Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông báo cáo trước Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Xuân Hoa.
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam được tái khởi động
VNE
Thứ hai, 12/9/2016 | 20:36 GMT+7
Năm 2018, Bộ Giao thông Vận tải sẽ trình Chính phủ thẩm định dự án đường sắt cao tốc, nếu được thông qua sẽ hoàn thành một số đoạn trước 2030.
Ngành giao thông cần 40-50 tỷ USD đầu tư đường sắt cao tốc
Chiều 12/8, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật đường sắt (sửa đổi).
Theo Thứ trưởng Đông, trong số các nội dung mới của dự luật sửa đổi sẽ có một chương về đường sắt tốc độ cao. Dù Quốc hội từng bác dự án đường sắt cao tốc song theo Chiến lược, Quy hoạch phát triển đường sắt Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt, toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao, khổ 1.435 mm trên trục Bắc - Nam sẽ hoàn thành vào năm 2050.
Thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ đã giao Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu tiền khả thi. Theo đó, dự kiến năm 2018, Bộ sẽ trình Chính phủ thẩm định, sau đó trình Quốc hội phấn đấu thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trước 2020. Đoạn Sài Gòn - Long Thành được chọn thí điểm để vận hành khai thác, đào tạo chuyển giao công nghệ, sau đó làm tiếp các đoạn ưu tiên như Hà Nội - Vinh. Sau năm 2030, tuyến sẽ kéo dài tiếp Hà Nội - Đà Nẵng và Sài Gòn - Đà Nẵng.
“Toàn tuyến Bắc - Nam sẽ được làm theo lộ trình và từng đoạn, phấn đấu nối toàn tuyến trước năm 2050”, ông Đông cho biết.
Thứ trưởng Đông cho hay, đã có nhiều nghiên cứu trên tuyến đường sắt cao tốc, như Hàn Quốc đang hỗ trợ nghiên cứu đoạn Hà Nội - Vinh và TP HCM - Cần Thơ, Cơ quan Hợp tác phát triển Nhật Bản JICA cũng nghiên cứu đoạn Hà Nội - Vinh.
Thứ hai, 12/9/2016 | 20:36 GMT+7
Năm 2018, Bộ Giao thông Vận tải sẽ trình Chính phủ thẩm định dự án đường sắt cao tốc, nếu được thông qua sẽ hoàn thành một số đoạn trước 2030.
Ngành giao thông cần 40-50 tỷ USD đầu tư đường sắt cao tốc
Chiều 12/8, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật đường sắt (sửa đổi).
Theo Thứ trưởng Đông, trong số các nội dung mới của dự luật sửa đổi sẽ có một chương về đường sắt tốc độ cao. Dù Quốc hội từng bác dự án đường sắt cao tốc song theo Chiến lược, Quy hoạch phát triển đường sắt Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt, toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao, khổ 1.435 mm trên trục Bắc - Nam sẽ hoàn thành vào năm 2050.
Thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ đã giao Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu tiền khả thi. Theo đó, dự kiến năm 2018, Bộ sẽ trình Chính phủ thẩm định, sau đó trình Quốc hội phấn đấu thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trước 2020. Đoạn Sài Gòn - Long Thành được chọn thí điểm để vận hành khai thác, đào tạo chuyển giao công nghệ, sau đó làm tiếp các đoạn ưu tiên như Hà Nội - Vinh. Sau năm 2030, tuyến sẽ kéo dài tiếp Hà Nội - Đà Nẵng và Sài Gòn - Đà Nẵng.
“Toàn tuyến Bắc - Nam sẽ được làm theo lộ trình và từng đoạn, phấn đấu nối toàn tuyến trước năm 2050”, ông Đông cho biết.
Thứ trưởng Đông cho hay, đã có nhiều nghiên cứu trên tuyến đường sắt cao tốc, như Hàn Quốc đang hỗ trợ nghiên cứu đoạn Hà Nội - Vinh và TP HCM - Cần Thơ, Cơ quan Hợp tác phát triển Nhật Bản JICA cũng nghiên cứu đoạn Hà Nội - Vinh.
"Dự báo đến 2030, nếu các dự án khác như Cảng hàng không Long Thành, tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam hoàn thành thì vẫn phải làm thêm một tuyến đường sắt mới để đáp ứng yêu cầu đi lại của 50-70 triệu hành khách", ông Đông khẳng định.
Báo cáo thẩm tra dự luật này, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội cơ bản nhất trí với các quy định về đường sắt tốc độ cao bảo đảm việc xây dựng theo chiến lược, quy hoạch phát triển đường sắt Việt Nam. Tuy nhiên, Bộ Giao thông cần làm rõ hơn về nguồn tài chính và lộ trình thực hiện; những biện pháp để bảo đảm tính khả thi.
Thị phần vận tải đường sắt chỉ chiếm 0,7%
Tại Thường vụ Quốc hội, nhiều đại biểu tỏ ra lo ngại trước thị phần vận tải đường sắt quá ít so với đường bộ, đường thủy. Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông giải thích, thị phần vận tải đường sắt giảm do mạng lưới đường không tăng, toàn bộ vận tải do Tổng công ty Đường sắt quản lý nên không có cạnh tranh, việc kết nối với đường sắt và cảng biển hạn chế... Ước tính thị phần vận tải đường sắt chỉ chiếm 0,7% trong khi vận tải đường bộ chiếm 62%.
Theo ông Đông, Luật đường sắt sẽ tạo cơ sở pháp lý để ngành đường sắt có môi trường kinh doanh thông thoáng, chấm dứt độc quyền của Tổng công ty Đường sắt. Nhà nước sẽ đầu tư hạ tầng, bảo trì đường và cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh toa xe...
"Tư nhân đầu tư toa xe sẽ tăng từ 19-20 đôi tàu Bắc Nam lên 22-23 đôi tàu và việc kết nối với cảng biển sẽ tốt hơn", Thứ trưởng Đông nhấn mạnh.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhận xét, nhiều năm qua ngành đường sắt không huy động được vốn đầu tư từ doanh nghiệp, đầu tư của nhà nước cũng rất hạn chế. Đường sắt thời Pháp để lại dài hơn 3.000 km song chúng ta không làm thêm được kilômet nào mà còn giảm đi.
"Kỳ vọng với sự phát triển vận tải đường sắt trong thời gian tới, theo tính toán với các cung đường 500-700 km, đường sắt có lợi thế cạnh tranh với các loại hình vận tải khác", ông Thanh nhận xét.
Kết luận lại phiên làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, nếu tiếp thu các ý kiến trong phiên làm việc này thì tới đây, Dự án Luật đường sắt (sửa đổi) đủ điều kiện để trình ra Quốc hội vào kỳ họp thứ 2, dự kiến khai mạc ngày 20/10 tới.
Dự thảo luật Đường sắt (sửa đổi) gồm 9 chương, 95 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 65/114 điều; bãi bỏ 45/114 điều; sổ sung mới 26 điều.
Đoàn Loan
Báo cáo thẩm tra dự luật này, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội cơ bản nhất trí với các quy định về đường sắt tốc độ cao bảo đảm việc xây dựng theo chiến lược, quy hoạch phát triển đường sắt Việt Nam. Tuy nhiên, Bộ Giao thông cần làm rõ hơn về nguồn tài chính và lộ trình thực hiện; những biện pháp để bảo đảm tính khả thi.
Thị phần vận tải đường sắt chỉ chiếm 0,7%
Tại Thường vụ Quốc hội, nhiều đại biểu tỏ ra lo ngại trước thị phần vận tải đường sắt quá ít so với đường bộ, đường thủy. Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông giải thích, thị phần vận tải đường sắt giảm do mạng lưới đường không tăng, toàn bộ vận tải do Tổng công ty Đường sắt quản lý nên không có cạnh tranh, việc kết nối với đường sắt và cảng biển hạn chế... Ước tính thị phần vận tải đường sắt chỉ chiếm 0,7% trong khi vận tải đường bộ chiếm 62%.
Theo ông Đông, Luật đường sắt sẽ tạo cơ sở pháp lý để ngành đường sắt có môi trường kinh doanh thông thoáng, chấm dứt độc quyền của Tổng công ty Đường sắt. Nhà nước sẽ đầu tư hạ tầng, bảo trì đường và cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh toa xe...
"Tư nhân đầu tư toa xe sẽ tăng từ 19-20 đôi tàu Bắc Nam lên 22-23 đôi tàu và việc kết nối với cảng biển sẽ tốt hơn", Thứ trưởng Đông nhấn mạnh.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhận xét, nhiều năm qua ngành đường sắt không huy động được vốn đầu tư từ doanh nghiệp, đầu tư của nhà nước cũng rất hạn chế. Đường sắt thời Pháp để lại dài hơn 3.000 km song chúng ta không làm thêm được kilômet nào mà còn giảm đi.
"Kỳ vọng với sự phát triển vận tải đường sắt trong thời gian tới, theo tính toán với các cung đường 500-700 km, đường sắt có lợi thế cạnh tranh với các loại hình vận tải khác", ông Thanh nhận xét.
Kết luận lại phiên làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, nếu tiếp thu các ý kiến trong phiên làm việc này thì tới đây, Dự án Luật đường sắt (sửa đổi) đủ điều kiện để trình ra Quốc hội vào kỳ họp thứ 2, dự kiến khai mạc ngày 20/10 tới.
Dự thảo luật Đường sắt (sửa đổi) gồm 9 chương, 95 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 65/114 điều; bãi bỏ 45/114 điều; sổ sung mới 26 điều.
Đoàn Loan
TIN NÓNG: Quỹ BHXH tỉnh Nghệ An đã bị vỡ. Cho đến hết ngày kỷ niệm "Xô viết Nghệ Tĩnh" (12 tháng 9 năm 2016), BHXH Nghệ An vẫn chưa có tiền để trả lương cho các đối tượng hưu trí và các đối tượng chính sách khác.
Trả lờiXóaHay! Chắc đường sắt cao tốc Bắc-Nam sẽ đóng vai trò rất tích cực trong việc phân phối rác từ Formosa, Ninh Thuận ... ra toàn nước!
Trả lờiXóaCàng quáy ra nhiều dự án thì tiền chảy vào túi lãnh đạo càng nhiều. Bộ Công thương thì thép Cà Ná...Bộ Giao thông vận tải thì sân bay Long Thành , đường sắt B- N...Mỗi bộ hàng chục dự án , cuối cùng chỉ dân là lãnh đủ NỢ .
Trả lờiXóaNhân dân chúng tôi phản đối dự án này.Nếu QH nhất trí thì đề nghị các đại biểu đem toàn bộ tài sản của các vị vào tiệm cầm đồ TQ mà thế chấp.Lời các vị ăn lỗ các vị chịu.Đừng bắt dân gánh nợ nữa
Trả lờiXóaTrong chuyến thăm của ông Phúc sang Tầu, VN lại vay thêm 250 triệu USD để làm đường sắt trên cao Hà Đông-Cát Linh. Như vậy vốn của dự án này đã đội lên "ầm ầm". Dân chuẩn bị nai lưng ra để trả nợ, còn quan chức lại có khoản để chấm mút.
Trả lờiXóaNếu dự án đường sắt "cao tốc" Bắc-Nam triển khai nữa thì không biết mặt dân méo đến đâu và túi quan chức phình ra như thế nào. Khó mà hình dung nổi!
Một đất nước như thế này làm sao có thể Tồn tại nếu còn :
Trả lờiXóa1-Đảng lãnh đạo:
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/326404/vn-dang-tro-thanh-bai-thai-cong-nghe-the-gioi.html
2-Nhà nước qủan lý:
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/326400/tau-do-chat-thai-ra-bien-dung-quy-trinh.html
3-Nhân dân làm chủ:
http://plo.vn/phap-luat/xe-om-lanh-an-vi-gap-phai-khach-con-do-652247.html
Không thể cưỡng lại được vì lại quả rất lớn của bọn tầu,chúng đánh trúng vào lòng tham của các quan, bằng các dự án của tàu chúng sẽ chiếm gọn việt nam thôi.
Trả lờiXóaChỉ mỗi đoạn đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông mà làm mãi không xong, lại còn bị ... đội vốn thêm có 250 triệu USD. Giờ làm cao tốc thì chắc chắn sẽ đội vốn kể cả việc băm ra làm từng ... đoạn. TQ đang muốn triển khai vì dự án "con đường tơ lụa" chưa thể làm ngay được. Đang thừa ... vốn cho VN vay để chúng mày chia nhau ... chấm mút thoải mái.
Trả lờiXóaNói cách khác là chúng em dân trí ... thấp nên không tin các bác ở TRÊN được, thà đi bộ từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc còn hơn là để các bác làm, rồi thất thoát để sau đó dân chúng em góp phần ... trả nợ.
Lại vay vốn tàu, nhà thầu tàu, thiết bị cũ của tàu, nhân công tàu. Từ Bắc đến Nam tàu tuốt !
Trả lờiXóaLại vay vốn tàu, nhà thầu tàu, thiết bị cũ của tàu, nhân công tàu. Từ Bắc đến Nam tàu tuốt !
Trả lờiXóaCho nên gọi là đường Tàu!