ dược sống đến 103 tuổi là phúc lắm rồi

    Trả lờiXóa
  12. Cụ Kình đồng Tâm ơi. Nhìn đây thì cái chân gãy của cụ mới là chiếc đinh gỉ, cụ nhé

    Trả lờiXóa
  13. Mọi so sánh đều khập khiễng,nhưng nếu so với nỗi oan khiên ngút trời và phải trả giá bằng mạng sống của bà Nguyễn Thị Năm,thì ông bà Trịnh Văn Bô vẫn còn...may mắn.
    Lại phải nhắc lại câu nói của ông Thiệu : "Đừng nghe..."

    Trả lờiXóa
  14. Bà cụ đã chết rồi nhưng chắc bà không giận nếu cháu nói là bà đã rơi vào hoàn cảnh "trao duyên lầm tướng cướp"? Có biết bao người như bà mà vẫn phải ngậm ngùi khi chết đi còn chưa giành lại được tài sản đã bị cướp trắng!

    Trả lờiXóa
  15. Câu chuyện này nếu ai còn có lương tâm đều thấy nhức nhối. Nếu cá nhân với cá nhân thì việc trả lại nhà có khi lại dễ dàng hơn . Trường hợp bất đắc dĩ mới đưa nhau ra tòa án để nhờ phân xử . Đây lại là gia đình Cụ Trịnh Văn Bô có công lớn với chính phủ VNDCCH lúc đang khó khăn , khi còn " trứng nước " . Lẽ ra Chính phủ VN sau 1954 và 1975 phải trao trả lại nhà cho Cụ Bô diễn ra trong sự trân trọng biết ơn . Nhưng thực tế diễn ra ngoài sức tưởng tượng của con người có lương tâm, hiểu đạo lý, tôn trọng lẽ phải . Hành động gây khó, dây dưa kéo dài hàng chục năm của Chính phủ, việc không chấp thuận lấy tên cụ Trịnh Văn Bô đặt tên đường phố của lãnh đạo Phường Quan Hoa .. đã nói lên bản chất thực sự của chính quyền . Lòng tham đã làm mù lương tâm, đổi trắng thay đen, bẻ gãy công lý và đạo lý .. Đó là sự thật ai có lương tâm và trí tuệ cần giác ngộ về quan chức của chính thể hiện này .

    Trả lờiXóa
  16. Mượn nhà của người ta thì phải trả .Cái lý thật là đơn giản . Từ nguyên thủ quốc gia đến các lãnh đạo cao cấp nhất ai cũng nhất trí trả lại nhà cho Cụ Bô mà ông VVK khi kí còn nói là khó khăn gấp nhiều lần so với khi kí một dự án kinh tế vài trăm triệu đô . Thật là khó hiểu .
    Cứ om ( sổ đỏ )cho thật lâu , để rồi : Cứt trâu cũng lại hóa bùn mà thôi . Đúng là cách hành xử của bọn cướp ngày ( Cướp đêm là giặc ; Cướp ngày là quan )

    Trả lờiXóa
  17. Trần Thị Thảolúc 14:26 8 tháng 11, 2017

    Người đúng , người sai . Kẻ tốt , kẻ xấu . Kẻ vong ân bội nghĩa , người ôm hận, đều theo nhau xuống mồ cả rồi. Nhưng tiếng thơm , tiếng xấu còn truyền mãi .

    Trả lờiXóa
  18. Nhìn những tấm ảnh tư liệu trên thấy mọi người gầy guộc xạm đen, áo quần, giầy dép lam lũ...mới thấy thương thay cho cái tư duy cũ nát hồi ấy và có lẽ việc Liên Xô đổ vỡ cũng là tất yếu?

    Trả lờiXóa
  19. Có câu tục ngữ: "Tin bợm mất bò cụ ơi"

    Trả lờiXóa
  20. Đây là bài học cho những ai còn cả tin

    Trả lờiXóa
  21. Đọc bài này tôi như được ghép giác mạc vậy

    Trả lờiXóa
  22. Dân Đồng Tâm ơi, trông này!

    Trả lờiXóa
  23. Khốn nạn thật

    Trả lờiXóa
  24. Chả trách dân Đồng Tâm lên bờ xuống ruộng

    Trả lờiXóa
  25. Đây là mục tiêu của CM cụ Bộ ơi

    Trả lờiXóa
  26. Tôi không tin cụ Bộ chưa đến gặp cụ Hồ trình bày

    Trả lờiXóa
  27. "song sổ đỏ thì vẫn cứ chờ đợi, chờ vắt sang cả thế kỷ 21 mà vẫn chưa biết nó tắc ở chỗ nào?" TẮC Ở CHỖ LŨ VÔ ĐẠO ĐỨC VÔ LUÂN LÝ chứ ở đâu Quốc Phong ơi. Chi tiết trong bài báo "năm 1954 trở về (nhà 48 Hàng Ngang), đào lên dưới giếng vẫn còn nguyên 1,4 tấn bạc nén được GIA NHÂN CHÔN GIÚP" cho thấy rõ Đạo đức của Gia Nhân và đạo "đứt" của những đại công thần cách mạng.

    Trả lờiXóa
  28. Họ không muốn lấy tên một nhà tư sản để đặt tên đường phố ở thủ đô ,thế thôi .Họ khéo bầy trò chính quyền và nhân dân phường Quan hoa ...Trong khi đó có vị viết lách bất tài nhưng ngoan ngoãn viết theo ý người khác ,gần đây lại được đặt tên đường đấy ,chẳng biết đám đông các con danh giá có biết xấu hổ không ?

    Trả lờiXóa