Lê Thiếu Nhơn
MÚA MÉP VI DIỆU!
Chuyện tạm ngưng lưu hành 5 ca khúc được sáng tác trước năm 1975, có tạo ra những tranh luận khác nhau, cũng thật bình thường. Thế nhưng, nhờ báo điện tử VTC mở diễn đàn, mà công chúng thấy được tài múa mép của vài vị hồn nhiên ở tuổi gần đất xa trời, nổi bật nhất là Nguyễn Lưu và Nguyễn Thụy Kha!
1.
Nguyễn Lưu tuy là con của Nguyễn Xiển, nhưng xưa nay vốn bất tài. Nguyễn Lưu hùng hổ la hét: "Việc cho phép hay tạm dừng lưu hành các tác phẩm nghệ thuật, bao gồm cả các bài hát là việc làm bình thường và thường xuyên của các cơ quan quản lý trên khắp thế giới, kể cả nơi tự do như Mỹ. Tôi khẳng định, không chế độ nào trên thế giới này có thể cào bằng tất cả, từ nơi được coi là tự do nhất, họ cũng tỉnh táo trong việc cho lưu hành các sản phẩm văn hóa, các tác phẩm nghệ thuật để phục vụ cho cộng đồng của họ. Không quốc gia nào cho phép lưu hành những tác phẩm khiến cộng đồng sao nhãng việc bảo vệ thể chế của đất nước. Những bài hát viết về người lính Cộng hòa sẽ khiến cho một bộ phận giới trẻ phân tâm, lo lắng. Họ sẽ đặt ra câu hỏi, liệu con đường mình đang bước đi có đúng không, hay cái kia mới đúng".
MÚA MÉP VI DIỆU!
Chuyện tạm ngưng lưu hành 5 ca khúc được sáng tác trước năm 1975, có tạo ra những tranh luận khác nhau, cũng thật bình thường. Thế nhưng, nhờ báo điện tử VTC mở diễn đàn, mà công chúng thấy được tài múa mép của vài vị hồn nhiên ở tuổi gần đất xa trời, nổi bật nhất là Nguyễn Lưu và Nguyễn Thụy Kha!
1.
Nguyễn Lưu tuy là con của Nguyễn Xiển, nhưng xưa nay vốn bất tài. Nguyễn Lưu hùng hổ la hét: "Việc cho phép hay tạm dừng lưu hành các tác phẩm nghệ thuật, bao gồm cả các bài hát là việc làm bình thường và thường xuyên của các cơ quan quản lý trên khắp thế giới, kể cả nơi tự do như Mỹ. Tôi khẳng định, không chế độ nào trên thế giới này có thể cào bằng tất cả, từ nơi được coi là tự do nhất, họ cũng tỉnh táo trong việc cho lưu hành các sản phẩm văn hóa, các tác phẩm nghệ thuật để phục vụ cho cộng đồng của họ. Không quốc gia nào cho phép lưu hành những tác phẩm khiến cộng đồng sao nhãng việc bảo vệ thể chế của đất nước. Những bài hát viết về người lính Cộng hòa sẽ khiến cho một bộ phận giới trẻ phân tâm, lo lắng. Họ sẽ đặt ra câu hỏi, liệu con đường mình đang bước đi có đúng không, hay cái kia mới đúng".
Không đáng ngạc nhiên, nhưng đầy bất ngờ. Vì Nguyễn Lưu quen viết những thứ lặt vặt, bỗng dưng trở thành bậc thầy uyên bác có tầm quan sát và tầm khái quát toàn thế giới. Bọn Mỹ, bọn Anh, bọn Nhật chỉ giống như chui ra từ tay áo của Nguyễn Lưu mà thôi. Kinh thật!
2.
Nguyễn Thụy Kha không phải hạng kém cõi, nhưng quen thói đãi bôi kiếm ăn. Cứ có tiền, có rượu là Nguyễn Thụy Kha nhảy xổ lên uốn lưỡi đong đưa ca ngợi tít mù. Cũng thông cảm được, khi Nguyễn Thụy Kha thánh thót lý luận: "Việc Cục Nghệ thuật biểu diễn tạm dừng lưu hành 5 tác phẩm trên là đúng và dễ hiểu. Đó là những ca khúc ca ngợi người lính trong chế độ trước năm 1975 - chế độ đã không còn hiện diện. Bất cứ thể chế chính trị nào cũng cần có những chính sách, những biện pháp và công cụ để bảo vệ sự tồn tại của mình. Công chúng đôi khi không biết được những câu chuyện đằng sau các ca khúc đó, còn các ca sĩ, nhiều người có trình độ hạn chế, họ chỉ cần biết bài nào dễ hát, dễ thuộc, dễ nổi tiếng thì thể hiện thôi. Chính vì thế, mới cần đến sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền".
Cái tâm tư lớn nhất của Nguyễn Thụy Kha là công chúng và ca sĩ đều ngu lâu dốt bền. Ừ nhỉ, tại sao thiên hạ không biết Nguyễn Thụy Kha cũng có viết nhạc? Để tái cấu trúc nền âm nhạc vớ vẩn và tái giáo dục đám đông mê muội, đề nghị "các cơ quan có thẩm quyền" phải triển khai ngay "sự quản lý" để mọi người cùng hát, cùng nghe nhạc Nguyễn Thụy Kha cho văn hóa Việt đi lên theo tốc độ phi mã!
3.
Mồm mép của Nguyễn Lưu và Nguyễn Thụy Kha, nếu tham gia game show trên truyền hình, thì chắc chắn được MC Trấn Thành khen ngợi nhiệt liệt bằng hai chữ "vi diệu". Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất mà cả hai ông do mải mê bày tỏ tấm lòng cao cả của mình với non sông mà quên nhắc đến, đó là 5 ca khúc kia tại sao đã được hát một thời gian rồi lại đột ngột cấm?
Cái kiểu tiền hậu bất nhất đó, ở "nơi tự do nhất" có không, thưa ông Nguyễn Lưu?
Cái kiểu quản lý tùy hứng đó, có phải dựa trên cơ sở trình độ siêu đẳng không, thưa ông Nguyễn Thụy Kha?
Nói chung, phải kính nể hai ông, mồm mép vi diệu không thua gì MC Trấn Thành. Hai ông đang hành nghề nhầm địa chỉ chăng? Với sự ngưỡng mộ tột đỉnh, mong hai ông sớm bước vào show biz và lập tức thay thế MC Trấn Thành mà đem lại sung sướng rợn người cho trăm họ ngây ngô!
-----------
Phạm Ngọc Tiến
Ý KIẾN VỀ CẤM CON ĐƯỜNG XƯA EM ĐI
Nhẽ không nói gì về cái chuyện cấm mấy bài hát trong đó có bài "Con đường xưa em đi" nhưng hôm nay mạng lại dậy sóng khi ông nhạc sĩ Nguyễn Lưu trả lời phỏng vấn nói cụ thể con đường trong bài hát nên không thể không nói. Khá nhiều ý kiến phản ứng lại cách nghĩ của vị nhạc sĩ này.
Tôi thấy mình cũng cần lên tiếng với tư cách một người lính tham gia chiến tranh. Xưa rồi các vị, cuộc chiến đã kết thúc 42 năm. Họ, những người lính Cộng hòa đã kết thúc sứ mạng và thân phận chiến cuộc của họ. Chúng tôi cũng thế. Chiến tranh đã lùi xa giờ chỉ còn là ký ức. Nếu có khơi gợi lại thì đó chỉ là những ký ức đủ mọi trạng thái nhưng tuyệt nhiên không còn thù hận. Thù hận gì nữa. Những người lính cộng hòa thua cuộc năm xưa giờ gia đình họ cũng đã dần lãng quên chính sự thua cuộc ấy. Họ nếu ở nước ngoài thì khi trở lại là những Việt kiều. Đừng khơi gợi thù hận nữa. Người Việt cần sự nắm tay nhau để dựng xây đất nước để chống ngoại bang xâm lược. Tôi thấy sự ấu trĩ tiểu khí của ông Nguyễn Lưu. Và cả sự cứng nhắc, tầm tư tưởng quá thấp của những vị ra lệnh cấm bài hát "con đường xưa em đi" này.
Tôi chỉ thấy đây là một bản tình ca đẹp. Rất đẹp. Con đường nào ư, chính tôi là một người lính trong cuộc chiến cũng không bao giờ cần biết nó là con đường nào. Tin là bài hát sẽ sớm thoát khỏi bản án không đáng có này.
Đảng và Nhà nước CS cấm nhưng lòng dân nước Việt thì không ai có thể cầm được .Những bài ca dài theo năm tháng ,không thể nào quên ./
Trả lờiXóaÚi giời!
Trả lờiXóaNhờ bác Lê Thiếu Nhơn rò rỉ tin tức ra ngoài tôi mới biết 2 tay Nguyễn Lưu và Nguyễn Thuỵ Kha là...nhạc sĩ.
Không biết có được tác phẩm nào ra hồn không nhỉ.
Hay là đã phổ nhạc bài thơ "...Yêu biết mấy nghe con tập nói,tiếng đầu lòng con gọi Xít-ta-lin..."
Ông Kha còn cái tài mang tấm ván đựng người chết cất kín đi 2 năm trời ... rồi mang về Hải phòng dựng thành chuyện quách đựng thi hài Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - HÀI VÃI .
XóaThì các ông Nguyễn lưu và Nguyễn Thụy Kha đã già rồi, không biết làm gì mà ăn, lúc này tiền bạc khó kiếm.
Trả lờiXóaBợ đỡ cũng là một nghề! Có khi được phát bằng khen!
Nguyễn Thụy Kha không phải hạng kém cõi, nhưng quen thói đãi bôi kiếm ăn. Cứ có tiền, có rượu là Nguyễn Thụy Kha nhảy xổ lên uốn lưỡi đong đưa ca ngợi tít mù.
Trả lờiXóa(Lê Thiếu Nhơn)
_________________
Như thế này thì cũng kiếm ăn được! Cũng kiếm được tiền "chè rượu cơm canh".
Mình đọc bài của Nguyễn Lưu lại tưởng nhầm bài trên tạp chí Học tập thời tuần báo Văn.
Trả lờiXóaBưng bô...cúng là nghề kiếm cơm, trong chế độ này đấy. Ưu tiên cho người ngu dốt và vô liêm sỉ
Trả lờiXóaHai ông Nguyễn Lưu và Thụy Kha này nhục nhã không còn chỗ chui rúc, tội cho con cháu các ông phải nghe người đời chửi rủa.
Trả lờiXóaBọn bút nô này mà còn biết liêm sỉ là gì thì đâu ăn nói quàng xiên như vậy.
XóaMời ông Nguyễn Lưu và Thụy Kha công bố các tác phẩm âm nhạc của mình mà được nhân dân yêu thích cho ban dân thiên hạ biết. Thank you!
Trả lờiXóaKiếm lỗ mà chôn đi hai ông thần kinh ơi
Trả lờiXóaHai ông này già rồi, tính lẩm cẩm, thần kinh có vấn đề, các bác thông cảm cho.
Trả lờiXóaÔng Nguyễn Thụy Kha đóng vai nhiều Sĩ quá: Văn Sĩ, Nhạc Sĩ, ông lại đóng vai các Nhà nữa : Nhà Báo, Nhà nghiên cứu Tâm Linh, chẳng tin từ đâu mà ông ấy còn nói ông là hậu duệ của Trang Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhân dịp kỷ niệm 500 năm ông còn xây dựng một bộ phim giải mã Sấm Trạng Trình nhưng đều sai bét.
Trả lờiXóaThật đáng khinh.
Ở đâu có cơm rượu
Trả lờiXóaỞ đó có Thụy Kha
Ngồi nâng bi một lúc
Kiếm phong bao cười xòa
một ông múa mép bình luận óng đá, một ông đem quach "Trạng Trình' về nhà để "nghiên cứu, bảo quản" đúng không còn liêm sỉ việc gì cũng chõ mõm vào hôi hót còn hơn - Hai Hót- chợ Bao Vinh thời Thành Thái.
Trả lờiXóa