Cảnh báo về trùng tu cố đô Huế:
Sau trùng tu, 2 con nghê
trên mái điện Ngưng Hy... 'bay mất'
Một Thế Giới
27.09.2017
Tại điện Ngưng Hy trong lăng vua Đồng Khánh (Huế), theo nguyên gốc trước khi trùng tu, phần nóc của mái ngói liệt hai phía tả hữu có bốn con nghê chạm ngọc sành sứ như một biểu trưng của cố đô Huế, vậy mà sau khi trùng tu không hiểu sao trên phần mái điện Ngưng Hy chỉ còn lại hai con nghê. Điều này bất kỳ người nào yêu di tích lịch sử khi quan sát đều nhận ra. Không hiểu vì lý do gì sau khi trùng tu chỉ còn lại hai linh vật, không rõ hai con nghê còn lại đã biến đi đâu?
Tại Huế nói riêng, ngay việc trùng tu Bia Quốc học Huế (Đài chiến sĩ trận vong) chỉ sai độ đậm nhạt của màu sơn đã được các nhà nghiên cứu lên tiếng và các phương tiện truyền thông phản ứng gay gắt. “Cái hồn của công trình này là ở những họa tiết đặc sắc đó, nhưng nay người ta đã cạo sạch, thay vào đó là những hoa văn mới", TS Trần Đình Hằng nói.
ADVERTISING
“Tấm bia này theo thời gian, trải qua nhiều tác động của thiên tai địch họa đã rơi rụng nhiều hoa văn gốc, tuy nhiên vẫn còn nhiều hoa văn cũ. Đơn vị thi công chỉ căn cứ hình ảnh trước năm 1975 mà không căn cứ hình tư liệu cũ hơn cho nên làm không chuẩn” (theo báo Nhân dân).
Trùng tu không giữ đúng nguyên bản
Với quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1993 đã đem lại nhiều nguồn lợi về giá trị văn hóa, lịch sử cũng như du lịch cho Thừa Thiên-Huế, bởi vậy việc trùng tu không thể sai lầm về mặt nguyên tắc cũng như bảo lưu kiến trúc, hình ảnh, màu sắc, các linh vật...
Theo Thông tấn xã Việt Nam, “ông Phan Thanh Hải (Giám đốc Trung tâm di tích cố đô Huế) cho biết: Di tích cố đô Huế có giá trị đặc thù, vì vậy, bảo tồn giá trị nguyên gốc và chân xác với vấn đề vật liệu, công cụ truyền thống trong trùng tu được đặt lên hàng đầu; trong đó các tiêu chuẩn về vật liệu, phương pháp thi công và tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm trùng tu phải được xác định trên cơ sở các tiêu chí khoa học, kỹ thuật để bảo đảm các chuẩn mực quốc tế về bảo tồn và trùng tu di tích”.
Một Thế Giới
27.09.2017
Tại điện Ngưng Hy trong lăng vua Đồng Khánh (Huế), theo nguyên gốc trước khi trùng tu, phần nóc của mái ngói liệt hai phía tả hữu có bốn con nghê chạm ngọc sành sứ như một biểu trưng của cố đô Huế, vậy mà sau khi trùng tu không hiểu sao trên phần mái điện Ngưng Hy chỉ còn lại hai con nghê. Điều này bất kỳ người nào yêu di tích lịch sử khi quan sát đều nhận ra. Không hiểu vì lý do gì sau khi trùng tu chỉ còn lại hai linh vật, không rõ hai con nghê còn lại đã biến đi đâu?
Tại Huế nói riêng, ngay việc trùng tu Bia Quốc học Huế (Đài chiến sĩ trận vong) chỉ sai độ đậm nhạt của màu sơn đã được các nhà nghiên cứu lên tiếng và các phương tiện truyền thông phản ứng gay gắt. “Cái hồn của công trình này là ở những họa tiết đặc sắc đó, nhưng nay người ta đã cạo sạch, thay vào đó là những hoa văn mới", TS Trần Đình Hằng nói.
ADVERTISING
“Tấm bia này theo thời gian, trải qua nhiều tác động của thiên tai địch họa đã rơi rụng nhiều hoa văn gốc, tuy nhiên vẫn còn nhiều hoa văn cũ. Đơn vị thi công chỉ căn cứ hình ảnh trước năm 1975 mà không căn cứ hình tư liệu cũ hơn cho nên làm không chuẩn” (theo báo Nhân dân).
Trùng tu không giữ đúng nguyên bản
Với quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1993 đã đem lại nhiều nguồn lợi về giá trị văn hóa, lịch sử cũng như du lịch cho Thừa Thiên-Huế, bởi vậy việc trùng tu không thể sai lầm về mặt nguyên tắc cũng như bảo lưu kiến trúc, hình ảnh, màu sắc, các linh vật...
Theo Thông tấn xã Việt Nam, “ông Phan Thanh Hải (Giám đốc Trung tâm di tích cố đô Huế) cho biết: Di tích cố đô Huế có giá trị đặc thù, vì vậy, bảo tồn giá trị nguyên gốc và chân xác với vấn đề vật liệu, công cụ truyền thống trong trùng tu được đặt lên hàng đầu; trong đó các tiêu chuẩn về vật liệu, phương pháp thi công và tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm trùng tu phải được xác định trên cơ sở các tiêu chí khoa học, kỹ thuật để bảo đảm các chuẩn mực quốc tế về bảo tồn và trùng tu di tích”.
Bình phong trong lăng Đồng Khánh sau khi trùng tu
Nhà nghiên cứu văn hóa Huế Phan Thuận An cho rằng: "Trùng tu là phải sửa cho nó giống như cũ. Nếu dùng cho đúng từ của khoa học trùng tu phục hồi, thì phải làm lại như tất cả những gì nó đã có. Vậy mà trong một lần cùng các du khách tham quan các di tích ở Huế, chúng tôi đã tình cờ phát hiện những công trình trùng tu đã làm mất đi giá trị nguyên gốc. Điều này khiến nhiều du khách ngạc nhiên về sự sai lệch hình ảnh cũng như hồn cốt của di sản theo đúng nghĩa di tích.
Cụ thể:
1. Tại điện Ngưng Hy trong lăng vua Đồng Khánh, theo nguyên gốc trước khi trùng tu, phần nóc của mái ngói liệt hai phía tả hữu có bốn con nghê chạm ngọc sành sứ như một biểu trưng của cố đô Huế, vậy mà sau khi trùng tu không hiểu sao trên phần mái điện Ngưng Hy chỉ còn lại hai con nghê. Điều này bất kỳ người nào yêu di tích lịch sử khi quan sát đều nhận ra. Không hiểu vì lý do gì sau khi trùng tu chỉ còn lại hai linh vật, không rõ hai con nghê còn lại đã biến đi đâu?
.
Bình phong trong lăng Đồng Khánh trước khi trùng tu
Điều đáng nói hơn ở đây là hai linh vật chạm ngọc, sành sứ vẫn còn khá nguyên vẹn trước khi trùng tu không cánh mà bay mất. Hai linh vật đó là bề nổi, lộ ra bên ngoài di tích mà còn sai lệch như vậy thử hỏi có gì bảo đảm cho những phần chìm bên trong về mặt chất liệu?
2. Bình phong trong lăng vua Đồng Khánh: Màu sắc cũng như hoa văn đã khiến du khách quá ngạc nhiên, có người đã than vãn còn đâu “lối xưa xe ngựa hồn thu thảo”. Chúng tôi không nghĩ và tưởng tượng được màu sắc và các hoa văn vô cảm như thế xuất hiện trên bình phong trong lăng vua Đồng Khánh sau khi trùng tu, không biết người nào đã có chủ trương thay “áo mới” cho di sản như thế? Điều đó đã gây phản ứng gay gắt trong đoàn khách tham quan. Hơn nữa, nó làm mất đi nét rêu phong cổ kính, cái hồn của di tích mà mọi du khách đều cảm nhận được.
.
Điện Ngưng Hy sau khi trùng tu đã biến mất hai con nghê
Theo các nhà nghiên cứu, lăng vua Đồng Khánh có giá trị đặc biệt nhất ở đây là loại đất nung tráng men màu. Loại này được phát triển mạnh ở điện Ngưng Hy để rồi sau đó ít thấy dùng trong trang trí cung điện và lăng tẩm. Đây là một loại hình tạo tác thủ công mỹ nghệ đặc sắc và quý hiếm của địa phương.
.
Điện Ngưng Hy trước khi trùng tu
Khi nhận xét chung về lăng Đồng Khánh, người ta thường khen rằng điện Ngưng Hy đã bảo lưu được nền nghệ thuật sơn mài truyền thống của dân tộc, phát huy tối đa những hình ảnh nổi bằng đất nung tráng men mào vào trong trang trí ngoại thất để có thể chịu đựng với nắng mưa. Người ta cũng thường khen rằng tổng thể kiến trúc lăng này nhỏ gọn, xinh đẹp, giản đơn, thích hợp với bối cảnh thôn trang điền dã ở xung quanh...
.
Điện Ngưng Hy trước khi trùng tu
Chỉ một vài vấn đề chúng tôi nêu trên cũng đủ để dẫn đến câu hỏi: Liệu có gì đảm bảo rằng sau khi trùng tu, những phần khác của di tích cố đô Huế được giữ đúng giá trị nguyên gốc về mặt chất liệu, hình thể, màu sắc... cũng như dấu ấn thời gian đã tạo nên thần thái của di sản cố đô Huế?
.
Con Nghê ở Điện Ngưng Hy trước khi trùng tu, đã biến mất sau khi trùng tu
Qua sự kiện này, chúng tôi, những người yêu Huế, yêu di tích lịch sử đã được xem là di sản thế giới, rất mong các nhà nghiên cứu, các đơn vị hữu quan, các phương tiện truyền thông báo chí cùng chung tay để giữ gìn hồn cốt của di tích cố đô Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung. Điều này cũng chính là giữ được uy tín trước tổ chức UNESCO và hàng triệu du khách tham quan mỗi năm đem lại niềm tự hào của cả nước và nguồn thu lớn ổn định cho quê nhà".
Hòa Vang
Xin thưa: Hai con Nghê đó nay đang được ông Hải bảo quản kỹ chứ nó không trốn mất đâu.
Trả lờiXóaBuồn quá. Hình như họ tranh thủ phá thì phải
Trả lờiXóaĐât nước đang được dẫn dắt bởi những kẻ ngu.
Trả lờiXóaNgười ta mượn tạm hai con nghê . Có ai nhớ thì đòi lại, không nhớ thì lấy luôn . Của thánh vốn là của quí hiếm mà !
Trả lờiXóaCột đèn biết đi cũng muốn đi huống hồ hai con nghê.
Trả lờiXóa