Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017

CHÚNG SẼ CẤM VĨNH VIỄN "DẠ CỔ HOÀI LANG"TRÊN TOÀN QUỐC?


Sẽ cấm vĩnh viễn trên toàn quốc 'Dạ cổ hoài lang'? 

Phụ Nữ TP HCM
16:44 07/04/2017 

"Dạ cổ hoài lang" - bản tình ca nổi tiếng của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) sẽ có thể bị cấm vĩnh viễn trên toàn quốc. 

Dạ cổ hoài lang - bản tình ca nổi tiếng của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) sẽ có thể bị cấm vĩnh viễn trên toàn quốc và bất kỳ ai muốn hát lại, phổ biến tuyệt phẩm này sẽ phải thực hiện một điều không tưởng: tìm cho được bản gốc của tác phẩm, với chữ ký của người quá cố.

Mà, không chỉ Dạ cổ hoài lang, nhiều tác phẩm khác cũng có thể sẽ bị cấm vĩnh viễn  trên toàn quốc cho đến khi tìm được bản gốc.

Tất nhiên, điều khủng khiếp trên chưa xảy ra và có lẽ cũng sẽ không xảy ra. Nhưng, với những gì Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) Nguyễn Đăng Chương trả lời truyền thông về việc cấm vĩnh viễn trên toàn quốc năm ca khúc sáng tác trước 1975 thì đó chính là một khả thể.


Theo ông Chương, các ca khúc Cánh thiệp đầu xuân, Chuyện buồn ngày xuân, Con đường xưa em đi, Đừng gọi anh bằng chú, Rừng xưa bị cấm do vi phạm bản quyền - bị sửa lời so với tác phẩm gốc. Những ca khúc “sai lời so với bản gốc thì phải cấm lưu hành vĩnh viễn” - ông Chương nói. 
Chính từ đây, câu hỏi đã được đặt ra: làm thế nào xác định được một tác phẩm là “bản gốc” và liệu Cục NTBD có xác định được bản gốc của năm tác phẩm nêu trên không khi tuyên bố nó sai để cấm? 
Lịch sử âm nhạc Việt Nam có một giai đoạn mà những bản nhạc bướm, các tập sách nhạc rất thịnh hành. Nhưng ngay cả trong trường hợp đó thì chúng vẫn không thể được Cục NTBD xem là bản gốc do không có chữ ký của tác giả. 
Thậm chí ngày nay, khi các tác phẩm hầu hết được soạn trên phần mềm, lưu trữ trên máy tính thì việc có chữ ký lại càng là yêu cầu kỳ quặc nếu không muốn nói là kiểu làm khó của cơ quan chức năng. 
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cho biết, từ lâu anh đã không còn viết tay các tác phẩm của mình mà đều soạn trên máy tính. Anh cũng không ký tên lên tác phẩm trừ trường hợp ca sĩ xin được sử dụng và yêu cầu anh ký tên. 
Đất nước đã trải qua nhiều năm tháng chiến tranh, những bản nhạc viết tay - nguyên bản liệu còn được mấy nhạc sĩ lưu giữ? Giờ đây, khi nhiều vị trong số họ đã qua đời thì chuyện yêu cầu họ xác định bản nào trong số các dị bản là bản gốc như khi họ viết ra là điều hoàn toàn bất khả. 
Như trường hợp Dạ cổ hoài lang - mãi đến nay thời điểm sáng tác của nó (sáng tác năm 1917, 1918 hay 1919) vẫn còn gây tranh cãi. Trong số những bản Dạ cổ hoài lang đang lưu hành trên thị trường, đang được các nghệ sĩ biểu diễn, rất nhiều dị bản đã được hát lên.
 “Bảo kiếm sắc phán lên đàng” hay “Báu kiếm”, “Báo kiếm”, “sắc phong”? “Luống trông tin nhạn” hay “tin bạn”, “tin chàng”? “Đường dầu xa, ong bướm” hay như cố nhạc sĩ Trần Văn Khê chỉnh lý là “dầu say ong bướm”? “Gan vàng lợt phai” hay “lạt phai”, “nhạt phai”?


Se cam vinh vien tren toan quoc 'Da co hoai lang'?


So với bản Dạ cổ hoài lang được xem là chuẩn tại khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử và nhạc sĩ Cao Văn Lầu ở Bạc Liêu, do UBND tỉnh Bạc Liêu công bố ngày 17/9/2010 theo quyết định số 2257/QĐ-UBND thì các dị bản trên đều vi phạm bản quyền và đương nhiên Dạ cổ hoài lang phải bị dừng lưu hành vĩnh viễn trên toàn quốc.

Mà, kể cả bản “chuẩn” của UBND Bạc Liêu có chắc là đúng so với những gì ông Sáu Lầu từng viết ra không khi ngày nay ông đã qua đời, không thể trả lời là sai hay đúng?

Giữa lúc dư luận đang hoang mang với quyết định của Cục NTBD, bà Kha Thị Đàng - phu nhân của cố nhạc sĩ Châu Kỳ bất ngờ cho biết, cái mà Cục NTBD cho là dị bản, là sai so với bản gốc lại chính là cái do đích thân nhạc sĩ Châu Kỳ sửa.

Theo đó, vì là một ca khúc sáng tác trước 1975, trong thời điểm chiến tranh chia cắt nên một số chỗ trong tác phẩm không còn phù hợp với thời bình. “Chiến trường anh bước đi” và “Nơi đây phiên gác canh dài” đã được đích thân nhạc sĩ Châu Kỳ sửa thành “Lối mòn anh bước đi” và “thao thức canh dài”.

Với tiết lộ này thì "chiến trường" hay "phiên gác", "lối mòn" hay "thao thức" cũng đều là bản gốc và đều không vi phạm bản quyền. Điều quan trọng nhất, như bà Đàng cho biết, từ khi bản Con đường xưa em đi được Cục NTBD cấp phép lưu hành rồi tạm dừng rồi cấm vĩnh viễn thì chưa có bất kỳ ai ở cơ quan quản lý văn hóa tiếp xúc hay trao đổi với bà về tác phẩm này để xác minh tính chính xác của bản gốc.

Cấm hay không cấm một tác phẩm là thẩm quyền của cơ quan quản lý văn hóa. Nhưng cấm hay không cấm cũng cần một lý do thỏa đáng, thuyết phục được khán giả lẫn người làm nghề, bởi nếu không thì sẽ tạo ra một tiền lệ bất công vô cùng lớn đối với các tác phẩm khi chỉ có năm bài hát bị cấm trong khi hàng ngàn bài khác thì không. 

Phạm Thành Nhân

25 nhận xét :

  1. Số phận truyện Kiều, Cung oán ngâm khúc với nhiều dị bản ... rồi sẽ ra sao đây mấy cha?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rồi đây sẽ cấm vĩnh viễn "Hịch tướng sĩ" của đồng chí Trần Quốc Tuấn, "Bài cáo bình Ngô" của đồng chí Nguyễn Trãi, nếu muốn lưu hành phải tìm được bản gốc và có chữ ký của hai đồng chí ấy.

      Xóa
    2. Đề nghị cấm hoạt động cái cục NTBD đi, thỉnh thoảng nó làm vài vụ (để kiếm tiền) giống như ngứa ghẻ khó chịu lắm.

      Xóa
  2. Rồi đến cả tuyên ngôn độc lập rồi sẽ ra sao đây!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sát Thủ Đầu Mưng Mủlúc 07:30 8 tháng 4, 2017

      Lo cả cho Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nữa.

      Xóa
    2. Đề nghị xem lại di chúc của ông Hồ có đúng là bản gốc không? Nếu không đúng thì cấm luôn một thể.

      Xóa
  3. Có thời bài hát của cụ Văn Cao còn có người nhận là của mình vậy đã xác minh chưa? và chưa thì liệu có được hát?

    Trả lờiXóa
  4. Lời bài Quốc ca vẫn đang hát hiện nay cũng không phải là lời nguyên gốc bài Tiến quân ca của cố nhạc sỹ Văn Cao các bác ạ.

    Trả lờiXóa
  5. Thôi bàn làm chi đến chuyện này nữa!Một đám vô công rỗi nghề,bầy ra cho có việc,nay bị chỉ trích,cố tình ngụy biện cho cái ngu dốt của mình? Ai cấm thì cứ cấm,ai hát thì cứ
    hát

    Trả lờiXóa
  6. Cấm cả ca dao tục ngữ, các tác phẩm Bích Câu Kỳ Ngộ, vân vân....các cụ ngày xưa đâu có đăng ký bản quyền.
    Các bài nói của mấy lãnh đạo cũng phải đăng ký bản quyền trước khi phát thanh! Có đâu ai cứ muốn nói gì thì nói, cứ lên đài phát sa sả thì ai chịu được.
    Nói chung là khi phát ngôn với người thứ hai tức là có hành vi phát tán rồi. Vậy thì cảnh sát giao thông trước khi đòi phạt, xem giấy tờ thì phải đi đăng ký câu nói của mình đã!

    Trả lờiXóa
  7. Đất từ vĩ tuyến 17 trở vào là đất VNCH xưa từ 1975 về trước, nay mai cấm sinh sống, sản xuất và khai phá!

    Trả lờiXóa
  8. Khổ, thông cảm nhé. Cục có việc gì để làm đâu.

    Trả lờiXóa
  9. chắc sẽ cấm cả bài TIẾN QUÂN CA, vì bài này bị sửa lời rồi, mà không phải ông VĂN CAO tự sửa theo ý mình đâu nhé

    Trả lờiXóa
  10. Cần phải xem lại Di chúc ông Hồ có đúng với nguyên bản của ông không

    Trả lờiXóa
  11. Đã bảo rồi, nơi vô văn hóa nhất chinh lại nằm ở Bộ văn hóa đấy.

    Trả lờiXóa
  12. Bây giờ bố ai biết "bản gốc, có chữ ký" các tác phẩm của qúa khứ? Từ Thiên đô chiếu đến Tuyên ngôn độc lập đúng là phải nghi ngờ tuốt. Mấy bố ở bộ Văn hóa có cần phải ngu đần đến thế không? hay cứ phải ngu đần như thế thì mới được bổ làm quan?

    Trả lờiXóa
  13. Càng ngày bọn lãnh đạo văn hóa càng tỏ ra vô văn hóa một cách trắng trợn. Thấy hoang mang không biết chúng có đi học không, có biết chữ không, trong đầu chúng có óc không hay chỉ toàn bã đậu? Những câu hỏi rất ngớ ngẩn nhưng xem ra lại đòi hỏi phải trả lời rất nghiêm túc.

    Trả lờiXóa
  14. Trong lĩnh vực văn hóa dân gian rất nhiều những tác phẩm như điêu khắc , hội họa , âm nhạc , thơ ca ,hò vè , đồng giao , ca dao tục ngữ ...vv được lưu truyền trong nhân dân từ xa xưa . Bộ văn hóa thông tin quản lí vấn đề này như thế nào ? có đầy đủ hồ sơ không ? Xin đưa ra một thực tế như " Ca dao tục ngữ Việt Nam " dày cộp đã lưu truyền trong dân gian từ bao đời ,thử hỏi nguồn gốc tác giả của ai ? hoặc rất nhiều làn điệu dân ca bắc- trung - nam rất hay đang lưu truyền trong dân gian ,và thử hỏi bộ văn hóa thông tin có biết được tác giả là ai không ? và còn rất rất nhiều lĩnh vực văn hóa dân gian khác nữa và xin hỏi có đầy đủ hồ sơ không ? Đây là câu chuyện trên sao Hỏa . Đất nước hiện nay còn quá nhiều việc cần phải làm mà vẫn còn những chuyện viển vông như vậy thì mới thấy đất nước mình lạ quá phải không ?

    Trả lờiXóa
  15. Quyền tự do của mọi người thì có cấm cũng chẳng được. Nghe thối.

    Trả lờiXóa
  16. Bản Tuyên ngôn độc lập gốc 2.9.1945 có chữ ký của hơn chục người (Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp...) nay không rõ ở đáu? Ai biết xin trao đổi, cám ơn.

    Trả lờiXóa
  17. Lời bài Quốc ca lúc khởi đầu là : Thề phanh thây uống máu quân thù ( chứ không phải là vì nhân dân chiến đấu không ngừng) và câu cuối là : Bắc sơn cùng Đô lương, Thái nguyên ( chứ không phải là nước non VN ta vững bền 1). Vậy là lời quốc ca hiện đang hát không phải lời nguyên gốc. Cấm đi, Dốt ơi !

    Trả lờiXóa
  18. Nếu cứ tiếp tục chính sách đưa thằng dốt lên làm quan, nhất là quan văn hóa thì trò cười không dừng lại ở đó !

    Trả lờiXóa
  19. Cái khổ của người có văn hóa bị người vô văn hóa cai trị . Ôi VN tôi ơi1111

    Trả lờiXóa
  20. Buồn quá đất đất nước tui!

    Trả lờiXóa
  21. Cái Cục NTBD này đúng là cục...cứt

    Trả lờiXóa