Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Cà phê Thứ 7: XUNG ĐỘT VĂN HOÁ ĐÔNG TÂY BUỔI BAN ĐẦU


Cà phê Gặp gỡ & Đối thoại với TS Ngô Hương Giang
Chủ đề: XUNG ĐỘT VĂN HOÁ ĐÔNG TÂY BUỔI BAN ĐẦU
Chủ trì: Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên.


Vào hồi 14h30 chiều thứ bảy, 26/08/2017
tại SALON VĂN HÓA quán CÀ PHÊ THỨ BẢY,
số 3A Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm,Hà Nội.


Khởi từ suối nguồn tinh hoa Khổng học Trung Quốc, Nho Giáo đã rẽ nhánh đẻ dòng mạnh mẽ sang các nước đồng văn, đồng thời không ngừng gây ảnh hưởng tới tiến trình phát triển tư tưởng của các dân tộc đó. Quá trình du nhập và tiếp biến của Nho giáo trong tư tưởng, văn hóa Việt Nam gắn liền với những biến động, vặn mình của lịch sử dân tộc. Trong những giai đoạn biến thiên của lịch sử dân tộc, Nho giáo đã được “dân tộc hóa” và “hiện đại hóa” nhờ vào đội ngũ trí thức yêu nước. Theo đó, vận mệnh của Nho giáo Việt Nam luôn gắn liền với quá trình thực hiện trách nhiệm của Nho sĩ đối với hiện trạng đất nước. Đó là quá trình mà độ kênh giữa hai cặp phạm trù “Trung tâm – ngoại vi”, giữa “Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của nó” không tác động trực tiếp đối với bản chất tư tưởng đặc thù quốc gia – dân tộc.


Lịch sử tư tưởng Việt Nam cận, hiện đại được xem là sự “chuyển dạ” nhiều đau đớn trong cơn biến động của thời đại, giằng co giữa cái cũ và cái mới, giữa đạo đức thánh hiền với sự gia nhập bất khả cưỡng của văn hóa phương Tây, của đạo Cơ Đốc theo chân người Pháp xâm chiếm dân tộc. Thái độ trí thức của tầng lớp Nho sĩ trong hoàn cảnh ấy đã đẩy Nho giáo vào quá trình hiện đại hóa tư tưởng mang màu sắc dân tộc. Việc canh tân Nho giáo, mà nói rộng ra là canh tân tư tưởng Việt Nam giai đoạn này gắn liền với sự canh tân một cách toàn diện về mặt văn hóa của đội ngũ trí thức.

TS Ngô Hương Giang, sinh năm 1985, chuyên ngành Triết học Phương Tây, hiện làm việc tại Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Hướng nghiên cứu chính theo đuổi: Hiện tượng học;Thông diễn học; Triết học liên văn hoá và Nhân chủng học triết học.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét