Người dân xuống đường ở Ordu trong lần đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16/7/2016.
Chuyện quan chức xử lý mâu thuẫn bằng súng ống thực ra có đáng ngạc nhiên lắm không khi mà việc quản lý vũ khí quân dụng ở Việt Nam khá lỏng lẻo? Nhiều giới khác đã từng xử nhau theo cách này thì đến lúc nào đó quan chức cũng sẽ sử dụng thôi, chẳng lạ.
Vậy nên vụ nổ súng ở Yên Bái có thể hơi bất thường song không đến nỗi quá đặc biệt và sẽ là suy diễn quá xa nếu đưa ra những thuyết âm mưu như thanh trừng nội bộ, xung đột phe phái...mà không có bất kì căn cứ nào.
Sự kiện này cũng quá cá biệt để đại diện cho bất kỳ xu hướng chính trị nào.
Tuy nhiên, hiện tượng xảy ra sau đó - sự hân hoan, vui mừng và phần nào đó là hỉ hả của đông đảo người dân trước cái chết của ba quan chức - mới là điều thực đáng quan tâm.
Bởi nó là một thông điệp.
Địa chỉ gửi thì không thể rõ hơn, chính là các quan chức cấp cao.
Những phát súng ở Yên Bái như nhắc một sự thật mà đôi khi người ta quên khuấy đi:
Quan chức cấp cao tưởng rằng đứng trên triệu người với quyền lực vô song hoá ra cũng là người thường, không chịu nổi một viên đạn. Trong khi đó, sự an toàn của họ dựa trên bộ máy vũ trang - thứ mà trong lịch sử nhân loại luôn dao động theo lòng dân.
Những diễn biến của dư luận xã hội sau vụ Yên Bái, trớ trêu, lại đưa đến một ngụ ý cực kỳ nguy hiểm:
Dân chúng hoá ra không quá phẫn nộ nếu có ai đó bắn chết một quan chức cấp cao. Thế nếu đó là một lực lượng vũ trang phản loạn bắn bỏ hàng loạt quan chức cấp cao thì liệu dân chúng có phẫn nộ không?
Hoặc cho phép tôi thẳng thắn hơn:
Nếu có một nhóm quân nhân đảo chính định xử toàn bộ quan chức chóp bu như Thổ Nhĩ Kỳ thì dân chúng có đổ xuống đường biểu tình, và có ai nằm xuống lấy thân mình cản bước xe tăng như ở đường phố Ankara để bảo vệ chính quyền dân sự không?
Có vẻ là không.
Vì sao vậy? Đơn giản thôi, chả ai chuốc lấy nguy hiểm để bảo vệ những thứ không phải của mình.
Dân sẽ không bảo vệ chính quyền nếu họ thấy chính quyền đó không phải của họ. Nghĩa là, không phải là một chính quyền dân chủ.
Và trong nghĩa này, sẽ không quá phóng đại nếu nói rằng tiếng súng Yên Bái qua hàn thử biểu dư luận trên mạng xã hội đã làm rúng động toàn bộ Ba Đình.
Thế quan chức cấp cao nên làm gì để an tâm?
Cũng không khó, lo rủi ro thì phải mua bảo hiểm. Bản chất của bảo hiểm là mất cái gì đó để nhận lại sự an tâm, không thể chả mất gì mà lại đòi được an toàn. Đã đến lúc giới chóp bu chính trị thôi khăng khăng muốn ĐƯỢC TẤT CẢ vì coi chừng, có thể kết quả sẽ là MẤT TẤT CẢ. Lựa chọn sáng suốt hơn là mất một phần để được an toàn những phần còn lại.
Một lộ trình dân chủ hoá sẽ đóng vai trò như một bản hợp đồng bảo hiểm trong đó những người nắm quyền chấp nhận trả lại cho dân những quyền chính trị căn bản để dân chúng tham gia sâu hơn vào việc quản trị quốc gia - cách duy nhất để người dân thấy chính quyền phần nào đó là của mình, và sẵn sàng xả thân bảo vệ nó khi cần.
Thái độ đó lan rộng trong xã hội sẽ là lời nhắc nhở nghiêm khắc, phòng ngừa mọi ý định chiếm đoạt quyền lực quốc gia bằng đảo chính của bất kỳ nhóm vũ trang phiêu lưu nào.
Chứ đôi ba lời thề trung thành chót lưỡi đầu môi của những anh cầm súng chẳng thể giúp các bác kê cao gối mà ngủ được đâu.
Vậy nên vụ nổ súng ở Yên Bái có thể hơi bất thường song không đến nỗi quá đặc biệt và sẽ là suy diễn quá xa nếu đưa ra những thuyết âm mưu như thanh trừng nội bộ, xung đột phe phái...mà không có bất kì căn cứ nào.
Sự kiện này cũng quá cá biệt để đại diện cho bất kỳ xu hướng chính trị nào.
Tuy nhiên, hiện tượng xảy ra sau đó - sự hân hoan, vui mừng và phần nào đó là hỉ hả của đông đảo người dân trước cái chết của ba quan chức - mới là điều thực đáng quan tâm.
Bởi nó là một thông điệp.
Địa chỉ gửi thì không thể rõ hơn, chính là các quan chức cấp cao.
Những phát súng ở Yên Bái như nhắc một sự thật mà đôi khi người ta quên khuấy đi:
Quan chức cấp cao tưởng rằng đứng trên triệu người với quyền lực vô song hoá ra cũng là người thường, không chịu nổi một viên đạn. Trong khi đó, sự an toàn của họ dựa trên bộ máy vũ trang - thứ mà trong lịch sử nhân loại luôn dao động theo lòng dân.
Những diễn biến của dư luận xã hội sau vụ Yên Bái, trớ trêu, lại đưa đến một ngụ ý cực kỳ nguy hiểm:
Dân chúng hoá ra không quá phẫn nộ nếu có ai đó bắn chết một quan chức cấp cao. Thế nếu đó là một lực lượng vũ trang phản loạn bắn bỏ hàng loạt quan chức cấp cao thì liệu dân chúng có phẫn nộ không?
Hoặc cho phép tôi thẳng thắn hơn:
Nếu có một nhóm quân nhân đảo chính định xử toàn bộ quan chức chóp bu như Thổ Nhĩ Kỳ thì dân chúng có đổ xuống đường biểu tình, và có ai nằm xuống lấy thân mình cản bước xe tăng như ở đường phố Ankara để bảo vệ chính quyền dân sự không?
Có vẻ là không.
Vì sao vậy? Đơn giản thôi, chả ai chuốc lấy nguy hiểm để bảo vệ những thứ không phải của mình.
Dân sẽ không bảo vệ chính quyền nếu họ thấy chính quyền đó không phải của họ. Nghĩa là, không phải là một chính quyền dân chủ.
Và trong nghĩa này, sẽ không quá phóng đại nếu nói rằng tiếng súng Yên Bái qua hàn thử biểu dư luận trên mạng xã hội đã làm rúng động toàn bộ Ba Đình.
Thế quan chức cấp cao nên làm gì để an tâm?
Cũng không khó, lo rủi ro thì phải mua bảo hiểm. Bản chất của bảo hiểm là mất cái gì đó để nhận lại sự an tâm, không thể chả mất gì mà lại đòi được an toàn. Đã đến lúc giới chóp bu chính trị thôi khăng khăng muốn ĐƯỢC TẤT CẢ vì coi chừng, có thể kết quả sẽ là MẤT TẤT CẢ. Lựa chọn sáng suốt hơn là mất một phần để được an toàn những phần còn lại.
Một lộ trình dân chủ hoá sẽ đóng vai trò như một bản hợp đồng bảo hiểm trong đó những người nắm quyền chấp nhận trả lại cho dân những quyền chính trị căn bản để dân chúng tham gia sâu hơn vào việc quản trị quốc gia - cách duy nhất để người dân thấy chính quyền phần nào đó là của mình, và sẵn sàng xả thân bảo vệ nó khi cần.
Thái độ đó lan rộng trong xã hội sẽ là lời nhắc nhở nghiêm khắc, phòng ngừa mọi ý định chiếm đoạt quyền lực quốc gia bằng đảo chính của bất kỳ nhóm vũ trang phiêu lưu nào.
Chứ đôi ba lời thề trung thành chót lưỡi đầu môi của những anh cầm súng chẳng thể giúp các bác kê cao gối mà ngủ được đâu.
Một lộ trình dân chủ hoá sẽ đóng vai trò như một bản hợp đồng bảo hiểm trong đó những người nắm quyền chấp nhận trả lại cho dân những quyền chính trị căn bản để dân chúng tham gia sâu hơn vào việc quản trị quốc gia - cách duy nhất để người dân thấy chính quyền phần nào đó là của mình, và sẵn sàng xả thân bảo vệ nó khi cần.
Trả lờiXóa(Mr. Nguyễn Anh Tuấn)
*
Đề nghị thông minh.
THẬT THÚ VỊ TRONG NGÀY CUỐI TUẦN ĐƯỢC ĐỌC BÀI BÌNH LUẬN SẮC SẢO VÀ ẤN TƯỢNG NÀY.
Trả lờiXóaCẢM ƠN TÁC GIẢ NGUYỄN ANH TUẤN! TÔI ĐỌC BẠN THƯỜNG XUYÊN. HÃY VIẾT NHIỀU BÀI HAY NHƯ THẾ NÀY VÀ HƠN THẾ.
CẢM ƠN TỄU! THÔNG MINH, TINH TẾ VÀ HẤP DẪN NHƯ ĐÃ CÓ MA LỰC!
"Đã đến lúc giới chóp bu chính trị thôi khăng khăng muốn ĐƯỢC TẤT CẢ vì coi chừng, có thể kết quả sẽ là MẤT TẤT CẢ. Lựa chọn sáng suốt hơn là mất một phần để được an toàn những phần còn lại."
Trả lờiXóaNếu họ nghĩ được như bác thì đã không xảy ra tiếng súng Yên Bái và đất nước này đã không hoang tàn như ngày nay.
Khoan nói chuyện đảo chính.
Trả lờiXóaMỗi người trong số họ luôn có ý nghĩ trừ kẻ khác thì kẻ khác cũng tính chuyện ngược lại để tồn tại. Do đó nguy cơ từ trong nội bộ chứ không nằm ngoài đâu mà cảnh giác và tăng cường lực lượng cảnh vệ, kẻo rồi gậy ông đập lưng ông.
Đảng rất nên đọc bài này. Đây là những lời tư vấn rất có giá trị cả cho đảng và cho nhân dân.
Trả lờiXóaNhững phân tích trong bài trên của tác giả Nguyễn Anh Tuấn có thể giúp cho đảng vượt qua khủng hoảng đồng thời người dân cũng tìm lại được hạnh phúc của mình.
Chúc đảng vượt lên chính mình! Nhé!
Một số báo, người cho rằng người dân "vô lương", "hả hê" trước cái chết của 2 ông cán bộ tỉnh ủy Yên Bái. Nhưng sao họ lại không hỏi, tại sao lại có chuyện "lạ" như vậy?
Trả lờiXóaCông bằng mà nói, dân không "ghét" 2 ông (Cường và Tuấn) và chắc chắn sẽ chia sẻ nỗi buồn với gia đình nhưng vì các ông là cán bộ, lại là cán bộ cấp cao của đảng nên dân oán. Lâu nay cứ nói đến đảng là dân "dị ứng" và muốn xa lánh vì dân thấy đảng đã phản bội lại mình nhiều quá, trắng trợn quá. Trước đây thời CM còn khó khăn, dân đã hết lòng bảo vệ, che chở đảng, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng mình. Tố Hữu đã viết về một bà mẹ (đại diện cho dân) như sau:
"Con lại về đây ơi Mẹ Tơm,
Hỡi người Mẹ khổ đã dành cơm,
Nuôi con, nuôi đảng ngày xưa ấy,
Không sợ tù gông, chấp súng gươm".
Thế mà sau khi đã vượt qua thời kỳ khốn khó đó, đảng đã quay ngoắt 180 độ với dân, lấy đi của dân tất cả: đất đai, quyền tự do và làm người. Vậy thử hỏi làm sao dân không "vô lương" với đảng (thông qua 2 ông ở Yên Bái)?
Bây giờ các cán bộ
Trả lờiXóaLàm việc, khóa chắt phòng
Ai đến phải ra tiếng
Mở ba lần chốt trong
Ôi giời , các đ/c đảng sẽ chẳng sợ đảo chính đâu, đơn giản là đã có Tàu khựa bảo vệ rùi! Cần gì dân , nên họ mới "khinh dân" , "xa dân " thế chứ!
Trả lờiXóaXét thấy chính quyền VN kém xa chính quyền Thổ. Nếu có biến, tôi cam đoan dân chúng sẽ im lặng quan sát, mặc cho chính quyền tự xoay xở lấy. Tôi tin không người dân nào dại dột và ngu muội xả thân vì một chính quyền vụ lợi cho chính nó mà quên đi lợi ích của nhân dân. Trong khi dân nghèo khổ thì chúng phè phỡn chia nhau của cải cướp bóc được. Bao giờ chưa tử hình những bọn tham nhũng hủ bại trong những vụ "bị lộ" như PMU 18, Vinashin, Vinaline, đường ống sông Đà..., thì đừng chờ người dân ủng hộ.
Trả lờiXóaBài viết miêu tả được thái độ của nhân dân trước hệ thống cầm quyền độc tài thiển cận cha truyền con nối anh truyền em nối... như hiện nay! Dấu hiệu ngày tức nước võ bờ sắp gầnđến rùi!
Trả lờiXóaCác LĐ đcsVN vẫn không tin rằng ND có thể thù ghét mình . Chỉ có thế lực thù địch thù ghét đcsVN thôi . Tuyệt đại đa số các tầng lớp ND vẫn yêu, tin tưởng, tuyệt đối trung thành với Đảng ! Các CB, ĐV vẫn được học tập đối phó, tiêu diệt các thế lực thù địch không để nó lợi dụng tình hình chống phá Đ và NN ta ! Khi đã chỉ ra được bàn tay của thế lực thù địch trong bất cứ vụ gì, thì LĐ cứ bài bản mà làm việc , không sợ bất cứ đe dọa nào ! Cho nên đừng hòng có sự thay đổi nào về chính trị như nới lỏng Dân chủ hãy thử nghiệm cho một đường lối đa đảng, hay cho phép một phần tự do ngôn luận, hội họp ! TBT đã cho rằng mọi biên giới Dân Chủ đã dược Đảng mở rộng rồi và nó đang có hiệu quả !
Trả lờiXóa