Lai lịch thuốc lào
Hoàng Tuấn Công
Thuốc lào có tên chữ là “tương tư thảo” (cỏ tương tư). Ý đã trót hút vào rồi thì không bỏ được, đêm thương ngày nhớ tựa kẻ mắc bệnh tương tư vậy.
Theo Lê Quý Đôn, nước Nam ta vốn không có giống thuốc ấy. Từ năm Canh Tý, niên hiệu Vĩnh Thọ (1660), đời vua Thần Tông nhà Lê, người nước Ai Lao mang giống đến, dân ta mới đem trồng. Quan, dân, đàn bà, con gái đua nhau hút, đến nỗi có người nói rằng: “Nhịn cơm ba ngày còn được, chứ một lúc nhịn hút thuốc thì không được”.
Người ta tin rằng thuốc lào có thể trừ được các bệnh phong hàn, sơn lam, chướng khí, nên thuốc mau chóng được phổ biến. Nhưng thuốc lào đôi khi lại là nguyên nhân gây ra nạn cháy nhà lớn. Năm Ất Tị, đời Cảnh Trị (1665), hai lần hạ lệnh nghiêm cấm hút thuốc, lùng bắt những kẻ trồng thuốc, bán thuốc, hay hút thuốc giấu mà không tuyệt được.
Nhiều người tài tình khoét thân tre đang sống để làm điếu hút, hoặc chôn giấu điếu bát xuống đất, chỉ để hở miệng khỏi mặt đất để dấm dúi hút trộm, càng sinh hoả tai. Lâu lâu, triều đình biết không thể tuyệt được, nên lại bỏ lệnh cấm ấy. Những chiếc điếu bị vùi xuống đất, nay lại được đào lên, lau sạch sẽ, sóng nước trong lòng điếu tiếp tục reo vang nhả khói. Ấy mới có mấy vần thơ giải toả rằng:
“Đầu tròn trùng trục, đít bảnh bao
Mân mân mó mó, đút ngay vào
Thủy hỏa tương giao sôi sùng sục
Âm dương nhị khí sướng làm sao!”
(Khuyết danh)
Phải chăng, chuyện chôn điếu xuống đất hút dấm hút dúi chính là nguồn cơn sinh ra câu ca dao: “Nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”? Để rồi riêng chuyện hút thuốc lào cũng có khối bài thơ vịnh thú vị:
CÁI ĐIẾU BÁT
Thuốc lào có tên chữ là “tương tư thảo” (cỏ tương tư). Ý đã trót hút vào rồi thì không bỏ được, đêm thương ngày nhớ tựa kẻ mắc bệnh tương tư vậy.
Theo Lê Quý Đôn, nước Nam ta vốn không có giống thuốc ấy. Từ năm Canh Tý, niên hiệu Vĩnh Thọ (1660), đời vua Thần Tông nhà Lê, người nước Ai Lao mang giống đến, dân ta mới đem trồng. Quan, dân, đàn bà, con gái đua nhau hút, đến nỗi có người nói rằng: “Nhịn cơm ba ngày còn được, chứ một lúc nhịn hút thuốc thì không được”.
Người ta tin rằng thuốc lào có thể trừ được các bệnh phong hàn, sơn lam, chướng khí, nên thuốc mau chóng được phổ biến. Nhưng thuốc lào đôi khi lại là nguyên nhân gây ra nạn cháy nhà lớn. Năm Ất Tị, đời Cảnh Trị (1665), hai lần hạ lệnh nghiêm cấm hút thuốc, lùng bắt những kẻ trồng thuốc, bán thuốc, hay hút thuốc giấu mà không tuyệt được.
Nhiều người tài tình khoét thân tre đang sống để làm điếu hút, hoặc chôn giấu điếu bát xuống đất, chỉ để hở miệng khỏi mặt đất để dấm dúi hút trộm, càng sinh hoả tai. Lâu lâu, triều đình biết không thể tuyệt được, nên lại bỏ lệnh cấm ấy. Những chiếc điếu bị vùi xuống đất, nay lại được đào lên, lau sạch sẽ, sóng nước trong lòng điếu tiếp tục reo vang nhả khói. Ấy mới có mấy vần thơ giải toả rằng:
“Đầu tròn trùng trục, đít bảnh bao
Mân mân mó mó, đút ngay vào
Thủy hỏa tương giao sôi sùng sục
Âm dương nhị khí sướng làm sao!”
(Khuyết danh)
Phải chăng, chuyện chôn điếu xuống đất hút dấm hút dúi chính là nguồn cơn sinh ra câu ca dao: “Nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”? Để rồi riêng chuyện hút thuốc lào cũng có khối bài thơ vịnh thú vị:
CÁI ĐIẾU BÁT
Đã nên danh giá ở trên đời
Kẻ mến người yêu khắp mọi nơi
Đầu mũ lưng đai ngồi chễnh chện
Lòng sông dạ bể xiết xa khơi
Tiếng rền réo sấm dường vang đất
Hơi thở tuôn mây dễ ngất trời
Một trận ra oai trong nước lặng
Ải nam khói tắt, ngạc chìm hơi
(Khuyết danh)
CÁI XE ĐIẾU
Vốn ở lâm-tuyền đã bấy nay
Khi ra, dễ khiến thế gian say
Lưng in chính-trực mười phân thẳng
Dạ vẫn hư-linh một tiết ngay
Động sóng tuôn mây khi chán miệng
Nghiêng trời, lệch đất thuở buông tay
Dưới từ giã-lục trên đền đỏ
Ai chẳng quen hơi, mến nết này.
(Khuyết danh)
Với thuốc lào, thuốc lá, "quan, dân, đàn bà, con gái" nước Nam vốn bình quyền. Không biết tự bao giờ, bỗng dưng trở thành đặc quyền của đàn ông.
Bài này thú vị.
Trả lờiXóaXin góp cái điếu với cánh lính:
Trả lờiXóaNhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên
Sướng sao nghe tiếng điếu rền
Lao chao loáng choáng mơ lên thiên đàng
Các bà thích ống điếu
Trả lờiXóaVì hình thể Dài, Tròn
Mỗi lần nút một phát
Rất chi là véo von
Thật đáng khen cho chiếc điếu cày
Trả lờiXóaTròn dài vừa vặn giữa lòng tay
Mỗi lần cơ thể lên cơn nghiện
Nốc phát xong là giấc ngủ say
Hút thuốc nhưng sao vú để trần
Trả lờiXóaLại còn xắn bẹn một bên quần
Chắc là thỏa mãn rồi cơn nghiện
Chạng háng ra ngồi dạng trước sân...
Cái chân dạng háng mênh mông thế
Trả lờiXóaTrắng hếu làm ai chả phát thèm
Cơn nghiện anh giờ đâu mỗi thuốc
Mà còn vì cả dáng hình em
Một điếu thuốc lào
Trả lờiXóaVui sướng xiết bao
Tay cầm xe điếu như Triệu tử múa Long đao…
Cảnh thèm thuốc phải hút ké:
Thuốc xin, điếu mượn, đóm ăn nhờ
Hút xong đứng dậy nghĩ mà dơ...
"Ra đi vợ có dặn dò
Trả lờiXóaThuốc mua thì hút, thuốc cho thì đừng!" (sợ bị dụ khị)
Nhưng tay chồng keo kiệt lại nhớ rằng:
"Ra đi vợ có dặn dò
thuốc cho thì hút, thuốc mua thì...đừng!"(bó tay!)
Nhìn em dạng háng, phải liếm môi,
Trả lờiXóaGiống kiểu mời chào: "Các chàng ơi.
Mau lại cùng em say bí tỉ,
Cho sướng một lần, chết cũng thôi"!
BÌNH ĐẲNG NAM NỮ ?
Trả lờiXóaTôi không nghĩ rằng quyền bình đẳng nam nữ được xét trên bình diện ẩm thực hay hưởng thụ hay vui chơi.
Người VN từ ngày xưa nam nữ cũng từng vui chơi chung những thú như đánh bài, đánh cờ, uống chút rượu, ăn trầu, hút thuốc v.v...
Người phụ nữ nếu không nên hút thuốc lào là do vấn đề vệ sinh và thẩm mỹ chứ không hẳn do tục lệ bất bình quyền nam nữ. Thử tưởng tượng xem, phụ nữ đánh chén tiết canh xong lại phi một quả thuốc lào sòng sọc thì có đẹp mặt lắm phỏng?
Lắm người Bắc VN vào Saigon nhờ thuốc lào mà có nhà cao cửa rộng mặt tiền phố đông đúc . Cụ thể như thuốc Lào Vĩnh Bảo ở phố Hai Ba Trưng , đối diện NT Tân Định, Q 1 , Saigon . Sau 1975 , thời kì đánh TSMB , ông bà chủ gần như dẹp tiệm, nhưng vì nhiều khách hỏi , nhất là khách Bắc mới vào, tiệm chỉ bán những ống thuốc lào bằng tre và thuốc lào lẻ từng điếu . Mỗi lần hút 2 đồng .
Trả lờiXóaCâu chuyện thuốc Lào thì nhiều vô số không kể hết . Xin kể một mẩu nhỏ . Tôi có một số bậc đàn anh , du học Pháp-Ý từ trước năm 1950, là dân nghiền thuốc lào từ chú bé chăn trâu, nên khi xa nhà rất nhớ thuốc Lào . Năm 1950, nhân có đợt gửi du học sinh mới từ Hà Nội qua , nên họ nhắn về quê nhà phải đem cho họ thuốc Lào . Hành trang của người được giao nhiệm vụ rất đơn giản , nhưng quan trọng nhất là 30 kg thuốc lào được đóng trong chiếc rương bằng gỗ xuống tầu từ Hai phòng, đến Saigon rồi chuyển sang tầu của hãng Massageries Maritimes cùng hành khách trực chỉ Marseille nước Pháp . Không may trong cuộc hành trình, con tầu gặp nạn, rương thuốc lào bị rớt xuống nước trở nên nặng trịch và bốc mùi khó chịu . Chủ tầu đòi vứt xuống biển, nhưng người chủ rương không chịu , quyết giữ cho được. Chủ tầu đành nhượng bộ cho phép mở rương ra vắt sạch nước và giao cho chủ nó phải bảo quản cho đúng phép tắc . Chủ cái rương đành phải bỏ rương, lấy thuốc lào ra ép vào quần áo cho tới khô và cuốn vào quần áo, gối đầu nằm ngủ ngay trong cabin ! Sau cùng 30kg thuốc lào cũng cập bến rồi lên xe lửa tiếp tục hành trình đến Paris, chuyển tầu qua Ý . Cũng vào cuối tháng Tư, trời Roma vẫn còn lạnh . Thuốc Lào đã tới thủ đô nước Ý cùng với cái ông điếu quí giá . Vài ba anh nhớ quá , hút đến 2, 3 điếu, kéo thật dài , rồi say quá chả còn thiết ăn uống gì nữa !
Hơn 60 năm sau, tôi có dịp qua Paris thăm con đang du học tại đây . Lại gặp một tay nghiền thuốc lào có hạng ở liền phòng trong KTX với con trai tôi. Tay này gốc Bắc nhưng sinh ra và lớn lên ở miền Tây VN , nơi nổi tiếng với thuốc Lào Cái Sắn ! Anh nghiền tới nỗi phải gửi thư về nhà xin gửi thuốc lào qua mỗi khi hết thuốc !
Đúng là :
Nhớ ai như nhớ thuốc lào,
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên !
Nghiện thuốc lào rồi thì khó bỏ lắm , hiện nay chưa có thuốc cai nghiện và cũng không có quyết tâm khi đã nghiện nó . Còn câu ca dao:
Trả lờiXóa"Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên ! thì ai là người VN cũng thuộc .