Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

BBC: QUANH BỘ SÁCH "LỊCH SỬ VIỆT NAM" ĐANG XÔN XAO DƯ LUẬN


Bộ sách 'Lịch sử Việt Nam' - vấn đề và ý kiến

BBC Tiếng Việt
Thứ Năm 24.08.2017 


Bàn tròn thứ Năm và các khách mời bình luận sự kiện bộ sách 'Lịch sử Việt Nam' mới được Viện Sử học Việt Nam công bố.

Các khách mời đã bình luận nhiều vấn đề, khía cạnh từ việc 'bộ Thông sử' 15 tập này không gọi Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là 'ngụy quân, ngụy quyền', cho tới việc gọi cuộc chiến Biên giới 1979 là Chiến tranh Xâm lược của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam và nhiều sự kiện đáng lưu ý khác.

Thành phần của Bàn tròn gồm các vị: Tiến sỹ Nguyễn Nhã, nhà nghiên cứu lịch sử từ Sài Gòn, Đại tá Phạm Hữu Thắng, Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện nhà nghiên cứu văn hóa từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy, nhà nghiên cứu từ Paris, Pháp và phân tích gia, nhà bình luận Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hoa Kỳ.

Trong chương trình được phát trực tuyến trên kênh FB Live của BBC Việt ngữ hôm 24/8/2017, các khách mời cũng đã bình luận một số câu hỏi của khán, thính giả gửi cho BBC trong lúc chương trình phát trực tuyến, trong đó có các câu hỏi liên quan tới việc vì sao chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bị gọi là 'ngụy quân, ngụy quyền?'

Chương trình cũng giới thiệu các ý kiến của cựu Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ, ông Bùi Diễm, GS. Tiến sỹ Khoa học Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam và ông Nguyễn Quang Thạch, nhà phổ biến kiến thức phổ thông và chủ xướng các dự án sách cho nông thôn và tủ sách dòng họ về các chủ đề được đề cập trong 'Lịch sử Việt Nam', nhân sự kiện bộ sách được công bố, ấn hành rộng rãi ở trong nước.


Xin mời quý vị bấm vào giữa hình dưới đây để theo dõi toàn bộ cuộc bàn tròn:

12 nhận xét :

  1. Bộ sử này rồi cũng sẽ không có tuổi thọ lâu! Bộ sử này được viết dưới quan điểm Mác lê. Đã là sử thì phải trung tính, phi chính trị. Sử mà được chỉ đạo bởi một chính đảng thì không còn là sử, không có giá trị tham khảo, chỉ có thể đọc giải trí mà thôi!

    Trả lờiXóa
  2. Chịu khó nghe xong hết,tôi đồng ý nhất với ts.NXDiện khi ông cho là cuốn sử này do quan chức quốc doanh viết sử làm ra,do đó không nên lạc quan và kỳ vọng gì về "hoà hợp hoà giải dân tộc" cả (có lẽ ý ông muốn nói là người CS.thường
    "viết một đàng làm một ngả"?).
    Còn ông đại tá thì "té nước theo mưa" sau khi nghe ý kiến của quan chủ biên Trần Đức Cường,ít nói "thì là mà" ! Có
    điều buồn cười là ông chê phe mien Nam gọi phe miền Bắc
    "Việt Cộng" là cũng như phe miền Bắc gọi phe mien Nam là
    "ngụy quân ngụy quyền" ! Một đàng gọi đúng tên sự vật,đúng
    chế độ CS.còn một dàng gọi miệt thị để tuyên truyền là rất khác hẳn nhau mà so sánh như thế thì...hết thuốc Chữa !

    Trả lờiXóa
  3. Tôi cũng qua "cơn sốc" dư luận, bình tâm lại thì nghĩ: các soạn giả có cố gắng để KHÁCH QUAN VÀ KHOA HỌC HƠN khi tái bản, nhưng mới chỉ vài thay đổi nho nhỏ mà đã bị dư luận phe chính thống làm mình làm mẩy, thì có lẽ khó mà trung tính để có thể để đời. Nhất là nghe ông chủ biên phải thanh minh thanh nga rằng: về chuyện "chính quyền Sài Gòn thay ngụy quân ngụy quyền"- sách chỉ thay đổi danh xưng cho bớt tính biểu cảm, dễ chấp nhận chứ còn mọi nhận định về vai trò của chính quyền này vẫn không có gì thay đổi...
    Có thể lời thanh minh này "ghi điểm " với chính quyền, nhưng với độc giả như tôi có lẽ lại là ghi điểm trừ mất rồi!

    Trả lờiXóa
  4. VTV 19 giờ hôm nay có phóng sự ông Trọng đi thăm Myanmar, trong chuyến thăm này ông Trọng có hội kiến cố vấn nhà nước Myanmar là bà Aung san Suu Kyi. Trong diễn văn của bà có đoạn (theo VTV): 'Myanmar học tập Việt Nam hướng về tương lai chứ không đào bới quá khứ'. Không hiểu bà Aung san Suu Kyi có nói thật lòng không? Không hiểu bà có biết nhà văn Chu Lai đã từng nói:'tôi gọi đó là những kẻ ăn mày dĩ vãng'.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi không thích cách viết lịch sử trong sách giáo khoa mà tôi đã đọc tư thời đi học cho tới hôm nay.
    Tôi thấy cách viết lịch sử của một bác sĩ (y khoa) về Nguyễn Tường Tộ, phan Châu Trinh, Phạm Quỳnh... rất khác lạ.
    Mời quý vị tham khảo.

    Trả lờiXóa
  6. Chán ngấy tận cổ phát biểu của ông đại tá kiêm sử học.

    Trả lờiXóa
  7. Tôi nghe bác Nguyễn Xuân Diện nói trong cuộc hội luận của BBC.... Rất cảm ơn bác về những nhận xét và phân tích tinh tế của bác.

    Trả lờiXóa
  8. Cảm ơn TS Diện với câu kết " Đánh giá VNCH lớn lắm, tôi e rằng các ông ở Viện LS không kham nổi". Cảm ơn Luật sư Lê Công Định về danh xưng "sử nô" trong một bài khác.

    Trả lờiXóa
  9. Cảm ơn Tiến sĩ Diện với câu " Không đưa sự kiện Gac Ma vào tập sách này là sự xúc phạm lớn với những nguòi hy sinh"..Tập "sử" này chỉ đáng vất vào sọt rác.

    Trả lờiXóa
  10. Một "công chức viết sử" sáng vác ô đi, tối vác về sẽ chẳng lưu tâm đến việc mình viết ra có phải là sự thật hay không (?). Vậy thì sự thật sẽ không bao giờ được khai quật, thế thì dựa vào đâu mà thực hiện hòa giải, hòa hợp? Vì thế Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện kêu gọi đọc sử với thái độ nghiêm khắc và tôn trọng sự thật và sử phải được viết bằng sự thật.
    Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cũng cho biết bộ sách này đã được xuất bản lần đầu nhưng không mấy người biết đến, lần tái bản này gây xôn xao là do báo chí chính thống của đảng, nhà nước xới lên mà thôi. Đây là chi tiết khá thú vị.

    Trả lờiXóa
  11. Về quan điểm các khách mời thì thấy ông Giáo sư Huy ở Pháp có vẻ khuyến khích tinh thần người viết bộ sách này. Tuy nhiên ông cũng nói rằng nên bỏ tính tuyên truyền trong mọi hoạt động nhất là viết sử.
    Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói về hiện trạng đất nước và ông không đề cập mấy đến bộ sử.
    Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nghĩa thì nói đến căn nguyên của sai lầm là Marxism Leninism và cách quản lý tư tưởng của tầu đối với những nước mà nó gây ảnh hưởng.
    Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cũng có nêu ra ba điểm sáng của bộ sử, tuy nhiên đấy chỉ là các chi tiết trong bộ sử này mà thôi. Điều mà Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện đòi hỏi là phải có tính khách quan, phi chính trị trong khi viết sử. Ông cũng đòi hỏi người viết sử phải là sử gia, ông không chấp nhận viết sử với tinh thần và thái độ của công chức và ông cũng đòi hỏi phải nghiêm khắc tôn trọng sự thật trong khi viết sử.

    Trả lờiXóa
  12. Dan ta phải biểt sử ta
    Nếu ko hiểu được thị tra google.

    Trả lờiXóa