Ga Hàng Cỏ (Ga Hà Nội) năm 1929. Ảnh: Tư liệu.
KTS Nguyễn Vĩnh Tiến
16 Tháng 9 - 2017
Xin hãy ngừng việc liên tiếp "hiếp dâm Hà nội" !
Hãy phục dựng lại Ga Hàng Cỏ như thiết kế nguyên bản đầu thế kỷ ! Ngay cả cái cục đá rửa to đùng hình vuông giữa mặt đứng chính của ga đã được coi là lần hiếp dâm thứ nhất vì hai phong cách kiến trúc chả liên quan.
Hãy mở rộng từ ga A (Lê Duẩn) sang ga B(Trần Quý Cáp) và biến thành "Quảng Trường Hàng Cỏ" để người già và trẻ con có chỗ vui chơi
Ý tưởng này tôi đã nói với một người anh ở Bộ Chính Trị, tiếc là anh đã mất. Hy vọng những người có kiến thức về kiến trúc và quy hoạch cũng như về vấn đề bảo tồn di sản của Hà nội lên tiếng về vụ chuẩn bị hiếp dâm lần thứ 2 này.
Xót thương cho di sản kiến trúc Đông Dương tại Hà nội ...
Hình ảnh Ga Hà Nội đầu thế kỷ XX:
16 Tháng 9 - 2017
Xin hãy ngừng việc liên tiếp "hiếp dâm Hà nội" !
Hãy phục dựng lại Ga Hàng Cỏ như thiết kế nguyên bản đầu thế kỷ ! Ngay cả cái cục đá rửa to đùng hình vuông giữa mặt đứng chính của ga đã được coi là lần hiếp dâm thứ nhất vì hai phong cách kiến trúc chả liên quan.
Hãy mở rộng từ ga A (Lê Duẩn) sang ga B(Trần Quý Cáp) và biến thành "Quảng Trường Hàng Cỏ" để người già và trẻ con có chỗ vui chơi
Ý tưởng này tôi đã nói với một người anh ở Bộ Chính Trị, tiếc là anh đã mất. Hy vọng những người có kiến thức về kiến trúc và quy hoạch cũng như về vấn đề bảo tồn di sản của Hà nội lên tiếng về vụ chuẩn bị hiếp dâm lần thứ 2 này.
Xót thương cho di sản kiến trúc Đông Dương tại Hà nội ...
Hình ảnh Ga Hà Nội đầu thế kỷ XX:
.
Đề xuất xây nhà cao 40-70 tầng khu ga Hà Nội, không thận trọng phải trả giá đắt
Vũ Phương
Báo Giáo dục
06:09 18/09/17
(GDVN) - Đề xuất xây đô thị cao tầng, nghỉ dưỡng khu vực Ga Hà Nội phải hết sức thận trọng nếu không sẽ phải trả giá đắt vì phá vỡ quy hoạch.
Đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực Ga Hà Nội và phụ cận vừa được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội thông qua và đang xin ý kiến các bộ ngành, trước khi báo cáo Thủ tướng.
Theo đó, thành phố đề xuất quy hoạch 9 phân vùng không gian chức năng cao 40-70 tầng, trong đó có 6 khu đề xuất xây dựng cao 40-70 tầng gồm: Khu tài chính, khu kiến trúc bố cục ở phía bắc khu đất lập quy hoạch (cao 40-70 tầng); Khu truyền thông bố cục phía đông khu đất (cao 40-70 tầng); khu lối sống mới bố cục phía tây nam khu đất (cao 40-60 tầng); Khu nghỉ dưỡng đô thị tại khu vực trung tâm quy hoạch (cao 40-60 tầng) và khu ga đường sắt cao ở khu vực trung tâm khu quy hoạch (cao 40-70 tầng).
Ngoài các khu cao tầng còn có 3 khu vực thấp tầng gồm: Khu văn hóa thấp tầng (phía bắc khu đất); khu công viên (phía đông khu đất); khu thương mại quốc tế (phía tây nam khu đất).
Hiện, Thành phố Hà Nội vừa gửi văn bản xin ý kiến các bộ ngành liên quan đối với Đồ án quy hoạch phân khu đô thị Khu vực Ga Hà Nội và phụ cận có tổng diện tích 98,1 ha. Tổng dân số của khu vực này được quy hoạch khoảng 44.000 người, trong đó có tái định cư tại chỗ dân số hiện trạng khoảng 40.300 người.
Ngay khi đề xuất trên được đưa ra lấy ý kiến đã có nhiều ý kiến trái chiều về hàng loạt công trình cao chọc trời từ 40-70 tầng sẽ được xây dựng gần khu vực Ga Hà Nội.
Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại khu vực này vốn đã tắc nghẽn giao thông sẽ càng tắc nghẽn hơn. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến lo ngại về lợi ích nhóm, bởi vị trí này là “đất vàng” của trung tâm Thủ đô.
.
Xung quanh đề xuất này, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Kiến trúc sư Lê Văn Lân - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội, người dành tình yêu đặc biệt cho Hà Nội thẳng thắn cho rằng: “Đề xuất xây dựng đối với những công trình cao tầng có quy mô lớn đặc biệt ở những vị trí như Ga Hà Nội phải rất thận trọng.
Hà Nội muốn phá vỡ quy hoạch vốn có của Thủ đô thì phải có những lập luận thuyết phục được các chuyên gia, người dân Thủ đô. Nếu Hà Nội thuyết phục được thì rất đáng hoan nghênh và người dân sẽ ủng hộ phương án đó.
Còn đề xuất xây khu đô thị hiện đại trên đưa ra mà thiếu thuyết phục là trái với quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt”.
Vấn đề được dư luận quan tâm là đề xuất trên có mang lại lợi ích gì cho xã hội hay có lợi ích nhóm trong đó. Về việc này, kiến trúc sư Lê Văn Lân đánh giá: “Chưa thể nói đề xuất đó có lợi ích nhóm hay mang lại lợi ích gì cho xã hội thời điểm này.
Điều người dân Hà Nội mong muốn giản đơn nhất là chỉ một cái ga tàu thuận tiện, văn minh, lịch sự. Bởi vậy, thay vì dự án đô thị như vậy là công viên, vườn hoa sẽ bớt ngánh nặng cho Thủ đô.
Chắc chắn tắc đường sẽ xảy ra nếu xuất hiện ở đây thêm một đô thị với những ngôi nhà cao mấy chục tầng như vậy. Đây là vấn đề mà Hà Nội đang đối mặt chưa có giải pháp hiệu quả, nay lại xây thêm khu đô thị này nữa chắc vấn đề tắc đường sẽ còn kinh khủng hơn”.
.
Thực tế, nhiều vị trí được xem là “đất vàng” giữa Thủ đô trước đây vốn là các nhà máy, xí nghiệp sau khi di dời được hy vọng sẽ trở thành trường học, vườn hoa, nhưng thực tế đã được thay bằng các trung tâm thương mại, chung cư.
Và sau đề xuất xây dựng tòa nhà cao 40-70 tầng tại khu vực ga Hà Nội, rất nhiều ý kiến đã bày tỏ sự lo lắng Hà Nội đang phát triển thiếu định hướng, không theo quy hoạch nào mà cứ vị trí nào “đất vàng” lại đưa ra những đề xuất xây khu đô thị hiện đại với những tòa cao ốc chọc trời?
Về việc này, kiến trúc sư Lê Văn Lân chỉ ra: “Có thể nói việc xây dựng tùy hứng đó chưa đến mức bị đảo lộn tất cả, nhưng phần nào đã cho thấy sự phức tạp, lộn xộn. Và, chúng ta phần nào đang thấm thía bởi việc xây dựng phức tạp đó.
Hà Nội cần phải tỉnh táo, khôn ngoan trong xây dựng Thủ đô. Còn xây dựng Thủ đô theo kiểu vươn lên cao hay xây dựng ồ ạt thì quá dễ. Điều quan trọng là làm sao xây dựng một Thủ đô bên vững, có trật tự và quy hoạch văn minh hiện đại.
Kiến trúc, quy hoạch Thủ đô như thế nào được nhân dân cho là tốt thì cứ thế mà làm, còn đưa ra những đề xuất thụt lùi thì không nên”.
Có không ít ý kiến người dân cho rằng, nhiều vị trí bất động sản ở trung tâm Thủ đô dần dần rơi vào tay các đại gia bất động sản, phải chăng có lợi ích nhóm.
Kiến trúc sư Lê Văn Lân cho rằng: “Những đại gia bất động sản có vai trò quan trọng trong việc phát triển, thay đổi bộ mặt Thủ đô theo hướng ngày càng hiện đại. Nhưng việc họ bỏ tiền ra xây ở đâu, xây cái gì thì người lãnh đạo phải hướng họ theo.
Còn không hướng được họ, để họ tự làm, tự quyết thì rất nguy hiểm, bởi họ là doanh nghiệp chỉ cần lợi nhuận.
Còn hướng họ vì mục đích Thủ đô phát triển bền vững, lâu dài đòi hỏi người lãnh đạo phải công tâm, nhiệt huyết, có trách nhiệm đặt lợi ích Thủ đô lên trên hết”.
Theo ông Lân, xây nhà cao tầng không khó, bởi anh không có tiền anh có thể liên kết, hợp tác với nhau cùng có lợi là xây được ngay.
Bởi vậy, việc xây dựng ra sao, như thế nào rất quan trọng làm sao để phù hợp với quy hoạch Thủ đô vốn có mà thuyết phục được người dân mới khó, chứ xây nhà 40-70 tầng thì quá dễ.
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Bùi Xuân Cậy (Đại học Giao thông vận tải) cho rằng "Ga Hà Nội là kiến trúc cổ cần phải bảo tồn", đây cũng là nơi gắn với lịch sử - văn hóa của Hà Nội rất nhiều năm.
biết: “Tôi cũng mới nghe thông tin đề xuất này. Còn cụ thể ra sao chưa nắm rõ. Nhưng xung quanh nhà ga một số nước cũng có các trung tâm thương mại, ngân hàng.
Phó Giáo sư Cậy cũng cảnh báo, khu vực ga Hà Nội sẽ là đầu mối của tàu điện ngầm, bây giờ lại xây khu đô thị cao tầng như vậy sẽ khó khăn cho giao thông.
Vũ Phương
Báo Giáo dục
06:09 18/09/17
(GDVN) - Đề xuất xây đô thị cao tầng, nghỉ dưỡng khu vực Ga Hà Nội phải hết sức thận trọng nếu không sẽ phải trả giá đắt vì phá vỡ quy hoạch.
Đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực Ga Hà Nội và phụ cận vừa được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội thông qua và đang xin ý kiến các bộ ngành, trước khi báo cáo Thủ tướng.
Theo đó, thành phố đề xuất quy hoạch 9 phân vùng không gian chức năng cao 40-70 tầng, trong đó có 6 khu đề xuất xây dựng cao 40-70 tầng gồm: Khu tài chính, khu kiến trúc bố cục ở phía bắc khu đất lập quy hoạch (cao 40-70 tầng); Khu truyền thông bố cục phía đông khu đất (cao 40-70 tầng); khu lối sống mới bố cục phía tây nam khu đất (cao 40-60 tầng); Khu nghỉ dưỡng đô thị tại khu vực trung tâm quy hoạch (cao 40-60 tầng) và khu ga đường sắt cao ở khu vực trung tâm khu quy hoạch (cao 40-70 tầng).
Ngoài các khu cao tầng còn có 3 khu vực thấp tầng gồm: Khu văn hóa thấp tầng (phía bắc khu đất); khu công viên (phía đông khu đất); khu thương mại quốc tế (phía tây nam khu đất).
Hiện, Thành phố Hà Nội vừa gửi văn bản xin ý kiến các bộ ngành liên quan đối với Đồ án quy hoạch phân khu đô thị Khu vực Ga Hà Nội và phụ cận có tổng diện tích 98,1 ha. Tổng dân số của khu vực này được quy hoạch khoảng 44.000 người, trong đó có tái định cư tại chỗ dân số hiện trạng khoảng 40.300 người.
Ngay khi đề xuất trên được đưa ra lấy ý kiến đã có nhiều ý kiến trái chiều về hàng loạt công trình cao chọc trời từ 40-70 tầng sẽ được xây dựng gần khu vực Ga Hà Nội.
Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại khu vực này vốn đã tắc nghẽn giao thông sẽ càng tắc nghẽn hơn. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến lo ngại về lợi ích nhóm, bởi vị trí này là “đất vàng” của trung tâm Thủ đô.
.
Kiến trúc sư Lê Văn Lân cho rằng, đề xuất trên phải đánh giá hết sức thận trọng.
Ảnh: Trung Lương.
Xung quanh đề xuất này, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Kiến trúc sư Lê Văn Lân - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội, người dành tình yêu đặc biệt cho Hà Nội thẳng thắn cho rằng: “Đề xuất xây dựng đối với những công trình cao tầng có quy mô lớn đặc biệt ở những vị trí như Ga Hà Nội phải rất thận trọng.
Hà Nội muốn phá vỡ quy hoạch vốn có của Thủ đô thì phải có những lập luận thuyết phục được các chuyên gia, người dân Thủ đô. Nếu Hà Nội thuyết phục được thì rất đáng hoan nghênh và người dân sẽ ủng hộ phương án đó.
Còn đề xuất xây khu đô thị hiện đại trên đưa ra mà thiếu thuyết phục là trái với quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt”.
Vấn đề được dư luận quan tâm là đề xuất trên có mang lại lợi ích gì cho xã hội hay có lợi ích nhóm trong đó. Về việc này, kiến trúc sư Lê Văn Lân đánh giá: “Chưa thể nói đề xuất đó có lợi ích nhóm hay mang lại lợi ích gì cho xã hội thời điểm này.
Điều người dân Hà Nội mong muốn giản đơn nhất là chỉ một cái ga tàu thuận tiện, văn minh, lịch sự. Bởi vậy, thay vì dự án đô thị như vậy là công viên, vườn hoa sẽ bớt ngánh nặng cho Thủ đô.
Chắc chắn tắc đường sẽ xảy ra nếu xuất hiện ở đây thêm một đô thị với những ngôi nhà cao mấy chục tầng như vậy. Đây là vấn đề mà Hà Nội đang đối mặt chưa có giải pháp hiệu quả, nay lại xây thêm khu đô thị này nữa chắc vấn đề tắc đường sẽ còn kinh khủng hơn”.
.
Có ý kiến cho rằng, thay vì xây nhà cao tầng gần Ga Hà Nội là công viên,
vườn hoa Thủ đô sẽ đẹp hơn. Ảnh: Hồng Vũ/Realtimes.
Thực tế, nhiều vị trí được xem là “đất vàng” giữa Thủ đô trước đây vốn là các nhà máy, xí nghiệp sau khi di dời được hy vọng sẽ trở thành trường học, vườn hoa, nhưng thực tế đã được thay bằng các trung tâm thương mại, chung cư.
Và sau đề xuất xây dựng tòa nhà cao 40-70 tầng tại khu vực ga Hà Nội, rất nhiều ý kiến đã bày tỏ sự lo lắng Hà Nội đang phát triển thiếu định hướng, không theo quy hoạch nào mà cứ vị trí nào “đất vàng” lại đưa ra những đề xuất xây khu đô thị hiện đại với những tòa cao ốc chọc trời?
Về việc này, kiến trúc sư Lê Văn Lân chỉ ra: “Có thể nói việc xây dựng tùy hứng đó chưa đến mức bị đảo lộn tất cả, nhưng phần nào đã cho thấy sự phức tạp, lộn xộn. Và, chúng ta phần nào đang thấm thía bởi việc xây dựng phức tạp đó.
Hà Nội cần phải tỉnh táo, khôn ngoan trong xây dựng Thủ đô. Còn xây dựng Thủ đô theo kiểu vươn lên cao hay xây dựng ồ ạt thì quá dễ. Điều quan trọng là làm sao xây dựng một Thủ đô bên vững, có trật tự và quy hoạch văn minh hiện đại.
Kiến trúc, quy hoạch Thủ đô như thế nào được nhân dân cho là tốt thì cứ thế mà làm, còn đưa ra những đề xuất thụt lùi thì không nên”.
Có không ít ý kiến người dân cho rằng, nhiều vị trí bất động sản ở trung tâm Thủ đô dần dần rơi vào tay các đại gia bất động sản, phải chăng có lợi ích nhóm.
Kiến trúc sư Lê Văn Lân cho rằng: “Những đại gia bất động sản có vai trò quan trọng trong việc phát triển, thay đổi bộ mặt Thủ đô theo hướng ngày càng hiện đại. Nhưng việc họ bỏ tiền ra xây ở đâu, xây cái gì thì người lãnh đạo phải hướng họ theo.
Còn không hướng được họ, để họ tự làm, tự quyết thì rất nguy hiểm, bởi họ là doanh nghiệp chỉ cần lợi nhuận.
Còn hướng họ vì mục đích Thủ đô phát triển bền vững, lâu dài đòi hỏi người lãnh đạo phải công tâm, nhiệt huyết, có trách nhiệm đặt lợi ích Thủ đô lên trên hết”.
Theo ông Lân, xây nhà cao tầng không khó, bởi anh không có tiền anh có thể liên kết, hợp tác với nhau cùng có lợi là xây được ngay.
Bởi vậy, việc xây dựng ra sao, như thế nào rất quan trọng làm sao để phù hợp với quy hoạch Thủ đô vốn có mà thuyết phục được người dân mới khó, chứ xây nhà 40-70 tầng thì quá dễ.
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Bùi Xuân Cậy (Đại học Giao thông vận tải) cho rằng "Ga Hà Nội là kiến trúc cổ cần phải bảo tồn", đây cũng là nơi gắn với lịch sử - văn hóa của Hà Nội rất nhiều năm.
biết: “Tôi cũng mới nghe thông tin đề xuất này. Còn cụ thể ra sao chưa nắm rõ. Nhưng xung quanh nhà ga một số nước cũng có các trung tâm thương mại, ngân hàng.
Phó Giáo sư Cậy cũng cảnh báo, khu vực ga Hà Nội sẽ là đầu mối của tàu điện ngầm, bây giờ lại xây khu đô thị cao tầng như vậy sẽ khó khăn cho giao thông.
Vũ Phương
Tổng dân số qui hoạch khoảng 44000 người. Trong đó 40300 là tái định cư. Vậy xây 6 lô từ 40 đến 70 tầng chỉ thêm có 3700 ngươi.Lừa bịp à.
Trả lờiXóaTổng dân số qui hoạch là 44000 người. Trong đó 40300 là tái định cư tại chỗ. Vậy xây xong 6 lô từ 40 đến 70 tầng chỉ có thêm 3700 ngươi.Lừa bịp à.
Trả lờiXóaTốt nhất là nên thuê người Pháp phục hồi lại nguyên trạng ga Hà Nội như năm 1929, vừa đẹp và chắc chắn là không tốn kém như mấy ông muốn xây 70 tầng. Trông ga HN hiện nay nó "kệch cỡm" thế nào ấy, nửa Tây, nửa ta.
Trả lờiXóaMiếng thịt tái chín như thế thì làm sao các đại gia vượng vũ chịu ngồi yên ngắm "ruồi" nghiêng nghiêng lượn qua lại được. HN không cần biết còn gì, chỉ cần vơ vào cho đầy túi mình túi quan là "ổn".
Trả lờiXóaĐi khắp thế giới hầu như không thấy nơi nào xây nhà ga đường sắt cao tầng cả .Mật độ người tại các nhà ga là rất cao vì vậy sẽ lại tắc ghẽn nhà ga nếu tập trung thêm dân số tại đây . Ông chủ tịch Chung lại một lần nữa gây that vọng với người dân về sự hạn hẹp của mình .
Trả lờiXóaTại sao lại phái cứ dời Ga Hàng Cỏ. Cần có phương án giữ Nó với các dự án cải tạo đường sắt vào ga trong phạm vi Hà Nội(trên cao chẳng Hạn)...
Trả lờiXóaQuan chức Hà Nội hết chỗ để thể hiện cái ngu rồi sao?
Trả lờiXóaKhông PHÁ thì lãnh đạo "cạp đất mà ăn à?"
Trả lờiXóaĐới với người Phapscungx như với thế giới văn minh, mỗi công trình đều là MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT. Chúng ta hãy nhìn lại để cảm nhận cái tinh tế đến tài tình của những công trình do người Pháp xây dựng nay còn xót lại ở các phố xung quanh lăng HC Tịch, phố Pham Đình Phùng, Quan Thánh (Hà nội) v.v... Đặc biệt là các biệt thự Pháp đệp nao lòng tại Đà Lạt. Người Việt ta đã không cảm nhận được giá trị nghệ thuật của những công trình đó nên sửa đổi, cấy ghép, tháo dỡ ... một cách không thương tiếc. Ga Hàng cỏ là một minh chứng đau lòng cho những ai yêu quý nghệ thuật kiến trúc. Một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh như nhà ga Hà nội đã được các KTS người Việt ta chụp vào một khối gạch - vữa - bê tông hình hộp vuông kỳ dị. Mà xem ra thấy hơi giống phần trên của lăng HC Tịch. Hay các KTS Việt nam cho rằng nhà ga và lăng có thể có kiến trúc giống nhau ???.
Trả lờiXóaLẽ ra Ga Hàng cỏ đã có thể là một điểm nhấn của thủ đô Hà nội. Nhưng thật sự nó nhếc nhác một cách thảm hại. Tiếc !
Miếng đất công cuối cùng còn lại ở Hà nội sau nhà máy Cơ khí Hà nội, khu dệt kim 8/3, triển lãm Giảng võ, khu đất Liễu giai v.v... Tôi thấy ở nước ngoài nếu là ga Trung tâm của Thủ đô phải có hệ thong bến đỗ tàu hỏa với khoảng 30 -50 platform cho tàu đón khách vào/ ra với các nhánh đường tàu tỏa đi nhiều hướng. KHông rõ dư án cải tạo ga Hà nội làm thế nào với vấn đề này khi lối vào ga chỉ là đường độc đạo 1 chiều vừa lọt thân tàu qua đường Lê duẩn và đường Phùng hung. Hay họ chỉ nhăm nhăm vào cái phần nổi của khu đất vàng này và ga Trung tâm chỉ là cái danh quá khứ
Trả lờiXóaĐúng là THỜI LOẠN!
Trả lờiXóa