Nhà Nguyễn, biển và câu chuyện chủ quyền
Tuổi trẻ
22/09/2017 08:04 GMT+7
Tuổi trẻ
22/09/2017 08:04 GMT+7
TTO - Với công trình nghiên cứu của mình, Lê Tiến Công đã phác hoạ lại công cuộc phòng thủ và bảo vệ vùng biển của triều Nguyễn trong gần một thế kỷ tồn tại độc lập.
Mặc dù vấn đề về tổ chức phòng thủ, kiểm soát và bảo vệ vùng biển được xác lập và diễn ra liên tục trong suốt quá trình hình thành và nắm quyền của nhà Nguyễn lại ít được đi sâu vào khai thác và nghiên cứu một cách chi tiết.
Đây có thể coi là một mảng khuyết lớn trong việc nhìn nhận lại vai trò và sự khác biệt của triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam trong vấn đề chủ quyền.
Bởi ở các triều đại trước, chủ quyền đất nước dường như chỉ được phân định và chú trọng ở phần đất liền.
Gần như tất cả mọi hoạt động phòng thủ, quân sự để bảo vệ quốc gia khỏi những thế lực ngoại xâm đều được tạo lập dựa trên địa thế của núi sông và đó cũng được coi là điểm tựa vững chắc cho anh ninh - quốc phòng.
Vậy xuất phát từ nguyên do gì đã tạo nên một tư duy khác biệt và có phần rộng lớn hơn về việc xác định lại chỗ dựa về an ninh - quốc phòng trong chính sách của triều Nguyễn?
Câu hỏi cũng đồng thời là một mệnh đề lịch sử đã được tác giả Lê Tiến Công tìm cách lý giải trong công trình nghiên cứu công phu của mình: Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885.
Thế kỷ 16 - 17 là một trong những giai đoạn hết sức đặc biệt trong lịch sử Việt Nam khi nó đồng thời chứng kiến sự thay đổi của nội tình đất nước trên nhiều phương diện.
Cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn đã chia cắt lãnh thổ thành hai nửa Đàng Trong và Đàng Ngoài với sự khác biệt nhất định về tự nhiên, địa lý đã tạo ra những đặc điểm riêng biệt trên phương diện kinh tế - xã hội.
Trong đó, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang lấy thương nghiệp làm chủ đạo, đặc biệt là ngoại thương được xem là một trong các yếu tố tác động rất lớn đến sự biến đổi trong tư duy của các chúa Nguyễn trong vấn đề quân sự ở Đàng Trong.
Lúc này, mối đe dọa đối với họ Nguyễn về không chỉ đến từ họ Trịnh ở phía bắc sông Gianh hay tàn dư Champa ở phía Nam mà còn nằm ở chính sự xâm nhập của thực dân phương Tây đang bành trướng ngang dọc theo con đường hàng hải.
Chính vì vậy, ngay từ rất sớm, chính quyền các chúa Nguyễn đã nhận ra vai trò tối quan trọng và cần thiết của việc xây dựng một hệ thống phòng thủ đủ mạnh mẽ và vững chắc nhằm ngăn chặn những mối hiểm họa đến từ phía biển.
Đồng thời, cũng nhằm để bảo vệ hệ thống cảng thị miền Trung vốn được coi là "yết hầu" của nền thương mại Đàng Trong lúc bây giờ.
Đến thế kỷ 19, khi nhà Nguyễn thiết lập lại quyền lực trên toàn lãnh thổ, vấn đề phòng thủ và bảo vệ vùng biển tiếp tục được các vua đầu triều như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị,… đặc biệt chú trọng.
Đây cũng là thời điểm các nước phương Tây bước vào thời kỳ tranh giành thị trường và khai thác thuộc địa. Điều này đã đã đẩy hàng loạt quốc gia châu Á lúc bấy giờ rơi vào tình cảnh đánh mất chủ quyền.
Vì lẽ đó, trong mắt triều đình nhà Nguyễn lúc này, "những mối họa trên mặt biển" đến từ phương Tây được xem là mối đe dọa to lớn, nguy hiểm và trực tiếp nhất đối với sự an nguy của đất nước.
Cùng với việc dời đô về Phú Xuân (Huế), hệ thống đồn lũy, pháo đài phòng thủ dọc bờ biển miền Trung, đặc biệt là ở khu vực hai cửa biển Đà Nẵng và Thuận An được xây dựng vô cùng kiên cố.
Ngoài ra, nhà Nguyễn cũng gia tăng sức mạnh của hệ thống thủy quân thông qua việc tổ chức, huấn luyện quân sĩ, trang bị cũng như hiện đại hóa vũ khí, thuyền chiến.
Nhà Nguyễn cũng tiến hành xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền không chỉ trong khu vực đất liền và còn ở cả trên mặt biển, trong đó có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa vốn đã được đặt nền tảng từ trước đó.
Việc thăm dò, đo vẽ bản đồ hay xác định hải cương cũng được các vị vua đầu triều, đặc biệt là Minh Mạng ráo riết tiến hành.
Đó có thể được coi là những biểu hiện cụ thể nhất trong việc thay đổi tư duy quân sự của triều Nguyễn mà theo nhận định của Lê Tiến Công là một sự "mới mẻ" khi "dụng biển làm một trong những chỗ dựa trong an ninh - quốc phòng".
Tuy nhiên, với những hạn chế to lớn về đường lối, chiến thuật về quân sự, quốc phòng cũng như lạc hậu trong chính sách ngoại giao, nhà Nguyễn tuy có ý thức rất rõ rệt trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ và bảo vệ chủ quyền đất nước nhưng sau cùng vẫn tỏ ra "lép vế" trước sức mạnh của kỹ thuật phương Tây.
Tiếng súng xâm lược tháng 8-1858 nã vào cửa biển Đà Nẵng cùng với sự thất bại nhanh chóng sau đó của triều đình nhà Nguyễn trước thực dân Pháp báo hiệu cho một thời kỳ u tối kéo dài của lịch sử dân tộc.
Mặc dù vậy, những cố gắng và ý thức về chủ quyền của triều đại này vẫn xứng đáng được ghi nhận bên cạnh bài học mất nước đầy đau đớn và "vẫn còn giá trị trong bối cảnh ngày nay".
Mặc dù vấn đề về tổ chức phòng thủ, kiểm soát và bảo vệ vùng biển được xác lập và diễn ra liên tục trong suốt quá trình hình thành và nắm quyền của nhà Nguyễn lại ít được đi sâu vào khai thác và nghiên cứu một cách chi tiết.
Đây có thể coi là một mảng khuyết lớn trong việc nhìn nhận lại vai trò và sự khác biệt của triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam trong vấn đề chủ quyền.
Bởi ở các triều đại trước, chủ quyền đất nước dường như chỉ được phân định và chú trọng ở phần đất liền.
Gần như tất cả mọi hoạt động phòng thủ, quân sự để bảo vệ quốc gia khỏi những thế lực ngoại xâm đều được tạo lập dựa trên địa thế của núi sông và đó cũng được coi là điểm tựa vững chắc cho anh ninh - quốc phòng.
Nói cách khác, lịch sử và quân sự Việt Nam trước thời Nguyễn chủ yếu được hình thành trên tư duy "hướng núi". Và chỉ đến khi người Việt bắt đầu công cuộc Nam tiến cùng lúc với việc họ Nguyễn bắt tay gây dựng quyền lực cho mình ở phía nam dãy Hoành Sơn, tư duy "hướng biển" mới dần phát khởi.
Người viết bài
Câu hỏi cũng đồng thời là một mệnh đề lịch sử đã được tác giả Lê Tiến Công tìm cách lý giải trong công trình nghiên cứu công phu của mình: Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885.
Thế kỷ 16 - 17 là một trong những giai đoạn hết sức đặc biệt trong lịch sử Việt Nam khi nó đồng thời chứng kiến sự thay đổi của nội tình đất nước trên nhiều phương diện.
Cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn đã chia cắt lãnh thổ thành hai nửa Đàng Trong và Đàng Ngoài với sự khác biệt nhất định về tự nhiên, địa lý đã tạo ra những đặc điểm riêng biệt trên phương diện kinh tế - xã hội.
Trong đó, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang lấy thương nghiệp làm chủ đạo, đặc biệt là ngoại thương được xem là một trong các yếu tố tác động rất lớn đến sự biến đổi trong tư duy của các chúa Nguyễn trong vấn đề quân sự ở Đàng Trong.
Lúc này, mối đe dọa đối với họ Nguyễn về không chỉ đến từ họ Trịnh ở phía bắc sông Gianh hay tàn dư Champa ở phía Nam mà còn nằm ở chính sự xâm nhập của thực dân phương Tây đang bành trướng ngang dọc theo con đường hàng hải.
Chính vì vậy, ngay từ rất sớm, chính quyền các chúa Nguyễn đã nhận ra vai trò tối quan trọng và cần thiết của việc xây dựng một hệ thống phòng thủ đủ mạnh mẽ và vững chắc nhằm ngăn chặn những mối hiểm họa đến từ phía biển.
Đồng thời, cũng nhằm để bảo vệ hệ thống cảng thị miền Trung vốn được coi là "yết hầu" của nền thương mại Đàng Trong lúc bây giờ.
Đến thế kỷ 19, khi nhà Nguyễn thiết lập lại quyền lực trên toàn lãnh thổ, vấn đề phòng thủ và bảo vệ vùng biển tiếp tục được các vua đầu triều như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị,… đặc biệt chú trọng.
Đây cũng là thời điểm các nước phương Tây bước vào thời kỳ tranh giành thị trường và khai thác thuộc địa. Điều này đã đã đẩy hàng loạt quốc gia châu Á lúc bấy giờ rơi vào tình cảnh đánh mất chủ quyền.
Vì lẽ đó, trong mắt triều đình nhà Nguyễn lúc này, "những mối họa trên mặt biển" đến từ phương Tây được xem là mối đe dọa to lớn, nguy hiểm và trực tiếp nhất đối với sự an nguy của đất nước.
Trích sách của Lê Tiến Công
Cùng với việc dời đô về Phú Xuân (Huế), hệ thống đồn lũy, pháo đài phòng thủ dọc bờ biển miền Trung, đặc biệt là ở khu vực hai cửa biển Đà Nẵng và Thuận An được xây dựng vô cùng kiên cố.
Ngoài ra, nhà Nguyễn cũng gia tăng sức mạnh của hệ thống thủy quân thông qua việc tổ chức, huấn luyện quân sĩ, trang bị cũng như hiện đại hóa vũ khí, thuyền chiến.
Nhà Nguyễn cũng tiến hành xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền không chỉ trong khu vực đất liền và còn ở cả trên mặt biển, trong đó có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa vốn đã được đặt nền tảng từ trước đó.
Việc thăm dò, đo vẽ bản đồ hay xác định hải cương cũng được các vị vua đầu triều, đặc biệt là Minh Mạng ráo riết tiến hành.
Đó có thể được coi là những biểu hiện cụ thể nhất trong việc thay đổi tư duy quân sự của triều Nguyễn mà theo nhận định của Lê Tiến Công là một sự "mới mẻ" khi "dụng biển làm một trong những chỗ dựa trong an ninh - quốc phòng".
Tuy nhiên, với những hạn chế to lớn về đường lối, chiến thuật về quân sự, quốc phòng cũng như lạc hậu trong chính sách ngoại giao, nhà Nguyễn tuy có ý thức rất rõ rệt trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ và bảo vệ chủ quyền đất nước nhưng sau cùng vẫn tỏ ra "lép vế" trước sức mạnh của kỹ thuật phương Tây.
Tiếng súng xâm lược tháng 8-1858 nã vào cửa biển Đà Nẵng cùng với sự thất bại nhanh chóng sau đó của triều đình nhà Nguyễn trước thực dân Pháp báo hiệu cho một thời kỳ u tối kéo dài của lịch sử dân tộc.
Mặc dù vậy, những cố gắng và ý thức về chủ quyền của triều đại này vẫn xứng đáng được ghi nhận bên cạnh bài học mất nước đầy đau đớn và "vẫn còn giá trị trong bối cảnh ngày nay".
NGUYỄN CƯỜNG
Ô hay, hóa ra không phải như lâu nay đài báo sách vở vẫn nói à?
Trả lờiXóaHóa ra Nhà Nguyễn không phải là triều đình bán nước hại dân à?
Nếu Nhà Nguyễn không phải là kẻ bán nước hại dân thì ai mới đích thị là kẻ bán nước hại dân?
Chửi người lương thiện là kẻ cắp thì có phải là kẻ cắp không nhỉ?
Hướng núi và hướng biển chính thể hiện nay đã nhờ "bạn vàng" giữ giúp để họ có thời gian đàn áp dân.
Trả lờiXóa