Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

ĐÃ MỞ RA CƠ HỘI PHỔ BIẾN CA KHÚC VỀ LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA

'Nên cấm phổ biến những ca khúc viết
về lính Cộng hòa'

VTC
Thứ năm, 16/03/2017, 11:27 AM

(VTC News) - "Nên cấm việc phổ biến những ca khúc viết về lính Cộng hòa, tôi thấy nhiều ca khúc rất có vấn đề về tư tưởng" - nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Lưu gay gắt. 

Cục Nghệ thuật biểu diễn vừa ra quyết định tạm dừng lưu hành một số tác phẩm được sáng tác trước năm 1975. Nhà báo, nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Lưu đã có những chia sẻ với PV VTC News xung quanh vấn đề này.

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Lưu. 

- Thưa ông Nguyễn Lưu, quan điểm của ông thế nào về việc mới đây, Cục Nghệ thuật biểu diễn quyết định tạm thời dừng lưu hành 5 ca khúc gồm: "Cánh thiệp đầu xuân" (Lê Dinh - Minh Kỳ), "Rừng xưa" (Lam Phương), "Chuyện buồn ngày xuân" (Lam Phương), "Đừng gọi anh bằng chú" (Diên An) và "Con đường xưa em đi" (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương)? 

Trước tiên, việc cho phép hay tạm dừng lưu hành các tác phẩm nghệ thuật, bao gồm cả các bài hát là việc làm bình thường và thường xuyên của các cơ quan quản lý trên khắp thế giới, kể cả nơi tự do như Mỹ.

Tôi khẳng định, không chế độ nào trên thế giới này có thể cào bằng tất cả, từ nơi được coi là tự do nhất, họ cũng tỉnh táo trong việc cho lưu hành các sản phẩm văn hóa, các tác phẩm nghệ thuật để phục vụ cho cộng đồng của họ.

Không quốc gia nào cho phép lưu hành những tác phẩm khiến cộng đồng sao nhãng việc bảo vệ thể chế của đất nước.
Nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Lưu

Không quốc gia nào cho phép lưu hành những tác phẩm khiến cộng đồng sao nhãng việc bảo vệ thể chế của đất nước.

Riêng đối với 5 ca khúc trên, tôi thấy có rất nhiều vấn đề về mặt tư tưởng. "Con đường xưa anh đi" là con đường nào?

Khi chúng ta ca ngợi những bước chân người lính, đó phải là những bước chân của người đi bảo vệ, xây dựng Tổ quốc, chứ không phải của những người dại dột đi theo kẻ thù, chống lại quyền lợi của dân tộc.

Chúng ta không căm thù, không khinh ghét những bước chân ấy, nhưng tốt nhất, chúng ta nên khép lại, coi đó là nỗi đau của lịch sử. Đây là lúc chúng ta nên nắm tay nhau, cùng nhau đi con đường mới, xây dựng đất nước chứ không phải là tìm lại "những bước chân xưa".

Dựa trên những phân tích trên, tôi cho rằng, quyết định tạm dừng lưu hành 5 ca khúc trên của Cục Nghệ thuật biểu diễn là có cơ sở.


Hai ca khúc được sáng tác trước năm 1975 của nhạc sĩ Lam Phương 
vừa bị Cục Nghệ thuật biểu diễn ra quyết định tạm dừng lưu hành.


- Dù Cục Nghệ thuật biểu diễn vừa ra quyết định tạm dừng lưu hành 5 ca khúc trước năm 1975, nhưng hiện nay có rất nhiều những bài hát viết về người lính Cộng hòa, về chế độ cũ được phát hành rộng rãi, thậm chí, xuất hiện trong cả các chương trình của VTV. Ông nghĩ sao về điều này? 

Theo tôi, chúng ta không nên cho phát hành những tác phẩm làm phương hại hay khiến cho đối tượng sử dụng có những ý nghĩ khác, bất lợi cho công cuộc xây dựng chính đất nước hiện nay. 

Những bài hát viết về người lính Cộng hòa sẽ khiến cho một bộ phận giới trẻ phân tâm, lo lắng. Họ sẽ đặt ra câu hỏi, liệu con đường mình đang bước đi có đúng không, hay cái kia mới đúng.

Nếu suy nghĩ một cách hời hợt, chúng ta cho rằng, việc phát hành tràn lan những ca khúc đó là chuyện bình thường, nhưng sẽ rất đau lòng nếu như chúng ta thấy, ngay trong một nhà, đứa con nghêu ngao hát ca khúc ca ngợi chính những con người ngày xưa đã từng chĩa súng vào đầu cha mẹ chúng. Lớp thanh niên ngày nay không thể ca ngợi bước chân của những người chống lại cha ông họ, chống lại những con người đã đổ xương máu để xây dựng xã hội ngày hôm nay.

Tôi vừa có cuộc nói chuyện với một nghệ sĩ rất nổi tiếng người miền Nam, ông hoàn toàn ủng hộ quan điểm nên dừng phổ biến những bài hát miêu tả tâm trạng, hành vi của những người lính đi ngược lại quyền lợi của dân tộc. 

- Có rất nhiều tác giả trước năm 1975 có tư tưởng đi ngược lại với con đường mà đất nước đang đi. Theo ông, các cơ quan quản lý nên có cách ứng xử thế nào đối với những tác phẩm của họ? 

Chúng ta không kỳ thị tác phẩm, tác giả, nhưng cuộc chiến tranh năm xưa đã đi qua, chúng ta khép lại quá khứ nhưng không có nghĩa là chúng ta bỏ quên tất cả. Và những tác giả nào đã từng ít nhiều đứng về phe đối lập với quyền lợi của cộng đồng thì cần phải thận trọng khi sử dụng các tác phẩm của họ.

Người Việt Nam ta vẫn có câu "đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại", nhưng trong thời buổi hiện nay, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần phải tỉnh táo và cảnh giác để xây dựng một nền nghệ thuật tốt đẹp, không phương hại tới quyền lợi của dân tộc. 

- Ông nhận xét thế nào về cách quản lý của Cục Nghệ thuật biểu diễn đối với những ca khúc được sáng tác trước năm 1975? 

Tôi nghĩ các cơ quan quản lý văn hóa, nghệ thuật cần có chiến lược rõ ràng và bao quát hơn, chứ việc thỉnh thoảng ra quyết định tạm dừng lưu hành một vài bài hát chỉ mang tính chất "bắt cóc bỏ đĩa", chưa giải quyết được triệt để vấn đề.

Những cơ quan này cần có một bộ phận tư vấn giỏi về chuyên môn, vững vàng về quan điểm để xác định một cách có hệ thống những tác phẩm nào nên dùng, những tác phẩm nào tạm thời giữ lại, chưa nên phổ biến trong giai đoạn hiện nay.

Việc giữ lại một vài tác phẩm, không đồng nghĩa với việc phủ nhận giá trị của chúng hay tác giả mà đơn giản chỉ là chưa phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. 

Xin cảm ơn ông!
 

 --------------
Tễu Blog: Ý kiến của anh chàng Nguyễn Lưu (trông mặt cũng nghệ phết nhưng đếch phải Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai) rất chi là hay. Vì quan sát thấy từ hôm Cục kia cấm lưu hành 5 ca khúc trước 75 thì khắp phố phường hàng băng đĩa rong nào cũng có hàng chục đĩa CD bán cho khách vì rất rất nhiều người hỏi mua. Dân văn phòng ai cũng mở các bài này để nghe cho biết, cho đã.

Vì vậy, Nguyễn Lưu nêu ý kiến như thế này, là cơ hội mở tổng kho Ca khúc về lính Việt Nam Cộng Hòa. Tuyệt vời! Ca khúc Việt Nam Cộng hòa nó buồn, ca từ hay, phối khí tốt, thu thanh tốt, lại hát tròn vành rõ chữ nên ai cũng muốn nghe.

Hay là Nguyễn Lưu đã "tự diễn biến", nhưng theo cách riêng, tinh vi hơn, tế nhị và an toàn hơn? Biết đâu đấy! 😉




30 nhận xét :

  1. Con đường xưa anh đi là con đường nào?
    -Đó là con đường tạo ra những "KHÚC RUỘT NGÀN DẶM" của
    tổ quốc đấy thưa ông Nguyễn Lưu!

    Trả lờiXóa
  2. Kính bác Tễu.
    Em vào đọc trang bác hầu như hằng ngày cả mấy năm nay, ít dám lạm bàn do phận tiểu nhận. Ngặ nổi ông cố nội Nguyễn Lu này lên tiếng...trật lất, nên em xin lên tiếng bạch hóa những chổ ổng dốt mà không biết.
    1. Ở bên Mỹ không có cục kiểm duyệt văn hóa ạ. Ngoại trừ bác xuất bản tài liệu của bọn khủng bố, tài liệu mật của chính phủ, và kêu gọi bạo động trực tiếp thì người ta lên án. Chẳng có cái gọi là công an văn hóa gì cả.
    2. Ngay cả những bài hát nhạc rap kêu gọi dân bắn cảnh sát, người ta củng chả cấm. Họ chỉ lên án, bởi vì người ta trọng nghệ thuật, chuyện sáng tác nghệ thuật là của nghệ sĩ, và công chúng là người thưởng thức sẽ đánh giá, nhìn nhận hoặc bác bỏ nó bằng luật thị trường.
    3. Chuyện đường đi của anh không đúng đường đi của tôi nên phải cấm thì đúng là cha nội này thuộc trường phái Mao ít, bám đít hồng vệ binh, nên cho hắn về Tàu ca tụng ông cố hắn bên ấy, lâu lâu chúng thí cho vài cái sũi cảo chấm nước tương.
    4. Cái nơi duy nhất xem xét in ấn của Mỹ là các nơi bảo vệ bản quyền tránh người ta chôm đồ trí tuệ, nhằm bảo vệ quyền lợi của tác giả, chứ chẳng có kiểm duyệt với kiểm tra quái gì cả. Cha nào chôm ý, chôm nhạc, chôm văn là bị tố, công chúng xa lánh như dịch tả.
    5. Ông cố nội Nguyễn Lu này đáng được công chúng nhớ tên như một thằng cha "tững tững mà muốn nắm đầu thiên hạ", bộ xử lý thông tin lúc nhỏ nối nhầm dây, nên có khi dữ liệu thông tin lầm lẩn lộn xộn, có khi nên để cho người đời bêu riếu để làm gương trước bàn dân thiên hạ.
    Kính bác Tễu mạnh

    Trả lờiXóa
  3. Bệnh hoang tưởng và thần kinh!

    Trả lờiXóa
  4. Cái gã hồng vệ binh Lưu manh kia lại muốn tái hiện cái trò Nhân Văn Giai Phẩm đây.
    Sao gã không yêu cầu "đảng và nhà nước" cấm luôn gúc gồ,phây búc...Vì từ ngày cái cục phân kia ra lệnh cấm,lượng truy cập các bài hát đó tăng chóng mặt.
    Riêng bản thân tôi,thú thật là từ trước đến nay không hề biết đến ca khúc "Đừng gọi anh bằng chú".Nay,nhờ cái cục phân kia mà đã sáng mắt sáng lòng,mở nghe đến mấy dạo.

    Trả lờiXóa
  5. Riêng bài Rừng Xưa Đã Khép của Trịnh Công Sơn là cấm được rồi! Vì trong bài này, ông Trịnh Công Sơn đã báo trước lâm tặc lộng hành, phá rừng lấy gỗ, thì rồi rừng phải khép lại mà thôi. Và quả thế thật, cách đây ít hôm, ông thủ tướng phải ra lệnh đóng cửa rừng!
    Xấu hổ quá!

    Trả lờiXóa
  6. Ông này quá vớ vẩn, nhìn mặt cũng đã có tuồi mà chậm khôn quá .Viết bài được bao nhiêu mà đưa đầu cho người ta nói. Rõ nhục .

    Trả lờiXóa
  7. Nhà báo...đời Nguyễn Lưu lên gân, mặt nhăn nhó, môi cong cớn, hai tay chém gió, nói hùng hồn...cái này ăn khách lắm đây và được lòng một số ít người! Miệng lưỡi có xu hào !
    Chẳng hiểu nước Mỹ nó kiểm duyệt ra sao mà thấy phim ảnh của nó toàn là cảnh nước Mỹ bị kẻ thù tấn công, tàn phá ầm ầm. Rồi âm nhạc của nó nữa, không hiểu cái gã Nguyễn Lưu này có biết đến ban nhạc Paper Lace không? Nó ra bài Billy Don't be A Hero trong đó có câu : "Billy, don't be a hero, don't be a fool with your life"
    "Billy, don't be a hero, come back and make me your wife"
    Tạm dịch:
    Thôi về đi Billy, đừng có khùng mà làm anh hùng ra trận
    Về đi, về nhà mình cưới em
    ha ha..rồi sau nội chiến Hoa Kỳ, cờ miền nam của nước Mỹ đâu có bị cấm! Xứ người ta anh em đánh nhau xong rồi thôi, một vài bản nhạc có làm gì! Nhưng cũng thay mặt anh em bán băng đĩa rong, cám ơn Cục Biểu Diễn tạo cơ hội đắt hàng!
    Chỉ mong cái cục đó lâu lâu lại ra văn bản cấm để kích cầu âm nhạc, nhé!

    Trả lờiXóa
  8. Chỉ 20 năm thôi, văn hóa nghệ thuât hơn cả 6o năm Miển Bắc và 40 năm Miền Nam cộng lại.

    Trả lờiXóa
  9. Chết mẹ rồi! Sao lại có hai chữ "Cộng Hòa" trong tên nước bi giờ vậy? "Cộng Hòa nào đây"? Nghi lắm nghen! Phải truy tới cùng, đ/c Lưu kính mến!!

    Trả lờiXóa
  10. Hu hu, càng cấm người ta càng tò mò, càng tò mò người ta càng tìm hiểu, nghiên cứu và người ta mới nhận thức và nhận thức ra vô số những điều, những giá trị về CON NGƯỜI, CHÍNH TRỊ, VỀ VĂN HÓA, VỀ NGHỆ THUẬT, VỀ TÂM TƯ NGUYỆN VỌNG, VỀ NHỮNG GIAO CẢM, ... và người ta sẽ càng thêm muốn nhớ lại, muốn lưu giữ, muốn bảo tồn, ... để nó không mất đi.
    Nhưng cái gì sống được trong lòng Nhân dân thì nó sẽ là Bất diệt.
    "Bên thắng cuộc" thắng đến đâu thì mang sách, vở, giấy tờ, văn hóa nghệ thuật, ... của xã hội "thua cuộc" đốt rầm trời và đưa lên phương tiện thông tin để chỉ ra mình thắng cuộc.

    Trả lờiXóa
  11. Một người gọi là nhà phê bình âm nhạc mà ngu dốt cỡ này thì việc cấm đoán cũng là dễ hiểu! Ô hô, "Con đường xưa anh đi" là con đường nào? Đến chết cười với suy luận trẻ con của lão này!

    Trả lờiXóa
  12. Quả là đúng như Tểu nhận định.Xưa nay tôi không để ý đến bài Chuyện buồn ngày xưa nhưng thấy bị cấm thế là tôi phải tìm xem bài ấy như thế nào và thế là tôi biết bài ấy .Cám ơn những người đã cấm vì nhờ đó mà tôi biết bài hát này.

    Trả lờiXóa
  13. Những thằng nhạc sĩ kiểu này nên để tượng Stalin, Mao trong nhà mà thờ.

    Trả lờiXóa
  14. Thằng cha Lưu manh kia có dẫn chứng nào chứng tỏ nước Mỹ cấm lưu hành các tác phẩm nghệ thuật,bài hát?
    Một đất nước mà người dân thoải mái chưởi...tổng thống,đốt cờ lại đi cấm tác phẩm nghệ thuật,bài hát...
    Chắc là hắn nghĩ mình đang nói chuyện với trẻ con,hoặc đang nói chuyện với người dân Triều Tiên,nơi mà mọi thông tin đã bị thằng Ủn bưng bít.
    Cái luận điệu này chỉ có tác dụng nhồi sọ cho dân Việt cách đây vài chục năm.Còn thời đại ni,đã có quá nhiều người sáng mắt,sáng lòng rồi nhé.
    Nói láo quen thói rồi,chắc là khó bỏ được.

    Trả lờiXóa
  15. Con đường xưa anh đi
    bao năm cấm đi rồi
    nhưng mà em thích đi
    vì nó xanh sạch đẹp
    nên giờ em cứ đi.

    Trả lờiXóa
  16. Cấm bài Con đường xưa em đi là nhảm! Lại còn đạt vấn đề "con đường xưa là con đường gì?" thì lại càng vớ vẩn! Đường đi học, đường đi làm! Đường chạy cửa sau! Chứ còn con đường nào nữa mà hỏi! Vớ vẩn!
    Bây giờ thì có con đường đi tới tham nhũng, đói nghèo chứ làm gì có con đường phát triển bền vững mà mơ!

    Trả lờiXóa
  17. những bài hát đó "có vấn đề về mặt tư tưởng" hay tư tưởng của bác nguyễn lưu đang có vấn đề??? thế mới biết cuộc sống con người thật đa dạng có điều rằng, nguyễn lưu là ai mà sao dám ngạo mạn cho mình cái quyền đánh giá về sự khác biệt như thế??

    Trả lờiXóa
  18. Những bài hát này nổi tiếng từ những năm 1972 , trẻ con Bắc kỳ bọn tôi mới 12 tuổi đã hát nghêo ngao rồi . Giờ mới có lệnh cấm , nghe như bọn điên khùng ngáo đá chẳng biết éo gì ngoài XH! Định kiếm chác tí tiền trước khi nghỉ hưu thì cứ nói mịa ra đi , ông Lưu à!

    Trả lờiXóa
  19. Chàng Nguyễn Lưu nên yêu cầu cấm quách luôn "con đường XHCN" đi vì ngay ông Tổng Trọng cũng từng thán không biết nó là con đường nào.

    Trả lờiXóa
  20. Cái đôi mắt ông Lưu nhìn dại dại sao ấy!

    Trả lờiXóa
  21. Ô ! CHUYỆN NHỎ TA ĐÃ TỪNG NGĂN SÔNG CẤM CHỢ NHẰM NHÒ GÌ BA CÁI CON ĐƯỜNG XƯA NÀY ... THẬT RÕ KHỔ CHO NGƯỜI DÂN VIỆT

    Trả lờiXóa
  22. Ông Nguyễn Lưu nói : "Không quốc gia nào cho phép lưu hành những tác phẩm khiến cộng đồng sao nhãng việc bảo vệ thể chế của đất nước" ?
    Ông Lưu nói câu này hớ hênh rồi , làm công tác quản lý văn hóa mà nói sằng bậy . Không thể tùy tiện dùng từ "thể chế của đất nước" mà phải thay chữ "lợi ích của đất nước " mới đúng ông Lưu nhé

    Trả lờiXóa
  23. Đọc bài phỏng vấn của ông Nguyễn Lưu mà tức nổ con mắt, đầu muốn nổ tung còn miệng mún chửi thề. Tôi chỉ hỏi ông một câu là con đường xây dựng bảo vệ tổ quốc đang đi LÀ CON ĐƯỜNG NÀO? Có phải là con đường Bắc Kinh thẳng tiến, Trung Nam Hải "nhập" không? Trình độ tư tưởng của một nhà báo, nhà phê bình mà hẹp hơn cả cái dải áo mà cũng khua môi múa mép!

    Trả lờiXóa
  24. Càng già càng NGU! Nguyễn Lưu ơi! là Nguyễn Lưu? Thời nay rồi mà vẫn chưa mở mắt.

    Trả lờiXóa
  25. Thực sự chỉ khi đọc bài viết của bà giám đốc ct Phương Nam phản hồi bài viết cua ông Nguyễn Lưu viết về nhac sĩ Phạm Duy .Tôi mới tìm đọc và xem Ông Nguyễn Lưu là ai?Đọc xong chỉ thấy đó là tâm trạng của một kẻ ghen ăn tức ở, hậm hực ,cay cú vì Mình cả đời cúc cung, tận tụy với chế độ mà chẳng ma nào biết đến.Lẽ ra khi đọc bài phản hồi của Bà GĐ Phương Nam, môt người được gọi là nhà phê bình âm nhạc,như ông N Lưu phải cảm thấy xấu hổ,vì những kém cỏi, thiển cận của mình mới phải.Vậy mà một lần nữa ông NL lại vẫn dùng những luân điệu cay cú,thiếu hiểu biết như vậy

    Trả lờiXóa
  26. Theo mình thì bài hát nên cấm, và có thể, phải bỏ tù tác giả của nó là bài CON GÁI của Ngọc Lễ!
    "Con gái nói có là không, con gái nói không là có... ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ CON GÁI NÓI..."
    Con gái, một nửa thế giới loại người! Ô hay, con gái dối trá, lật lọng... như thế ư? Nói xấu con gái như thế là nói xấu cả một nửa dân số thế giới mà con gái có thật sự không đáng tin? Có thật sự nói có là không, nói không là có? Để phải đừng nghe những gì con gái nói?
    Nên cấm bài hát này và bỏ tù tác giả. He he.

    Trả lờiXóa
  27. thật tội nghiệp cho Nguyễn Lưu
    ngu quá à

    Trả lờiXóa
  28. Ngu mà tỏ ra nguy hiểm, ra vẻ to tát, lý luận cả vú lấp miệng em, ... hay lại muốn scadal để nổi tiếng và biết đâu lại được đưa vào danh sánh bồi bút.
    Lưu ơi là lưu!

    Trả lờiXóa
  29. Tay Lưu này nên hỏi lại tác giả sáng tác bài hát "Con đường xưa em đi" là nhằm mục đích gì? Ngày ra bài hát này thì con đường xưa nó đang ở đâu? Tiếng là nhà trí thức mà kiến thức lại nông vậy?

    Trả lờiXóa
  30. Tra google thì bài hát này có 1.370.000 kết quả trong (0,41 giây) thì cấm cái gì. Ông phát ngôn không suy nghĩ... để rồi bị chửi, bị ném đá tơi bời. Bản thân ông thì không nói làm gì, nhưng còn vợ, con, cháu ông chắc họ sẽ cảm thấy xấu hổ thay cho ông.

    Trả lờiXóa