Ảnh chụp bộ sách Lịch sử Việt Nam.
VỀ BỘ SÁCH "LỊCH SỬ VIỆT NAM" 15 TẬP
ĐANG GÂY XÔN XAO DƯ LUẬN
25-8-2017
Trong tuần vừa qua, sau bài phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ với PGS. TS
Trần Đức Cường, có nhiều luồng ý kiến xoay quanh bài trả lời phỏng vấn
này khi ông Cường đưa ra thông tin bộ sách có những điểm mới.
Ông nói, “Chính quyền Việt Nam Cộng hoà là một thực thể ở miền
Nam Việt Nam. Nó tồn tại trong gần 21 năm. Năm 1954 còn có một thể chế
nữa gọi là Quốc gia Việt Nam. Sau đó đến 1955 thì Ngô Đình Diệm mới phế
Bảo Đại để làm quốc trưởng, sau đó trưng cầu dân ý, bầu tổng thống…
Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam cộng hoà, mọi người vẫn hay
gọi là nguỵ quân, nguỵ quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách
đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn.”
Do đoạn trả lời này, rất nhiều người đã tin rằng bộ sách sử có điểm
sáng, viết trung thực hơn, và từ đó hi vọng (tin rằng) chính quyền hiện
tại đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực trong việc làm sử. Nhiều
người cũng cho rằng đó là một động thái thừa nhận VNCH của chính quyền
hiện tại trong bối cảnh cần giữ biển đảo. Có người còn lạc quan hơn khi
dựa vào đó để lập luận rằng chính quyền đã chịu thừa nhận VNCH vì sự đấu
tranh không ngừng nghỉ của những người tranh đấu… Nhiều tranh cãi đã
diễn ra xung quanh vấn đề này. Ồn ào.
Với tinh thần phản biện phải có chứng cứ, ông anh mua sách. Tôi chưa
có đủ thời gian để đọc trọn bộ 15 cuốn với hơn 10.000 trang giấy. Nhưng,
lật giở những đoạn lịch sử hiện đại trong cuốn 12, thì thấy đó vẫn là lịch sử đảng mở rộng, không khác các sách tuyên truyền. Nó không phải là sách sử.
Ví dụ như sự kiện cải cách ruộng đất, sử vẫn viết đó là chính sách
đúng đắn, sai lầm là do trong một thời gian ngắn phải huy động nhiều cán
bộ để thực hiện nên họ chưa được quán triệt đầy đủ nên sai lầm. Sách có
đề cập đến việc sửa sai nhưng không hề nêu lên con số người chết vì cái
sai đó. Họ vẫn cho đó là một cải cách đúng để chia lại ruộng đất cho
dân và dân phát triển từ đó. Quy địa chủ sai, sau đó sửa sai thì sách sử
lại ghi là “sửa cho…không còn là địa chủ.” Cái từ “sửa cho” đó nó thể
hiện sự ban ơn của kẻ nắm quyền sinh sát, và nó đi vào sách sử chính
thống.
Về cuộc di dân vào Nam, họ vẫn cho đó là do “phần tử phản động đội
lốt tôn giáo thực hiện kế hoạch dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào di cư vào
Nam…Mỹ và tay sai cho người tung tin tuyên truyền với luận điệu ‘Chính
phủ Việt Minh cấm đạo’…”
Về cải cách điền địa, chính sách người cày có ruộng ở miền Nam thì họ cho rằng đó chẳng qua là “xoá
bỏ những thành quả mà cách mạng đưa lại cho nông dân trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp… phát triển giai cấp địa chủ phong kiến phản động
ở miền Nam.”
Sách viết, “Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm lê máy chém đi khắp
miền Nam, công khai chặt đầu những người yêu nước với hình thức man rợ
thời trung cổ.” Mà không có số liệu cụ thể.
Sách vẫn viết “chính quyền tay sai,” không hề thừa nhận VNCH như một số người nhận định. Trích một đoạn, “Sau
khi từ chối tổng tuyển cử, để cố tạo cho được một bộ mặt dân chủ và hợp
hiến, ngày 4-9-1956, Ngô Đình Diệm tổ chức tuyển cử bịp bợm, phản dân
chủ. Ngày 1-3-1956, trước khi bầu cử ba ngày, hãng thông tấn Mỹ U.P khi
đưa tin đã nhận xét: ‘Không khí vận động tuyển cử tẻ nhạt vì tất cả ứng
cử viên đều là người của ông Diệm.’ Trên cơ sở quốc hội bù nhìn này,
ngày 26-10-1956, Ngô Đình Diệm đã ban hành một bản hiến pháp phản dân
tộc, phản dân chủ và dựng lên cái gọi là chính thể ‘Việt Nam Cộng hoà’.”
Sơ lược vài trang trong một số chương trong tập 12 từ 1954-1965 ta đủ
thấy họ viết sử kiểu gì. Các anh chị đọc qua vài trang tôi chụp lại từ
sách để thấy họ viết sử “mới” và “tiến bộ” như thế nào. Cuối cùng, ta
thấy đây chỉ là một hình thức PR để khơi gợi sự chú ý, đánh vào tâm lý
mong muốn có sự đổi mới trong xã hội, mong ước sự thật lich sử được làm
rõ của nhiều người dân để…bán sách.
4.800.000 đồng/ bộ. Họ đóng gói 3 cuốn vào một hộp, bọc kín, không
cho tháo đọc thử vài trang trước khi mua nên người mua chỉ có thể dựa
vào lời giới thiệu hay báo chí để mua mà không thể kiểm chứng. Với mục
đích mai mốt có bằng chứng để chỉ cho con cháu xem có một thời nguòi ta
viết sử láo toét như thế nào thì hãy mua bộ sách sử này, còn để giáo dục
hay nghiên cứu thì đừng.
.
.
Không
hề có số liệu về số người đã thiệt mạng. Không có một dòng về tác hại
của cải cách ruộng đất đối với văn hóa làng xã, tính nhân bản, đạo đức
con người bị hư hoại qua các cuộc “đấu tố,” cũng như nỗi đau tinh thần
của những người bị cướp, giết, hãm hại trong cuộc cải cách đó.
.
Cho rằng ông Ngô Đình Diệm cướp công cách mạng khi thực hiện cải cách điền địa.
Nhận định Mỹ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
Gọi “ngụy quân, ngụy quyền.”
Ông
Ngô Đình Diệm “phải trả tiền cho một số người thất nghiệp để đi biểu
tình tung hô Ngô Đình Diệm.” ?! Chứng cứ đâu không thấy, chỉ thấy viết
khơi khơi.
.
Gọi
quốc hội của Việt Nam cộng hòa là “quốc hội bù nhìn” và hiến pháp của
VNCH là “phản dân tộc, phản dân chủ.” Gọi VNCH là “cái gọi là chính thể
‘Việt Nam Cộng hòa’ “
Ghi chú: Ảnh chụp những trang sách trên của Facebooker Nguyễn Thị Bích Ngà.
Tôi xem Nguyễn Xuân Diện trên bbc rất oai, rất tư cách
Trả lờiXóaKhông cần đọc cũng biết bộ sách này nói gì rồi! Nó được viết theo đường lối. Mà đường lối xưa nay nó vậy rồi. Cũ rích. Có đọc thì cũng nuốt không vô. Bộ sách này nếu cho nó thi thố trên thị trường thì chắc chắn là ế rồi, các tác giả cứ vô tư viết trong nhiều năm, đã có nhà nước tài trợ. cứ viết theo ý đảng là được. Ngược lại thì liệu cái thần hồn!
Trả lờiXóaBích Ngà viết bài rất hay,kịp thời, đa tạ.
Trả lờiXóaXem bàn tròn BBC mới thấy Tễu là người trung thực
Trả lờiXóaMục đích cuối cùng của viết Sử là giáo dục,lưu lại cho hậu thế những gì đã và đang xẩy ra,cho nên người viết phải trung thực,khách quan không phải chịu sức ép của bất kì thế lực nào,còn viết Sử theo chỉ đạo...ôi.N Đ.
Trả lờiXóaTrong buổi bàn tròn của đài BBC, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện có hai ý kiến thật xác đáng:
Trả lờiXóa_Thứ nhất: nước ta chỉ có các 'công chức viết sử' và chưa có các sử gia.
_Thứ hai: bộ sách này cũng chỉ mới sửa một vài từ cho bớt cảm tính nhưng người đứng đầu là ông Cường chủ biên thì lại trả lời phỏng vấn đài RFA với những giọng điệu như tuyên huấn.
Vì hai lý do trên, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho rằng không nên hy vọng một cuộc hòa hợp hòa giải dân tộc lúc này.
Nhận xét trên của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thật là xác đáng.
Công chức viết sử sao bằng viết sử quốc doanh hả bác? Xuân Diện dùng từ chính xác tuyệt đói
Trả lờiXóaAi chưa xem Xuân Diện trên BBC thì mở xem đi
Trả lờiXóaTôi lại thấy từ uyển ngữ cũng vô cùng chính xác không kém từ quốc doanh đâu bác ơi
Trả lờiXóaNhận xét của anh Diện rằng đất nước chưa có các sử gia là...phiến diện.
Trả lờiXóaTheo tôi,đất nước chẳng thiếu gì sử gia,vấn đề là họ bị cấm...viết sử,hoặc phải viết sử theo ý "đảng và nhà nước".
Cảm ơn cô Ngà và ông Diện.
Trả lờiXóaBác Khắc Thủy có vẻ chạm nọc. Xin thưa: Đã là sử gia thì phải trung thực. Nếu không trung thực ai bảo sử gia. Vậy bác Diện nói VN chưa có sử gia là chính xác.Đó chỉ là đám SỬ NÔ thôi
Trả lờiXóa