Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

HÔM NAY, HỘI NGHỊ THÔNG BÁO HÁN NÔM HỌC NĂM 2016

 
Hội nghị Thông báo Hán Nôm học năm 2016 sẽ được tổ chức

Thời gian: 8 giờ 30’ ngày 28 tháng 12 năm 2016 (thứ Tư);
Địa điểm: Hội trường Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 183 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, HN.


THÔNG BÁO HÁN NÔM HỌC là Hội nghị thường niên của Viện Nghiên cứu Hán Nôm nhằm thông tin các hoạt động của ngành Hán Nôm trên lĩnh vực SƯU TẦM, BẢO QUẢN, NGHIÊN CỨU KHAI THÁC tư liệu thư tịch Hán Nôm và một vài lĩnh vực khác có liên quan, được tổ chức vào tháng 12 hàng năm. Tham luận gửi đến các kì Hội nghị đã tập trung vào các vấn đề sau đây:


1/ Thông báo, giới thiệu những phát hiện mới trong các công tác sưu tầm các tư liệu Hán Nôm hiện còn nằm rải rác ở các địa phương, trong các kho tư liệu trong cả nước và cả ở những thư viện ngoài nước;

2/ Giới thiệu các tác gia, tác phẩm Hán Nôm và tư liệu về các nhân vật lịch sử đem đến nhiều thông tin mới, bổ ích góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về các lĩnh vực này; cung cấp những tư liệu Hán Nôm có giá trị khi nghiên cứu những giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam.

3/ Thông tin những kết quả nghiên cứu lý luận bổ sung cho tri thức cơ bản của ngành Hán Nôm và các ngành khoa học liên quan, đặt vấn đề trao đổi kiến thức tạo nên bầu không khí học thuật sôi nổi và lành mạnh. Đó là các là các bài viết về văn bản học Hán Nôm, Hán Nôm với Sử học, Văn học, Triết học, với Y dược học cổ truyền... ngay cả lĩnh vực ứng dụng tin học Hán Nôm còn rất mới mẻ cũng được đề cập đến trong các Hội nghị.

Sau mỗi Hội nghị, Viện Nghiên cứu Hán Nôm biên tập và xuất bản tập kỷ yếu THÔNG BÁO HÁN NÔM HỌC.

Hội nghị Thông báo Hán Nôm học năm 2016 sẽ được tổ chức
Thời gian: 8h30’ ngày 28 tháng 12 năm 2016 (thứ Tư);
Địa điểm: Hội trường Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 183 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, HN.
DANH MỤC THAM LUẬN THÔNG BÁO HÁN NÔM HỌC NĂM 2016

Stt
Tên tác giả
Tên tham luận


1. 
Nguyễn TuấnCường
Phát biểu khai mạc Hội nghị Thông báo Hán Nôm học năm 2016

2. 
Nguyễn Văn An
Hệ thống bia đá ở nhà thờ họ Nguyễn Đăng

3. 
Nguyễn Thị Anh
Phùng Khắc Khoan trước hai vấn đề xung đột với nhà Minh

4. 
Trịnh Ngọc Ánh
Tình nghĩa thầy trò qua một tấm bia ở nhà thờ Trần Hiền

5. 
Nguyễn Gia Bảo
Di sản Hán Nôm ở đình làng Vân DươngThượng xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên)

6. 
Nguyễn Khắc Bảo
Vài nét giới thiệu về cuốn Kim Vân Kiều Tân truyện ở thư viện Anh Quốc mới sưu tầm về Việt Nam

7. 
Vũ Việt Bằng
Cuộc đời sự nghiệp Tiến sĩ Ngô Thế Vinh thông qua tư liệu Hán Nôm

8. 
Nguyễn Xuân Cao
Sự tích Giám Thương công chúa tại Nam Định và văn bia Bạch Hoa Công chúa miếu

9. 
Trần Mạnh Cường- Nguyễn Phạm Bằng
Hoàng Giáp Phạm Như Xương và di văn trên đất Nghệ

10. 
Nguyễn Tuấn Cường
Suy nghĩ về chủ trương quân sự hướng biển của Nguyễn Trãi qua việc đề xuất thêm một cách hiểu nhan đề bài thơ Quan hải

11. 
ĐàoPhương Chi
Nghĩ về sự phân kỳ văn bản hương ước

12. 
NguyễnThanh Chung
Giới thiệu thơ của Nguyễn Văn Siêu trong Sài Sơn thi tập

13. 
Bùi Anh Chưởng
Đề luận chữ Hán trong kỳ thi Hội khoa Quý Sửu (1913) và sựÂu hóa tinh thần Nho gia trong khoa cử buổi giao thời

14. 
Lê Như Duy- Mai Hương
Ý nghĩa lịch sử của Đại Việt sử lược

15. 
Lê Phương Duy
Tính thống nhất và biến dị của sắc phong qua các triều đại (nội dung và hình thức): Trường hợp hệ thống sắc phong tại cụm di tích xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

16. 
Phan Anh Dũng
Thảo luận về dấu tích ngôn ngữ Nam Á trong Hán ngữ

17. 
Nguyễn Xuân Diện
Tổng quan tư liệu Quan Âm Thị Kính

18. 
Hoàng Chương Dương- Ngô Thị Thơm
Mai xá Trần Đại Vương vọng từ bi ký: Nội dung và sự tích

19. 
Bùi Xuân Đính
30 tấm bia ở chùa Nhạ Phúc(xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội)

20. 
Phạm Minh Đức
Khảo sát văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội (do Viện Viễn đông Bác cổ sưu tầm)

21. 
Bùi Thị Hồng Giang
Chúc ước đình làng Trung Trữ nơi thể hiện khát vọng muôn đời của nhân dân

22. 
Nguyễn Quang Hà
Sử liệu văn bia về văn chỉ huyện Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh)

23. 
Lê Thị Hà
Hưng Hóa tích và vấn đề bảo vệ biên giới Tây Bắc thời Nguyễn

24. 
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Dấuấn văn hóa Nho giáo trong nn ngoi giao củaVit Nam và Nhật Bản: Vài điểm tham chiếu

25. 
Lã Minh Hằng
Tìm đọc sách Hán Nôm công giáo trong Di sản Hán Nôm Việt Nam-Thư mục đề yếu

26. 
Nguyễn Thị Hiền
Đối chiếu thư mục kho sách Trung Quốc cổ (Thư viện Khoa học xã hội) với bộTứ khố toàn thư四庫全書

27. 
Nguyễn Thu Hiền
Sứ thần Đại Việt dưới triều Trần (1226-1400) trong bang giao với Trung Quốc qua khảo sát Đại Việt sử ký toàn thư

28. 
Nguyễn Thị Xuân Hiền
Giới thiệu các đạo sắc phong làng Sình thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế

29. 
Dương Văn Hoàn
Giới thiệu bài tựa sách Phật Tích sơn thực lục của Thiền sư Tuệ Giác chùa Thầy

30. 
Nguyễn Gia Huy
Tìm thấy văn bản thần tích đền Đuổm, nơi thờ chính thủ lĩnh phủ Phú Lương Dương Tự Minh thời Lý ở Thái Nguyên

31. 
Phạm Lê Huy
Hệ thống tư liệu về khởi nghĩa Phùng Hưng

32. 
Trương Sỹ Hùng
 Lê Thánh Tông với Phật giáo Đại Việt

33. 
Đào Thị Huệ
Khảo sát sơ giản về danh mục thư tịch thần tích hai huyện Quỳnh Côi, Thư Trì tỉnh Thái Bình lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm

34. 
Nguyễn Đình Hưng
Sơ thám kho sách Hán Nôm chùa Quán Sứ

35. 
Nguyễn Đình Hưng
Tìm thấy văn bản gốc gia phả dòng họ Tể tướng Lưu Nhân Chú thời Lê sơ ở Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên

36. 
Nguyễn Đình Hưng- Nguyễn Thị Việt
Những giá trị di sản văn hóa gắn với đại thi hào dân tộc Nguyễn Du trên đất Thái Nguyên

37. 
Lê Thị Thu Hương
Danh mục văn bia khuyến học tỉnh Nghệ An tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm

38. 
Mai Hương
Khảo sát nhóm thư tịch thơ văn trong Tập khố thủ sách của Cổ học viện thư tịch thủsách

39. 
Phạm Ngọc Hường
Tư liệu văn bia tại chùa Văn Thánh Sài Gòn

40. 
Nguyễn Quang Khải
Một số di cảo của cụ nghè Nguyễn Đình Tuân và một số di cảo ở Bắc Ninh có liên quan đến cụ

41. 
Trần Tiến Khôi
Tổng quan về tư tưởng trị quốc của Lão Tử, Khổng Tử, Hàn Phi qua Đạo đức kinh, Luận ngữ, Hàn Phi Tử

42. 
Nguyễn Huy Khuyến
Giải mã bức bình phong cổ tại Dinh II Đà Lạt

43. 
Trần Đức Nguyên- Lưu Ngọc Thành
Phát hiện mới về tấm bia ngọc phả thời Nguyễn ở Đông Anh

44. 
Phạm Hương Lan- Bùi Quang Hùng
Vài nét về vai trò của văn tế trong tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ

45. 
Ngô Thế Lân- Chu Công Thọ
Văn bia đình làng Ngãi Cầu nói về việc cấp ruộng cho lính mới

46. 
Bùi Quốc Linh

Giới thiệu văn bản Trần triều hiển thánh tán văn trong tín ngưỡng dân gian thờ cúng đức Thánh Trần


47. 
Ngô Thị Thanh Loan- Nguyễn Văn An
Về tấm bia ở đình làng Bút Tháp tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh

48. 
Đặng Văn Lộc
Văn bia về Thượng tướng quân, Quận công Nguyễn Công Hằng

49. 
Đinh Thị Thanh Mai
Chữ Nôm dưới góc độ văn tự học

50. 
Trịnh Khắc Mạnh
Giới thiệu kho sắc phong lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam

51. 
Phạm Đức Mạnh- Nguyễn Hữu Tưởng
Về những Hán tự hiếm khắc trên bia mộ quý tộc Nguyễn ở Long Thành (tỉnh Đồng Nai)

52. 
Nguyễn Kim Măng
Bia thần đạo của Phạm Đốc một danh tướng thời Lê Trung hưng

53. 
Nguyễn Đức Minh
Phương Nham hầu Nguyễn Công Triều và văn bia Phụng tự hậu thần bi ký tại đền Đông, thôn Quả Linh, xã Thành Lợi, Vụ Bản, Nam Định

54. 
Nguyễn Huy Mỹ
Về khả năng xây dựng phông tư liệu Hán Nôm họ Nguyễn HuyTrường Lưu

55. 
Lê Viết Nga
Tư liệu Hán Nôm ở Bắc Ninh phản ánh về nhân vật lịch sử Tiến sỹ Nguyễn Đình Tuân

56. 
Nguyễn Ngọc Nhuận- Nguyễn Tá Nhí- Nguyễn Văn Thịnh
Bàn về việc xây dựng hội Hán Nôm Việt Nam

57. 
Nguyễn Thị Hoa Lê
Văn Giang Nguyễn Giác Phu – người đưa tập tư liệu để Đông Hồ Lê Văn Diễn biên soạn sách Nghi Xuân địa chí là ai?

58. 
Bùi Lê Nhật
Một số châu bản kết hợp Nôm - Hán thời Gia Long

59. 
Nguyễn Tá Nhí
Suy nghĩ về đôi câu đối khuyến thương của dòng họ Nguyễn Như làng Kẻ Sặt thị xã Từ Sơn

60. 
Phạm Bảo Nhung
Giới thiệu văn bản Quảng Nam tỉnh chí lược trong kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm

61. 
Nguyễn Văn Phong
Di sản Hán Nôm phản ánh nhân cách thanh cao của ông nghè Trâu Lỗ

62. 
Tạ Duy Phượng- Lê Thị Nhàn, Đoàn Thị Lệ, Cung Thị Kim Thành, Phan Ánh Tuyết

Về văn bản và nội dung cuốn sách toán Ý trai toán pháp nhất đăc lục意齋算法一得 của Nguyễn Hữu Thận


63. 
Võ Vinh Quang
Tìm hiểu tên húy - tự - hiệu của Nguyễn Nghiễm

64. 
Trương Đức Quả
Thêm một tư liệu về Thánh Gióng

65. 
Nguyễn Ngọc Quận
Kim cổ k quan – một tác phẩm văn học chức năng tôn giáo ở Nam Bộ

66. 
Trịnh Thúy Quỳnh
Sự tích An Sinh Vương Trần Liễu trên bia đá đình làng Tư Thếxã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỈnh Bắc Ninh

67. 
Hoàng Thanh Sơn
Một vài ý kiến về bộTự đin chữNôm dn giicủa Giáo sư Nguyễn Quang Hồng

68. 
Nguyễn Hữu Tâm
Giới thiệu văn bằng, sắc phong bổ dụng chức Huấn đạo huyện Bất Bạt và Hàn lâm viện biên tu cuối thế kỷ XIX

69. 
Phạm Văn Tuấn
Nghiên cứu nội dung văn bản Đại thừa chỉ quán thuật kíqua trường hợp ván khắc chùa Vĩnh Nghiêm

70. 
Nguyễn Thị Tuyết- Phạm Văn Thưởng
Giới thiệu minh văn khắc trên chuông đồngchùa Dâu và hệ thống chùa thờ tứ pháp tại vùng dâu Luy Lâu

71. 
Tạ Đức Tú
Phong tục Tết trong tư liệu địa chí Hán Nôm thời trung đại

72. 
Nguyễn Thanh Tùng
Trần Cần – một tác gia gốc Việt định cư ở Trung Hoa thế kỉ XVI đáng chú ý

73. 
Nguyễn Văn Thanh
Sơ bộ khảo sát sách diễn âm tác phẩmTu trì yếu kinh

74. 
Phạm Thuận Thành
Phát hiện mới về Thám hoa Nguyễn Danh Thực Giá củahậu thần qua văn biaxãAnBình

75. 
Trương Văn Thắng
Nghiên cứu lịch sử bản đồ học Trung Quốc 90 năm trở lại đây

76. 
Nguyễn Cung Thông
Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Mão/Mẹo/Mèo

77. 
Lương Thị Ngọc Thu
Sơ bộ khảo sát số ruộng đất của họ Nguyễn ở làng ThượngXá huyện Nghi Lộc qua sách Cương quốc công di huấn

78. 
Đinh Khắc Thuân

Một văn bia Hán Nôm - kỷ lục ở Việt Nam


79. 
Phan Đăng Thuận
Văn bia mang niên đại Mạc tại chùa Minh Khánh

80. 
Võ Thị Ngọc Thúy
ChữNôm thể hiện phương ngữBắc Bộ trong Nhịđộ mai tinh tuyển

81. 
Trương Thị Thủy
Tiểu sử Thám hoa Nguyễn Đăng Đạt qua một số tư liệu Hán Nôm tại thôn Bùng- xã Phùng Xá-huyện Thạch Thất- Hà Nội

82. 
Nguyễn Thị Anh Thư
Thơ vịnh phụ nữ của Tự Đức trong Việt sử tổng vịnh

83. 
Lê Thị Thông- Phạm Minh Đức
Giới thiệu 100 bài ca dao cổ trong sách Việt Nam phong sử

84. 
Phạm Văn Thưởng
Giới thiệu tư liệu Hán Nôm tại di tích nghè Tri Nhị xã Song Giang, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

85. 
Ngô Quốc Trường (Thích Đồng Dưỡng)
Bia Viên Trí tháp ký tịnh minh tại chùa Bụt Mọc, Bắc Ninh

86. 
Nguyễn Thế Trang
Trích dẫn Kinh ThiKich Dịch trong hoành phi thờ phụng

87. 
Nguyễn Công Việt
Vài nét về dấu ấn công sứ cấp tỉnh và dấu Thống sứ Bắc Kỳ thời Pháp thuộc

88. 
Nguyễn Thị Việt
Sắc phong đình làng huyện Định Hóa (Thái Nguyên)

89. 
Phạm Tuấn Vũ
Địa danh trong thơ chữ Hán Nguyễn Du

90. 
Nguyễn Vân Yên
Về tấm bia đá ở di tích lịch sử quốc gia đình Hàng Phố (Thái Nguyên) do Tiến sỹ Nguyễn Đình Tuân soạn văn

91. 
Nguyễn Thị Hoàng Yến
Phùng Khắc Khoan với bài văn bia Trùng tu Du Anh tự kí tịnh minh

92. 
Kazuki Yoshikawa
Về 2 đạo sắc thời Cảnh Hưng liên quan đến phiên thần họ Nguyễn Đình ở châu Thoát Lãng, Lạng Sơn

93. 
Phòng Thông tin Thư viện, Mai Phi Nga và nhóm thực tập sinh
Trữ lượng và giá trị của một số loại hình tư liệu Hán Nôm trên địa bàn các tỉnh miền Bắc và một số tỉnh miền Trung hiện nay

  Nguồn: Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
 

1 nhận xét :


  1. Danh mục tham luận phong phú quá ! Hình như Ts Trần trọng Dương không tham gia mục nào ! Hay đi nước ngoài rồi ?

    Trả lờiXóa