Cụ Kình đối thoại với đại diện quân đội về vấn đề đất đai ở Mỹ Đức. Ảnh chụp từ clip.
.
Cập nhật tình hình ở Đồng Tâm, Mỹ Đức
Nguyễn Anh Tuấn
17-4-2017
Một người quen của mình là dân làng Mỹ Đức vừa báo ra một số thông tin như sau:
– Cụ ông trong clip 15′ thuật lại toàn cảnh tranh chấp đất đai ở Mỹ Đức là cụ Kình, đã hơn 80 tuổi – một trong những người dẫn dắt cuộc tranh đấu của bà con suốt thời gian dài. Clip có vẻ được quay cách đây một tháng khi Viettel cử đại diện đến làm việc với dân làng.
– Sáng 15/4 chính quyền đến mời cụ cùng vài người khác ra xem mốc giới, dân làng muốn đi theo hộ tống nhưng chính quyền bảo đông người không làm được việc. Vậy nên chỉ 10 người đi gồm cả cụ Kình; ra tới nơi tất cả bị bắt ngay. Dân làng phát hiện đuổi theo thì bị xịt hơi cay, có thêm 5 người nữa bị bắt giữ và một người bị đánh trọng thương.
– Người dân sau đó bắt được 2 xe của công an, giữ khoảng 30 cảnh sát cơ động trong nhà văn hóa. Ngay trong chiều công an có về đàn áp để giải cứu người nhưng bị dân làng chặn lại.
– Xăng không phải được tẩm vào người cảnh sát cơ động mà vào chăn bông và rơm chất quanh nhà văn hóa. Các ngả đường dẫn vào làng bị đặt chướng ngại vật để ngăn cản công an tiếp cận.
– Một số người am hiểu trong làng phân tích rằng đây là tình huống A2 trong kế hoạch chiến đấu bảo vệ an ninh chính trị của lực lượng vũ trang với bài vở chủ yếu tập trung vào việc kích động bạo lực để lấy cớ đàn áp rồi sau đó khởi tố vụ án. Trong tình huống này luôn có an ninh thường phục trà trộn tạo cớ, bởi vậy dân làng đã tăng cường canh gác các điểm chốt. Quả nhiên tối qua đã bắt thêm được một số đối tượng khả nghi, hiện đang giữ chung với số cảnh sát cơ động.
– Chính việc bắt giữ những người lãnh đạo cộng đồng ở Mỹ Đức như cụ Kình đã khiến mọi chuyện trở nên phức tạp hơn nhiều khi dân làng khó tìm được đồng thuận trước mỗi quyết định của họ trong một hoàn cảnh mà bất kì nước cờ sai nào đều có thể dẫn đến một hậu quả thật thảm khốc. – Hiện lo ngại lớn nhất vẫn liên quan đến vấn đề niềm tin: Thả người rồi, liệu có bị khởi tố và trừng phạt một cách khốc liệt sau đó hay không ngay cả khi chính quyền đã cam kết? Dân làng tìm cách hạn chế rủi ro bằng cách tránh công khai danh tính, hình ảnh; tuy nhiên khả năng sau khi mọi chuyện được vãn hồi nhiều người sẽ bị khởi tố bừa và kết án thật nặng để chính quyền địa phương có thể đổ lỗi và tránh những quở trách từ trung ương.
Nguyễn Anh Tuấn
17-4-2017
Một người quen của mình là dân làng Mỹ Đức vừa báo ra một số thông tin như sau:
– Cụ ông trong clip 15′ thuật lại toàn cảnh tranh chấp đất đai ở Mỹ Đức là cụ Kình, đã hơn 80 tuổi – một trong những người dẫn dắt cuộc tranh đấu của bà con suốt thời gian dài. Clip có vẻ được quay cách đây một tháng khi Viettel cử đại diện đến làm việc với dân làng.
– Sáng 15/4 chính quyền đến mời cụ cùng vài người khác ra xem mốc giới, dân làng muốn đi theo hộ tống nhưng chính quyền bảo đông người không làm được việc. Vậy nên chỉ 10 người đi gồm cả cụ Kình; ra tới nơi tất cả bị bắt ngay. Dân làng phát hiện đuổi theo thì bị xịt hơi cay, có thêm 5 người nữa bị bắt giữ và một người bị đánh trọng thương.
– Người dân sau đó bắt được 2 xe của công an, giữ khoảng 30 cảnh sát cơ động trong nhà văn hóa. Ngay trong chiều công an có về đàn áp để giải cứu người nhưng bị dân làng chặn lại.
– Xăng không phải được tẩm vào người cảnh sát cơ động mà vào chăn bông và rơm chất quanh nhà văn hóa. Các ngả đường dẫn vào làng bị đặt chướng ngại vật để ngăn cản công an tiếp cận.
– Một số người am hiểu trong làng phân tích rằng đây là tình huống A2 trong kế hoạch chiến đấu bảo vệ an ninh chính trị của lực lượng vũ trang với bài vở chủ yếu tập trung vào việc kích động bạo lực để lấy cớ đàn áp rồi sau đó khởi tố vụ án. Trong tình huống này luôn có an ninh thường phục trà trộn tạo cớ, bởi vậy dân làng đã tăng cường canh gác các điểm chốt. Quả nhiên tối qua đã bắt thêm được một số đối tượng khả nghi, hiện đang giữ chung với số cảnh sát cơ động.
– Chính việc bắt giữ những người lãnh đạo cộng đồng ở Mỹ Đức như cụ Kình đã khiến mọi chuyện trở nên phức tạp hơn nhiều khi dân làng khó tìm được đồng thuận trước mỗi quyết định của họ trong một hoàn cảnh mà bất kì nước cờ sai nào đều có thể dẫn đến một hậu quả thật thảm khốc. – Hiện lo ngại lớn nhất vẫn liên quan đến vấn đề niềm tin: Thả người rồi, liệu có bị khởi tố và trừng phạt một cách khốc liệt sau đó hay không ngay cả khi chính quyền đã cam kết? Dân làng tìm cách hạn chế rủi ro bằng cách tránh công khai danh tính, hình ảnh; tuy nhiên khả năng sau khi mọi chuyện được vãn hồi nhiều người sẽ bị khởi tố bừa và kết án thật nặng để chính quyền địa phương có thể đổ lỗi và tránh những quở trách từ trung ương.
____
FB Nguyễn Anh Tuấn
Một đề xuất tháo ngòi nổ Mỹ Đức
16-4-2017
Không ai muốn bà con phải dùng tới ‘biện pháp cuối cùng’ (lời của bà con) nhưng đã có quá nhiều ví dụ cho thấy sau khi chấp nhận xuống nước vì tin theo lời hứa của chính quyền, người dân đã phải chịu hậu quả thảm khốc như thế nào. Ninh Hiệp, Văn Giang, Dương Nội, Đông Yên đều hãy còn nóng hổi.
Với người dân Mỹ Đức hiện nay, kết cục có thể còn nghiêm trọng hơn rất nhiều vì cái án Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84 Bộ luật Hình sự, khung hình phạt cao nhất là tử hình) rất có thể sẽ giáng xuống đầu họ sau khi mọi chuyện được vãn hồi.
Đã có nhiều gợi ý rằng bà con nên đòi hỏi các văn bản cam kết từ phía chính quyền trước khi thả người, nhưng với những gì chúng ta biết về quá khứ cầm quyền của họ, giải pháp này vẫn còn rất nhiều rủi ro, vì ai chắc được chính quyền sẽ không phá vỡ cam kết sau đó.
Hẳn bà con cũng hiểu rõ điều này nên sẽ rất ngập ngừng trước quyết định thả người mang tính sinh tử này (thả cũng chết mà không thả cũng chết) và vì thế sẽ cố sống cố chết giữ lấy chiếc phao duy nhất của mình – chính là các cảnh sát cơ động bị bắt.
Vậy vấn đề cốt lõi ở đây là niềm tin: Dân không tin chính quyền sẽ thực hiện cam kết sau khi họ thả người.
Giải pháp là chính quyền cần chủ động hoặc bà con đòi hỏi chính quyền tổ chức họp báo có sự tham gia của các sứ quán và báo chí quốc tế. Buổi họp báo phải được truyền hình trực tiếp trong đó chính quyền nói rõ sẽ đáp ứng các cam kết của người dân, từ việc không khởi tố đến thả người và trả đất. Sự xuất hiện của yếu tố quốc tế làm trung gian sẽ khiến lòng tin của người dân vào việc thực thi cam kết của chính quyền cao hơn, và chính quyền cũng phải đánh đổi nhiều hơn nếu làm điều ngược lại.
Thân nhân các chiến sĩ bị bắt giữ muốn tránh điều tệ hại xảy ra với con em mình hẳn chỉ còn cách duy nhất là gây áp lực lên các cấp lãnh đạo Hà Nội chấp thuận các yêu sách hợp lý và chính đáng của bà con Mỹ Đức. Nghe có vẻ hơi khó nhưng không lẽ để bi kịch xảy ra với con em mình?
Không ai muốn bà con phải dùng tới ‘biện pháp cuối cùng’ (lời của bà con) nhưng đã có quá nhiều ví dụ cho thấy sau khi chấp nhận xuống nước vì tin theo lời hứa của chính quyền, người dân đã phải chịu hậu quả thảm khốc như thế nào. Ninh Hiệp, Văn Giang, Dương Nội, Đông Yên đều hãy còn nóng hổi.
Với người dân Mỹ Đức hiện nay, kết cục có thể còn nghiêm trọng hơn rất nhiều vì cái án Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84 Bộ luật Hình sự, khung hình phạt cao nhất là tử hình) rất có thể sẽ giáng xuống đầu họ sau khi mọi chuyện được vãn hồi.
Đã có nhiều gợi ý rằng bà con nên đòi hỏi các văn bản cam kết từ phía chính quyền trước khi thả người, nhưng với những gì chúng ta biết về quá khứ cầm quyền của họ, giải pháp này vẫn còn rất nhiều rủi ro, vì ai chắc được chính quyền sẽ không phá vỡ cam kết sau đó.
Hẳn bà con cũng hiểu rõ điều này nên sẽ rất ngập ngừng trước quyết định thả người mang tính sinh tử này (thả cũng chết mà không thả cũng chết) và vì thế sẽ cố sống cố chết giữ lấy chiếc phao duy nhất của mình – chính là các cảnh sát cơ động bị bắt.
Vậy vấn đề cốt lõi ở đây là niềm tin: Dân không tin chính quyền sẽ thực hiện cam kết sau khi họ thả người.
Giải pháp là chính quyền cần chủ động hoặc bà con đòi hỏi chính quyền tổ chức họp báo có sự tham gia của các sứ quán và báo chí quốc tế. Buổi họp báo phải được truyền hình trực tiếp trong đó chính quyền nói rõ sẽ đáp ứng các cam kết của người dân, từ việc không khởi tố đến thả người và trả đất. Sự xuất hiện của yếu tố quốc tế làm trung gian sẽ khiến lòng tin của người dân vào việc thực thi cam kết của chính quyền cao hơn, và chính quyền cũng phải đánh đổi nhiều hơn nếu làm điều ngược lại.
Thân nhân các chiến sĩ bị bắt giữ muốn tránh điều tệ hại xảy ra với con em mình hẳn chỉ còn cách duy nhất là gây áp lực lên các cấp lãnh đạo Hà Nội chấp thuận các yêu sách hợp lý và chính đáng của bà con Mỹ Đức. Nghe có vẻ hơi khó nhưng không lẽ để bi kịch xảy ra với con em mình?
Mấy chục cảnh sát bị người dân giam giữ sao mà dễ dàng quá vậy? hay là chính quyền gài người dân để có cớ xử mạnh tay?
Trả lờiXóaTỨC NƯỚC VỠ BỜ. CÔNG LÝ BAO GIỜ CŨNG ĐỨNG VỀ PHÍA NGƯỜI DÂN.
Trả lờiXóaHuyện Mỹ Đức cả họ làm quan: Cũng 'là ngẫu nhiên'.
Trả lờiXóahttp://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/huyen-my-duc-ca-ho-lam-quan-cung-la-ngau-nhien-264707.html
Việc này cần phải thật minh bạch trước nhân dân cả nước và Quốc tế. Kẻ nào sai phải xử, dù đó là dân hay chính quyền. Nếu là chính quyền sai thì phải xử thật nặng theo nguyện vọng của nhân dân chứ không phải là kỷ luật nghiêm khắc theo kiểu của chính quyền và phải thay ngay chính quyền mới do dân trực tiếp bầu bởi nhân dân không còn tin chế độ từ lâu rồi.
Trả lờiXóaCách hành xử của chính quyền đã tạo nên "nước cờ bí" cho cả hai bên. Nhưng xem ra chính quyền sẽ không chịu xuống nước, và nếu có xuống nước thì cũng chỉ để làm dịu tình hình rồi sau đó phản công lại. Tâm địa xấu xa của kẻ có quyền sẽ làm cho đất nước này bất ổn lâu dài.
Trả lờiXóaCái đảng này xem như đã không còn tồn tại khi đứng trước thử thách của lòng tin. Lòng tin đã mất thì mất tất cả! Hết đường rồi!
Trả lờiXóa..." Quê hương là chùm khế ngọt
Trả lờiXóaCho con trèo hái mỗi ngày,
Quê hương là đường đi học,
...
Quê hương là con diều biếc..."
Ôi quê hương ai chẳng có, buồn tái tê!
Hoan hô nhân dân Đồng Tâm (Mỹ Đức), bà con thật xứng với tên gọi vùng đất của mình - đồng tâm
Trả lờiXóa