Người dân xã Đồng Tâm “rào làng” chống cưỡng chế đất tháng 4/2017. Ảnh: Reuters
Dân Đồng Tâm ‘quyết chiến’ nếu công an
cố bắt người
VOA
25-8-2017
VOA
25-8-2017
Công an Hà Nội gửi giấy triệu tập hơn 70 người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khi đó, dân xã nói sẽ quyết chiến nếu công an cố bắt người, theo lời một nhà hoạt động thuật lại với VOA.
Ông Trịnh Bá Phương, nhà hoạt động về quyền đất đai được biết đến rộng rãi ở Việt Nam, nói người dân Đồng Tâm thấy bất an về việc công an chuẩn bị “một trận đánh lớn” nhằm vào họ.
Công an nêu lý do trong giấy triệu tập là để làm rõ về vụ “bắt người trái phép” và “gây rối trật tự công cộng” xảy ra ở xã hồi giữa tháng 4.
Con số tới hơn 70 người bị triệu tập được xem là “trường hợp đặc biệt”, theo ông Phương, vì từ trước đến nay rất ít nơi ở Việt Nam có số người bị triệu tập đông đến như vậy.
Ông Phương cho biết thêm người dân nói với ông rằng công an có âm mưu “bắt nguội” 4 người dân làng được coi là những nhân vật chủ chốt. Trong số đó có ông Lê Đình Công, con trai cụ Lê Đình Kình vốn được xem là “thủ lĩnh tinh thần” trong cuộc tranh chấp đất với nhà nước.
VOA chưa được phía công an xác nhận thông tin này.
Với thông tin có được từ những người xã Đồng Tâm, ông Phương lo ngại rằng nếu công an bắt người, có thể xảy ra đụng độ lớn:
“Người dân Đồng Tâm đã tuyên bố với chính quyền, với lực lượng công an của Hà Nội rằng sau khi nhận hơn 70 quyết định triệu tập, chỉ cần bất kỳ ai ở Đồng Tâm bị bắt thì họ sẽ đóng cửa ủy ban [nhân dân], hai là họ sẽ không còn nhân nhượng với lực lượng cưỡng chế, với những quan chức tham nhũng ở địa phương nữa. Sự không nhân nhượng của người Đồng Tâm theo tôi phỏng đoán rất là nghiêm trọng. Tại Đồng Tâm có thể lặp lại nhiều vụ ở Đắc Nông”.
Ý ông Phương nhắc đến vụ người dân bất bình khi bị giải tỏa đất, đã bắn chết 3 người, 16 người bị thương ở tỉnh trên Tây Nguyên hồi cuối tháng 10/2016.
Hồi giữa tháng 4, khi chính quyền Hà Nội tìm cách thu hồi đất ở xã Đồng Tâm để trao cho tập đoàn nhà nước Viettel làm dự án, người dân đã chống trả, giữ lại 20 nhân viên cảnh sát, và “đóng cửa” làng trong nhiều ngày.
Sau một tuần, người dân xã đã thả số người bị cầm giữ khi chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cam kết bằng văn bản không truy tố người dân.
Tuy nhiên, đầu tháng 6, công an thành phố đã khởi tố vụ án hình sự về việc dân Đồng Tâm giữ người nhà nước. Chủ tịch Chung bị nhiều người lên án “phá vỡ cam kết”.
Cuối tháng 7, thanh tra thành phố Hà Nội đưa ra kết luận rằng toàn bộ vùng đất sân bay Miếu Môn, xã Đồng Tâm, mà người dân có tranh chấp với nhà nước, là đất quốc phòng. Người dân Đồng Tâm phản đối kết luận này.
Trước những động thái của chính quyền chứa đựng đầy bất lợi cho người dân Đồng Tâm, họ đã liên kết với nhà hoạt động vì quyền đất đai Trịnh Bá Phương ở Dương Nội, Hà Nội.
Họ và ông Phương dự định tiếp xúc với các quốc gia dân chủ để cung cấp thông tin về những bất công trong lĩnh vực đất đai.
Trong nỗ lực đó, họ dự kiến gặp tham tán chính trị đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội vào đầu giờ chiều ngày 25/8, nhưng đã bị công an ngăn cản. Ông Phương cho hay:
“Thì [chuẩn bị cho] buổi tiếp xúc với đại sứ quán Mỹ, người dân Đồng Tâm đã photo rất nhiều giấy tờ, hồ sơ liên quan đến vụ Đồng Tâm, và khẳng định đất nông nghiệp tại Đồng Sênh, 59 hectare đó, là đất của người dân Đồng Tâm và Bộ Quốc phòng không có quyền xâm phạm đến mảnh đất của Đồng Tâm. Người dân muốn bày tỏ với đại sứ quán Hoa Kỳ rằng hiện nay Hà Nội đang vi phạm nhân quyền, đang tước đoạt đất đai trái phép và đang lăm le bắt giữ người dân. Ra quyết định như vậy là hành vi khủng bố người dân”.
Ông Phương nói dù không được gặp trực tiếp, song qua trao đổi với một viên chức đại sứ quán Mỹ, ông được biết đại sứ quán “rất quan tâm”, và việc chính quyền ngăn cản cuộc gặp càng làm họ “chú ý hơn”.
Viên chức đại sứ quán, theo lời ông Phương, nói “không bất ngờ” về việc Hà Nội ngăn cản cuộc gặp vì những việc tương tự đã diễn ra nhiều lần trước đây. Viên chức nói vẫn sẵn sàng gặp người dân Đồng Tâm bất cứ khi nào họ thu xếp được.
Ông Phương khẳng định người Đồng Tâm sẽ “tìm cách này hay cách khác” để nêu ra trường hợp của họ với Mỹ và các quốc gia dân chủ.
Ông Trịnh Bá Phương, nhà hoạt động về quyền đất đai được biết đến rộng rãi ở Việt Nam, nói người dân Đồng Tâm thấy bất an về việc công an chuẩn bị “một trận đánh lớn” nhằm vào họ.
Công an nêu lý do trong giấy triệu tập là để làm rõ về vụ “bắt người trái phép” và “gây rối trật tự công cộng” xảy ra ở xã hồi giữa tháng 4.
Con số tới hơn 70 người bị triệu tập được xem là “trường hợp đặc biệt”, theo ông Phương, vì từ trước đến nay rất ít nơi ở Việt Nam có số người bị triệu tập đông đến như vậy.
Ông Phương cho biết thêm người dân nói với ông rằng công an có âm mưu “bắt nguội” 4 người dân làng được coi là những nhân vật chủ chốt. Trong số đó có ông Lê Đình Công, con trai cụ Lê Đình Kình vốn được xem là “thủ lĩnh tinh thần” trong cuộc tranh chấp đất với nhà nước.
VOA chưa được phía công an xác nhận thông tin này.
Với thông tin có được từ những người xã Đồng Tâm, ông Phương lo ngại rằng nếu công an bắt người, có thể xảy ra đụng độ lớn:
“Người dân Đồng Tâm đã tuyên bố với chính quyền, với lực lượng công an của Hà Nội rằng sau khi nhận hơn 70 quyết định triệu tập, chỉ cần bất kỳ ai ở Đồng Tâm bị bắt thì họ sẽ đóng cửa ủy ban [nhân dân], hai là họ sẽ không còn nhân nhượng với lực lượng cưỡng chế, với những quan chức tham nhũng ở địa phương nữa. Sự không nhân nhượng của người Đồng Tâm theo tôi phỏng đoán rất là nghiêm trọng. Tại Đồng Tâm có thể lặp lại nhiều vụ ở Đắc Nông”.
Ý ông Phương nhắc đến vụ người dân bất bình khi bị giải tỏa đất, đã bắn chết 3 người, 16 người bị thương ở tỉnh trên Tây Nguyên hồi cuối tháng 10/2016.
Hồi giữa tháng 4, khi chính quyền Hà Nội tìm cách thu hồi đất ở xã Đồng Tâm để trao cho tập đoàn nhà nước Viettel làm dự án, người dân đã chống trả, giữ lại 20 nhân viên cảnh sát, và “đóng cửa” làng trong nhiều ngày.
Sau một tuần, người dân xã đã thả số người bị cầm giữ khi chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cam kết bằng văn bản không truy tố người dân.
Tuy nhiên, đầu tháng 6, công an thành phố đã khởi tố vụ án hình sự về việc dân Đồng Tâm giữ người nhà nước. Chủ tịch Chung bị nhiều người lên án “phá vỡ cam kết”.
Cuối tháng 7, thanh tra thành phố Hà Nội đưa ra kết luận rằng toàn bộ vùng đất sân bay Miếu Môn, xã Đồng Tâm, mà người dân có tranh chấp với nhà nước, là đất quốc phòng. Người dân Đồng Tâm phản đối kết luận này.
Trước những động thái của chính quyền chứa đựng đầy bất lợi cho người dân Đồng Tâm, họ đã liên kết với nhà hoạt động vì quyền đất đai Trịnh Bá Phương ở Dương Nội, Hà Nội.
Họ và ông Phương dự định tiếp xúc với các quốc gia dân chủ để cung cấp thông tin về những bất công trong lĩnh vực đất đai.
Trong nỗ lực đó, họ dự kiến gặp tham tán chính trị đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội vào đầu giờ chiều ngày 25/8, nhưng đã bị công an ngăn cản. Ông Phương cho hay:
“Thì [chuẩn bị cho] buổi tiếp xúc với đại sứ quán Mỹ, người dân Đồng Tâm đã photo rất nhiều giấy tờ, hồ sơ liên quan đến vụ Đồng Tâm, và khẳng định đất nông nghiệp tại Đồng Sênh, 59 hectare đó, là đất của người dân Đồng Tâm và Bộ Quốc phòng không có quyền xâm phạm đến mảnh đất của Đồng Tâm. Người dân muốn bày tỏ với đại sứ quán Hoa Kỳ rằng hiện nay Hà Nội đang vi phạm nhân quyền, đang tước đoạt đất đai trái phép và đang lăm le bắt giữ người dân. Ra quyết định như vậy là hành vi khủng bố người dân”.
Ông Phương nói dù không được gặp trực tiếp, song qua trao đổi với một viên chức đại sứ quán Mỹ, ông được biết đại sứ quán “rất quan tâm”, và việc chính quyền ngăn cản cuộc gặp càng làm họ “chú ý hơn”.
Viên chức đại sứ quán, theo lời ông Phương, nói “không bất ngờ” về việc Hà Nội ngăn cản cuộc gặp vì những việc tương tự đã diễn ra nhiều lần trước đây. Viên chức nói vẫn sẵn sàng gặp người dân Đồng Tâm bất cứ khi nào họ thu xếp được.
Ông Phương khẳng định người Đồng Tâm sẽ “tìm cách này hay cách khác” để nêu ra trường hợp của họ với Mỹ và các quốc gia dân chủ.
Cây muốn lặng mà gió chẳng muốn dừng. Gieo gió thì gió bão.
Trả lờiXóaDan Đồng Tam hành xử đúng muc ok chúc họ thắng loi
Trả lờiXóaĐề nghị dân Đồng Tâm gửi kiến nghị lên Cụ Tổng, xem Cụ có ý kiến gì không?
Trả lờiXóaSAO LẠI ĐẾN TÒA ĐS MỸ MÀ KHÔNG ĐẾN TÀU CỘNG.
Trả lờiXóa