Cuốn từ điển bị “bắt lỗi”.
Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển
20-08-2017
TP - Vụ “bắt lỗi” cuốn từ điển của cố giáo sư Nguyễn Lân khiến không ít người “sốc”. Bởi lẽ, đây không phải một sự “bắt lỗi” giản đơn bằng một vài bài phê bình nhỏ lẻ, mà “bắt lỗi” bằng cả một công trình với tên gọi: “Từ điển Tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu” của Hoàng Tuấn Công, một cái tên còn xa lạ với phần đông độc giả.
Thiếu thiện ý?
PGS-TS Nguyễn Lân Trung, con trai của cố giáo sư, nhà giáo nhân dân
Nguyễn Lân không ngại bày tỏ quan điểm của gia đình, xung quanh vụ “bắt
lỗi” cuốn từ điển của cha mình. Anh khẳng định, trước hết nói đến ngôn
ngữ là nói đến vấn đề về lịch sử, văn hóa, bởi ngôn ngữ gắn với văn hóa,
gắn với lịch sử. Do vậy, cách nhìn nhận của mỗi nhà nghiên cứu ngôn ngữ
là khác nhau, khó nói cách nhìn này đúng, cách nhìn kia sai.
Anh cho biết hoàn cảnh ra đời của cuốn từ điển gây bão: “Bố tôi làm
cuốn sách này trong 5 năm, khi đã 90-95 tuổi. Phải hiểu là trong thời kỳ
đó, không ai làm (từ điển tiếng Việt-pv) thì bố tôi bắt tay vào làm”.
PGS-TS Nguyễn Lân Trung cảm thấy: “Đối với một người đã có đóng góp như
thế, đã khuất như thế thì thái độ như thế, gia đình thấy không được”.
Anh nhắc lại nhiều lần: “Thấy không thiện ý”. Theo anh, việc khảo cứu từ
điển Nguyễn Lân không có vấn đề nhưng phải lưu ý, ngôn ngữ có yếu tố
lịch sử, “ở thời đại công nghệ người ta nghĩ từ này có nghĩa thế này
nhưng trước đây quan niệm của các cụ lại nghĩ khác”. “Phải khảo cứu trên
phương diện khoa học như vậy và trao đổi một cách thiện ý, thiện chí,
đằng này thiếu cả hai điều ấy thì gia đình không bàn”, PGS-TS Nguyễn Lân
Trung bộc bạch.
Sau vụ “bắt lỗi” từ điển của cố giáo sư Nguyễn Lân, cũng có thể mở ra
một trào lưu mới: “Nhặt sạn” từ tác phẩm nổi tiếng của người đã khuất.
Theo PGS-TS Nguyễn Lân Trung nếu trào lưu ấy diễn ra thì thật sự đáng ái
ngại: “Tất cả các tác giả đã khuất mang ra phân tích theo quan điểm
hiện nay thì sẽ rất khác. Họ đều có thể bị lôi ra như vừa rồi. Đó là một
trào lưu không tốt, không có sự trân trọng. Thí dụ, thủ pháp trong tiểu
thuyết trước đây khác lắm, bây giờ bảo sao lại viết như thế thì khó”.
Trên trang cá nhân, một người cháu nổi tiếng của cố giáo sư Nguyễn Lân cũng đã lên tiếng xoay quanh câu chuyện liên quan đến ông mình. PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu bắt đầu khá nhẹ nhàng: “Sắp đến ngày giỗ của ông, tình cờ facebook lại nhắc nhở tấm ảnh đặc biệt của ông và các cháu trai (…). Cảm ơn tình cảm của nhiều người đã quý mến dành cho ông những “mỹ từ” to tát, nhưng tôi chắc chắn rằng ông không thích và không tự nhận bao giờ. Ông chỉ thích một điều đó là làm việc, làm việc và làm việc”. Đến đây vị bác sỹ nổi tiếng mới đi vào vấn đề chính: “Những quyển sách mà ông viết trong những năm cuối đời, ngoài 90 tuổi đã thể hiện một nỗ lực phi thường của một người nhỏ bé. Tôi cũng cảm ơn những người đã đọc rất kỹ các quyển sách của ông để tìm ra các sai sót. Đây sẽ là những đóng góp mà chắc chắn nếu ông còn sống sẽ được ông thay đổi bổ sung trong các lần tái bản của mình”. Và tiến sỹ y khoa khiến người theo dõi trang cá nhân của ông phải giật mình vì nhắc một kỷ niệm thâm thúy, thay lời muốn nói: “Nhớ mãi lần tôi và Lân Thắng trèo lên cột nước ở Kim Liên về bị ông đánh cho một trận chỉ vì cái tội hay khoe “trên cao nhìn thấy ông bé tí như con kiến”. Đúng là “ếch chết tại miệng”.
.
Trên trang cá nhân, một người cháu nổi tiếng của cố giáo sư Nguyễn Lân cũng đã lên tiếng xoay quanh câu chuyện liên quan đến ông mình. PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu bắt đầu khá nhẹ nhàng: “Sắp đến ngày giỗ của ông, tình cờ facebook lại nhắc nhở tấm ảnh đặc biệt của ông và các cháu trai (…). Cảm ơn tình cảm của nhiều người đã quý mến dành cho ông những “mỹ từ” to tát, nhưng tôi chắc chắn rằng ông không thích và không tự nhận bao giờ. Ông chỉ thích một điều đó là làm việc, làm việc và làm việc”. Đến đây vị bác sỹ nổi tiếng mới đi vào vấn đề chính: “Những quyển sách mà ông viết trong những năm cuối đời, ngoài 90 tuổi đã thể hiện một nỗ lực phi thường của một người nhỏ bé. Tôi cũng cảm ơn những người đã đọc rất kỹ các quyển sách của ông để tìm ra các sai sót. Đây sẽ là những đóng góp mà chắc chắn nếu ông còn sống sẽ được ông thay đổi bổ sung trong các lần tái bản của mình”. Và tiến sỹ y khoa khiến người theo dõi trang cá nhân của ông phải giật mình vì nhắc một kỷ niệm thâm thúy, thay lời muốn nói: “Nhớ mãi lần tôi và Lân Thắng trèo lên cột nước ở Kim Liên về bị ông đánh cho một trận chỉ vì cái tội hay khoe “trên cao nhìn thấy ông bé tí như con kiến”. Đúng là “ếch chết tại miệng”.
.
“Của Ceasar trả lại cho Ceasar”?
Sau “cơn bão”, không ít người nghi ngờ giá trị quyển từ điển dày
2.111 trang của cố giáo sư Nguyễn Lân liệu có trở về số 0? PGS.TS Phạm
Văn Tình, Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam khẳng định: “Bằng 0 là
không đúng. Cuốn sách của cụ Nguyễn Lân vẫn còn rất nhiều giá trị. Khoan
bàn đến những sai sót, thì đây là dấu ấn nhất định ghi nhận một người
đã bền bỉ, đã ham thích tiếng Việt cũng như yêu quý đất nước mà làm nên
công trình như thế. Công sức đó ta phải ghi nhận. Nhất là khi đó cụ
Nguyễn Lân tuổi già sức yếu. Công trình cũng là dấu ấn một thời”.
Tuy nhiên, PGS.TS Phạm Văn Tình không đồng tình khi nói cuốn sách của
tác giả Hoàng Tuấn Công xuất phát từ một thái độ không thiện ý, bởi
“chứng cứ tường minh, dựa trên những cái đã có để làm rõ vấn đề, cũng
không phải lấy con mắt hiện đại để soi vào quá khứ, đây là thực tế ngôn
ngữ học, thuần túy khoa học. Tức là cái gì của Ceasar, trả lại cho
Ceasar”. Theo tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, việc làm của tác
giả Hoàng Tuấn Công là tốt, bởi “đã gọi là công cụ từ điển, những cái để
lại cho hậu thế, phải chuẩn”. Để vấn đề được khách quan, PGS.TS Phạm
Văn Tình cho rằng, nên có cuộc hội thảo hoặc tọa đàm, mời gia đình cụ
Nguyễn Lân tham dự, “các con cụ có thể thanh minh hoặc nếu có khả năng
nên có sự trao đổi cho rõ”.
Tác giả Hoàng Tuấn Công: Tôi không “ném đá” bất kỳ một cá nhân nào.
.
Tác giả Hoàng Tuấn Công cũng bày tỏ quan điểm của mình trên trang cá
nhân: “Khi viết sách “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân- Phê bình và
khảo cứu”, chúng tôi không nhằm “tấn công” hay “ném đá” bất kỳ một cá
nhân nào”. Anh đưa ra chứng cứ: Từng viết rất nhiều bài phê bình về các
cuốn từ điển tiếng Việt, cũng như các thể loại văn chương, sách công cụ
tra cứu khác… Lý do khiến anh viết cả cuốn sách để bắt lỗi, đơn giản chỉ
là: “Sai ít thì gói gọn trong một bài (hoặc nhiều bài); sai nhiều thì
viết hẳn thành một cuốn sách để hầu bạn đọc”.
Một số người đưa ra giải pháp với cuốn từ điển của cố giáo sư: Với những cuốn từ điển có sai sót lớn không nên tiếp tục tái bản. Thậm chí, có người còn cho rằng, nên thu hồi những cuốn từ điển có sai sót đã được xuất bản và đền bù cho độc giả đã mua sách một cuốn từ điển “nghiêm chỉnh”, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng sản phẩm tinh thần. Cục trưởng Cục Xuất bản, In và phát hành tái khẳng định với phóng viên TPCN, Cục vẫn cho phép xuất bản từ điển của cố giáo sư Nguyễn Lân. Ông đồng quan điểm với PGS.TS Phạm Văn Tình: Từ điển của cố giáo sư Nguyễn Lân vẫn có những giá trị không thể phủ nhận. Tuy nhiên, theo ông Chu Hòa, trong những lần xuất bản tiếp theo (nếu có), ở lời giới thiệu không nên bỏ qua ồn ào vừa qua xoay quanh cuốn từ điển, để bạn đọc có cái nhìn nhiều chiều về cuốn sách.
PGS.TS Phạm Văn Tình không đồng tình với ý kiến của một số độc giả, không tái bản từ điển của cố giáo sư Nguyễn Lân: “Chẳng hạn hiện nay ta vẫn cho in lại cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes (Từ điển Việt-Bồ-La, PV) cuốn đó nhiều thứ bất hợp lí. Những nó là minh chứng có một thời người ta làm cuốn từ điển như thế. Nó mang giá trị lịch sử hơn là tra cứu Với người nghiên cứu thì điều đó vô cùng giá trị”. Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học ví von từ điển “có giá trị lịch sử hơn tra cứu” giống như những phát hiện hóa thạch trong lĩnh vực khảo cổ. Và ông kết luận: “Cuốn từ điển của cụ Nguyễn Lân xuất bản để tra cứu là một chuyện phải bàn, còn để lưu lại một dấu ấn thì không sao cả”.
Một số người đưa ra giải pháp với cuốn từ điển của cố giáo sư: Với những cuốn từ điển có sai sót lớn không nên tiếp tục tái bản. Thậm chí, có người còn cho rằng, nên thu hồi những cuốn từ điển có sai sót đã được xuất bản và đền bù cho độc giả đã mua sách một cuốn từ điển “nghiêm chỉnh”, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng sản phẩm tinh thần. Cục trưởng Cục Xuất bản, In và phát hành tái khẳng định với phóng viên TPCN, Cục vẫn cho phép xuất bản từ điển của cố giáo sư Nguyễn Lân. Ông đồng quan điểm với PGS.TS Phạm Văn Tình: Từ điển của cố giáo sư Nguyễn Lân vẫn có những giá trị không thể phủ nhận. Tuy nhiên, theo ông Chu Hòa, trong những lần xuất bản tiếp theo (nếu có), ở lời giới thiệu không nên bỏ qua ồn ào vừa qua xoay quanh cuốn từ điển, để bạn đọc có cái nhìn nhiều chiều về cuốn sách.
PGS.TS Phạm Văn Tình không đồng tình với ý kiến của một số độc giả, không tái bản từ điển của cố giáo sư Nguyễn Lân: “Chẳng hạn hiện nay ta vẫn cho in lại cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes (Từ điển Việt-Bồ-La, PV) cuốn đó nhiều thứ bất hợp lí. Những nó là minh chứng có một thời người ta làm cuốn từ điển như thế. Nó mang giá trị lịch sử hơn là tra cứu Với người nghiên cứu thì điều đó vô cùng giá trị”. Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học ví von từ điển “có giá trị lịch sử hơn tra cứu” giống như những phát hiện hóa thạch trong lĩnh vực khảo cổ. Và ông kết luận: “Cuốn từ điển của cụ Nguyễn Lân xuất bản để tra cứu là một chuyện phải bàn, còn để lưu lại một dấu ấn thì không sao cả”.
PGS.TS Phạm Văn Tình: Từ điển bị “bắt lỗi” xuất bản để tra cứu là vấn đề phải bàn,
lưu lại dấu ấn thì không sao.
.
.
Không ai lên tiếng vì… tế nhị
Không ít nhà nghiên cứu đã “né” khi phóng viên TPCN ngỏ ý phỏng vấn xung quanh vấn đề “bắt lỗi” từ điển của GS. Nguyễn Lân. Một nhà nghiên cứu xin được giấu tên giãi bày: “Vấn đề này tế nhị, giới khoa học cũng có yếu tố nhân văn, người ta nhìn ra được vấn đề nhưng không ý kiến. Bởi, thứ nhất nể cụ Nguyễn Lân. Thứ hai là con cháu cụ đông, cũng khiếp. Người ta ngại đụng, chẳng phải đầu thì cũng phải tai. Ông Tuấn Công là người dám đương đầu và đủ sức đương đầu, ông ấy có lý lẽ đâu ra đấy, rất giỏi. Ai đã từng đọc Hoàng Tuấn Công, dù không quen thân đều phải công nhận đó là người làm khoa học thực thụ”.
Một nhà nghiên cứu khác lại cho rằng: “Ở Việt Nam, bao giờ cũng coi trọng tuổi tác, truyền thống, coi trọng cao niên. Nhưng trường hợp cụ Nguyễn Lân sai sót lớn quá, khó chấp nhận. Nếu không khéo để thế hệ sau nghĩ rằng đó là khuôn vàng thước ngọc thì e không tiện. Tất nhiên đó là nỗi buồn rất lớn của gia đình cụ Nguyễn Lân. Hoàng Tuấn Công xới lên vấn đề rất đúng, cần thẳng thắn nhìn vào sự thật. Ở ta, thường có một vùng cấm ngầm mà lâu nay chưa thoát ra được. Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp của những người gắn bó với khoa học nước nhà như cụ Nguyễn Lân nhưng chúng ta cũng cần có cái nhìn khách quan trong chuyện này”.
Tuy nhiên, có một hiện thực không thể phủ nhận trong một bộ phận dư luận ở ta. Khi câu chuyện “bắt lỗi” từ điển của cố GS Nguyễn Lân nổ ra, không ít người đã buông lời chỉ trích nặng nề và phủ nhận toàn bộ giá trị tác phẩm của người đã khuất. Đó cũng là một cách tiếp nhận vấn đề cực đoan, kém văn minh. Nên nhớ, chính bản thân cố giáo sư đã từng nhận: “Tôi đã 95 tuổi, một mình soạn quyển từ điển dày 2.111 trang ấy, tất nhiên không thể hoàn hảo được”.
Không ít nhà nghiên cứu đã “né” khi phóng viên TPCN ngỏ ý phỏng vấn xung quanh vấn đề “bắt lỗi” từ điển của GS. Nguyễn Lân. Một nhà nghiên cứu xin được giấu tên giãi bày: “Vấn đề này tế nhị, giới khoa học cũng có yếu tố nhân văn, người ta nhìn ra được vấn đề nhưng không ý kiến. Bởi, thứ nhất nể cụ Nguyễn Lân. Thứ hai là con cháu cụ đông, cũng khiếp. Người ta ngại đụng, chẳng phải đầu thì cũng phải tai. Ông Tuấn Công là người dám đương đầu và đủ sức đương đầu, ông ấy có lý lẽ đâu ra đấy, rất giỏi. Ai đã từng đọc Hoàng Tuấn Công, dù không quen thân đều phải công nhận đó là người làm khoa học thực thụ”.
Một nhà nghiên cứu khác lại cho rằng: “Ở Việt Nam, bao giờ cũng coi trọng tuổi tác, truyền thống, coi trọng cao niên. Nhưng trường hợp cụ Nguyễn Lân sai sót lớn quá, khó chấp nhận. Nếu không khéo để thế hệ sau nghĩ rằng đó là khuôn vàng thước ngọc thì e không tiện. Tất nhiên đó là nỗi buồn rất lớn của gia đình cụ Nguyễn Lân. Hoàng Tuấn Công xới lên vấn đề rất đúng, cần thẳng thắn nhìn vào sự thật. Ở ta, thường có một vùng cấm ngầm mà lâu nay chưa thoát ra được. Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp của những người gắn bó với khoa học nước nhà như cụ Nguyễn Lân nhưng chúng ta cũng cần có cái nhìn khách quan trong chuyện này”.
Tuy nhiên, có một hiện thực không thể phủ nhận trong một bộ phận dư luận ở ta. Khi câu chuyện “bắt lỗi” từ điển của cố GS Nguyễn Lân nổ ra, không ít người đã buông lời chỉ trích nặng nề và phủ nhận toàn bộ giá trị tác phẩm của người đã khuất. Đó cũng là một cách tiếp nhận vấn đề cực đoan, kém văn minh. Nên nhớ, chính bản thân cố giáo sư đã từng nhận: “Tôi đã 95 tuổi, một mình soạn quyển từ điển dày 2.111 trang ấy, tất nhiên không thể hoàn hảo được”.
Nông Hồng Diệu
____________________
Dzung Hoang: Vin vào tuổi tác của cụ Nguyễn Lân (Từ điển từ và ngữ Việt Nam viết năm 90 tuổi và hoàn thành năm 95 tuổi) để xác quyết những ý kiến phê phán công trình của cụ là “thật nhẫn tâm với một người suốt đời chăm lo cho sự trong sáng của tiếng Việt”. Đó là là cách nói ngụy biện, đánh vào lòng thương (argumentum ad misericordiam), thay vì trả lời thẳng vào vấn đề. Chưa kể thực ra, không phải đến Từ điển từ và ngữ Việt Nam năm 2000 mới có lỗi, mà dễ dàng chứng minh những sai sót của cụ ngay từ cuốn đầu tiên Muốn đúng chính tả, xuất bản năm 1949, lúc cụ 43 tuổi, xuyên suốt cho đến cuốn cuối cùng. Nói như An Chi, “Học giả hoặc nhà văn, dù đã quá cố, vẫn phải vĩnh viễn chịu trách nhiệm về những gì họ đã viết” (“Về thái độ của ông Vũ Đức Phúc trong tranh luận học thuật”, Kiến thức ngày nay, số 318, 10/6/1999).
Thao Nguyen: "Không ít nhà nghiên cứu đã “né” khi phóng viên TPCN ngỏ ý phỏng vấn xung quanh vấn đề “bắt lỗi” từ điển của GS. Nguyễn Lân. Một nhà nghiên cứu xin được giấu tên giãi bày: “Vấn đề này tế nhị, giới khoa học cũng có yếu tố nhân văn, người ta nhìn ra được vấn đề nhưng không ý kiến. Bởi, thứ nhất nể cụ Nguyễn Lân. Thứ hai là con cháu cụ đông, cũng khiếp. Người ta ngại đụng, chẳng phải đầu thì cũng phải tai. Ông Tuấn Công là người dám đương đầu và đủ sức đương đầu, ông ấy có lý lẽ đâu ra đấy, rất giỏi. Ai đã từng đọc Hoàng Tuấn Công, dù không quen thân đều phải công nhận đó là người làm khoa học thực thụ”."
Nếu in lại thì nhà xuất bản bỏ tiền túi ra, không được đụng thuế dân, nghe chưa. Không tranh cãi
Trả lờiXóaKhi in ra mà biết không ai mua/không ai dùng thì in làm gì? Lý trí nhà xuất bản ở đâu mô? Và cố tình in ra thì búa rừi dư luận sẽ lại càng dữ dội, vì vậy hãy nghĩ cho thật kỹ?
XóaÀ này, con cháu cụ đông nên góp tiền ra in cụ, đừng lấy tiền dân nhé.
Trả lờiXóa" Con quạ bay lả bay la" thì chỉ ở hành tinh khác chăng?
Trả lờiXóaGS Nguyễn Nân gốc Huế, nhưng con cháu đều ở Hà Lội, thương ra phố ăn Nòng Nợn và hết nời khen Lon Nắm
Trả lờiXóaÔng Nguyễn Lân Trung nói vớ vẩn!
Trả lờiXóa_Thứ nhất: vấn đề ở đây các học giả bàn về tác phẩm của cụ Nguyễn Lân chứ không nói về cụ Nguyễn Lân. Quyển sách của cụ Nguyễn Lân nó vẫn đang sống, đang trôi nổi trong đời thì người ta đem ra mổ xẻ. Ông Nguyễn Lân Trung nên nhớ rằng cuốn sách của cụ Nguyễn Lân nó có số phận và cuộc đời riêng của nó, chẳng liên can gì đến cụ Nguyễn Lân cả!
Thứ hai: ông Lân Trung nói : Do vậy, cách nhìn nhận của mỗi nhà nghiên cứu ngôn ngữ là khác nhau, khó nói cách nhìn này đúng, cách nhìn kia sai. Câu này hoàn toàn vô lý. Nhà nghiên cứu thì phải đi tìm cái cốt lõi, cái hồn, cái ý của người xưa để hiểu đến cái kỳ cùng, đằng này ông Trung nói rằng có quyền nhìn nhận cách này cách kia thì xem ra không ổn! Và học giả Hoàng Tuấn Công giải thích những chỗ sai rất thuyết phục vì người đọc một phần cũng đã hiểu từ trước rồi chứ không phải là bây giờ mới hiểu.
_Thứ ba: phê bình một cuốn sách thì có gì là không thiện ý? Sửa chữa cho đời sau hiểu đúng là trách nhiệm của các bậc thức giả! Ông Lân Trung có nghe nói câu này bao giờ chưa? Đó là: Làm bác sĩ mà sai lầm thì giết một người, làm giáo dục mà sai lầm thì giết muôn đời. Nay ông Lân Trung cho rằng giở lại sách cũ để phê bình là điều đáng ngại thì thật không biết đáng ngại cái gì?
Ông Lân Trung nên chứng tỏ bản lĩnh và tinh thần học hỏi của một trí thức khi đứng trước công trình nghiên cứu của học giả Hoàng Tuấn Công, không nên phát ngôn mất kiểm soát!
Những điều bác Nặc danh10:32 20 nói rất chí lí và thẳng thắn.
XóaTốt nhất là không lên tiếng! Sự việc cứ để dư luận phán xét thì sự tôn trọng sẽ được giữ nguyên!
XóaTốt nhất gia đình ông Nguyễn Lân Trung nên hợp tác với tác giả Hoàng Tuấn Công để hiệu chỉnh lại từ điển của cụ Nguyễn Lân rồi sau đó hãy tái bản. Không nên tái bản mà không sửa chữa.
Trả lờiXóaViệc một cuốn từ điển sai quá nhiều thì nó chỉ còn có giá trị lịch sử mà không còn giá trị tham khảo nữa!
Sách mà sai thì dù sai nhiều hay ít thì cũng phải sửa khi tái bản. Nếu cứ cho tái bản, không chỉnh lý là giết nó. Con cháu thấy sai mà không có hành xử hợp lý với công trình lớn của các cụ, để nó không sống mãi là có tội lớn với cha ông.
XóaTôi hiểu được tình cảm và tâm tư của con cháu cụ Nguyễn Lân, nhưng không đồng ý với cách nhìn nhận vấn đề của họ. Nếu lập luận như họ thì cái gì thuộc về những người quá cố thì không thể bàn và không được bàn.
Trả lờiXóaCần tôn trọng giáo sư Nguyễn Lân càng cần tôn trọng Hoàng Tuấn Công.Một người khổng lồ có sai sót và một người giúp hoàn thiện nó.Không nên tranh cãi mang tính "hơn thua" mà Từ điển là phương tiện cho nhiều người trong lao động khoa học. Thấy sai mà không sửa mới là sai. Người VN, nhất là những nhà khoa học cần tiên phong trong học thuật để cùng tiến về phía trước. Trong nhiều lĩnh vực người VN còn nặng ý thức hệ phong kiến lắm.
Trả lờiXóapgs.Lan Dung, Lan Trung đều cãi rất dở, tự mâu thuẫn,không biết qui tác làm văn nghị luận:
Trả lờiXóa- "Bố tôi làm từ điển lúc 90- 95 tuổi" không phải là luận cứ khoa học nếu chưa nói chính nó phản biện lại người nói.
- Thiếu thiện chí ? là nhận xét võ đoán và cảm tính. Không dẫn chứng. Chẳng lẽ mặc kệ sách cụ sai thì mới là ...thiện chí ?
"Hùa 1 chút": Cứ ai già cũng được phép làm sai thì loạn xã hội à?
XóaKhoa học là khoa học. Hết nơron thần kinh thì đi nghỉ. Không ai ưu ái cho 1 nhà làm khoa học thiểu năng (đây đang nói chung chứ không cố ý xúc phạm ai) để rồi cho ra kết quả không khách quan và thiếu trung thực.
Mình không rành vụ chữ nghĩa này lắm nến không lạm bàn cuốn từ điển của GS N.Lân đúng sai .Nhưng nói như anh N.L.Trung là không đúng và hình như cũng coi thường trình độ tiếng Việt của các nhà ngôn ngữ học VN .
Trả lờiXóaTheo tôi được biết thì ở MB trước 1954 cũng có vài tác giả các cuốn TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT khá công phu và ở Miền Nam trước 1975 cũng có vài cuốn của vài tác giả .Về trình độ , danh tiếng và nội dung từ điển thì tốt hơn rất nhiều so với cuốn của gs N.Lân .Vậy tại sao không tái bản những cuốn đó ???
Hay như tác phẩm dịch từ tiếng nước ngoài : Đỉnh Gió Hú của nhà văn Nhất Linh và Đồi Gió Hú của Trần Dương Tường .Với Đỉnh Gió Hú của Nhất Linh rất hay thì không được tái bản ,trong khi Đồi Gió Hú của .T.D .Tường thì hầu như sao chép và sửa 1 ít thì lại được xuất bản và PR .Một dạo cũng bị nhiều người chỉ ra và tranh luận nhưng cuối cùng cái hay ,cái đẹp lại bị vứt xó , thảm thương cho số phận con người và tác phẩm của Nhất Linh .
Các tác phẩm của những con người tài năng ngày trước cũng gần Gióng như con đường quốc lộ ở Tiền Giang đang còn tốt thì bị BOT trải 1 lớp mỏng manh lên rồi bảo của BOT .Và đã bị dư luận bóc mẻ lớp thảm nhựa đểu lại vơ vào mình .
Thì văn chương chữ nghĩa cũng cần những người như Tuấn Công Thư Phòng làm rõ ràng .Nước Nam vẫn còn nhiều người giỏi tiếng Việt chứ đâu phải 1 mình 1 chợ đâu mà sợ Tuấn Công !
Nếu T.Công luận giải đúng đó là điều may mắn cho tiếng Việt ,nếu T.Công sai thì luận giải T.Việt của GS.N.Lân càng thêm danh tiếng .
Làm khoa học mà cứ u ,u mê ,mê mập mờ thì gây họa lớn
Học thuật là phải công minh. Ai sai hoặc có gì khuất tất trong nhận định vấn đề thì phải bày tỏ ra công luận. Ví như bộ "Rong chơi miền chữ nghĩa - An Chi" cũng là một dạng như vậy. Tôi rất thích những công trình phản bác và bày tỏ quan điểm như bác Công đã thực hiện.
Trả lờiXóaKính trọng người cao tuổi, nhất là người đó vẫn hăng say lao động mong đóng góp cho đời trong khi độ tuổi đó nhiều người ăn rồi vẫn bảo chưa ăn là một việc hoàn toàn khác.Viết từ điển lại là vấn đề khác, Nếu con cháu của cụ Lân thấy không hợp lý thì nên phản biện lại một cách khoa học, tôi tin mọi người sẽ rất đồng tình chứ không nên trách cứ theo cảm tính. Đừng vì sự háo danh của gia đình mà mà tác hại không nhỏ là: Làm méo mó đi ngôn ngữ của cả một dân tộc. Cái gì thì sự thật cũng chỉ có một, nếu cứ để kéo dài thì cái giá càng phải trả nặng hơn.
Trả lờiXóaAnh Lân Hùng là PGS TS nói chưa hợp học hàm học vị. Hoàng Tuấn Công (HTC) chưa có tiếng tăm gì, anh gần như nông dân, mà bắt lỗi một Giáo sư, một Quốc sư đâu có dễ dàng gì. Đáng mừng là kiến thức, dẫn giải của HTC thuyết phục đáng nể trọng. Nếu là PGS TS thì nên nói, HTC sai chỗ nào về phương pháp về ngữ nghĩa. Phàn nàn về "thiện trí" là chính trị, ngoài khoa học. Dân Việt cần một thứ tiếng Việt trong và sâu. Cụ Nguyễn Lân hiểu đúng nhiều từ và cũng hiểu sai 'bộ phận không nhỏ'. Sai thì sửa. Sai không sửa là chính tri. Thật ra, cũng vương một chút, dư luận ồn hơn là vì muốn "nắn" cái sự 'này khác' của các Hội đồng vinh danh thần thánh cụ Nguyễn Lân ngoài khoa học. Người đời vẫn trân quí cụ Nguyễn Lân thực, cụ có đúng có sai. Người Việt LÃI TO vì có thêm Danh sĩ đồng quê Hoàng Tuấn Công và hiểu rõ chân lí "danh nhân trí sĩ nằm trong đám thường dân, hiếm trong đám mũ cao áo dài".
Trả lờiXóaMình không biết HTC là ai song qua những gì mình đọc được thì mình rất cảm phục nhà nghiên cứu này ! Những gì anh viết về 2 cụ Nguyễn Lân và Vũ Khiêu đều rất chính xác và khoa học. Là một người ngoại đạo, mình còn nhận ra điều đó thì chẳng có lý do gì để không tiếp thu những ý kiến của HTC để cho cuốn từ điển được tốt hơn lên
Trả lờiXóaTôi vẽ một bức tranh khổ lớn, chữa lên chữa xuống tính ra trên những 15 năm. Khách chơi tranh không mua, dù tôi trình bày rằng tôi dây dưa vì nó kể đã ngần ấy khổ công... Tôi không trách người mua, chỉ trách mình bất tài. Người ta mua tác phẩm chứ không mua sự miệt mài 15 năm của tôi (!)
Trả lờiXóaCũng xin bái phục sự kiên nhẫn cho sở thích của quý Ngài. Ngài thích hội họa nhưng năng khiếu hay hoa tay tầm tầm bậc trung nhưng lại có ý chí làm ra cái gì đó để đời và thật dũng cảm nói ra là mình kém chứ không như khối kẻ biết là đến cuối thế kỷ này không biết bức tranh XHCN có hoàn thành không nhưng vẫn cố bắt mọi người theo cái ý tưởng viển vông ấy, tôi cũng mạnh dạn mách nước với Ngài Duệ là: Lĩnh vực văn học-nghệ thuật nên thân với anh Thỉnh thì xấu tốt cũng OK; Còn các vị cứ ý kiến ý cò về Tác phẩm của Cụ Nguyễn Lân, cụ ngoài 90 mà không ngại mệt vẫn lao động cật lực thế là quý, còn thành quả đó có để dùng hay tự đào thải thì sẽ tự nhiên thôi vì đó là VĂN HÓA và trong xã hội loài người nhiều kiệt tác vô danh vẫn trường tồn theo thời gian.
XóaÔng Các Mác viết sách mạt sát tiền bối như Kant, Hegel...thì ok? Ở phương Tây lại thiếu gì sách phê bình sát ván Các Mác! Tây nó vậy nên mới tiến bộ, còn ta thì cứ sợ "phải đầu phải tai" nên học thuật hèn nhược, khoa học tiêu điều. Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng từng mắng bọn hủ nho này là theo "cái học trành hồ" (ma quỷ!) (Xem lời tựa của Huỳnh Thúc Kháng cho quyển Khổng Học Đăng của Phan Sào Nam). Bọn trành hồ bây giờ hầu hết đều mang mác "giáo sĩ, tiến sư". Tởm!
Trả lờiXóaLàm khoa học thực thụ mà nói như PCS TS Trung (thiện ý, thiện chí...) thì đúng là một mình một chợ rồi.
Trả lờiXóaTôi nể phục Hoàng Tuấn Công về phương pháp làm việc, về kiến thức và tư cách "dám đụng vào vùng cấm" xưa nay.
Còn cuốn từ điển của cố nhà giáo NL thì nên xuất bản tiếp ở phạm vi gia đình.
Từ điển của cụ NL mang ý nghĩa LỊCH SỬ lớn còn ý nghĩa về mặt KHOA HỌC TRA CỨU thì không có.
Trả lờiXóaCả viện hàn lâm khoa học, bao nhiêu nhà ngôn ngữ với học hàm học vị GSTS vậy mà nín thinh trước hàng loạt sai sót có hệ thống của rất nhiều cuốn từ điển mà cụ NL là tác giả.
Những vị trong hội đồng trao giải thưởng NHÀ NƯỚC cho công trình từ điển của cụ NL là những ai ??? Phải công khai tên tuổi, chức danh, học hàm học vị của họ để thiên hạ CHIÊM NGƯỠNG !!!
Cẩn thận khéo không lại bể mẹ nó cái hũ mắm ra thì ăn cho hết .Không chỉ gói gọn ông Nguyễn Lân , ,bộ từ điển ,con cháu ông Lân ,ông Hoàng Tuấn Công và những người ủng hộ , mà nếu xé cho to ra ,thì đủ các loại người và tổ chức dính trong đó .Tóm lại ,chỉ làm rõ nét 2 chữ :NÔ LỆ !
Trả lờiXóaĐể xảy ra việc này tôi thấy:
Trả lờiXóa1. Tác giả Nguyễn Lân chịu 10 % trách nhiệm, vì cụ đã làm một việc mà cụ không hiểu biết, với những người không hiểu biết như cụ, người ta thương hại hơn là quy tội.
2. Con cháu cụ chịu 50 % vì các vị quá tự tin mà không giúp cụ đọc soát bản thảo. Đến khi Từ điển bị phát hiện sai sót thì lẽ ra phải xem ngay, sửa ngay, cám ơn người phát hiện, xin lỗi độc giả (thậm chí hoàn lại tiền mua sách cho họ), đằng này ỉm đi, giấu giếm, tưởng cha mình thành danh (?) thì không ai được đụng đến.
3. Nhà xuất bản, biên tập viên chịu 40% vì các ông không hề đọc các tác phẩm của cụ, mà chỉ căn cứ vào những lời người ta ca tụng cụ, rồi bị thôi miên ngay.
Không biết sinh ra mấy cái viện khoa học xã hội để làm gì nhĩ. Tại sao trước đây không nói đi để người ngoại đạo nói giúp. Nà giờ đã biết rồi, sao vẫn im như thóc?
Trả lờiXóaTôi nghi ngờ bằng cấp đám con cháu cụ Lân. Bởi sự thật thế mà còn thanh minh là sao. Đây là học thuật chỉ có sai và đúng. sao lại ca cẩm người phê phán cái sai? Chỉ có cacsoong như cha ông mình không biết sai đúng là gì chắcc
Trả lờiXóaPGS.TS Phạm Văn Tình: Từ điển bị “bắt lỗi” xuất bản để tra cứu là vấn đề phải bàn,
Trả lờiXóalưu lại dấu ấn thì không sao.
.Hì lưu kho chứ?
Gạn đục khơi trong, đừng nhắm mắt uống cả hoặc đổ đi tất cả. Đó là phương châm hành xử khoa học và đạo lý chân chính cần được mọi người quán triệt. Giữ lấy cái đúng, bỏ đi cái sai thì mới tiến bộ. Biết thì ít mà chưa biết thì nhiều... Dám khuyên ai ai đừng vì cái sự "tiểu khí" mà làm hỏng chuyện lớn!
Trả lờiXóaTôi có ý kiến thế này
Trả lờiXóaTừ điển cụ Nguyễn Lân tất nhiên là không sai cả cuốn, nhiều từ cụ giải thích đúng. Ta phải ghi nhận những câu đúng của cụ ấy chứ. Tỷ lệ đúng có lẽ phải chiếm 60-70%, phải không ạ? Như thế là từ đúng vẫn chiếm đa số, sai chỉ là thiểu số. Bởi thế, không nên phủ toẹt cả cuốn sách. Theo tôi, gia đình cụ Nguyễn Lân, mà người nối nghiệp ngôn ngữ là ông Nguyễn Lân Trung, nên mời các nhà ngôn ngữ học, trong đó tất nhiên có cả anh Hoàng Tuấn Công, cùng sửa chữa cuốn sách cho hoàn thiện. Khi xuất bản thì đề tên tác giả là Nguyễn Lân và các cộng sự (nêu rõ tên cộng sự là ai), và chia nhuận bút sòng phẳng cho mọi người. Đó là một thái độ mà trong bóng đá (lĩnh vực bác Lân Trung dính máu ăn phần đấy nhé), họ gọi là Fair play - chơi đẹp. Chứ cứ sừng sộ lên, chỉ tổ ăn gạch đá của thiên hạ.
Chuẩn, bác nói hợp tình hợp lý. ý kiến đúng mực không quá khích. Tôi cũng thấy là không nên phủi toẹt cả cuốn sách của cụ Lân, chữ nào cụ giải thích đúng thì phải ghi nhận chứ.
XóaGia đình các con cháu của cụ Nguyễn đã cố tình đồng nhất việc phản biện khoa học khách quan với sự công kích cá nhân. Nếu là góc nhìn của một gia đình khỏa bảng như vậy thì hỏng hết rồi.
Trả lờiXóaNên lấy hai cái phó giáo sư của bác cháu Trung- Hiếu gộp lại làm Giáo sư, lấy hai cái tiến sỹ gộp lại thành tiến sỹ khoa học tặng Hoàng Tuấn Công
Trả lờiXóaTôi đề nghị viện Hán Nôm nhận Hoàng Tuấn Công ngay
Trả lờiXóaCụ già lẫn đến nỗi ỉa ra chiếu làng ở giữa sân đình , hậu thế cũng phải ngửi, không được dọn đi. Đây là ngôn ngữ của giống nòi , xã hội phát triển thì ngôn ngữ cũng được gọt giũa phong phú thêm lên. Từ điển tiếng việt là sách tra cứu , nên phải chuẩn chứ không tào lao như giải thích của cụ được> Ông Nguyễn Lân Trung lý sự cùn, mẹ hát con khen quá trơ trẽn “ở thời đại công nghệ người ta nghĩ từ này có nghĩa thế này nhưng trước đây quan niệm của các cụ lại nghĩ khác”
Trả lờiXóaĐúng! Con cháu cụ giáo Lân nên suy nghẫm ý kiến này.
XóaTriệu like cho các comments trên.Theo tôi,trước hết, con cháu cụ Nguyễn Lân nên định nghĩa lại xem khoa học là gì?tính chất và mục đích của nó? Nếu sử dụng thiện chí hay tình cảm cá nhân liệu còn gọi là khoa học nữa ko? Chẳng phải Aristotle đã từng nói, thầy tôi rất quý nhưng chân lý còn quý hơn sao? Vậy Aristotle phê phán Platon là thiếu thiện chí à? Thứ 2,nếu Nguyễn Lân Trung nói là ngôn ngữ mỗi giai đoạn khác nhau nên ko thể nói cái này hay cái kia sai được? Cái này có thể đúng trong trường hợp cụ thể nào đó và cần phải cho dẫn chứng mới gọi là khoa học, anh đang nói ngôn ngữ lại vd thư pháp vậy có dc ko. Chú ý, ở đây anh cần đưa ra vd và luận cứ dựa trên quyển sách của cụ Nguyễn Lân và tác giả HTC từ đó đưa ra những lập luận khoa học nhằm chứng minh cho ý kiến của mình. Cuối cùng, tôi thấy, cả gia đình con cháu cụ ko cho tôi thấy 1 lý lẽ nào để chứng minh quan điểm của cụ Nguyễn Lân và cả quan điểm của mình đúng cả. Trong khi, tác giả HTC thì ngược lại, lý lẽ nằm ở 1 quyển sách đầy dẫn chứng thuyết phục. Độc giả đâu phải bị thiểu năng đâu.
Trả lờiXóaVụ từ điển nên dừng lại thôi. Công trình của ông Hoàng Tuấn Công đã chỉ ra cái sai rất xác đáng. Cụ Lân Dũng đã mất, con cháu cụ cũng không vie thế mà bức xúc. 90 - 95 tuổi nếu cụ viết thì nên khuyên cụ ngừng. Đòng hồ sinh học sắp ngừng thì viết lách cái gì nữa! Mà có viết thì để bản thảo làm kỷ niệm, in, phát hành làm chi.
Trả lờiXóaThế mới biết, nước ta có nhiều giáo sư, phó giáo sư quá, thạc sĩ, tiến sĩ thì đông như quân Nguyên nhưng có bao nhiêu vị có công trình nghiên cứu cho đàng hoàng, có áp dụng vào thực tiễn và để lại cho hậu thế? Ít quá. Ông Công chẳng có học hàm học vị chi, tiếng tăm cũng chẳng có. Đùng một cái ông cho ra đời cuốn sách, mà là laoji sách phê bình dày tới 600 trang thì quả là một người có tâm. Thấy cái sai nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc "trông người" nên ông viết ra. Thế mới hay, tài giỏi đâu phải chỉ ở bằng cấp!
Quyển từ điển không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có giá trị tra cứu, đối chiếu, dịch thuật. Nếu nó sai, thiệt hại mang lại cho muôn đời sau là chuyện khó lường.
Trả lờiXóaĐáng ra phải có chai rượu đến cám ơn Tuấn Công thì mới đúng, Hiếu, Trung ơi. Các cháu dại quá
Trả lờiXóaPhen này ông quyết lên trăm tuổi
Trả lờiXóaViết bậy lung tung vẫn được khen
ngu quá chừng
Trả lờiXóaTÔI PHẢN BÁC CÁI GỌI LÀ "GIÁ TRỊ LỊCH SỬ"
Trả lờiXóaCỦA CUỐN TĐ CỦA CỤ NL
Đã nói lịch sử thì nó phải: 1. Thuộc về quá khứ; và 2. Quá khứ ấy phải là một thời kỳ khác hẳn (có lằn ranh) với hiện tại. Cuốn từ điển của Nguyễn Lân ra đời năm 2000, về mặt tiếng Việt, gần như không khác gì bây giờ. Nhiều nhất thì bây giờ cũng chỉ có thêm một số từ ngữ mới, chứ nghĩa của từ ngữ (chuyển nghĩa, mở rộng nghĩa, thu hẹp nghĩa) thì chưa có gì biến đổi. TĐ giải nghĩa sai (nếu đúng như Hoàng Tuấn Công và dư luận hiện nay chỉ ra) là sai ngay với tiếng Việt ở thời điểm ấy rồi. Vậy “giá trị lịch sử” ở chỗ nào? Dáng buồn là không chỉ con cháu cụ NL, mà đến PGS Phạm Văn Tình, Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học VN cũng nói như vậy. Lại so sánh với “tính lịch sử” của TĐ Việt – Bồ – Latin của A.de Rhode nữa thì quả là quá liều.
Nếu nói về "độ tuổi", so với các cuốn từ điển hiện hành, cuốn từ điển nói trên của cụ Nguyễn Lân vào loại trẻ, rất trẻ là khác. Cuốn "Từ điển tiếng Việt" do Hoàng Phê chủ biên ra đời từ 1987, trước cuốn của Nguyễn Lân 13 năm, tái bản liên tục cho đến bây giờ, có lẽ có số người sử dụng lớn nhất trong các cuốn từ điển tiếng Việt. Về mặt giải nghĩa, TĐTV của Hoàng Phê chủ biên đến nay chưa hề lạc hậu. Có thể nói nó là cuốn từ điển tiếng Việt có uy tín nhất trong nhiều thập niên qua, "chấp" tất cả những từ điển tiếng Việt ra đời sau nó. Vậy thì TĐ của Nguyễn Lân ra đời sau 13 năm sao đã thành “lịch sử” được?
Nếu PGS Phạm Văn Tình và con cháu cụ NL muốn khẳng định "giá trị lịch sử" của cuốn từ điển của cụ Nguyễn Lân thì chỉ cần làm một thao tác đơn giản: chứng minh nghĩa của những từ ngữ bị Hoàng Tuấn Công và dư luận hiện nay cho là giải nghĩa sai nhưng thực ra rất đúng với "thời điểm lịch sử" khi soạn cuốn từ điển ấy. Thế thôi.
Thưa Đào tiên sinh,
XóaTừ "lịch sử" ở đây có thể hiểu đó là cách nói nhẹ nhàng thay cho chữ "kỷ niệm" mà thôi! Từ điển mà đem làm "giá trị lịch sử' thì không đúng chức năng của từ điển rồi! Từ điển Larousse của Pháp có hàng trăm năm nay, người ta chỉ xuất bản version mới nhưng vẫn lấy tên Larousse Thiển nghĩ như vậy và chắc là nhiều người cũng nghĩ như thế!
Thưa các bạn!
Trả lờiXóaCó thể nói, Hoàng Tuấn Công (HTC) đã nhiều trăn trở khi quyết định xuất bản quyển sách này, vì anh chỉ đơn giản là Chân lý phải trả lại cho Chân lý bất luận thứ ngụy biện này nọ, bản thân HTC cũng đã nêu rõ quan điểm về việc lý giải thuật ngữ dạng này dưới nhiều quan điểm, góc độ và Ông cũng đã đưa ra quan điểm của mình sau rất nhiều tham khảo, lý luận và thực tiễn.
Tôn trọng Cụ hay những người đã khuất là bản chất của nền văn hóa Dân tộc, nhưng dựa trên cái này để tiếp tục duy trì một cái sai và cái sai khiến cho các thế hệ mai sau sẽ hiểu sai và rồi cuối cùng sẽ mất hết, mất cả con người, mất cả một vốn ngôn ngữ đồ sộ mà người xưa đã tạo ra, ...
Việc cố xúy hay "Không chịu sửa sai" vì người đã khuất với những cái sai rõ mười mươi, hay vốn đã được tôn vinh là việc làm của một nền Ngụy Học thuật, Ngụy khoa học, ... và dù bất luận như thế nào cũng không chấp nhận được.
Đáng lẽ chúng ta cứ nhân danh Cụ mà chỉnh sửa, mà tiếp thu ý kiến chuyên gia giỏi, cứ cầu thị, ... khi tái bản, ... thì đâu đến nỗi như thế này.
Chả nhẽ tôn trọng Cụ 90 tuổi vẫn miệt mài làm việc mà lại chấp nhận những cái sai, chưa chính xác, ... để cho hậu thế tra cứu thì nguy hiểm thật.
Một công trình khoa học, nhất là về lĩnh vực văn hóa mà lại đồ sộ như Tự Điển của một ngôn ngữ nào đó, khi hoàn thành lần đầu không thể tránh được những thiếu sót hoặc nhầm lẫn, sai sót, nhầm lẫn thì tất nhiên phải hiệu đính, chỉnh sửa, bổ sung. Nếu cụ Nguyên Lân còn sống thì tác phẩm của cụ khi cụ xem lại thấy thiếu sót thì cụ chỉnh sửa lại ngay, nhưng đáng tiếc cụ đã mất, vậy thì tác phẩm của cụ để lại đó. Những người có trí tuệ và có tâm nên bỏ công sức ra chỉnh sửa, bổ sung cho thật chuẩn, nước ta mà có một nền văn hóa chuẩn mực thì không thể có chuyện giẫm đạp lên nhau mà tranh cướp lộc, Lễ và Hội phải thanh bình và yên vui, người làm Quan thì Bổng và Lộc nên đủ sung túc cho cả nhà đến ba đời thôi chứ đừng có vơ vét trắng trợn để cho cả Họ hàng hang hốc mười đời ăn không hết như bây giờ. Trong trường học không có học sinh đánh nhau, ngoài xã hội người Trẻ thì lễ phép, người Già thì mẫu mực, chắc cụ Nguyên Lân mong muốn thế. Nhưng các ông con của cụ, cũng là người có học hành tử tế, cũng hàm nọ, chức kia, lại có gien của cụ mà hơi bị hồ đồ. Nếu tác phẩm này cụ dặn các con không được cho ai xem thì các vị hờn dỗi, trách cứ còn nghe được. Đằng này, cụ đã để lại cho xã hội mà cũng nhận được giải nọ danh kia lại phát ngôn kiểu đó thì hư quá, bôi bác Cụ quá lắm. Nếu cụ còn sống và còn khỏe thì chắc mấy thằng con giai sẽ bị mấy roi vào đít vì cái tội lười, không chịu đọc mà còn lắm nhời không đâu.
XóaVẫn nên tái bản, nhưng trên trang bìa 1 phải ghi rõ:
Trả lờiXóaSẢN PHẨM NÀY KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC
VÀ KHÔNG CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH.
Hay:
Xóa"SÁCH NÀY TRÌNH BÀY QUAN ĐIỂM CỦA TÁC GIẢ. KHÔNG BẮT BUỘC NGƯỜI ĐỌC PHẢI TUÂN THEO."
Gia đình và các vị chức sắc PGS, GS, TS, Tổng thư ký, Chủ tịch này nọ.. càng biện bạch bảo vệ những cái dở trong công trình của cụ Nguyễn Lân , chỉ càng thể hiện rõ hơn bằng chứng về một kiểu tư duy khoa học "bắt vít" của mình mà thôi!
Trả lờiXóaPGS.TS Phạm Văn Tình không đồng tình với ý kiến của một số độc giả, không tái bản từ điển của cố giáo sư Nguyễn Lân: “Chẳng hạn hiện nay ta vẫn cho in lại cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes (Từ điển Việt-Bồ-La, PV) cuốn đó nhiều thứ bất hợp lí.
Trả lờiXóa_______________
Từ điển Alexandre de Rhodes vẫn có giá trị học thuật, tra cứu khi cần đọc những văn bản cổ thời đó, nhất là giáo dân rất cần từ điển của Alexandre de Rhodes nên không thể xem là bất hợp lí. Không có từ điển nào là cổ, là vô dụng, chỉ có từ điển soạn sai, không dùng được mà thôi!
Sách của cụ Nguyễn Lân được nói là "có giá trị lịch sử" thì phải hiểu là được cho vào viện bảo tàng vì không dùng được. Còn như các bộ từ điển Encyclopedia hay Larousse người ta chỉ phát hành phiên bản mới nhưng các phiên bản cũ hàng trăm năm trước cũng vẫn dùng được tốt và vẫn lưu hành, thậm chí còn đắt giá cho giới sưu tầm sách cũ!
Trả lờiXóaNeus nói có giá trị lịch sử chẳng hóa ra nền học vấn của Việt Nam sau cách mạng mông muội thế này ư? Một ông giáo dạy văn trọn đời viết ra kiến thức như thế ư? Là quốc sư ư?
Trả lờiXóaHoá ra là cây đại thụ không có lõi.
Xóa[Trích]
Trả lờiXóaPGS-TS Nguyễn Lân Trung, con trai của cố giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân.
Anh cho biết hoàn cảnh ra đời của cuốn từ điển gây bão: “Bố tôi làm cuốn sách này trong 5 năm, khi đã 90-95 tuổi.
[Hết trích]
À, ra vậy. Tôi cho rằng một người ở tuổi xế chiều, thật ra là quá xế chiều, thì sự làm việc của họ tất nhiên là đầy sai sót.
Người ở tuổi ấy, các hãng hàng không còn không cho bay (làm hành khách máy bay) nữa kìa.
Theo tôi, tốt nhất là thế này :
Trả lờiXóaAi thích kính trọng cụ Lân thì cứ thích.
Còn cuốn "tự điển" mà cụ viết đã có nhiều chỗ sai, nhiều lỗi (mà không phải chỉ anh HTC nói thì mọi người mới biết) thì KHÔNG NÊN BỎ TIỀN CỦA DÂN RA ĐỂ TÁI BẢN NÓ NỮA ! Chắc rằng sau này chằng ai dùng nó để tra cứu gì cả ! Ta để cuốn đó cho con cháu Cụ Lân dùng làm vật báu cho họ tộc NGUYỄN LÂN !
Cách đây đã lâu . Ở quê tôi có ông cụ ngoài 90 tuổi . con cháu đi vắng cả , một mình cụ nấu cơm , nhóm bếp mãi không được , cụ đem xăng ra nhóm . lửa bốc cháy cả nhà , lan sang cả mấy nhà hàng xóm chịu vạ lây .
Trả lờiXóaTrong trường hợp này , các con cháu của cụ đã sang hàng xóm xin lỗi và bồi hoàn cho họ .
Trường hợp cụ Lân cũng vậy thôi . Tôi thấy các con cháu cụ Nguyễn nên xử sự hợp lý hơn . Đừng mang cái lý " Già " ra để bênh che những sai lầm . Hai chuyện này khác nhau .
Nguyễn Lân vạn thế sư biểu !
Trả lờiXóaTưởng cụ Lân hạn hẹp hiểu biết, hóa ra con cháu cụ cũng thế
Trả lờiXóaĐừng trách học sinh sai phát âm, sai ngữ pháp và không yêu thích môn văn nữa nhé
Trả lờiXóaNhìn bác Lân Trung gầy cả yến thịt biết đang lo việc in từ điển của cha
Trả lờiXóaCon cháu cụ nên thay cha xin lỗi Nhân dân VN và cảm ơn học giả Hoàng tuấn Công mới phải(riêng tôi gọi anh là học giả vì tính chất công việc anh làm, thế thôi)có thế mới vớt vát thanh danh cho gia tộc Nguyễn Lân, đừng cố cãi vã tự hạ thấp mình nữa!
Trả lờiXóaGiá từ điển này chỉ dùng trong gia đình cụ thì hay biết mấy nhĩ
Trả lờiXóaTôi đề nghị kỷ luật NXB đã in bậy bạ bôi xấu chế độ
Trả lờiXóaChưa thấy bác Lân Dũng lên tiếng nhĩ?
Trả lờiXóa90- 95 tuổi còn viết sách là tham quyền cố vị trong học thuật rồi
Trả lờiXóaNếu cuốn từ điển của cụ Nguyễn Lân có giá trị cần cho hậu thế thì nên giao cho Hoàng Tuấn Công để hiệu chỉnh lại rồi hãy tái bản. Ở trang bìa ghi rõ "Tác giả Nguyễn Lân, Hiệu chỉnh Hoàng Tuấn Công".
Trả lờiXóa