Phút cuối của một vương triều.
GIẢI HUYỀN THOẠI THÀNH CỔ LOA
Chu Mộng Long
08.11.2015
Huyền thoại cũng như mọi diễn ngôn bao giờ cũng tồn tại 2 mặt: nổi và chìm, phần bề mặt hình thức và chiều sâu bản chất của nó. Những đầu óc mộng mơ thường tin huyền thoại ở tính hợp lí của hình thức mà quên bản chất của nó là những mảnh ghép của sự thực. Chẳng hạn, người ta ghép nhà Ân ở xa lơ xa lắc bên kia sông Hoàng Hà trong quan hệ với Hùng Vương ở tận nước Nam để dựng lên chuyện Thánh Gióng; Trọng Thủy, không biết ở đâu ra, không sách sử nào nhắc đến [1], bỗng dưng biến thành con trai của Triệu Đà trong thời “hòa tập Bách Việt” để sản sinh ra chuyện đánh cắp nỏ thần…. Kết quả là sự thực bị che lấp bởi tưởng tượng mông lung từ một hình thức huyền hồ, méo mó và xuyên tạc.
Có một nghịch lí là, đến khi các huyền thoại bị giải huyền để phơi trần sự thực, dễ bị quy chụp ngược là… làm méo mó, xuyên tạc sự thực.
Với câu chuyện thành Cổ Loa, tôi không tin có nhân vật Mỵ Châu nào trong sự thực (kể cả nhân vật Trọng Thủy!). Mỵ Châu chỉ là một hư cấu trong chiến lược diễn ngôn để biện minh cho sự sụp đổ và mất nước của triều đại An Dương Vương.
08.11.2015
Giải huyền thoại không đồng nghĩa với bôi nhọ lịch sử, lật đổ thần tượng mà làm sáng tỏ lịch sử, phơi trần sự thật của thần tượng, chỉ rõ trò chơi kiến tạo trong thế giới ảo gọi là lịch sử – văn hóa của loài người. Hủy gắn với Tạo (De-construction) như một động lực của sự phát triển.Chu Mộng Long – Bài viết là kết quả của một sự trải nghiệm – trải nghiệm lịch sử theo tinh thần giải huyền và lí thuyết diễn ngôn.
Những quốc gia văn minh, hòa bình, dân chủ đều làm như thế. Huyễn tưởng đồng bóng chỉ có lợi cho nhóm lợi ích thống trị, trong khi nó ru ngủ và hủy hoại tính cách dân tộc.
Bài này viết từ vài năm trước. Nay share lại cho cùng series với Giải huyền thoại cội nguồn người Việt.
Đọc lại tự dưng thấy bật cười. Rằng nếu thời ấy có trực thăng, An Dương Vương đã bay ra nước ngoài cùng sừng tê bảy tấc chứ không phải... rẽ nước chui xuống biển???
Huyền thoại cũng như mọi diễn ngôn bao giờ cũng tồn tại 2 mặt: nổi và chìm, phần bề mặt hình thức và chiều sâu bản chất của nó. Những đầu óc mộng mơ thường tin huyền thoại ở tính hợp lí của hình thức mà quên bản chất của nó là những mảnh ghép của sự thực. Chẳng hạn, người ta ghép nhà Ân ở xa lơ xa lắc bên kia sông Hoàng Hà trong quan hệ với Hùng Vương ở tận nước Nam để dựng lên chuyện Thánh Gióng; Trọng Thủy, không biết ở đâu ra, không sách sử nào nhắc đến [1], bỗng dưng biến thành con trai của Triệu Đà trong thời “hòa tập Bách Việt” để sản sinh ra chuyện đánh cắp nỏ thần…. Kết quả là sự thực bị che lấp bởi tưởng tượng mông lung từ một hình thức huyền hồ, méo mó và xuyên tạc.
Có một nghịch lí là, đến khi các huyền thoại bị giải huyền để phơi trần sự thực, dễ bị quy chụp ngược là… làm méo mó, xuyên tạc sự thực.
Với câu chuyện thành Cổ Loa, tôi không tin có nhân vật Mỵ Châu nào trong sự thực (kể cả nhân vật Trọng Thủy!). Mỵ Châu chỉ là một hư cấu trong chiến lược diễn ngôn để biện minh cho sự sụp đổ và mất nước của triều đại An Dương Vương.
Theo tôi, huyền thoại không hẳn sinh ra từ dân gian, đặc biệt là những huyền thoại có liên quan đến ngợi ca những nhân vật anh hùng. Vì sao phụ nữ và những người thấp bé không có vị thế nào trong anh hùng ca, theo chất vấn của F. Engels? [2]. Là bởi vì, anh hùng ca ra đời với mục đích ngợi ca kẻ mạnh, kẻ chiến thắng, bắt đầu từ thời đại phụ quyền. Ngay cả khi thất bại để trở thành bi kịch, người anh hùng vẫn thống trị trong các vở bi kịch với vẻ đẹp phi thường.
Rõ ràng huyền thoại ra đời từ miệng kẻ thống trị, một thứ diễn ngôn được hợp thức hóa bởi quyền lực. Kẻ nắm quyền lực đã bịa ra hàng loạt những huyền thoại nhằm tự ngợi ca sự thắng lợi lẫn thất bại của mình, chuyển cái hữu hạn nhất thời thành vạn tuế. Dân gian chỉ là công cụ cho sự lưu giữ và truyền bá tư tưởng của hệ tư tưởng thống trị.
Quay lại huyền thoại về thành Cổ Loa, tin chắc là đặc sản của xứ Giao Chỉ cổ xưa, đã được xào nấu bởi tinh thần tự tôn của thế hệ thống trị sau thời Bắc thuộc lần thứ nhất. Trong khi giương cao ngọn cờ độc lập, một điều dân gian dễ chấp nhận để lưu truyền, huyền thoại này đã hư cấu nên nhân vật Mỵ Châu để che lấp một sự thực bất lợi cho giới cầm quyền: sự mắc lừa ngu xuẩn bởi một âm mưu hơn là câu chuyện hòa hiếu thông qua một cuộc hôn nhân. Đó là, trong quan hệ giữa Bắc triều và Nam triều có cái gì na ná như các hiệp định kí kết trao đổi, mua bán mà bao bọc bên ngoài là sự hòa hiếu đầu môi chót lưỡi, thậm chí lấy cái “gen hòa hiếu” ra thề trước thần linh!
Oan hồn Mỵ Châu hay oan hồn dân đen?
Huyền thoại thành Cổ Loa là bài học về sự cảnh giác. Nhưng tại sao lại phải cảnh giác với phụ nữ, trong khi phụ nữ thường chỉ là công cụ hiến tặng trong các cuộc chơi chính trị, mà vị thế của họ không khác dân đen, dù là con vua? Mấu chốt đáng nghi vấn nhất nằm ở đây.
Không phải ngẫu nhiên mà cả trăm huyền thoại như một, từ thần thoại Hy Lạp đến Kinh Cựu Ước, đều quy hết mọi tội lỗi cho đàn bà, rằng họ là nguyên nhân của chiến tranh và sự tàn phá. Không thể có cách giải thích nào khác hơn là chính nhân tố này mới có thể ngụy trang được tội lỗi của giới cầm quyền với bản chất muôn đời của nó là tranh chấp, cướp đoạt, chia chác quyền lợi, kể cả cướp đoạt phụ nữ như là cướp đoạt tài sản vật chất.
Huyền thoại mất cắp nỏ thần bề ngoài là sự vô ý của Mỵ Châu, nhưng bên trong là sự cố ý của kẻ cầm quyền. Dù bị cắt bỏ ra khỏi bề mặt ngôn từ của diễn ngôn để đánh tráo sang sự cả tin của Mỵ Châu trong ứng xử với chồng, nhưng dấu tích của sự cố ý vẫn còn nguyên: hai bên vương triều đã kết tình môi răng sau khi đã trải qua những cuộc tranh chấp đẫm máu. Và để có được cái tình môi răng ấy, cái gì được mang ra thế chấp bị giấu kín bên trong cuộc hôn nhân vờ vịt dễ dãi kia?
Không thể là cái gì khác, chiếc nỏ thần, cái được mang ra trao đổi trong cuộc chơi hòa hiếu ấy thành biểu trưng cho toàn bộ gia sản của dân tộc, ngang hàng với lãnh thổ. Bởi lẽ, nó là cái đã biểu đạt rõ nhất trong cuộc xung đột, tranh chấp máu xương giữa Nam – Bắc triều. Mỵ Châu thành con bài tẩy được bịa/ lật ra để bào chữa, che đậy, đúng hơn là tạo cớ đổ thừa cho người khác.
Nước mất nhà tan, cơ đồ rơi vào tay giặc, nhưng tội nhân lịch sử lại là người phụ nữ hay đám dân thấp cổ bé họng. Trong khi kẻ cầm quyền lại mang báu vật lâu nay vơ vét được từ xương máu của dân lên đường tẩu thoát.
Mỵ Châu là một hình tượng dân oan sau ngàn năm vẫn chưa rửa sạch. Chính Tố Hữu viết: Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu/ Trái tim lầm chỗ để trên đầu/ Nỏ thần vô ý trao tay giặc/ Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu. Trong khi An Dương Vương với bộ ngọc sừng tê trên tay, báu vật của quốc gia, trốn chạy ra biển để tiếp tục cuộc sống vương giả? Bộ ngọc sừng tê ấy chính là phần chìm ẩn sau chiếc nỏ thần, đích thị là chiếc ghế vương quyền được mang ra thế chấp lãnh thổ, bị lộ diện ở cuối diễn ngôn khi nó được mang ra làm biểu tượng bất tử, sáng chói cho kẻ cầm quyền!
Huyền thoại thành cú lừa xuyên thế kỉ. Giới quyền lực tham lam lừa nhau và dùng huyền thoại để lừa dân. Chính mặc cảm bị trị đã biến thành mặc cảm tội lỗi trong lòng dân và từ đó, một cách vô thức, một tập thể rộng lớn trong dân gian đã chấp nhận huyền thoại như là sản phẩm của mình để tự răn dạy mình. Thế giới mộng mơ trong huyền thoại tồn tại như một ác mộng.
Thế mới biết dân gian muôn đời vẫn bị mắc lừa khi tiếp tay lưu truyền cái câu chuyện tình lãng mạn của đôi trai gái kia làm nhòe mờ đi những sự thật ẩn giấu bên trong quan hệ giữa hai kẻ cầm đầu.
Tất nhiên, khi tạo tác ra huyền thoại về bài học cảnh giác, có một bài học vĩ đại hay cái giá phải trả rất đắt đằng sau câu chuyện mà kẻ thống trị không bao giờ dám chạm đến: mất cả giang sơn thì vương quyền cũng mất theo chứ không phải ngược lại. Bộ ngọc sừng tê kia dù là ngọc thật cũng chỉ còn là đồ rởm khi nó hết chức năng lịch sử!
Huyền thoại thành Cổ Loa là màn chót lấp lửng của vở bi kịch đầy sắc màu lừa dối, phía sau sự ru ngủ cho một thất bại nhục nhã là một màn kịch khác rất hài hước bắt đầu lộ diện, màn hài kịch cười ra nước mắt. Vì sao? Vì quyền lực cố tình kéo dài lê thê bằng cách đánh bóng thứ đã mục rữa thảm hại thành ngọc! (K. Marx) [3].
Phần nổi và phần chìm của diễn ngôn thành Cổ Loa
—————
[1] Trọng Thủy có phải là con trai Triệu Đà hay không, không được Sử ký nói đến và tuyệt đối vắng bóng trong sử sách Trung Hoa. Tên Trọng Thủy chỉ được nhắc đến trong truyền thuyết. Các sách sử Việt từ Đại Việt sử kí toàn thư trở đi đều chỉ dựa vào truyền thuyết và lẫn lộn tùng phèo. Riêng truyền thuyết của người Choang ở Quảng Tây thì cho rằng, Trọng Thủy là con vua Tần đi chinh phục Bách Việt. Một nhân vật quan trọng như thế mà không có trong sử sách mới là lạ. Cho nên xét đến cùng Trọng Thủy cũng là nhân vật hư cấu cùng Mỵ Châu cho câu chuyện có gia vị!
[2]. F. Engels, Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước.
[3]. K. Marx, Góp phần vào việc phê phán triết học pháp quyền của Hegel.
Nguồn: Blog Chu Mộng Long
Có lý lắm
Trả lờiXóaHay, không thë chính xác hön.
Trả lờiXóaBài viết hay. Cảm ơn bác.
Trả lờiXóaÔng Trọng đi đâu thì đàn em nó đã bố trí một số người cò mồi tươi cười chào đón này nọ. Nghề diễn thì nó phải như thế thôi!
Trả lờiXóaNgày xưa hư cấu khéo tay lắm nhưng vận bị lộ.
Trả lờiXóaTrọng Thuỷ không mang họ ?(Tàu không có họ Trọng) chỉ có nghĩa tuyên ngôn"coi trọng chung thuỷ" dẫn đến việc Thuỷ sau khi trộm được nỏ thần thì chạy theo tìm Mỵ Châu và nhảy xuống giếng tự tử. Mỵ Châu là cô gái đẹp + ngọc trai (châu), con trai ngọc uống phải máu Trọng Thuỷ thì nhả ra viên ngọc càng sáng đẹp hơn... Giống như một Kinh kịch "LƯơng Son Bá - Chúc Anh Đài chết hoá đôi bướm trắng", như một tuồng cải lương mùi mẫn xứ ta.
Bây giờ mất cái ải Nam Quan rồi, có khi dựng chuyện cho cái bà ve chai nào đem bán lắm!
Trả lờiXóa