Hà Nội đập bỏ hàng hoạt bậc tam cấp nhà dân vi phạm vỉa hè - Ảnh: Nam Trần
Vỉa hè là của công,
muốn để xe trước nhà phải thuê
Tuổi trẻ
24/03/2017 19:08 GMT+7
24/03/2017 19:08 GMT+7
TTO - Tiến sĩ Lương Hoài Nam đề xuất như vậy tại cuộc tọa đàm “Vỉa hè - chống ùn tắc và trách nhiệm công dân” được tổ chức ngày 24-3.
Phát biểu tại tọa đàm do báo Giao thông tổ chức này, tiến sĩ Lương Hoài Nam cho rằng thay vì cho chủ nhà mặt phố được tùy ý sử dụng 2m chiều rộng vỉa hè để xe máy thì chính quyền cần cho chủ nhà thuê diện tích đó.
Bởi vì vỉa hè là đất công, chủ nhà không thể tùy ý sử dụng. Việc sử dụng vỉa hè ngoài công năng cho người đi bộ phải được thể chế hóa. Nếu không làm được điều này thì chắc chắn sẽ tiếp tục quay trở lại tình trạng bảo kê vỉa hè.
Không cho thuê vỉa hè, dễ có bảo kê
Theo ông Nam, vỉa hè là sở hữu toàn dân vì là đất công. Ông Nam cho rằng, nếu hiểu theo Luật giao thông đường bộ thì vỉa hè dành cho người đi bộ, loại bỏ mọi công năng khác nên không ai có quyền quy định, ban hành quyền cho thuê vỉa hè.
Nhưng tại nhiều nước Châu Âu, Mỹ cho phép các hoạt động thương mại dịch vụ trên vỉa hè như mô hình nhà hàng cà phê, sạp báo, quầy bán rau quả…
Tuy nhiên, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, việc sử dụng vỉa hè cho mục đích ngoài giao thông đã được giao cho UBND các tỉnh, thành phố. Luật không có câu nào nói vỉa hè chỉ để đi bộ cả, chỉ có điều chức năng căn bản của nó là đi bộ phải được đáp ứng đầu tiên.
Ông Nam đề nghị trường hợp ngoài công năng chính là để đi bộ, nếu có thể bố trí được không gian phục vụ cho công năng khác nữa trên vỉa hè là trách nhiệm của các cơ quan là quy hoạch công năng cụ thể trên từng lô vỉa hè.
Nếu không ai quản lý, quy hoạch, sử dụng đúng những diện tích cho thuê vỉa hè đó thì sẽ có hiện tượng quay lại tình trạng bảo kê cho hành động sử dụng vỉa hè.
Ông Nam cũng cho rằng TP Hà Nội kẻ vạch vôi rộng 2m trên vỉa hè tính từ mép nhà ra để chủ nhà tùy ý sử dụng 2m đó cũng không đúng vì đó vẫn là đất công.
Nếu chủ nhà có yêu cầu mà chính quyền đáp ứng được thì họ được phép cho thuê 2m bề rộng đó cho việc để xe máy của gia đình mình.
Vì vậy, nếu cần thiết thì sửa đổi Luật, cho phép người dân thuê vỉa hè, mức tiền thế nào thì địa phương quyết định.
Để xe trên vỉa hè trước cửa nhà thì không thu phí
Theo ông Ngô Hải Đường - Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở GTVT TP.HCM, từ năm 2008, UBND TP.HCN đã ban hành Quyết định 74/2008 quy định cụ thể việc sử dụng lòng đường.
Trong quy định buôn bán hàng hoá, để xe tự quản trước nhà. Tuy nhiên, mục tiêu quan trọng nhất của vỉa hè là ưu tiên nhất là dành cho người đi bộ.
Vì vậy, quy định vỉa hè có bề rộng trên 3 m thì phạm vi sử dụng tạm thời ngoài mục đích giao thông có phạm vi bề rộng lớn nhất 1,5m tính từ mép nhà trở ra hoặc từ mép bó vỉa trở vào.
Trên cơ sở đề xuất của các quận huyện, năm 2009 UBND TP.HCM đã ban hành danh mục quy định các tuyến đường nào được sử dụng để kinh doanh buôn bán, được đậu xe, được để xe tự quản trước nhà.
UBND quận, huyện được kẻ vạch, và quản lý vỉa hè. Người dân chỉ tạm sử dụng vỉa hè trước nhà để kinh doanh buôn bán, để xe của gia đình thì không thu phí.
Còn ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết năm 1995, Chính phủ đã có Nghị định 36 của Chính phủ về đảm bảo trật tự ATGT.
Nhưng nghị định có những mâu thuẫn, hiểu vấn đề chưa thấu đáo nên việc triển khai chưa được thực hiện thường xuyên.
Cụ thể trong mục 2 điều 14 quy định cho UBND các tỉnh, TP quy định việc sử dụng một phần bên trong vỉa hè của một số đường phố đặt biệt để bán hàng hoá nhưng không được ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.
Tuy nhiên, mục 5 lại quy định: “nghiêm cấm cho thuê vỉa hè, lòng đường để kinh doanh dưới mọi hình thức".
Về việc kẻ vạch trừ 2m chiều rộng trên vỉa hè cho dân để xe máy, ông Viện cho biết nhằm phục vụ giao thông tĩnh, làm nơi đỗ xe theo quy định của UBND TP Hà Nội từ năm 2013.
Theo đó, ngoài những điểm được cấp phép, có thể kinh doanh, đỗ xe và thu phí theo quy định, những tuyến đường không tổ chức kinh doanh thì cho phép các phường tổ chức hướng dẫn nhân dân tự để xe trên vỉa hè.
Còn theo ông Khuất Việt Hùng, nghị định 36 có từ lâu còn Luật phí và lệ phí mới cho phép thu phí ở một số vị trí vỉa hè, lòng đường hợp pháp nên không cần băn khoăn về quy định cấm trong nghị định 36. Vấn đề là chính quyền địa phương tổ chức thu phí thế nào cho phù hợp với đặc điểm từng nơi.
Phát biểu tại tọa đàm do báo Giao thông tổ chức này, tiến sĩ Lương Hoài Nam cho rằng thay vì cho chủ nhà mặt phố được tùy ý sử dụng 2m chiều rộng vỉa hè để xe máy thì chính quyền cần cho chủ nhà thuê diện tích đó.
Bởi vì vỉa hè là đất công, chủ nhà không thể tùy ý sử dụng. Việc sử dụng vỉa hè ngoài công năng cho người đi bộ phải được thể chế hóa. Nếu không làm được điều này thì chắc chắn sẽ tiếp tục quay trở lại tình trạng bảo kê vỉa hè.
Không cho thuê vỉa hè, dễ có bảo kê
Theo ông Nam, vỉa hè là sở hữu toàn dân vì là đất công. Ông Nam cho rằng, nếu hiểu theo Luật giao thông đường bộ thì vỉa hè dành cho người đi bộ, loại bỏ mọi công năng khác nên không ai có quyền quy định, ban hành quyền cho thuê vỉa hè.
Nhưng tại nhiều nước Châu Âu, Mỹ cho phép các hoạt động thương mại dịch vụ trên vỉa hè như mô hình nhà hàng cà phê, sạp báo, quầy bán rau quả…
Tuy nhiên, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, việc sử dụng vỉa hè cho mục đích ngoài giao thông đã được giao cho UBND các tỉnh, thành phố. Luật không có câu nào nói vỉa hè chỉ để đi bộ cả, chỉ có điều chức năng căn bản của nó là đi bộ phải được đáp ứng đầu tiên.
Ông Nam đề nghị trường hợp ngoài công năng chính là để đi bộ, nếu có thể bố trí được không gian phục vụ cho công năng khác nữa trên vỉa hè là trách nhiệm của các cơ quan là quy hoạch công năng cụ thể trên từng lô vỉa hè.
Nếu không ai quản lý, quy hoạch, sử dụng đúng những diện tích cho thuê vỉa hè đó thì sẽ có hiện tượng quay lại tình trạng bảo kê cho hành động sử dụng vỉa hè.
Ông Nam cũng cho rằng TP Hà Nội kẻ vạch vôi rộng 2m trên vỉa hè tính từ mép nhà ra để chủ nhà tùy ý sử dụng 2m đó cũng không đúng vì đó vẫn là đất công.
Nếu chủ nhà có yêu cầu mà chính quyền đáp ứng được thì họ được phép cho thuê 2m bề rộng đó cho việc để xe máy của gia đình mình.
Vì vậy, nếu cần thiết thì sửa đổi Luật, cho phép người dân thuê vỉa hè, mức tiền thế nào thì địa phương quyết định.
Để xe trên vỉa hè trước cửa nhà thì không thu phí
Theo ông Ngô Hải Đường - Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở GTVT TP.HCM, từ năm 2008, UBND TP.HCN đã ban hành Quyết định 74/2008 quy định cụ thể việc sử dụng lòng đường.
Trong quy định buôn bán hàng hoá, để xe tự quản trước nhà. Tuy nhiên, mục tiêu quan trọng nhất của vỉa hè là ưu tiên nhất là dành cho người đi bộ.
Vì vậy, quy định vỉa hè có bề rộng trên 3 m thì phạm vi sử dụng tạm thời ngoài mục đích giao thông có phạm vi bề rộng lớn nhất 1,5m tính từ mép nhà trở ra hoặc từ mép bó vỉa trở vào.
Trên cơ sở đề xuất của các quận huyện, năm 2009 UBND TP.HCM đã ban hành danh mục quy định các tuyến đường nào được sử dụng để kinh doanh buôn bán, được đậu xe, được để xe tự quản trước nhà.
UBND quận, huyện được kẻ vạch, và quản lý vỉa hè. Người dân chỉ tạm sử dụng vỉa hè trước nhà để kinh doanh buôn bán, để xe của gia đình thì không thu phí.
Giải tỏa vỉa hè ở Hà Nội - Ảnh: Nam Trần
Còn ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết năm 1995, Chính phủ đã có Nghị định 36 của Chính phủ về đảm bảo trật tự ATGT.
Nhưng nghị định có những mâu thuẫn, hiểu vấn đề chưa thấu đáo nên việc triển khai chưa được thực hiện thường xuyên.
Cụ thể trong mục 2 điều 14 quy định cho UBND các tỉnh, TP quy định việc sử dụng một phần bên trong vỉa hè của một số đường phố đặt biệt để bán hàng hoá nhưng không được ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.
Tuy nhiên, mục 5 lại quy định: “nghiêm cấm cho thuê vỉa hè, lòng đường để kinh doanh dưới mọi hình thức".
Về việc kẻ vạch trừ 2m chiều rộng trên vỉa hè cho dân để xe máy, ông Viện cho biết nhằm phục vụ giao thông tĩnh, làm nơi đỗ xe theo quy định của UBND TP Hà Nội từ năm 2013.
Theo đó, ngoài những điểm được cấp phép, có thể kinh doanh, đỗ xe và thu phí theo quy định, những tuyến đường không tổ chức kinh doanh thì cho phép các phường tổ chức hướng dẫn nhân dân tự để xe trên vỉa hè.
Còn theo ông Khuất Việt Hùng, nghị định 36 có từ lâu còn Luật phí và lệ phí mới cho phép thu phí ở một số vị trí vỉa hè, lòng đường hợp pháp nên không cần băn khoăn về quy định cấm trong nghị định 36. Vấn đề là chính quyền địa phương tổ chức thu phí thế nào cho phù hợp với đặc điểm từng nơi.
Tuấn Phùng
Cho thuê vỉa hè để kinh doanh...Cái quan trọng ở đây là ai được thuê, người nào có thẩm quyền cho thuê?
Trả lờiXóa- Nếu chủ hộ có nhà ngay nơi đó không chịu bỏ tiền thuê diện tích hè ngay trước cửa nhà mình thì xử lý thế nào?
- Chính quyền có cho người nơi khác tới thuê không?
- Khi người nơi khác đến thuê để kimh doanh thì chủ nhà có diện tích vỉa hè ngay trước nhà, bị chích quyền cho người nơi khác đến thuê để kinh doanh người ta có để yên không?.
Tranh chấp này thuộc cấp nào giải quyết?
- Nếu chính quyền cho bất kỳ người nào đó đến thuê diện tích hè phố ngay trước nhà ông Tiến sĩ Lương Hoài Nam để kinh doanh thì ông suy nghĩ thế nào?
TIẾN SỸ THỜI @!
Trả lờiXóaHoài Nam là Tiến sỹ mua
Kiến thức Xã hội ông chưa hiểu gì
Vỉa hè là lối người đi
Cớ sao ông lại cho thuê lấy tiền?
Đúng là ông Tiến sỹ điên.
Dân đen tôi rất buồn phiền về ông...
Vỉa hè là lối đi chung
XóaSao ông tiến sĩ lại khùng cho thuê?
Hỏi ông mục đích cuối cùng
Cần tiền hay lối đi chung cả làng?
Xem ra ông "Tiến" bẽ bàng!
Cuối cùng rồi cũng đã rõ
Trả lờiXóaCuối cùng rồi cũng đã rõ: HẾT XIỀN ! Hu hu...
Loại tiến sỹ này không làm được gì hơn ngoài việc đi tìm cách móc túi nhân dân ,ở ta nhiều tiến sỹ nhất thế giới nhưng không hề có sáng chế nào mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước.
Trả lờiXóaNếu cũng lập luận như thằng Tiến sỹ hông vệ binh này thì ngay những người đi bộ trên vỉa hè cũng phải trả "phí" vỉa hè (như phí đường bộ của ô tô) vì anh đang xử dụng đất công.
Trả lờiXóaVà... cũng vậy, mỗi người dân là tài sản quý của quốc gia nên khi ông ngủ với vợ thì ông cũng phải trả "phí" cho nhà nước vì ông đang sài cái tài sản quý ấy của nhà nước.
Nếu có lệ "cho thuê vỉa hè" thì chỉ "béo" mấy người ở UBND phường đó thôi! Cho thuê bao nhiêu tiền? thời hạn bao lâu? Ai là người quản lý số tiền đó?Và còn nhiều chuyện để"nuôi béo"mấy cán bộ ở UBND phường.
Trả lờiXóaMuốn kiếm tiền thì cho thằng nhãi Hoài Nam này ra ăng ẳng trước! Rồi thì sau đó thì cho thuê thật! Hết tiền thì xoay sở đủ kiểu, xoay không ra thì tính chuyện cướp! Cứ đồn thổi dân có năm trăm tấn vàng, rồi thì là đưa tay lần ruột tượng của dân! Khốn nạn!
Trả lờiXóaChỉ cướp trong nhà, ở ngoài đường thì không dám làm gì! Nó cướp Hoàng Sa, Trường sa, nó đánh ngư dân thì không dám kêu lên một tiếng! Khổ thế đấy!
Sau hơn 40 năm đất nước hoàn toàn giải phóng, hôm nay mới bắt tay xây dựng cái vỉa hè của Q1 tp HCM mà cứ như gà mắc tóc, chưa biết hạ hồi nào phân giải được.
Trả lờiXóaVậy để xây dựng CNXH trên toàn quốc, thì cần bao nhiêu cái 'sau hơn 40 năm' nưa?
Thế thì
tìm đủ mưu trước để lấy của dân ko trừ cái gì
Trả lờiXóaÔng Lý Quang Diệu:
Trả lờiXóaDân có việc làm rồi mới xử lý được hàng rong
--------------
Chúng tôi bắt đầu từ một nền tảng thấp. Trong những năm 60, hàng ngàn người xếp hàng dài tại các buổi tiếp dân của chúng tôi... Những người thất nghiệp, cùng với vợ và con của họ đi xin việc, như giấy phép lái xe tắc xi hoặc bán hàng rong, hoặc quyền bán thức ăn trong căn tin trường học. Đây là khía cạnh nhân quyền đằng sau các con số thống kê thất nghiệp. Hàng ngàn người bán thức ăn trên lề đường không đếm xỉa gì đến giao thông, sức khỏe, và các lý do khác. Rác rưởi, mùi hôi của các thức ăn đã bị thối rữa, và các âm thanh hỗn loạn đã khiến nhiều khu vực của thành phố biến thành những khu ổ chuột.
Một vài thương nhân cho nhiều người mướn các xe hơi tư nhân cũ kỹ để trở thành “những tài xế cướp tắc xi”, không bằng lái và không bảo hiểm… Họ dừng lại mà không hề báo hiệu, đón và trả khách vô tội vạ và đã trở thành mối đe dọa cho nhiều người đi đường khác. Chúng tôi không thể làm sạch thành phố bằng cách di dời những người bán hàng rong và những tắc xi bất hợp pháp trong nhiều năm. Chỉ sau năm 1971, khi đã tạo ra nhiều việc làm, chúng tôi mới có thể thi hành luật pháp và làm sạch đường phố. Chúng tôi cấp giấy phép kinh doanh cho những người bán hàng rong và chuyển họ từ lề đường vào trung tâm dành cho những người bán hàng rong với hệ thống nước cống rãnh và chỗ đổ rác.
Mãi đến đầu những năm 80, chúng tôi mới tái ổn định tất cả những người bán hàng rong… Những tài xế tắc xi bất hợp pháp đã bị trục xuất khỏi đường phố chỉ sau khi chúng tôi tái tổ chức lại hệ thống xe buýt phục vụ và tạo cho họ những việc làm khác…
Để đạt được những tiêu chuẩn của Thế giới Thứ nhất trong một khu vực thuộc Thế giới Thứ ba, chúng tôi bắt đầu biến đổi Singapore thành một thành phố vườn nhiệt đới… Sau một vài xúc tiến, tôi gặp tất cả các quan chức cấp cao trong chính phủ và các ban lập pháp để kêu gọi họ tham gia vào phong trào “sạch và xanh”…Chúng tôi đã trồng hàng triệu cây cối: cọ, và các cây bụi. Màu xanh đã làm tăng thêm tinh thần của mọi người và họ tự hào với các khu vực lân cận. Chúng tôi cũng dạy họ cách chăm sóc mà không phá hoại cây cối… (Theo VNN)
Tiến sỹ giấy to cái mồm như trâu! Đi đường nào cũng phải thuê? dân tốt nhất là nên mọc cánh để khỏi ở với loại tiến sỹ trâu như Nam.
Trả lờiXóa