Luân Lê
TẦM VÓC VÀ CÁI NỀN VĂN HOÁ
Tại sao những người giàu nhất thế giới với hàng chục tỷ đô trong khối tài sản khổng lồ họ sở hữu mà họ lại thường sống bình dị như một người nghèo khổ?
Có thể kể ngay đến những con người như Buffet, Bill Gates hay Mark Zuckerberg, và họ không khi nào mở miệng chê người khác nghèo khó, họ cũng không dùng tiền để ăn chơi, truỵ lạc như mua dâm hoa hậu, người mẫu, diễn viên này nọ hoặc xài đồ hiệu xa xỉ, mà họ sống chung thuỷ và hạnh phúc một cách giản dị bên gia đình của mình, hoặc kể cả độc thân họ cũng sống rất chỉn chu và kín kẽ.
Họ sống như thế, bởi họ là những người giàu có bằng trí tuệ thực sự của mình, và hơn thế, họ có một tầm văn hoá nền tảng rất tốt, họ sống có đức tin và thường là Chúa, hoặc nếu là đạo Phật thì càng khiêm nhường và biết chia sẻ với cuộc sống và con người ngoài xã hội. Những người đó sẵn sàng cho đi gần như tất cả, và họ tiếp tục tái đầu tư cũng như xây dựng nên những điều kiện sống cho tương lai như đầu tư vào giáo dục, xây dựng bệnh viện hay tài trợ cho các nghiên cứu tìm ra phương thuốc chữa bệnh, giúp các nhà khoa học phát minh hoặc những người trẻ có niềm tin và động lực để khởi nghiệp.
Những nhà khoa học hay danh nhân thế giới khác cũng đều có cuộc sống giản đơn, khiêm tốn và thậm chí là sơ sài đến mức khó tin. Họ lắm khi là cô đơn, mà đúng hơn là cô độc, chúng ta tìm không thiếu những danh nhân lớn làm thay đổi thế giới hoặc nhận thức của nhân loại có cuộc sống như thế, nào Lev Tolstoy, Victo Hugo, Newton, Einstein, Abraham Lincoln, Gandhi, Alan Turing, Tesla, Elon Musk, Steve Jobs...
Còn ở xã hội chúng ta thì sao? Họ lấy giá trị gì ra để đánh giá một con người? Đó là bằng cấp và trị giá khối tài sản nắm trong tay, và phần lớn đám đông tỏ ra trầm trồ trước đống giấy tờ ghi danh hay những tài khoản bộn tiền ấy mà không mấy khi bận tâm tới tầm mức của nhận thức và cách những kẻ sở hữu nó có được chúng.
Một kẻ giàu bất chính bằng tham nhũng, hoặc bằng câu kết với bọn cường quyền để đục khoét và làm ăn phi pháp, chúng có tài sản, chúng sẽ tìm cách tiêu xài và truỵ lạc, sẽ bao bọc chân dài hay người đẹp nào đó để con người kia cũng lại giàu lên theo, và chúng cùng trở thành kẻ lắm tiền trong sự khen ngợi của xã hội bên ngoài kia.
Sự giàu có, ở hai xã hội khác nhau về cách tạo ra của cải và phông văn hoá, đương nhiên nó tạo ra những nhận thức trái ngược nhau đến mức đối nghịch. Và một đằng thì lệch lạc đến mức suy đồi và khốn cùng, một phía thì tạo nên những giá trị tiến bộ cho nhân loại và con người.
Đó là những dòng trôi chảy về hai hướng nghịch đảo trong cùng một nền không thời gian của cùng một hệ quy chiếu.
TẦM VÓC VÀ CÁI NỀN VĂN HOÁ
Tại sao những người giàu nhất thế giới với hàng chục tỷ đô trong khối tài sản khổng lồ họ sở hữu mà họ lại thường sống bình dị như một người nghèo khổ?
Có thể kể ngay đến những con người như Buffet, Bill Gates hay Mark Zuckerberg, và họ không khi nào mở miệng chê người khác nghèo khó, họ cũng không dùng tiền để ăn chơi, truỵ lạc như mua dâm hoa hậu, người mẫu, diễn viên này nọ hoặc xài đồ hiệu xa xỉ, mà họ sống chung thuỷ và hạnh phúc một cách giản dị bên gia đình của mình, hoặc kể cả độc thân họ cũng sống rất chỉn chu và kín kẽ.
Họ sống như thế, bởi họ là những người giàu có bằng trí tuệ thực sự của mình, và hơn thế, họ có một tầm văn hoá nền tảng rất tốt, họ sống có đức tin và thường là Chúa, hoặc nếu là đạo Phật thì càng khiêm nhường và biết chia sẻ với cuộc sống và con người ngoài xã hội. Những người đó sẵn sàng cho đi gần như tất cả, và họ tiếp tục tái đầu tư cũng như xây dựng nên những điều kiện sống cho tương lai như đầu tư vào giáo dục, xây dựng bệnh viện hay tài trợ cho các nghiên cứu tìm ra phương thuốc chữa bệnh, giúp các nhà khoa học phát minh hoặc những người trẻ có niềm tin và động lực để khởi nghiệp.
Những nhà khoa học hay danh nhân thế giới khác cũng đều có cuộc sống giản đơn, khiêm tốn và thậm chí là sơ sài đến mức khó tin. Họ lắm khi là cô đơn, mà đúng hơn là cô độc, chúng ta tìm không thiếu những danh nhân lớn làm thay đổi thế giới hoặc nhận thức của nhân loại có cuộc sống như thế, nào Lev Tolstoy, Victo Hugo, Newton, Einstein, Abraham Lincoln, Gandhi, Alan Turing, Tesla, Elon Musk, Steve Jobs...
Còn ở xã hội chúng ta thì sao? Họ lấy giá trị gì ra để đánh giá một con người? Đó là bằng cấp và trị giá khối tài sản nắm trong tay, và phần lớn đám đông tỏ ra trầm trồ trước đống giấy tờ ghi danh hay những tài khoản bộn tiền ấy mà không mấy khi bận tâm tới tầm mức của nhận thức và cách những kẻ sở hữu nó có được chúng.
Một kẻ giàu bất chính bằng tham nhũng, hoặc bằng câu kết với bọn cường quyền để đục khoét và làm ăn phi pháp, chúng có tài sản, chúng sẽ tìm cách tiêu xài và truỵ lạc, sẽ bao bọc chân dài hay người đẹp nào đó để con người kia cũng lại giàu lên theo, và chúng cùng trở thành kẻ lắm tiền trong sự khen ngợi của xã hội bên ngoài kia.
Sự giàu có, ở hai xã hội khác nhau về cách tạo ra của cải và phông văn hoá, đương nhiên nó tạo ra những nhận thức trái ngược nhau đến mức đối nghịch. Và một đằng thì lệch lạc đến mức suy đồi và khốn cùng, một phía thì tạo nên những giá trị tiến bộ cho nhân loại và con người.
Đó là những dòng trôi chảy về hai hướng nghịch đảo trong cùng một nền không thời gian của cùng một hệ quy chiếu.
Thì họ phải khoe bằng cấp và tiền bạc chứ! Bằng cấp thì in ra được, tiền bạc thì lấy của dân dễ ợt! Dân là cái kho tiền!
Trả lờiXóaThượng bất chính thì vậy thôi. Lãnh đạo có nhiều bằng cấp dỏm, vớ vẩn nhất châu Á, tài sản lại nhiều nhất nhì châu lục, giả dối nhai đi nhai lại khẩu hiệu rỗng tuếch thì trách gì hủ bại lan rộng.
Trả lờiXóaMột bài viết quá sâu sắc, cảm ơn tác giả.
XóaPhô trương và kín đáo?
Trả lờiXóaHôm nay Dân Trí có đăng bài này
http://dantri.com.vn/dien-dan/tieu-dung-pho-truong-va-tieu-dung-kin-dao-20170822072515146.htm