Tranh luận về dòng chữ trên ấn khai bút
đầu xuân ở Quảng Ninh
đầu xuân ở Quảng Ninh
VNE
Chủ nhật, 5/2/2017 | 15:37 GMT+7
Lễ khai bút, khai ấn đầu Xuân Đinh Dậu 2017 ở Quảng Ninh vừa diễn ra hoành tráng. Tuy nhiên, đang có tranh luận chiếc ấn được dùng trong dịp Lễ này có sai chính tả hay không.
Hội Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp với UBND TP Hạ Long tổ chức Lễ khai bút, khai ấn đầu Xuân Đinh Dậu 2017 (ngày mùng 6 Tết). Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, chiếc ấn dùng trong Lễ này có nhiều lỗi chính tả.
Chuyên gia Hán Nôm, TS Nguyễn Tuấn Cường cho hay mặt ấn có khắc 6 chữ để đóng lên giấy phát cho công chúng đã sai 2 chữ quan trọng.
Cụ thể cột chữ bên phải khai ấn “Hồng Đức hiệu” (洪德號), viết đúng phải là chữ Hồng (洪) với nghĩa "lớn", thì lại khắc thành chữ Hồng (紅) với nghĩa "màu đỏ". Cột chữ bên trái khai bút “Tao Đàn hội” (騷壇會) thì viết chữ Tao (騷) nghĩa là "phong nhã" thành chữ Tao (遭) có nghĩa "gặp gỡ". Cả hai đều là lỗi sai đồng âm Hán Việt. Lỗi này thường do tra từ điển để viết chữ.
.
Mặt ấn có 6 chữ "Tao Đàn hội, Hồng Đức hiệu" đã sai 2 chữ quan trọng. Ảnh: MInh Cương
Theo ông Cường, chữ xung quanh ấn cũng sai, ở thành ấn ghi 6 chữ “Hồng Đức hiệu Tao Đàn hội”. Tuy nhiên, chỉ đúng được chữ Hồng và vẫn tiếp tục sai chữ Tao.
.
Một số chữ trên thành ấn cũng sai. Ảnh: Minh Cương
Về phía Ban tổ chức, ông Phạm Ngọc Thành (Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh) lại khẳng định ấn của Hội dùng trong dịp lễ vừa qua "là đúng"
“Cái ấn được làm theo ý của chúng tôi, không thể sao chép nguyên văn của vua Lê Thánh Tông được, vì nếu sao chép nguyên văn thì không khác gì chúng tôi làm giả ấn triện”, ông Thành nói.
Theo ông Thành, phát huy giá trị của tiền nhân thì phải chọn những gì tinh hoa nhất, chứ không phải sao chép nguyên văn. Mục đích của lễ hội nêu trên là phục vụ giới văn nghệ sĩ, chứ không phải phục vụ nhân dân nói chung, "trong lễ có việc đóng ấn trên tờ giấy được khai bút thì mới có ý nghĩa".
Ông Thành giải thích thêm, chữ “Tao” ở mặt ấn có nghĩa gặp gỡ của những người văn chương đầu năm, còn chữ “Hồng” là cầu mong may mắn đầu năm. “Ở đây các chuyên gia lại hiểu sang một ý khác, nếu khắc Hồng Đức hiệu với nghĩa gốc trên ấn xưa thì lại thành của vua Lê Thánh Tông, làm sao chúng tôi dám làm cái ấn đó”, ông Thành nói.
.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh khai ấn trong ngày hội. Ảnh: Minh Cương
Năm 2014, lần đầu tiên Quảng Ninh tổ chức lễ khai ấn Hội Tao Đàn lồng ghép lễ khai bút vào mùng 6 tháng Giêng, với ý nghĩa mở ra một năm mới có nhiều thành tựu về văn chương nghệ thuật, học hành khoa cử. Việc này dựa trên sự kế thừa tinh thần từ Tao đàn Nhị thập bát tú, tổ chức có vai trò giống như một câu lạc bộ thơ do vua Lê Thánh Tông sáng lập vào cuối thế kỷ 15 với 28 thành viên.
Ở lần khai ấn đầu tiên, ấn được chế tác bằng gỗ, sau đó Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh đã đặt hàng một doanh nghiệp chế tác đồng để làm lại ấn như hiện nay. Ấn có kích thước 10 x 10 x 1,5 cm.
Tại lễ khai ấn, khai bút xuân Đinh Dậu 2017, các vị lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã trực tiếp khai ấn và phát cho nhân dân, văn nghệ sĩ dự buổi lễ.
Trước những tranh luận nêu trên, ông Hồ Chí Đức (Phó giám đốc Sở Văn hóa Quảng Ninh) cho biết sẽ kiểm tra việc cấp phép và tổ chức Lễ hội khai bút, khai ấn Xuân Đinh Dậu 2017, và thông tin tới các cơ quan báo chí trong thời gian tới.
Minh Cương
-----------
Năm ngoái (2016) chính bọn Quảng Ninh đã cả gan dám để Giáo sư, Tiến sĩ Đại tướng Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang đóng ấn khai hội bằng cái ấn này:
Cãi cùn và ngụy biện là cố tật của các quan chức cộng sản.
Trả lờiXóaDù biết đã sai nhưng họ không bao giờ thừa nhận sai lầm của mình. Vì thế nên nước Nam ta mới "phát triển rực rỡ" như ngày nay.
Cũng tại cái đám dân ngu cứ bị lừa hết thế hệ này đến thế hệ khác. Chịu kiếp nô lệ là phải thôi.
XóaKhổ cho những kẻ học đòi
XóaThông kia chửa thấy lại lòi dốt ra
Cãi cùn kèm thói sai nha
Ào ào một hội nghĩ mà phát kinh !
Sai thì nhận sai! Chữ nghĩa thánh hiền mà cãi cùn không khác gì thằng bán cá (mà xin lỗi anh bán cá cũng chả cãi cùn như thế, chỉ có bọn có lập lòe cái chữ là cãi chày cái cối thối).
Trả lờiXóaHỏi lại ông Thành xem: ông nói ấn làm theo ý chúng tôi cho khác người xưa, thế sao 2 chữ Hồng trên ấn có 1 chữ đúng 1 chữ sai? Ông nói kế thừa chọn lọc kiểu đó ko khác j chế lại bài hát hay vọng cổ để diễn hài
Trả lờiXóaVứt mẹ những cái ấn tào lao ấy đi cho rảnh nợ!
Trả lờiXóaông Phạm Ngọc Thành (Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh) đã vụng chèo lại còn vụng chống nữa. Bố khỉ lãnh đạo tỉnh, nghe sao giông giống ai đó... HỎi hắn ta một câu: các ông công bố ấn cuả đời Lê hay ấn đời Hồ hiện đại ? Nếu ấn đời nay thì dùng chữ quốc ngữ kia mà ?! Phải làm tới cùng vụ này các chuyên gia ơi.
Trả lờiXóaỞ mãi tận Nghệ An mà vẫn nặng mùi khai,có lẽ do mùi khai ấn ở đền Quang Trung trên núi Dũng Quyết cộng với mùi khai ở đây chăng?
Trả lờiXóaMột bầy thằng ngọng đứng xem chuông
Trả lờiXóaNó bảo nhau rằng ấy ái uông...
Thế mới là mập mờ đánh lận con đen . Vậy chứ nói Hồng Đức với Tao Đàn Hội là nói tới ai ? Ăn cắp đến Húy Danh . Xúc phạm đến cả tiền nhân mà còn dám nói đó là của mình ! Vua Lê Thánh Tông sẽ bẻ cổ bọn ăn gian nói dối này ! Bát nháo , loạn cào cào !
Trả lờiXóaKhuyên các vị ở các đền phủ, bây giờ nếu khắc ấn thì nên khắc tiếng Việt cho đỡ rách việc, kẻo mang tiếng cả anh khắc ấn, cả thủ đền lẫn người đóng ấn, vì kỳ tình các vị có biết chữ Hán đâu. Mà dùng nhiều chữ Hán có khi còn bị cho là sùng Tàu. Đấy, người ta vẫn viết câu đối bằng tiếng Việt đấy, vẫn treo đầy ở đền chùa có ai kêu ca gì đâu. Làm món giả cầy hiệu quả và an toàn hơn món cầy thật.
Trả lờiXóaThời đại CNH - HĐH mà mấy ngày lễ tết cứ diễn cái trò áo quần lượt thượt màu mè sặc sỡ, hội này nọ kéo lê thê, cũng bái linh tinh , ... thế mà cứ luyên thuyên với dân THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC, PHẢI BẮT ĐẦU CÔNG VIỆC NGAY SAU KỲ NGHỈ , rồi lại gào lên tai nạn giao thông lắm thế, tranh cướp lộc phản cảm , nhiều trò ở một số lễ hội DÃ MAN vv... Chán vãi .
Trả lờiXóa