CẦN MỘT CHẾ ĐỊNH PHÁP LÝ MỚI
Tại sao tôi kiến nghị bãi bỏ hoàn toàn Điều 19 khoản 3 của Dự thảo BLHS 2015?
Bởi đơn giản từ những căn cứ pháp lý mà tôi đã nêu rõ trong kiến nghị (đã được gửi đi).
Thứ hai, ta cần thiết kế lại cách hiểu, ngôn từ và cách thức để vận dụng một chế định pháp lý mới. Vừa có thể có được thông tin, vừa có thể ngăn chặn tội phạm mới có thể xảy ra.
Đó là chế định, mặc cả gỡ/thú tội và luật sư được phép thông tin cho tòa án hoặc công tố, cơ quan điều tra những thông tin được coi là có thể dẫn đến một tội phạm nguy hiểm như giết người hàng loạt, khủng bố, đặt bom. Đây chỉ là thông tin mà luật sư được biết và có thể cung cấp (thông báo, thông tin, tiết lộ) cho tòa án, công tố hoặc cơ quan điều tra biết để họ có thể có hướng điều tra hoặc ngăn chặn tội phạm mới. Vì với thông tin mà luật sư nếu được thân chủ tiết lộ thì chỉ là thông tin chứ không phải là chứng cứ để có thể quy luật sư vào trách nhiệm hình sự về tội "không tố giác tội phạm" được. Đó là điều hết sức vô lý. Và để ngăn chặn tội phạm, luật sư có quyền được mặc cả với thân chủ về việc nếu cung cấp thông tin về tội phạm chuẩn bị thực hiện thì có thể sẽ được giảm án với mức án cụ thể nào đó.
Việc có được thông tin và quyền được thông tin cho tòa án, công tố thì đó là quyền của luật sư và dưới góc độ thông báo, tiết lộ thông tin chứ hoàn toàn không thể coi đó là chứng cứ để buộc tội luật sư về trách nhiệm không tố giác tội phạm. Như vậy là vội vàng tước bỏ việc có mặt của một thủ tục tố tụng để kết tội một con người và nó thực sự phản khoa học pháp lý.
Vì vậy, cần bãi bỏ khoản 3 điều 19 BLHS 2015 để cần xây dựng một chế định pháp lý mới về vấn đề "bí mật của luật sư" và "mặc cả gỡ/thú tội" cùng với đó là chế định "quyền miễn trừ của luật sư khi đưa ra quan điểm bảo vệ tội phạm trong quá trình tham gia bào chữa".
Đó mới là khoa học, vì việc thân chủ khai báo với luật sư chỉ có thể tồn tại và được khởi phát sau khi họ thuê luật sư, chứ không đương nhiên một người phạm tội lại kể những tình tiết bất lợi cho mình với một người xa lạ. Họ chỉ kể cho luật sư vì rằng luật sư được thuê là để bảo vệ quyền lợi cho họ, và nhờ quan hệ pháp lý ràng buộc với nhau thì thân chủ mới mở miệng để được hưởng sự bảo đảm từ pháp luật, chứ không ai chấp nhận bị cáo buộc và phản bội ngay cả từ kẻ mà mình đã bỏ tiền ra để thuê người đó bào chữa cho mình.
Không ai bị coi là có tội khi chưa bị toà án kết án một cách hợp pháp, thì ai cũng sẽ được hưởng sự bảo vệ như nhau từ luật pháp. Nếu không chứng minh được tội phạm, thì phải trao trả quyền tự do cho họ, vì thà bỏ lọt tội phạm còn hơn làm oan người vô tội. Đó là triết lý văn minh của một nền tư pháp tiến bộ mà thế giới đang áp dụng.
Bởi đơn giản từ những căn cứ pháp lý mà tôi đã nêu rõ trong kiến nghị (đã được gửi đi).
Thứ hai, ta cần thiết kế lại cách hiểu, ngôn từ và cách thức để vận dụng một chế định pháp lý mới. Vừa có thể có được thông tin, vừa có thể ngăn chặn tội phạm mới có thể xảy ra.
Đó là chế định, mặc cả gỡ/thú tội và luật sư được phép thông tin cho tòa án hoặc công tố, cơ quan điều tra những thông tin được coi là có thể dẫn đến một tội phạm nguy hiểm như giết người hàng loạt, khủng bố, đặt bom. Đây chỉ là thông tin mà luật sư được biết và có thể cung cấp (thông báo, thông tin, tiết lộ) cho tòa án, công tố hoặc cơ quan điều tra biết để họ có thể có hướng điều tra hoặc ngăn chặn tội phạm mới. Vì với thông tin mà luật sư nếu được thân chủ tiết lộ thì chỉ là thông tin chứ không phải là chứng cứ để có thể quy luật sư vào trách nhiệm hình sự về tội "không tố giác tội phạm" được. Đó là điều hết sức vô lý. Và để ngăn chặn tội phạm, luật sư có quyền được mặc cả với thân chủ về việc nếu cung cấp thông tin về tội phạm chuẩn bị thực hiện thì có thể sẽ được giảm án với mức án cụ thể nào đó.
Việc có được thông tin và quyền được thông tin cho tòa án, công tố thì đó là quyền của luật sư và dưới góc độ thông báo, tiết lộ thông tin chứ hoàn toàn không thể coi đó là chứng cứ để buộc tội luật sư về trách nhiệm không tố giác tội phạm. Như vậy là vội vàng tước bỏ việc có mặt của một thủ tục tố tụng để kết tội một con người và nó thực sự phản khoa học pháp lý.
Vì vậy, cần bãi bỏ khoản 3 điều 19 BLHS 2015 để cần xây dựng một chế định pháp lý mới về vấn đề "bí mật của luật sư" và "mặc cả gỡ/thú tội" cùng với đó là chế định "quyền miễn trừ của luật sư khi đưa ra quan điểm bảo vệ tội phạm trong quá trình tham gia bào chữa".
Đó mới là khoa học, vì việc thân chủ khai báo với luật sư chỉ có thể tồn tại và được khởi phát sau khi họ thuê luật sư, chứ không đương nhiên một người phạm tội lại kể những tình tiết bất lợi cho mình với một người xa lạ. Họ chỉ kể cho luật sư vì rằng luật sư được thuê là để bảo vệ quyền lợi cho họ, và nhờ quan hệ pháp lý ràng buộc với nhau thì thân chủ mới mở miệng để được hưởng sự bảo đảm từ pháp luật, chứ không ai chấp nhận bị cáo buộc và phản bội ngay cả từ kẻ mà mình đã bỏ tiền ra để thuê người đó bào chữa cho mình.
Không ai bị coi là có tội khi chưa bị toà án kết án một cách hợp pháp, thì ai cũng sẽ được hưởng sự bảo vệ như nhau từ luật pháp. Nếu không chứng minh được tội phạm, thì phải trao trả quyền tự do cho họ, vì thà bỏ lọt tội phạm còn hơn làm oan người vô tội. Đó là triết lý văn minh của một nền tư pháp tiến bộ mà thế giới đang áp dụng.
Bài này rất hay!
Trả lờiXóaPhải chi luật sư Lê Luân viết sớm bài này thì bà chủ tịch quốc hội Ngân và hai con mẹ đại biểu Xuân và Thủy đâu bị người đời chê dốt nát mà lại dám nói liều!
Ở các nước pháp quyền cao việc miễn tội không khai báo hưởng quyền cao nhất là mục sư, còn sau đó xếp như nhau là người thân (gồm ruột thịt cả thông gia nghi phạm, bị can, bị cáo và thông gia) – và luật sư, người bào chữa, bác sỹ, các nhà tâm lý liệu pháp cũng hưởng quyền tương tự như người thân, chứ luật sư không hưởng chế độ riêng. Tôi theo dõi cuộc tranh luận trên thấy người dân, bạn đọc bênh vực quyền luật sư, tuy vậy đáng tiếc chưa thấy luật sư nào bênh vực quyền của người thân, bác sỹ, các nhà tâm lý liệu pháp – mà số người thân tính ra mới là số nhiều!
Trả lờiXóa