Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng
ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương. Ảnh do tác giả cung cấp.
phải xây dựng nền văn hóa phát triển
Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng
Báo Giáo dục Việt Nam
06:51 02/10/17
(GDVN) - Xét tới cùng, nguyên nhân sâu xa của các cuộc bị xâm lăng và mất nước ấy không phải do ta thiếu anh hùng, cũng không phải do ta nhỏ, mà là do nước ta lạc hậu.
Tôi rất hân hạnh được có mặt tại đây hôm nay để được chúc mừng các thầy cô giáo, các bạn sinh viên về những gì các anh chị đã đạt được trong năm học vừa qua.
Và nhân đây, tôi xin phép được trao đổi vài ý kiến xung quanh câu hỏi: “Hiện nay việc gì là quan trọng nhất đối với Việt Nam ta, và nên tiếp cận vấn đề đó như thế nào?”
Nền văn hóa Việt Nam trường tồn qua mấy ngàn năm đã thể hiện rõ mặt mạnh nổi trội là văn hóa giữ nước và mặt yếu lớn nhất thuộc về văn hóa phát triển.
Nói văn hóa giữ nước hay văn hóa phát triển là nói rút gọn, nói tắt, chứ đúng ra nói đầy đủ phải là văn hóa trong giữ nước và trong xây dựng-phát triển đất nước.
Không chăm lo xây dựng văn hóa phát triển, dễ đánh mất độc lập
Từ thời hai bà Trưng đến nay đã có hàng chục cuộc chiến tranh lớn để bảo vệ Tổ quốc.
Trong đó, chiến tranh với phương Tây cũng có, nhưng ít, còn hầu hết là với các thế lực xâm lăng từ phương Bắc, nhất là với phương Bắc phong kiến trước kia.
Đối thủ thường mạnh hơn ta gấp nhiều chục lần, xét về tương quan lực lượng vật chất.
Một dân tộc tha thiết yêu hòa bình, nhưng sự lâm nguy của Tổ quốc buộc cha ông ta phải cầm súng. Và họ đã chiến đấu với tinh thần thượng võ.
Dân tộc Việt Nam đã chiến thắng trong hầu hết các lần chiến tranh ấy, giữ vững độc lập dân tộc và bảo vệ được Tổ quốc.
Có thời kỳ dân tộc ta đã bị phương Bắc đô hộ trực tiếp gần một ngàn năm, họ đã dùng mọi thủ đoạn để đồng hóa dân tộc Việt.
Nhưng cuối cùng, Việt Nam đã giành lại độc lập và trường tồn với tư cách là một dân tộc văn hiến.
Xét tới cùng, nguyên nhân sâu xa của các cuộc bị xâm lăng và mất nước ấy không phải do ta thiếu anh hùng, cũng không phải do ta nhỏ, mà là do nước ta lạc hậu.
Tất nhiên cũng còn có những nguyên nhân khác nữa, nhưng nguyên nhân chính yếu – vừa sâu xa vừa trực tiếp - là do nước ta lạc hậu.
Ta lạc hậu nên bị mất nước, bằng anh hùng ta lấy lại đất nước, nhưng sau đó vẫn lạc hậu, không phát triển được, và lại mất nước.
Lịch sử đã từng lặp lại không ít lần như vậy.
Thời gian xây dựng trong hòa bình vẫn chiếm tỷ lệ phần lớn, có thể nói là đại bộ phận, nhiều hơn gấp bội so với thời gian có chiến tranh.
Nhưng cho đến nay nước ta vẫn là quốc gia chưa phát triển, có nhiều mặt còn tụt hậu và lạc hậu đến mức đáng phải lưu ý.
Nếu không phát triển được thì không khéo sẽ lại mất độc lập dân tộc.
Ngày nay, trong thời hội nhập, cơ hội và thách thức đều lớn ngang nhau, nếu yếu kém kéo dài, thì việc mất độc lập có thể bằng cách khác.
Không có chiến tranh, không phải bằng sự thua trận trong chiến đấu chống xâm lược như ngày xưa, nhưng chúng ta vẫn có thể đánh mất độc lập ngay trong hòa bình.
Độc lập có thể bị đánh mất ngay trong chính sự cạnh tranh phát triển kinh tế, trong quan hệ làm ăn, buôn bán và dần dần lệ thuộc.
Trước tiên là lệ thuộc về kinh tế rồi sau đó dẫn đến lệ thuộc về chính trị.
Việc mất độc lập trong trường hợp như vậy thì không thể lấy lại bằng sự chiến đấu anh hùng theo cách truyền thống trước đây.
Đối với truyền thống văn hóa giữ nước, thì hôm nay và mai sau vẫn mãi mãi cần học tập cha ông đến cùng.
Học để biết, để tự hào về những giá trị lớn lao của nền văn hóa dân tộc;
Học để có kinh nghiệm, để khôn lớn và trưởng thành, để noi theo và xứng đáng, để tiếp tục giữ nước bền lâu cho muôn đời mai sau.
Nhưng điều đó là chưa đủ, hoàn toàn chưa đủ.
Thời kỳ này, hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải học tập một cách nghiêm túc, thật sự cầu thị, tinh hoa của văn hóa nhân loại;
Nhất là phải học tập kinh nghiệm của các quốc gia phát triển, tức là không ngừng bổ sung vào văn hóa dân tộc những giá trị về văn hóa phát triển.
Chính điều này sẽ bổ khuyết cho phần yếu kém của văn hóa Việt Nam, để trên cơ sở đó mà thực hiện một cuộc cải cách căn bản và toàn diện nhằm phát triển đất nước và dân tộc.
Biết khiêm tốn học tập người khác là con đường để trưởng thành, và cũng là biểu hiện bắt đầu của một sự trưởng thành.
Phải phát triển! Đó là yêu cầu lớn nhất, quan trọng nhất, là mệnh lệnh của cuộc sống.
Muốn tránh nguy cơ mất nước, muốn giữ vững lâu dài nền độc lập dân tộc, muốn xứng đáng với truyền thống giữ nước vẻ vang của cha ông;
Muốn cải thiện đời sống nhân dân và xây dựng một xã hội tốt đẹp…thì đất nước và dân tộc này phải phát triển.
Nếu không phát triển được thì mọi lý tưởng dù đẹp đẻ bao nhiêu cũng sẽ chỉ là những mơ ước xa xôi và không bao giờ thành hiện thực.
Trong công cuộc phát triển quốc gia thì sự phát triển của con người, từng con người, những con người, cả một cộng đồng dân tộc, là quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định.
Khi có sự phát triển của con người thì đất nước nhất định sẽ phát triển, vì đất nước như thế này hay thế kia đều là sản phẩm của con người.
Kinh tế hay chính trị đều do con người làm nên, do con người thực hiện.
Và văn hóa là con người, với chữ Người viết hoa. Vậy nên, văn hóa là nền tảng quan trọng nhất của sự phát triển một quốc gia.
Mặt khác, mọi sự phát triển của một quốc gia cuối cùng cũng là để phát triển con người với nhân cách văn hóa.
Cho nên, văn hóa – con người không chỉ là nền tảng, mà còn là mục tiêu chiến lược lớn nhất. Để có một cộng đồng phát triển thì trước nhất cần có một tầng lớp trí thức thật sự trưởng thành, để từ đó lan tỏa ra.
Giáo dục đại học và trách nhiệm đào tạo ra đội ngũ trí thức tự do và trách nhiệm
Giáo dục đại học có nhiệm vụ quan trọng nhất là góp phần trực tiếp tạo ra tầng lớp trí thức ấy.
Họ là những con người có trách nhiệm cao với đất nước và cộng đồng dân tộc, có tầm rộng và chiều sâu về văn hóa;
Họ là những con người thật sự tự do, trong xã hội và với chính mình, có tự do tư tưởng và tư duy độc lập, có bản lĩnh để bảo vệ các chân lý khoa học.
Đất nước thật sự cần những con người như vậy, chứ không phải những con người chỉ biết nói theo, dựa dẫm, không có chính kiến, luôn thực dụng, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của cộng đồng quốc gia.
Để có thể tạo ra những người trí thức chân chính và đẳng cấp ấy, nhất thiết cần có một nền đại học có tính tự chủ cao.
Quan trọng nhất là tự chủ về chương trình, và thực hiện tự do học thuật, với một đội ngũ giảng viên giỏi.
Tự chủ đại học, tự do học thuật, tự do tư tưởng và tự do ngôn luận là bộ phận hợp thành quan trọng bậc nhất của công cuộc đổi mới căn bản, không chỉ riêng đối với nền giáo dục quốc gia, mà còn đối với tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nói chung.
Đất nước ta rất cần phải đổi mới đồng bộ và căn bản như vậy.
Tất nhiên chúng ta hiểu đó là sự tự do trong tất yếu, tự do gắn với trách nhiệm xã hội, trách nhiệm đối với cộng đồng.
Đồng thời cần có một phương pháp đào tạo đúng, giúp cho người học phát triển được tối đa năng lực của chính mình.
Trong nền đại học ấy, sinh viên là những con người có tinh thần tự học rất cao, biết tư duy độc lập và tự đào tạo mình trong môi trường học tập hiện có.
Lâu nay, tại Việt Nam, và trên thế giới cũng vậy, các trí thức lớn chủ yếu nhờ tự học mà thành, họ chủ động tự tạo ra mình, chứ không phải nhà trường nặn ra được họ.
Còn nhà trường là môi trường hết sức quan trọng, nơi tạo mọi điều kiện cần thiết và các thầy cô giáo là những người hướng dẫn phương pháp tự học.
Chứ thày cô không phải là những người cung cấp đầy đủ tất cả kiến thức có sẵn theo cách áp đặt một chiều.
Thầy cô giáo là người bạn lớn, đồng hành cùng học sinh trong quá trình đi tìm chân lý;
Thầy cô là người giúp đỡ về phương pháp tiếp cận để học sinh có thể vượt thầy, vượt sách, chứ không phải là những người nắm giữ độc quyền các chân lý để cấp phát cho học trò.
Trường Fulbright là cơ sở đào tạo có điều kiện rất thuận lợi trong quan hệ với các trường đại học lớn của Hoa Kỳ, để có thể thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong công tác đào tạo.
Hoa Kỳ có một nền giáo dục đại học, nhất là sau đại học, có nhiều ưu điểm.
Chúng ta cần hết sức cầu thị để học hỏi và chủ động tiếp thu có chọn lọc được nhiều nhất những kinh nghiệm tốt và phù hợp cho giáo dục của Việt Nam.
Trong chương trình Fulbright trước đây cũng như trong quá trình chuẩn bị và triển khai dự án đại học Fulbright hiện nay, có nhiều nhà khoa học-giáo dục và hoạt động xã hội ở Mỹ đã rất tận tâm, hết lòng góp công sức và trí tuệ cho công việc phát triển giáo dục ở Việt Nam.
Đó là những người bạn lớn, những người bạn tốt. Chúng ta thật sự cảm kích và rất cảm ơn những người bạn chân tình ấy.
Trong quá khứ giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ rất đáng tiếc đã xảy ra một cuộc chiến tranh như mọi người đã biết.
Những năm qua cả hai nước đã cùng nhau xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác ngày càng phát triển với nhiều ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Hai dân tộc Việt Nam và Hoa Kỳ đều yêu chuộng độc lập và tự do, đều có tinh thần thượng võ.
Trong lịch sử của mỗi bên đã từng có những trường hợp từ cựu thù trong chiến tranh trước đó đã trở thành bạn lớn, thành đối tác tốt đáng tin cậy của nhau sau chiến tranh.
Tôi nghĩ và tin rằng, mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ ngày càng tốt đẹp và bền chặt hơn.
Trường Đại học Fulbright ngoài công việc đào tạo, nghiên cứu khoa học sẽ còn có vai trò quan trọng, góp phần đáng kể tham gia tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp ấy.
Xin chúc các bạn thành công ./.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30.9.2017.
Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng
Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng
Báo Giáo dục Việt Nam
06:51 02/10/17
(GDVN) - Xét tới cùng, nguyên nhân sâu xa của các cuộc bị xâm lăng và mất nước ấy không phải do ta thiếu anh hùng, cũng không phải do ta nhỏ, mà là do nước ta lạc hậu.
LTS: Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết mới.Thưa các bạn!
Đây là nội dung bài phát biểu của tác giả tại Đại học Fulbright Việt Nam ngày 30/9/2017, thể hiện tâm tư và trăn trở của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng đối với việc xây dựng nền văn hóa phát triển và vai trò của giáo dục đại học.
Tòa soạn xin trân trọng giới thiệu bài viết này đến quý bạn đọc và cảm ơn Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng!
Nội dung, văn phong bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Tiêu đề bài viết và các đề mục phụ do Tòa soạn đặt.
Tôi rất hân hạnh được có mặt tại đây hôm nay để được chúc mừng các thầy cô giáo, các bạn sinh viên về những gì các anh chị đã đạt được trong năm học vừa qua.
Và nhân đây, tôi xin phép được trao đổi vài ý kiến xung quanh câu hỏi: “Hiện nay việc gì là quan trọng nhất đối với Việt Nam ta, và nên tiếp cận vấn đề đó như thế nào?”
Nền văn hóa Việt Nam trường tồn qua mấy ngàn năm đã thể hiện rõ mặt mạnh nổi trội là văn hóa giữ nước và mặt yếu lớn nhất thuộc về văn hóa phát triển.
Nói văn hóa giữ nước hay văn hóa phát triển là nói rút gọn, nói tắt, chứ đúng ra nói đầy đủ phải là văn hóa trong giữ nước và trong xây dựng-phát triển đất nước.
Không chăm lo xây dựng văn hóa phát triển, dễ đánh mất độc lập
Từ thời hai bà Trưng đến nay đã có hàng chục cuộc chiến tranh lớn để bảo vệ Tổ quốc.
Trong đó, chiến tranh với phương Tây cũng có, nhưng ít, còn hầu hết là với các thế lực xâm lăng từ phương Bắc, nhất là với phương Bắc phong kiến trước kia.
Đối thủ thường mạnh hơn ta gấp nhiều chục lần, xét về tương quan lực lượng vật chất.
Một dân tộc tha thiết yêu hòa bình, nhưng sự lâm nguy của Tổ quốc buộc cha ông ta phải cầm súng. Và họ đã chiến đấu với tinh thần thượng võ.
Dân tộc Việt Nam đã chiến thắng trong hầu hết các lần chiến tranh ấy, giữ vững độc lập dân tộc và bảo vệ được Tổ quốc.
Có thời kỳ dân tộc ta đã bị phương Bắc đô hộ trực tiếp gần một ngàn năm, họ đã dùng mọi thủ đoạn để đồng hóa dân tộc Việt.
Nhưng cuối cùng, Việt Nam đã giành lại độc lập và trường tồn với tư cách là một dân tộc văn hiến.
Xét tới cùng, nguyên nhân sâu xa của các cuộc bị xâm lăng và mất nước ấy không phải do ta thiếu anh hùng, cũng không phải do ta nhỏ, mà là do nước ta lạc hậu.
Tất nhiên cũng còn có những nguyên nhân khác nữa, nhưng nguyên nhân chính yếu – vừa sâu xa vừa trực tiếp - là do nước ta lạc hậu.
Ta lạc hậu nên bị mất nước, bằng anh hùng ta lấy lại đất nước, nhưng sau đó vẫn lạc hậu, không phát triển được, và lại mất nước.
Lịch sử đã từng lặp lại không ít lần như vậy.
Thời gian xây dựng trong hòa bình vẫn chiếm tỷ lệ phần lớn, có thể nói là đại bộ phận, nhiều hơn gấp bội so với thời gian có chiến tranh.
Nhưng cho đến nay nước ta vẫn là quốc gia chưa phát triển, có nhiều mặt còn tụt hậu và lạc hậu đến mức đáng phải lưu ý.
Nếu không phát triển được thì không khéo sẽ lại mất độc lập dân tộc.
Ngày nay, trong thời hội nhập, cơ hội và thách thức đều lớn ngang nhau, nếu yếu kém kéo dài, thì việc mất độc lập có thể bằng cách khác.
Không có chiến tranh, không phải bằng sự thua trận trong chiến đấu chống xâm lược như ngày xưa, nhưng chúng ta vẫn có thể đánh mất độc lập ngay trong hòa bình.
Độc lập có thể bị đánh mất ngay trong chính sự cạnh tranh phát triển kinh tế, trong quan hệ làm ăn, buôn bán và dần dần lệ thuộc.
Trước tiên là lệ thuộc về kinh tế rồi sau đó dẫn đến lệ thuộc về chính trị.
Việc mất độc lập trong trường hợp như vậy thì không thể lấy lại bằng sự chiến đấu anh hùng theo cách truyền thống trước đây.
Đối với truyền thống văn hóa giữ nước, thì hôm nay và mai sau vẫn mãi mãi cần học tập cha ông đến cùng.
Học để biết, để tự hào về những giá trị lớn lao của nền văn hóa dân tộc;
Học để có kinh nghiệm, để khôn lớn và trưởng thành, để noi theo và xứng đáng, để tiếp tục giữ nước bền lâu cho muôn đời mai sau.
Nhưng điều đó là chưa đủ, hoàn toàn chưa đủ.
Thời kỳ này, hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải học tập một cách nghiêm túc, thật sự cầu thị, tinh hoa của văn hóa nhân loại;
Nhất là phải học tập kinh nghiệm của các quốc gia phát triển, tức là không ngừng bổ sung vào văn hóa dân tộc những giá trị về văn hóa phát triển.
Chính điều này sẽ bổ khuyết cho phần yếu kém của văn hóa Việt Nam, để trên cơ sở đó mà thực hiện một cuộc cải cách căn bản và toàn diện nhằm phát triển đất nước và dân tộc.
Biết khiêm tốn học tập người khác là con đường để trưởng thành, và cũng là biểu hiện bắt đầu của một sự trưởng thành.
Phải phát triển! Đó là yêu cầu lớn nhất, quan trọng nhất, là mệnh lệnh của cuộc sống.
Muốn tránh nguy cơ mất nước, muốn giữ vững lâu dài nền độc lập dân tộc, muốn xứng đáng với truyền thống giữ nước vẻ vang của cha ông;
Muốn cải thiện đời sống nhân dân và xây dựng một xã hội tốt đẹp…thì đất nước và dân tộc này phải phát triển.
Nếu không phát triển được thì mọi lý tưởng dù đẹp đẻ bao nhiêu cũng sẽ chỉ là những mơ ước xa xôi và không bao giờ thành hiện thực.
Trong công cuộc phát triển quốc gia thì sự phát triển của con người, từng con người, những con người, cả một cộng đồng dân tộc, là quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định.
Khi có sự phát triển của con người thì đất nước nhất định sẽ phát triển, vì đất nước như thế này hay thế kia đều là sản phẩm của con người.
Kinh tế hay chính trị đều do con người làm nên, do con người thực hiện.
Và văn hóa là con người, với chữ Người viết hoa. Vậy nên, văn hóa là nền tảng quan trọng nhất của sự phát triển một quốc gia.
Mặt khác, mọi sự phát triển của một quốc gia cuối cùng cũng là để phát triển con người với nhân cách văn hóa.
Cho nên, văn hóa – con người không chỉ là nền tảng, mà còn là mục tiêu chiến lược lớn nhất. Để có một cộng đồng phát triển thì trước nhất cần có một tầng lớp trí thức thật sự trưởng thành, để từ đó lan tỏa ra.
Giáo dục đại học và trách nhiệm đào tạo ra đội ngũ trí thức tự do và trách nhiệm
Giáo dục đại học có nhiệm vụ quan trọng nhất là góp phần trực tiếp tạo ra tầng lớp trí thức ấy.
Họ là những con người có trách nhiệm cao với đất nước và cộng đồng dân tộc, có tầm rộng và chiều sâu về văn hóa;
Họ là những con người thật sự tự do, trong xã hội và với chính mình, có tự do tư tưởng và tư duy độc lập, có bản lĩnh để bảo vệ các chân lý khoa học.
Đất nước thật sự cần những con người như vậy, chứ không phải những con người chỉ biết nói theo, dựa dẫm, không có chính kiến, luôn thực dụng, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của cộng đồng quốc gia.
Để có thể tạo ra những người trí thức chân chính và đẳng cấp ấy, nhất thiết cần có một nền đại học có tính tự chủ cao.
Quan trọng nhất là tự chủ về chương trình, và thực hiện tự do học thuật, với một đội ngũ giảng viên giỏi.
Tự chủ đại học, tự do học thuật, tự do tư tưởng và tự do ngôn luận là bộ phận hợp thành quan trọng bậc nhất của công cuộc đổi mới căn bản, không chỉ riêng đối với nền giáo dục quốc gia, mà còn đối với tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nói chung.
Đất nước ta rất cần phải đổi mới đồng bộ và căn bản như vậy.
Tất nhiên chúng ta hiểu đó là sự tự do trong tất yếu, tự do gắn với trách nhiệm xã hội, trách nhiệm đối với cộng đồng.
Đồng thời cần có một phương pháp đào tạo đúng, giúp cho người học phát triển được tối đa năng lực của chính mình.
Trong nền đại học ấy, sinh viên là những con người có tinh thần tự học rất cao, biết tư duy độc lập và tự đào tạo mình trong môi trường học tập hiện có.
Lâu nay, tại Việt Nam, và trên thế giới cũng vậy, các trí thức lớn chủ yếu nhờ tự học mà thành, họ chủ động tự tạo ra mình, chứ không phải nhà trường nặn ra được họ.
Còn nhà trường là môi trường hết sức quan trọng, nơi tạo mọi điều kiện cần thiết và các thầy cô giáo là những người hướng dẫn phương pháp tự học.
Chứ thày cô không phải là những người cung cấp đầy đủ tất cả kiến thức có sẵn theo cách áp đặt một chiều.
Thầy cô giáo là người bạn lớn, đồng hành cùng học sinh trong quá trình đi tìm chân lý;
Thầy cô là người giúp đỡ về phương pháp tiếp cận để học sinh có thể vượt thầy, vượt sách, chứ không phải là những người nắm giữ độc quyền các chân lý để cấp phát cho học trò.
Trường Fulbright là cơ sở đào tạo có điều kiện rất thuận lợi trong quan hệ với các trường đại học lớn của Hoa Kỳ, để có thể thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong công tác đào tạo.
Hoa Kỳ có một nền giáo dục đại học, nhất là sau đại học, có nhiều ưu điểm.
Chúng ta cần hết sức cầu thị để học hỏi và chủ động tiếp thu có chọn lọc được nhiều nhất những kinh nghiệm tốt và phù hợp cho giáo dục của Việt Nam.
Trong chương trình Fulbright trước đây cũng như trong quá trình chuẩn bị và triển khai dự án đại học Fulbright hiện nay, có nhiều nhà khoa học-giáo dục và hoạt động xã hội ở Mỹ đã rất tận tâm, hết lòng góp công sức và trí tuệ cho công việc phát triển giáo dục ở Việt Nam.
Đó là những người bạn lớn, những người bạn tốt. Chúng ta thật sự cảm kích và rất cảm ơn những người bạn chân tình ấy.
Trong quá khứ giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ rất đáng tiếc đã xảy ra một cuộc chiến tranh như mọi người đã biết.
Những năm qua cả hai nước đã cùng nhau xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác ngày càng phát triển với nhiều ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Hai dân tộc Việt Nam và Hoa Kỳ đều yêu chuộng độc lập và tự do, đều có tinh thần thượng võ.
Trong lịch sử của mỗi bên đã từng có những trường hợp từ cựu thù trong chiến tranh trước đó đã trở thành bạn lớn, thành đối tác tốt đáng tin cậy của nhau sau chiến tranh.
Tôi nghĩ và tin rằng, mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ ngày càng tốt đẹp và bền chặt hơn.
Trường Đại học Fulbright ngoài công việc đào tạo, nghiên cứu khoa học sẽ còn có vai trò quan trọng, góp phần đáng kể tham gia tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp ấy.
Xin chúc các bạn thành công ./.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30.9.2017.
Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng
Bài viết này và một số các tác giã khác từng là các nhân vật cao cấp trong đảng trong nhà nước đã thay đổi nhãn quan và có cùng quan điểm với tác giã như những phát súng lệnh khơi dậy lòng yêu nước chân chính đến nay còn chịu nhiều sức ép của các thế lực thân tàu kể cả Tr. lú...Tôi luôn luôn hi vọng đất nước ta sẻ tiến theo trào lưu thế giới để vươn lên xứng đáng với thời đại.
Trả lờiXóaThời gian xây dựng trong hòa bình vẫn chiếm tỷ lệ phần lớn, có thể nói là đại bộ phận, nhiều hơn gấp bội so với thời gian có chiến tranh.
Trả lờiXóaNhưng cho đến nay nước ta vẫn là quốc gia chưa phát triển, có nhiều mặt còn tụt hậu và lạc hậu đến mức đáng phải lưu ý.
(hết trích)
_________________________
Bởi vì sau khi hòa bình, các ông cán bộ có chút công lao cứ đòi ăn mày dĩ vãng mãi! Ăn mày dĩ vãng đến nay đã gần trọn nửa thế kỷ rồi mà vẫn còn đòi tiếp tục ăn mày! Các ông cán bộ này có thể trong thời lửa đạn rất nhát sợ, nhưng khi hòa bình đi vào cơ quan làm việc, động một tí là nhắc nhở bà con rằng ông ta là cán bộ đánh Mỹ, là dòng dõi đánh Mỹ. Họ lấy cái mác đánh Mỹ để khỏa lấp cái ngu, cái tham, cái dốt của họ trong cương vị giám đốc, bộ trưởng, TBT này nọ. Thế thì làm gì cái văn hóa phát triển có cơ phát triển! Chưa phát triển đã bị đe dọa bóp chết rồi! Đấy thì ông Trọng cứ dọa là chuyển hóa, tự chuyển biến, biến chất thế này thế khác. Mặc dù ông Trọng chưa khoác áo lính ngày nào, chưa biết mùi trận mạc ra sao! Thế thì còn nói gì đến phát triển!
Ông Trọng rất ích kỷ! Ông Trọng là tiến sĩ xây dựng đảng nên ông nhất định dùng chủ nghĩa mác lê nin để cầm cương nền kinh tế, mặc cho kinh tế ì ạch ông không quan tâm, đơn giản là vì nếu kinh tế phát triển thì ông Trọng sẽ thất nghiệp!
Trả lờiXóaTrước tiên là lệ thuộc về kinh tế rồi sau đó dẫn đến lệ thuộc về chính trị.
Trả lờiXóaViệc mất độc lập trong trường hợp như vậy thì không thể lấy lại bằng sự chiến đấu anh hùng theo cách truyền thống trước đây.
Ông này nghỉ rồi, khi đương chức chẳng thấy ông nói gì, sau khi "làm người tử tế" nói cũng hay ra phết.
Trả lờiXóaLâu lắm rồi tôi mới đọc được bài viết hay như thế này. Cảm ơn Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng!
Trả lờiXóaBài viết rất đúng, rất hấp dẫn và rất cầu thị với tư cách cựu Ủy viên BCH TW, Phó Ban Tuyên giáo của TW ĐCSVN. Hy vọng các ủy viên BCH TW đọc và đồng quan điểm và mong muốn của tác giả . Hơn thế nữa , đó cũng là nhu cầu phát triển và là yêu cầu của nhân dân đối với Nhà nước.
Trả lờiXóaTôi chẳng thể hiểu ông Hoàng nói ""nền văn hóa phát triển" có nghĩa như thế nào! Cái quan trọng là phát triển theo hướng nào. Những nếp củ nào cần xóa bỏ, những nếp mới cần tiếp thu. Hình như ông Hoàng lẩn lộn giữa văn hóa với giáo dục. Hai cái này có liên quan mật thiết nhưng không thể đòng nhất với nhau được. Có hàng ngàn tiến sỉ vô văn hóa nhưng lại có hàng vạn nông dân chưa qua bậc tiểu học lại có tư tưởng nếp sống văn hóa cao. Vai trò nhà nước là tạo điều kiện chứ không phải định hướng như hiện nay. Mọi cái từ kinh tế, văn hóa, giáo dục .... do một nhóm người (như đảng CS) định hướng đều hỏng . Một nền giáo dục hướng thiện, tự do và khai phóng sẽ tạo điều kiện cho văn hóa phát triển theo hướng có lợi cho dân tộc.
Trả lờiXóaVậy là có (ít nhất "văn hóa không phát triển" và) "văn hóa phát triển" ? Tôi không hiểu VNH nói gì ở thuật ngữ này, thuật ngữ chưa thấy ở đâu cả. Đọc xong, tôi chỉ thấy buồn, chứ không xúc động như khi đọc bài Nguyễn Xuân Diện trả lời phỏng vấn của Phạm Thanh Nghiên. Cốt lõi của vấn đề không được VNH đề cập. Hoặc ông không biết, hoặc ông biết mà không dám nói. Nếu tôi không nhầm, ĐH Fulbright được định hướng bằng "tư tưởng Hồ Chí Minh" cơ mà ? Vậy thì, bài của VNH chỉ là một câu nựng trẻ...
Trả lờiXóa