Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Thuyết trình: PHAN KHÔI VÀ VẤN ĐỀ DI SẢN KHỔNG GIÁO Ở VN

 
Nhà phê bình Lại Nguyên Ân.

THƯ MỜI CÀ PHÊ THỨ BẢY

Các bạn thân mến!
Vào 14h30 chiều thứ bảy, 01/07/2017
tại SALON VĂN HÓA quán CÀ PHÊ THỨ BẢY, số 3A Ngô Quyền, Hà Nội

Nhân 130 năm sinh nhà văn hóa PHAN KHÔI (1887-1959):
sẽ diễn ra buổi cà phê với chủ đề: 

Học giả Phan Khôi và vấn đề Di sản 
Khổng giáo ở Việt Nam

Diễn giả: Nhà Nghiên cứu LẠI NGUYÊN ÂN
Chủ trì: Nhà Nghiên cứu NGUYỄN QUANG DY

Rất mong các bạn đến tham dự. Hân hạnh được đón tiếp!

---------------------------------

CHƯƠNG TRÌNH
+ 14h30-15h00: Cà phê, gặp gỡ, làm quen.
+ 15h00-16h00: Phần trình bày của diễn giả.
+ 16h0-17h00: Trao đổi giữa diễn giả và khách mời. 

LỜI DẪN

Phan Khôi sống ở thời kỳ mà toàn vùng Đông Á đang chịu ảnh hưởng mạnh bởi cuộc “toàn cầu hóa” lần thứ nhất, do sự bành trướng của tư bản thương mại và công nghiệp từ phương Tây. Nguồn “tân thư” từ Trung Hoa và Nhật Bản đã giúp thế hệ nho sinh trẻ tuổi như Phan Khôi nhận chân những ưu việt của văn minh Âu Mỹ, nhận ra rằng con đường thay đổi xã hội Á Đông cổ truyền, trong đó có xã hội Việt Nam của mình, chỉ có thể là canh tân theo văn minh phương Tây.

Một trong những trở ngại lớn lao trên con đường canh tân xứ sở, Phan Khôi nhận ra, chính là di sản Khổng giáo (Nho giáo) mà người xứ mình đã tiếp nhận và áp dụng ngót ngàn năm nay, đã ăn sâu vào cả cơ cấu chính trị lẫn cấu trúc xã hội, dân cư xứ mình. Vấn đề khắc phục di sản này, theo Phan Khôi, không phải là tìm cách xóa bỏ nó – sự xóa bỏ này, một cách nghịch lý, đã được thực hiện từng phần bởi chính nền cai trị thực dân của người Pháp – mà chính là nhận ra bản lai diện mục của Khổng giáo, đánh dấu để loại bỏ những nguyên lý và yếu tố đã lỗi thời, giữ lại một số ít yếu tố khả thủ, nhất là những yếu tố có vai trò trong bồi dưỡng giáo dục nhân cách.

Nhân kỷ niệm 130 năm sinh học giả Phan Khôi, thông qua hàng loạt bài viết đăng báo của ông, những năm 1917-1955,  nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân sẽ trình bày và cùng cử tọa thảo luận về cách tiếp cận của nhà nho, nhà báo, học giả Phan Khôi đối với di sản Nho giáo.
VÀI NÉT VỀ  DIỄN GIẢ :  

LẠI NGUYÊN ÂN sinh 1945, quê Hà Nam.
Tháng 6/1968, tốt nghiệp ngành ngữ văn trường Đại học tổng hợp Hà Nội.
Từ 1/1969 đến 12/1969 là cán bộ tư liệu Tạp chí Học Tập.
Từ 10/1970 đến 8/1977 là giáo viên văn hóa trường trung học Thương nghiệp (Bộ Nội thương).
Từ 1977 cho đến khi về hưu là biên tập viên sách văn học tại Nhà xuất bản Hội nhà văn.
2007 về hưu.
Là hội viên Hội nhà văn VN từ 1987.
Hiện hoạt động như nhà nghiên cứu độc lập.

Đã xuất bản trên 30 cuốn sách, gồm các loại:

A/ SÁCH PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC:

  • Văn học và phê bình (Nxb. Tác Phẩm Mới, Hà Nội, 1984)
  • Một thời đại mới trong văn học (sách viết chung của 5 tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân, Trần Đình Sử, Ngô Thảo, Vương Trí Nhàn; Nxb. Văn học, 1987, 1995)
  • Sống với văn học cùng thời (Nxb. Văn học, 1997; Nxb.Thanh niên, 2002)
  • Đọc lại người trước, đọc lại người xưa (Nxb. Hội nhà văn, 1998)
  • Mênh mông chật chội… (Nxb. Tri Thức, H.: 2009).
  • Nghiên cứu văn bản tiểu thuyết ‘Giông tố’ (H.: Nxb. Tri Thức, 2007)
  • Từ điển văn học Việt Nam, từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX (soạn chung, Nxb. Giáo dục: 1995, 1997, 1999 ; Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội: 2001; 2005)
  • Phê bình-Tiểu luận (Nxb. Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2010)
  • Là soạn giả phần văn học VN trong sách Tri thức bách khoa (Nxb. Văn hoá, 2000, 2001, 2002, 2003)
B/ CÁC SÁCH TƯ LIỆU SƯU TẦM VĂN HỌC SỬ VIỆT NAM:

  • Nguyễn Minh Châu – con người và tác phẩm (soạn chung; Nxb. Tác phẩm mới, 1990)
  • Văn học 1975-1985 : tác phẩm và dư luận (soạn chung; Nxb. Hội nhà văn, 1997).
  • Vũ Trọng Phụng – tài năng và sự thật (Nxb. Hội nhà văn, 1992, 1997)
  • Thi sĩ Hồ Dzếnh (soạn chung; Nxb. Hội Nhà Văn, 1993)
  • Hồ Dzếnh, một hồn thơ đẹp (soạn chung; Nxb. Văn hoá thông tin, 2001)
  • Vũ Trọng Phụng – con người và tác phẩm (soạn chung, Nxb. Hội nhà văn, 1994)
  • Nhà văn Việt Nam : Chân dung tự hoạ (soạn chung; Nxb. Văn học, 1995)
  • Sưu tập trọn bộ “ Tiên phong” 1945-46 (soạn chung; 2 tập; Nxb. Hội nhà văn, 1996)
  • Sưu tập ‘Văn nghệ’ 1948-1954 (soạn chung, 7 tập; Nxb. Hội nhà văn, 1996-2006)
  • Lê Thanh (1913-44):Nghiên cứu và phê bình văn học (Nxb. Hội nhà văn, 2001)
  • Vũ Trọng Phụng (1912-39): Chống nạng lên đường (Nxb. Hội nhà văn, 2001, 2004)
  • Thơ mới 1932-1945 : tác giả & tác phẩm. (Nxb. Hội nhà văn, 1992, 1995, 1998, 2000, 2002, 2004
  • Trần Đình Hượu (1926-95): Các bài giảng về tư tưởng phương Đông (Nxb. Đai học quốc gia Hà Nội, 2001, 2002)
  • Phan Khôi (1887-1959): Tác phẩm đăng báo 1928 (Nxb. Đà Nẵng, 2003).
  • Phan Khôi (1887-1959): Tác phẩm đăng báo 1929 (Nxb. Đà Nẵng, 2005).
  • Phan Khôi (1887-1959): Tác phẩm đăng báo 1930 (Nxb. Hội Nhà Văn, 2005).
  • Phan Khôi (1887-1959): Tác phẩm đăng báo 1931 (Nxb. Hội Nhà Văn, 2007).
  • Phan Khôi viết và dịch Lỗ Tấn (Nxb. Hội Nhà Văn 2007).
  • Tác phẩm Hoàng Cầm, 3 quyển: Q 1: Thơ ; Q 2: Truyện thơ. Kịch; Q 3: Văn xuôi. (Nxb. Hội nhà văn và Trung tâm VH&NN Đông Tây, 2002-2003)
  • Tư liệu thảo luận 1955 về tập thơ “Việt Bắc” (Nxb. Văn hoá thông tin, 2005)
  • Vũ Bằng (1913-1984): Các tác phẩm mới tìm thấy (Nxb. Văn hóa Sài Gòn, 2010)
  • Phan Khôi (1887-1959):Tác phẩm đăng báo 1932 (Nxb. Tri Thức, Hà Nội, 2010)
C/ CÁC SÁCH DỊCH VÀ BIÊN DỊCH:

  • Số phận của tiểu thuyết (dịch chung; Nxb. Tác phẩm mới, 1983)
  • Boris Sutchkof (1917-74): Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực (dịch chung; 2 tập; Nxb. Tác phẩm mới, 1980,1981)
  • Mikhail M. Khrapchenko (1904-86): Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người (dịch chung; 2 tập; Nxb. Khoa học xã hội, 1984, 1985)
  • G.N. Pospelof (1899 -) chủ biên: Cơ sở lý luận văn học (dịch chung; 2 tập; Nxb. Giáo dục, 1985; 2000).
  • 150 thuật ngữ văn học (Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 1999, 2003, 2004)
  • Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX (dịch chung; Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2003)
  • Văn học hậu hiện đại thế giới. Những vấn đề lý thuyết. biên dịch chung; Nxb. Hội nhà văn & Trung tâm VHNN Đông Tây, 2003)
  • Là soạn giả khoảng 100 mục từ lý luận văn học trong Từ điển văn học, bộ mới (Nxb. Thế giới, 2004                                                                

5 nhận xét :

  1. LUẬN ĐÀM VỀ KHỔNG TỬ
    Trên Thế Giới có rất nhiều tôn giáo (đạo) được thế giới thừa nhận như: Đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Hồi ..vv. có 1 đạo không được nước nào công nhận ngay cả nước đã sinh ra nó cũng không công nhận là 1 đạo, nhưng trong dân gian vẫn cho nó là 1 đạo và nó vẫn tồn tại và phát triễn vì nó được lồng ghép vào đạo khác. Đó là đạo khổng tử.
    Đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ và đây là đạo Phật nguyên thủy hay còn gọi là đạo Phật dòng tiểu thừa, gọi là tiểu thừa nhưng chữ tiểu ở đây không có nghĩa là nhỏ, mà là chưa mở rộng các thành viên được tôn thờ. Những ai đã từng đến chùa ở các nước như Mianma, Thai Lan, Campuchia.. thì sẽ rõ, các chùa ở đây thường chỉ có 1 pho tượng rất to đó là Đức Phật Thích Ca, thỉnh thoảng có ngôi chùa có thêm 1 hoặc vài pho tượng nữa nhỏ hơn, nhưng cũng chỉ có ít và những pho tượng đó là những đệ tử chân truyền của Phật Thích Ca: như Anan, Cadiếp.., những pho tượng đó không gọi là Phật mà chỉ gọi là Tôn Giả mà thôi.
    Sau khi bọn trung quốc du nhập đạo Phật về nước, chúng lồng ghép đạo mẫu, đạo khổng.. vào và gọi là Đạo Phật dòng đại thừa, và được mở rộng các thành viên được thờ cúng như là thêm ban mẫu, ban chúa thượng ngàn và thêm nhiều tượng nữa như Đức Ông, Hộ Pháp vv.
    Ý nghĩa và tư tưởng của các Đạo.
    Đạo Phật là do những người nông dân nghèo khổ dựng nên, với tư tưởng là mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn cả về vật chất lẫn tinh thần. Ý nghĩa của đạo Phật là tốt, nhưng tôi cho là hơi nhu nhược, ở chỗ là theo tư tưởng của đạo Phật là khi thấy cái xấu cái ác, hay khi gặp những việc làm mình khó chịu, thì không chống lại nó mà để nó tự do tồn tại và phát triển, ví dụ như có đức Phật để con ốc bò lên đầu mình cũng kệ cho nó sinh sôi nảy nở thành 1 đàn trên đầu, hoặc cái ác thì cứ để kệ nó cho đến khi nó gặp quả báo.
    Đạo Thiên Chúa Giáo là do những nô lệ bị áp bức dựng lên, với tư tưởng là mong muốn mình cứng cáp mạnh mẽ hơn, để chống lại những cái xấu những cái áp bức mình. Ý nghĩa của đạo Thiên Chúa Giáo là tốt, nhưng có hơi chút cực đoan.
    Đạo khổng tử là do những kẻ mạnh những kẻ có quyền lực dựng lên, với tư tưởng là những giáo điều làm ngu dân, để đem lại lợi ích cho những kẻ mạnh và có quyền lực. Ý nghĩa của đạo khổng tử là rất xấu, về cá nhân tôi cho đạo khổng tử là đạo khốn nạn mất dậy.
    Để bạn đọc rõ hơn tôi phân tích 1 vài giáo điều của khổng tử dưới đây.

    Trả lờiXóa
  2. - Phân tích chữ trung của khổng tử. Chữ trung là nói người dưới phải trung thành với kẻ trên, nhân dân phải trung thành với quan lại và triều đình, quan lại phải trung thành với nhà vua. Vua được gọi là Thiên Tử hoặc Thánh Thượng, thánh đã là ở cõi phàm trần lại thêm chữ thượng nữa tức là đứng đầu trong cõi thánh (síc vớ vẩn), nhân dân phải gọi các quan là phụ mẫu, khổng tử mị dân rằng các quan ăn lộc triều đình phục vụ nhân dân, đã phục vụ nhân dân sao không gọi là quan tiểu tử đi mà gọi là phụ mẫu, nhân dân khi gặp quan phải bẩm là phụ mẫu và tự xưng mình là con dân (khổng tử kẻ mất dạy). Khi nhà vua có sai trái đến đâu, có ngu si tàn ác đến đâu, thì các quan và nhân dân vẩn phải trung thành, với những giáo điều ngu dân của khổng tử, thì cho dù có phải mang tiếng là ngu trung cũng vẫn được tiếng thơm muôn đời, nếu bất trung mà đem lại lợi ích cho quốc gia cho nhân dân thì vẫn bị nghìn đời sau nguyền rủa. Ví dụ tác giả viết tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa là 1 người bị ảnh hưởng rất nặng tư tưởng khổng giáo, tác giả này đã viết lên hình tượng nhân vật Khổng Minh, khổng minh là 1 người có tài kinh bang tế thế, sau khi Lưu Bị mất con Lưu bị là A Đẩu lên ngôi, a đẩu là 1 người nhu nhược tham lam và ngu dốt, khổng minh là quan đầu triều biết hết những tật xấu của a đẩu, hầu hết các quan trong triều và dân chúng đều muốn khổng minh lật đổ a đẩu lên làm vua để giúp nước giúp dân, nhưng khổng minh nhất định không chịu làm phản, vì bị ảnh hưởng của tư tưởng khổng tử, nên khổng minh biết để a đẩu làm vua sẽ mất nước và đưa hàng triệu dân chúng vào con đường chết, nếu khổng minh lên làm vua sẽ cứu được đất nước và cứu được hàng triệu dân, nhưng khổng minh vì muốn giữ lấy tiếng thơm cho muôn đời, đã không làm vậy mà chọn con đường trung thành với a đẩu 1 cách mù quáng và ngu dốt. Ôi! cái tiếng thơm của giáo lý khổng tử
    - Phân tích giáo điều "tam tòng" của khổng tử.
    Như tôi đã nói tư tưởng của khổng tử là chỉ đem lại lợi ích cho kẻ mạnh và kẻ có quyền lực, trong 1 tổ chức xã hội nhỏ nhất là gia đình thì người đàn ông có quyền hơn phụ nữ, khổng tử cho rằng đàn ông là kẻ mạnh, vì vậy tam tòng chỉ áp dụng cho đàn bà: Tại gia tòng phụ (lúc còn nhỏ phải theo bố), người có quyền chỉ là người đàn ông, tại sao? lại không là tòng phụ mẫu, khổng tử coi thường kẻ yếu là đàn bà cho dù người đàn bà đó là mẫu thì cũng không có quyền gì. Xuất giá tòng phu (lấy chồng thì nhất nhất phải theo chồng), nếu chồng là kẻ nhu nhược bạc ác thì người đàn bà vẫn nhất nhất phải theo. Phu tử tòng tử ( chồng chết phải theo con trai), nếu chẳng may người chồng bị chết thì người đàn bà phải theo người con trai, dù người con trai còn bé cũng phải theo suốt đời không được tái giá, trong khi đó thì người đàn ông có quyền lấy năm thê bẩy thiếp. (thật là vở vẩn).
    Qua phân tích một vài giáo điều trên, thì một lần nữa cá nhân tôi cho rằng đạo khổng tử là khốn nạn mất dạy.
    Nhà cầm cái Việt Nam đã cho bọn trung quốc vào Việt Nam mở học viện khổng tử, mọi người nghĩ sao? về học viện này? Riêng tôi, tôi nhổ toẹt vào mấy cái học viện khổng tử.

    Trả lờiXóa
  3. Nghe nói có buổi nói về cụ Phan, xin góp vài ý. Ý kiến của bạn gì ở trên cũng hơi thái quá, quá dáng! Cụ Phan Khôi khá giỏi, có bằng Tú tài chữ Nho (qua kỳ thi Hương, truóc năm 45 có lẽ vào thời Thành thái). Nhưng Cu có tính nói thẳng, vì thế người ta hay có câu: Quảng Nam hay cãi`, Quảng Ngãi hay co. Lúc đầu cũng tham gia các phong trào Đông Kinh Nghĩa Thuc.. Viết báo cho báo Nam Phong, rồi xích mích với Pham Quỳnh về Truyện Kiều, ông vào Saigon, viết cho Lục tỉnh Tân Văn, tương đối cởi mở hơn. Một thời gian lại chán, ra Bắc, viết cho Thực Nghiệp Dân Báo la báo vê các vấn đề thực dụng, nghề nghiệp. Một thời gian cũng chán, ông qua Phụ Nữ Tân Văn , Phụ Nữ Thời Đàm, co lẽ ở đây lâu nhất. Ông đả kích Phạm Quỳnh là "học phiệt”, vì Pham Quỳnh ca ngợi Truyện Kiều trên Nam Phong Tap chí . Rồi đến những năm 30,31 gì đó về vấn đề phụ nữ, ông lại đả kích Trần Tiên sinh (tức cụ Trần Trọng Kim). Cụ Kim thì biện luận từ tốn rằng, thời buổi tranh tối tranh sáng, giữa cái đổi mới văn hoá phuong Tây (Pháp) và Phương Đông thì mình có cái gì của mình. Khi nao mình không dùng nữa, thì mình bỏ đi. Nhưng cụ Phan chống đối quyết liệt, còn goi cụ Trần là “học phiệt”. Theo Bố tôi kễ lại, hình như mấy cái báo Phụ Nữ kia họ cũng muốn câu khách, bán báo, nên họ thúc ông Phan tranh luận với cụ Trần. Một tờ báo giá trị cũng phải đến 7 đến 10 hào. 1,2 xu mua đựoc gói xôi ăn sáng. Những tranh luận này bắt đầu từ năm 30 phải đến năm 34,35 mới hết. Cụ Trần có nói, có thể đọc ở đâu đó "Hai ta (Phan Khôi và Trần Trọng Kim) tuy không đồng nhưng hòa được". "Tôi xét lại quả thấy có mấy chỗ tôi viết vội vàng không xem lại cho cẩn thận cho nên thành ra không đúng. Vậy tôi xin chịu lỗi". Bố tôi nói cụ Trần lúc nào cũng xưng hô Ông Phan, Phan tiên sinh (mặc dù ông Phan sinh sau cụ Trần mấy năm). Rồi thì qua ông Huỳnh Thúc Kháng cùng quê, cụ lên Việt Bắc. Nhung Cụ nhận chân ra có cái gì không ổn, cụ im lặng và cáo bệnh liên tục, giữ im lặng. Đến năm 54, về Hà nội thì cụ bất ngờ tham gia vào Nhân Văn Giai Phẩm. Có thể gọi là thủ lãnh cao nhất.. rồi bị cảnh cáo, biệt lập tại gia. Không được viết lách gì nữa. Bố tôi qua người quen, biết cụ Phan mất tại Hà nội năm 1959. Nếu nói chuyện về Cụ Phan, thì cũng nên đề cập đến Cụ Phạm Quỳnh và Cụ Trần Trọng Kim, về các tranh luận, cho đầy đủ.

    Trả lờiXóa
  4. Trong các ngôn ngữ khác, thường chỉ có môt đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít: tôi. Trong tiếng Việt, đại từ nhân xưng lại vô cùng đa dạng. Ông Hồ, trong một hội nghị nhà văn, xưng bác và gọi những người nghe là các chú. Cụ Phan (hơn tuổi ông Hồ) đứng dậy và phản đối cách xưng hô này.
    Đúng sai không xét. Chỉ thấy đạo Khổng hay còn gọi là đạo Nho cộng với ngôn ngữ Việt là một tai họa cho sự bình đẳng.

    Trả lờiXóa
  5. Nghe bàn về ba cái mớ đạo có gốc Tàu là chán rồi!

    Trả lờiXóa