PGS TS Phạm Quang Long, cựu Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, cựu Phó
Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, cựu Giám đốc Sở Văn hoá Hà Nội
(2005-2013). Nguồn:documentary.vn
Phạm Quang Long
Về một thứ văn hoá không biết xấu hổ
Tôi mượn ý của cuốn sách "Về một nền văn hoá biết xấu hổ" do NXB Văn học ấn hành để nói về thứ văn hoá ứng xử không biết xấu hổ đang lan nhanh như bệnh dịch hiện nay.
Xấu hổ là một trạng thái tự nhận thức của con người khi thấy hành vi của mình không phù hợp với chuẩn mưc thông thường, cảm thấy có lỗi, thấy mình không xứng đáng với vị trí, cái danh mình đang mang. Vị trí và cái danh ấy, nhiều khi không phải danh vị xã hội mà chỉ giản đơn là một con người.
Những người đã lớn tiếng bênh vực những chuyện sai ở bộ này, tỉnh kia, công ty nọ... là đúng quy trình, là không sai nhưng trong thực tế, những cái sai ấy rõ lắm, lớn lắm, phơi bày ra hết cả khía cạnh pháp lý lẫn đạo lý trước bàn dân thiên hạ rồi. Thế mà họ vãn xưng xưng như những chuyện ấy chả liên quan gì đến mình. Có lẽ họ đã luyện được công phu "thiết bì công" như Kim Dung nói, da mặt dầy hơn da voi, nên mới dám nói như vậy. Các cụ dạy cực đơn giản mà minh triết " vừa mắt ta, ra mắt người". Với họ, chỉ cần vừa mắt ta thôi còn người khác thế nào, họ không cần đếm xỉa. Loại này, các cụ định danh rồi: " Quân vô loài". Đã là quân vô loài thì còn gì để nói nữa! Chúng đâu phân biệt được phải trái đúng sai mà ngượng?
Tiền mồ hôi nước mắt làm ra, đem gửi ngân hàng, bị đánh cắp từ ngân hàng, thế mà đại diện Ngân hàng bảo: "Chúng tôi thực hiện đúng quy định pháp luật. Tiền mất là do có kẻ ăn cắp. Chúng tôi đã báo cơ quan công an điều tra. Cơ quan chức năng sẽ trả lời khi có kết quả". Chao ôi, đến thế thì để có cuộc sống yên lành sao gieo neo quá. Ai bảo vệ mình đây? Chả thế mà khi có chuỵện này nọ xảy ra, nhiều người chọn cách tự xử vì không biết trông cậy vào ai.
Công dân có vướng mắc quyền lợi với đại diện công quyền. Thế là bị o ép đủ kiểu, thậm chí bị khởi tố. Dư luận làm rát quá, người ta kỷ luật người làm sai. Tưởng rằng công lý được phục hồi. Ai dè, người ta lại tìm lỗi khác tiếp tục truy đuổi vì những lý do như con kiến. Thôi, đành chọn con đường tránh "quan" như tránh voi cho yên tấm thân thôi. Vụ "Xin chào" đấy.
Có quan chức, có cả nhà khoa học hôm trước còn đứng ra bênh vực chuyện chặt cây không sai, cái cây trồng ở bên đường không phải là cây mỡ, việc Formosa không sai, cá chết là do thuỷ triều đỏ..., sau đó lại nói ngược lại, lại nhảy xuống biển tắm rồi nói biển đã sạch, biển có khả năng tự đào thải độc tố... Xin lỗi, lúc đó tôi lại nhớ câu nói dân gian" cầu cho những đứa nói điêu mồm nó mọc mụn hết". Điên lắm.
Những chuyện tương tự nhiều lắm. Tôi cũng không muốn làm phiền lòng ai vì những chuyện chẳng hay ho này. Tôi chỉ muốn nói là căn bệnh mất khả năng thấy hổ thẹn, tự thấy mình có lỗi đang trầm trọng. Nó không chỉ xảy ra với đám "dân gian" mà đã thấm vào đám công chức, trong đó có cả công chức cao cấp, cả người đã được học hành. Mà đau nhất là nó lại ngấm vào hệ thống, có ở nhiều nơi lắm. Làm sao đây để dân khí công chức đừng rơi xuống mức mà trước đây ngay cả những kẻ thất phu cũng không mắc phải? Trong chuyện này mỗi chúng ta cũng có trách nhiệm vì đã rủ áo, khoanh tay đứng ngoài, những tưởng cứ tránh xa nó, cứ không dối trá thì mình sẽ được yên ổn. Ta đã nhầm và phải gánh chịu những sai lầm của chính mình.
.
Về một thứ văn hoá không biết xấu hổ
Tôi mượn ý của cuốn sách "Về một nền văn hoá biết xấu hổ" do NXB Văn học ấn hành để nói về thứ văn hoá ứng xử không biết xấu hổ đang lan nhanh như bệnh dịch hiện nay.
Xấu hổ là một trạng thái tự nhận thức của con người khi thấy hành vi của mình không phù hợp với chuẩn mưc thông thường, cảm thấy có lỗi, thấy mình không xứng đáng với vị trí, cái danh mình đang mang. Vị trí và cái danh ấy, nhiều khi không phải danh vị xã hội mà chỉ giản đơn là một con người.
Những người đã lớn tiếng bênh vực những chuyện sai ở bộ này, tỉnh kia, công ty nọ... là đúng quy trình, là không sai nhưng trong thực tế, những cái sai ấy rõ lắm, lớn lắm, phơi bày ra hết cả khía cạnh pháp lý lẫn đạo lý trước bàn dân thiên hạ rồi. Thế mà họ vãn xưng xưng như những chuyện ấy chả liên quan gì đến mình. Có lẽ họ đã luyện được công phu "thiết bì công" như Kim Dung nói, da mặt dầy hơn da voi, nên mới dám nói như vậy. Các cụ dạy cực đơn giản mà minh triết " vừa mắt ta, ra mắt người". Với họ, chỉ cần vừa mắt ta thôi còn người khác thế nào, họ không cần đếm xỉa. Loại này, các cụ định danh rồi: " Quân vô loài". Đã là quân vô loài thì còn gì để nói nữa! Chúng đâu phân biệt được phải trái đúng sai mà ngượng?
Tiền mồ hôi nước mắt làm ra, đem gửi ngân hàng, bị đánh cắp từ ngân hàng, thế mà đại diện Ngân hàng bảo: "Chúng tôi thực hiện đúng quy định pháp luật. Tiền mất là do có kẻ ăn cắp. Chúng tôi đã báo cơ quan công an điều tra. Cơ quan chức năng sẽ trả lời khi có kết quả". Chao ôi, đến thế thì để có cuộc sống yên lành sao gieo neo quá. Ai bảo vệ mình đây? Chả thế mà khi có chuỵện này nọ xảy ra, nhiều người chọn cách tự xử vì không biết trông cậy vào ai.
Công dân có vướng mắc quyền lợi với đại diện công quyền. Thế là bị o ép đủ kiểu, thậm chí bị khởi tố. Dư luận làm rát quá, người ta kỷ luật người làm sai. Tưởng rằng công lý được phục hồi. Ai dè, người ta lại tìm lỗi khác tiếp tục truy đuổi vì những lý do như con kiến. Thôi, đành chọn con đường tránh "quan" như tránh voi cho yên tấm thân thôi. Vụ "Xin chào" đấy.
Có quan chức, có cả nhà khoa học hôm trước còn đứng ra bênh vực chuyện chặt cây không sai, cái cây trồng ở bên đường không phải là cây mỡ, việc Formosa không sai, cá chết là do thuỷ triều đỏ..., sau đó lại nói ngược lại, lại nhảy xuống biển tắm rồi nói biển đã sạch, biển có khả năng tự đào thải độc tố... Xin lỗi, lúc đó tôi lại nhớ câu nói dân gian" cầu cho những đứa nói điêu mồm nó mọc mụn hết". Điên lắm.
Những chuyện tương tự nhiều lắm. Tôi cũng không muốn làm phiền lòng ai vì những chuyện chẳng hay ho này. Tôi chỉ muốn nói là căn bệnh mất khả năng thấy hổ thẹn, tự thấy mình có lỗi đang trầm trọng. Nó không chỉ xảy ra với đám "dân gian" mà đã thấm vào đám công chức, trong đó có cả công chức cao cấp, cả người đã được học hành. Mà đau nhất là nó lại ngấm vào hệ thống, có ở nhiều nơi lắm. Làm sao đây để dân khí công chức đừng rơi xuống mức mà trước đây ngay cả những kẻ thất phu cũng không mắc phải? Trong chuyện này mỗi chúng ta cũng có trách nhiệm vì đã rủ áo, khoanh tay đứng ngoài, những tưởng cứ tránh xa nó, cứ không dối trá thì mình sẽ được yên ổn. Ta đã nhầm và phải gánh chịu những sai lầm của chính mình.
.
Có cảm tưởng họ biến thành quỷ rồi!
Trả lờiXóa"Làm đĩ thì mặt phải trơ", nên các cụ bảo :"trơ như mặt con đĩ" tức là không còn biết hổ thẹn là gì nữa!
Xóa"Xấu hổ là một trạng thái tự nhận thức của con người khi thấy hành vi của mình không phù hợp với chuẩn mưc thông thường, cảm thấy có lỗi, thấy mình không xứng đáng với vị trí, cái danh mình đang mang. Vị trí và cái danh ấy, nhiều khi không phải danh vị xã hội mà chỉ giản đơn là một con người"
Trả lờiXóaĐã là con người thì phải biết xấu hổ, không biết xấu hổ thì cũng đồng nghĩa với việc tự xem mình không phải là "con người"
Xã hội hiện nay đã làm quan thì 2 từ Xấu Hổ biến mất rồi , ,chỉ làm nhiều chuyện đồi bại miễn là có tiền là trên hết , thậm chí cướp cũng là chuyện bình thường . Đã có tổ chức Bảo vệ .
Trả lờiXóaCác QC như thứ trưởng Võ tuấn Nhân, Bt Trần Hồng Hà với những tuyên bố trước sau bất nhất về Formosa có biết xấu hổ không ? Dường như không . Họ vẫn cứ oang oang đến phát ngán !
Trả lờiXóaTrộm thì may ra còn biết xấu hổ. Chớ ăn cướp công khai, có nhóm có băng đảng, lại quá mạnh, có bảo kê, thì cần gì biết xấu hổ nữa !
Trả lờiXóaKhi xưa chưa có thớt nhựa như bây giờ nên người ta dùng thớt gỗ để thái thịt hoặc băm rau ...Nhà nào có được cái thớt gỗ nghiến là quý nhất, bởi loại thớt này băm chặt không có mùn , mặt thớt nhẵn và lì nên ông cha thường dùng để ví với những bộ mặt không biết xấu hổ : " cái mặt mày giống mặt thớt ". Quan chức VN hiện nay đa phần như vậy nên mới dẫn đến ăn của dân không từ thứ gì .
Trả lờiXóaBác Long ơi, đối với những kẻ hư hỏng, hay đối với những kẻ có hành vi khiến cho một đảng trở thành một đảng hỏng, như Cụ Hồ bảo, thì "xấu hổ" là một sự xa xỉ.
Trả lờiXóaCave làm đĩ 9 phương còn 1 phương lấy chồng. Đằng này làm đĩ cả 10 phương không còn liêm sỉ gì nữa
Trả lờiXóaMặt các quan đã trơ, trán các quan đã bóng từ lâu rồi vì vậy đối với các quan CS, trong tiếng Việt không còn từ "xấu hổ" nữa.
Trả lờiXóaTôi nhớ có một người chống tiêu cực đã nói câu: " quan chức VN mặt ai cũng nhọ". Mà "ai cũng nhọ" thì có ai sạch đâu mà phải xấu hổ nhỉ? giống như thời tiền sử ấy, lúc đó con người ăn lông ở lỗ, ai cũng trần như nhộng, không có quần áo mặc, cứ tô hô ra hết thì nhìn cũng quen, chẳng ai cười ai cả. Thế nên người ta mới gọi là "một bầy sâu", "một bầy chuột" mà ! Chỉ có cách đổi tên nước thành: "CHXH CN nhiều sâu" cho nó đúng với "Bộ lạc" này vậy !
Trả lờiXóaThường thường biết xấu hổ phải là thằng có học.
Trả lờiXóaQuan trọng hơn là có tính người
XóaĐừng đòi hỏi quan chức biết xấu hổ!
Trả lờiXóaMuốn được lên quan chức thì phải hầu hạ ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chắt cấp trên từ khuya đến tối, từ tối đến sáng. Hầu hạ không suy tư, không xấu hổ: đổ bô, đấm bóp, bỏ tiền mua sâm nhung quế phụ... vân vân và vân vân...trui rèn như thế mà còn biết xấu hổ thì làm sao có chức lên quan và làm sao thu hồi vốn? Chết à?
Chính xác!
Xóavì thế nên mặt ông nào cũng dày.
Trời ơi trời! 1000 ngôi nhà với 5000 dân HN sắp bị phá nhà giao đất cho cty Sao Vàng làm công viên giải trí do các nhà này lịch sử nhiều chục năm trước để lại là xây trên nguồn gốc đất ruộng, dầu xd có giấy phép. Trời ơi trời! Dầu gì đi nữa thì 1000 ngôi nhà với 5000 sinh mạng con người không phải là chuyện nhỏ để lùa đi giao cho 1 thằng đại gia. Lũ nó coi dân là trâu bò muốn lùa đi đâu thì lùa sao? Trời ơi trời! Tại sao không như các nước giãy chết để cộng đồng cùng làm du lịch? "Chủ nghĩa tiến bộ" này hơn "chủ nghĩa giãy chết" chỗ nào?
Trả lờiXóaNgân hàng vô trách nhiệm như vậy thì chúng ta hãy đồng loạt rút hết tiền mà chúng ta gửi ra khỏi ngân hàng. Bà con hãy làm lẹ đi.
Trả lờiXóaÔng Long làm quan nhưng mà tốt, các bác có đồng ý không?
Trả lờiXóaQuan chỉ biết sấu hổ khi được dân bầu, còn loại quan do Đảng cử thí ít nhieu cũng mất tiên, thì làm sao sấu hổ đươc.
Trả lờiXóaKhông biết xấu hổ không thể gọi là Văn Hóa được . Văn Hóa là cái gì hay , đẹp, tốt . Bởi vậy phải gọi đây là một tệ nạn XH . Nó hình thành đặc biệt trong giới QC cấp cao . Cộng sinh với nó có nói tục, nối phét, lừa đảo, chém gió . Vậy nên đề nghị gọi nó bằng cái tên cho thích hợp . Không biết xấu hổ khong phai là Văn Hóa !
Trả lờiXóaThời này người có liêm sỉ ai còn ra làm quan ! Cả cái đám mang tên "trí thức XHCN " cũng hùa vào kiếm cơm trên lưng dân .Vậy bây giờ có quan biết xấu hổ mới là lạ
Trả lờiXóaKhông biết xấu hổ sao gọi là Văn Hóa được ? Con người có văn hóa là con người biết xấu hổ, biết xin lỗi, biết cảm ơn, biết chào hỏi . Từ nhỏ gia đình nào biết dạy con cái lễ phép là gặp người lớn phải chào . Chào ông chào bà, chào bác , chào chú , chào cô ... Sai thì phải sửa, phải xin lỗi , tức là biết xấu hổ . Lần sau không tái phạm. Chứ không phải xin lỗi rồi, hứa làm tốt hơn, rồi lần sau lại sai lầm tệ hại hơn mà lại không biết xấu hổ, không biết xin lỗi. Như thế con người là mất dạy, vô giáo dục , bị gọi là trẻ trâu . Ai cho gì thì biết cảm ơn dù lớn hay nhỏ .
Trả lờiXóaNhững nét nhỏ nhỏ trong nếp sống thường ngày làm nên con người có Văn Hóa . Văn hóa cũng như canh tac trên thửa ruộng . cho nên người Âu Mỹ gọi Văn hóa la CULTURE . CULTURE nghĩa là canh tac. Người kém văn hóa như thửa ruộng không cày bừa, canh tac, cỏ hoang mọc tức là những tật xấu phát triển , cây tốt là những đức tính tốt bị che lấp !