Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

Rao vặt: TÁC GIẢ NGUYỄN XUÂN DIỆN BÁN SÁCH


Kính mời các bác xem hàng và mua sách của Nguyễn Xuân Diện:

Liên hệ mua sách: Chị Nguyễn Kim Măng – Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 183 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 098 529 9535 Email: kimmanghn@gmail.com

Tài khoản: Nguyễn Kim Măng. Số: 103 213 677 91011 Ngân hàng Techcombank 

– Chi nhánh Thăng Long – Hà Nội.
-------------


1. Đường thi Quốc âm cổ bản. Giá bìa 170k
2. Kiều Oánh Mậu - cuộc đời và tác phẩm. Giá bìa 270k
3. Hương Sơn Quan Thế Âm chân kinh. Giá bìa 50k
4. Ca trù - Phía sau đàn phách. Giá bìa: 68k.


Tất cả các sách đều có giảm giá cho người mua.
Các bác mua sách để ủng hộ người làm sách.

HƯƠNG SƠN QUAN THẾ ÂM CHÂN KINH: Sự tích Đức Phật Nam Hải Quan Thế Âm đã được biên chép trong thư tịch, được các học giả thiền sư quan tâm ấn tống, truyền bá. Một trong những bản đó là Hương Sơn Quan Thế Âm chân kinh tân dịch 香 山 觀 世 音 真 經 新 譯 do Giá Sơn Kiều Oánh Mậu sáng tác dựa trên các kinh sách cổ. Kiều Oánh Mậu (1854- 1911) là một học giả rất quan tâm đến tín ngưỡng thờ Phật Mẫu của Việt Nam. Ngoài Hương Sơn Quan Thế âm chân kinh tân dịch (1400 câu), ông còn có cuốn Tiên phả dịch lục (776 câu). Cả hai cuốn này đều là các truyện thơ Nôm lục bát dựa trên các phả kýchân kinh được Kiều Oánh Mậu dày công sưu tập và chọn lựa. Thể thơ lục bát được Kiều Oánh Mậu sử dụng rất điêu luyện, đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc.

Ấn bản Hương Sơn Quan Thế âm chân kinh tân dịch này có in kèm bản Nôm ở sau sách, nhằm phục vụ cho các độc giả có thể học chữ Nôm và tìm hiểu về chữ Nôm – một thứ chữ của dân tộc, dựa theo chữ Hán tạo thành, để ghi âm tiếng Việt, mà sinh thời Giá Sơn Kiều Oánh Mậu rất trân quý!

KIỀU OÁNH MẬU - CUỘC ĐỜI VÀ TÁC PHẨM: Giá Sơn Kiều Oánh Mậu (1854 - 1911), người thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, Sơn Tây, HN, là một học giả nổi tiếng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Với bản Kiều do chính ông đứng ra xuất bản dưới tên gọi Đoạn trường tân thanh (sau khi đã khảo đính, chú giải, nhuận sắc rất tỷ mỉ, khoa học) đã đưa ông lên địa vị một học giả rất có uy tín hồi đầu thế kỷ XX. Bản Kiều của Kiều Oánh Mậu có ảnh hưởng lớn đến các bản Kiều Nôm và Quốc ngữ xuất bản sau đó. Kiều Oánh Mậu đã mở đầu cho việc khảo cứu, sưu tầm, bình giải, nghiên cứu và đánh giá Truyện Kiều trong suốt cả thế kỷ XX.

Cuốn sách này là ấn phẩm đầu tiên dành riêng giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Giá Sơn Kiều Oánh Mậu và 3 sáng tác của ông được in cùng nguyên bản chữ Nôm: Tỳ bà quốc âm tân truyện (2290 câu), Hương Sơn Quan Thế âm chân kinh tân dịch (1400 câu) và Tiên phả dịch lục (776 câu). Đây là những tác phẩm truyện thơ Nôm lục bát cuối cùng của văn học trung đại, xứng đáng được các nhà nghiên cứu văn học sử quan tâm tìm hiểu.

Trong ba tác phẩm kể trên, có hai tác phẩm viết về sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Phật Bà Quan Thế Âm Chùa Hương dựa trên các phả ký và chân kinh được Kiều Oánh Mậu dày công sưu tập và chọn lựa. Hai tác phẩm này do vậy rất có giá trị tư liệu học về tín ngưỡng phụng thờ Phật Mẫu trong dân gian.
 
.
Đường thi Quốc âm cổ bản là một tài liệu quý cho những ai yêu thích, học tập và nghiên cứu thơ Đường. Ấn bản gồm 279 bản dịch thơ in kèm chữ Hán, chữ Nôm và phụ bản các trang sách cổ còn tươi nét bút cổ nhân. Đây cũng là lần đầu tiên công bố những bản Đường thi dịch ra Quốc âm (chữ Nôm) do các nhà Nho Việt Nam chuyển ngữ, được chép trong 6 bản sách cổ lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Ta gặp trong cuốn sách này các bản dịch Đường thi của Tú Xương, Dương Lâm và các nhà nho khác.

Bài Tựa của Mai Đình Đinh Thanh Hiếu viết: "Các soạn giả lục tìm trong kho cổ tịch được năm pho sách dịch Đường thi ra chữ Nôm của các nhà nho đời trước. Trong đó có tên tuổi thì có cụ Tú tài họ Trần, có quan Cung Bảo họ Dương, có ngài Cư sĩ Đông Sơn, còn lại thì không thể khảo được. Giở xem ngót ba trăm bài Đường thi Quốc âm, thực là muôn màu muôn sắc, Ngụy tía Diêu vàng. Tùy theo nguyên tác và khí chất, văn tài của dịch giả mà mỗi bài mỗi vẻ, đều có sở trường. Bài thì bình đạm tự nhiên, bài thì giản phác chất thực, bài thì cô cao tiễu bạt, bài thì ôn hậu nhu hòa, tựu trung thì cụ Tú tài Tử Thịnh đáng phục là tài Nôm tuyệt diệu, thơ dịch mà đến chỗ hồn hóa cơ hồ không còn thấy dấu vết của dịch nữa.

Cách đây ngót trăm năm, cụ chủ bút báo Nam phong họ Phạm có nói: “Ngày nay thời giờ đã coi là vật rất quý ở đời, người đời đối với ngày giời đã sinh lòng bủn sỉn, thì cái hồn thơ lấy đâu mà lai láng được như xưa!”. Ở cái thế giới bôn mang sau cụ trăm năm này thì hẳn cái sự bủn sỉn với ngày giời so với thời cụ còn nhiều hơn gấp bội. Bây giờ mấy ai còn được ngồi bên văn kỷ, đốt đỉnh trầm hương, pha chén nước trà, ngắm bông hoa nở mà ngâm thơ rung đùi làm một cái thú đặc biệt thanh cao như cụ nói khi xưa, thế nhưng sự yêu thơ, thích thơ, chơi thơ thì vẫn không đời nào thiếu.

Các cụ xưa đã vì lạc thú mà dịch Nôm, thì ta nay cũng vì nhã thú mà thưởng thức. Ngâm nga ở miệng, lý thú ở lòng mà dung hội với nguồn tâm của cổ nhân, âu cũng được nửa ngày nhàn trong cõi phù sinh này vậy".

.
CA TRÙ PHÍA SAU ĐÀN PHÁCH
 .
Phía sau Đàn Phách,
- Là bề dày lịch sử và chiều sâu nghệ thuật của một bộ môn đặc sắc của Việt Nam, từ truyền thuyết tiên nhạc đến các nghi lễ ở cửa đình, đi tới cung đình rồi lại trở ra với dân gian;
- Là thân phận những đào nương dâng cả thanh sắc tuổi xuân cho một nghệ thuật chuyên nghiệp;
- Là mối duyên văn tự và tơ trúc giữa văn nhân và ả đào ghi dấu không phai mờ trong lịch sử văn chương dân tộc;
- Là những biến thiên của lịch sử mà ca trù gửi vào trong câu hát thế cuộc bể dâu.

Ca trù làm người ta nhớ tới những tao nhân mặc khách với lối chơi ngông, chơi sang, rất tinh tế và giàu cá tính sáng tạo của những danh nhân như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Tản Đà... Và cùng với đó là mối quan hệ giữa văn nhân với ả đào - mối quan hệ quan trọng nhất của lối thưởng thức ca trù, bởi quá trình tham gia sinh hoạt ca trù là quá trình văn nhân sáng tạo, thể nghiệm và thưởng thức các tác phẩm của mình.
--------------
.
Tác giả: TIẾN SĨ NGUYỄN XUÂN DIỆN
.

Sinh năm 1970 tại Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội. Hiện công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam). Lĩnh vực nghiên cứu: Nghệ thuật dân gian, tín ngưỡng, văn hóa làng xã, văn học Hán Nôm.

Các công trình về ca trù đã xuất bản:

- Góp phần tìm hiểu lịch sử ca trù. Nxb. Khoa học Xã hội, H. 2000.
- Thơ Hát nói xưa và nay. Soạn chung với Hoài Yên. Nxb. Văn hóa dân tộc, H.2003.
- Đặc khảo Ca trù Việt Nam. Đồng tác giả. Viện Âm nhạc. H. 2006
- Lịch sử và Nghệ thuật Ca trù - khảo sát nguồn tư liệu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Nxb. Thế giới, H. 2007, tái bản năm 2010.
 

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét