Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

CỬ THANH: VỀ 2 ĐÔI CÂU ĐỐI VŨ KHIÊU TẶNG NGUYỄN TẤN DŨNG





Về hai đôi câu đối Vũ Khiêu tặng Nguyễn Tấn Dũng

nhân dịp Xuân Bính Thân



Ngày 27/3/2016 trên trang Nguyễn Tấn Dũng có đăng hai đôi câu đối của Vũ Khiêu tặng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sau đó Tễu blog có đăng lại. Nội dung như sau:

    

Câu thứ nhất

    

Vì nước vì dân

      

       Ái Quốc Thân Dân, Một Tấm Trung Can Trời Phật Tỏ

       Hùng Tâm Tráng Chí, Ngàn Thu Sự Nghiệp Núi Sông Ghi



Với lời đề tặng (viết tay): Kính tặng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lá cờ đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (ký tên Vũ Khiêu)



Về đôi câu đối này, chúng tôi thấy có mấy vấn đề như sau:


Trước hết nói về chữ và luật đối: đây là một câu đối tác giả dùng xen lẫn cả chữ Hán và chữ Việt. Ái Quốc là từ Hán đã được Việt hóa phổ biến, nên ai cũng hiểu là Yêu Nước, Yêu là động từ. Còn Hùng Tâm (tấm lòng mạnh mẽ) chưa được Việt hóa, nhưng Hùng lại là tính từ. Hai từ này theo luật thì có đối với nhau được không, thưa Giáo sư Anh hùng lao động ?


Còn về ý thì đây là một câu ca ngợi hết lời: Trời Phật Tỏ...Núi Sông Ghi. Thường thì những nhân vật ngàn năm sự nghiệp núi sông ghi chỉ để nói về người Anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...để sau này lịch sử còn ghi và nhân dân còn lập đền để thờ phụng. Vậy Thủ tướng NTD ta đã được phong Anh hùng gì để núi sông ghi chưa? Việc ca ngợi một con người, nếu đúng hoặc hơn một chút thì hay, còn như nếu quá lời thì phản tác dụng và trở thành  mai mỉa.


Hơn nữa người nhận câu đối đã ái quốc thân dân, đã hùng tâm tráng chí chưa thì còn cần phải bàn để được nhân dân và Nhà nước thừa nhận. Vũ Khiêu dùng câu đối để kết luận một con người cụ thể như vậy là thiếu suy nghĩ và vội vàng.



Câu thứ hai



Nội trị ngoại giao



       Nội Trị Anh Minh, Giữ Vững Sơn Hà Cho Vạn Đại

       Ngọai Giao Chính Nghĩa, Kết Thân Bằng Hữu Khắp Năm Châu



Câu này với lời đề tặng (viết tay): Kính tặng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đầy tài năng, trí tuệ và tâm huyết trên cả lĩnh vực nội trị và ngoại giao (ký tên Vũ Khiêu).


Nội trị sao lại chỉ để giữ vững sơn hà? Cái cốt lõi của nội trị trước tiên là phải làm sao cho đất nước ổn định, nước giàu, dân mạnh, đất nước phát triển kịp với bước tiến chung của nhân loại. Trước mắt là không để đất nước ta ngày càng tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực và thế giới. Hay nội trị theo cụ hiểu là trấn áp mạnh mẽ những người bất đồng chính kiến, những phần tử chống đối ở trong nước liên kết với nước ngoài để giũ vững sơn hà? Tuy nhiên để giữ vững sơn hà cũng có thể thực hiện được do phát triển đất nước, vì nước có phát triển được, có mạnh thì mới giữ được độc lập, chứ cứ nghèo mãi thì có thể bị lệ thuộc thậm chí là mất nước. Nhưng giữ vững sơn hà trước hết phải là nhiệm vụ chính của quốc phòng và ngoại giao chứ !


Về vế hai, ngoại giao phải khôn khéo, linh hoạt, cương nhu tùy từng trường hợp cụ thể mà xử lý. Còn nếu cứ chính nghĩa, thật thà, cứ bám mãi vào ý thức hệ, cứ bày cả ruột gan ra với họ thì có thể có hại, bị lừa, bị họ cho vào thòng lọng dễ dẫn đến việc mất nước. Mục đích của ngoại giao cũng phục vụ nội trị để phát triển đất nước, do đó có thể kết thân, có thể không kết thân, còn cứ chính nghĩa thật thà với đối tác để kết thân là chưa sáng suốt.



Tóm lại cả hai đôi câu đối mà Giáo sư, Anh hùng lao động Vũ Khiêu tặng Nguyễn Tấn Dũng đều thuộc loại nịnh ca một cách lộ liễu và quá đáng. Nếu người nhận câu đối mà hiểu biết chữ nghĩa, có văn hóa thì cũng nên nhận theo phép lịch sự rồi cất đi chứ không nên trưng ra trên các phương tiện thông tin để cho mọi người bàn tán...



                                                                             Tháng 4/2016 những ngày nắng nóng

                                                                                                   CỬ THANH

13 nhận xét :

  1. Xấu hay làm tốt, đôt hay nói chữ. cổ nhân đúc kết rồi

    Trả lờiXóa
  2. Bố Khiêu này ai cũng "hùng tâm tráng chí"! Có một chữ xài hoài vậy cha nội! Mới ông trước "hùng tâm tráng chí" thì ông sau phải đổi là "tráng chí hùng tâm" cho đỡ chán! Có một miếng ăn hoài! Chán bỏ mẹ!

    Trả lờiXóa
  3. "... Dũng lá cờ đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"
    Lá cờ đầu của "xây" thì có thể. Kiếm ra tiền là "xây" còn "xây" ở đâu thì chưa biết. "bảo vệ Tổ quốc" thì Dũng chỉ làm vào 1/3 quãng đời của mình. Cụ Khiêu lẫn rồi!

    Trả lờiXóa
  4. Ái Quốc Thân Dân, Một Tấm Trung Can Trời Phật Tỏ
    (Khiêu Vũ)
    Bố Khiêu này làm câu đối phải xem lại mới được!
    Người ta nói trời Phật chứng, đâu có ai nói Trời Phật "tỏ". Trời Phật tại sao lại "tỏ"? Muốn "tỏ" thì ông Dũng phải "tỏ". Ông Dũng "tỏ" được tới đâu thì Trời Phật "chứng" (chứng giám) tới đó, chứ làm sao Trời Phật "tỏ" được?
    Hùng Tâm Tráng Chí, Ngàn Thu Sự Nghiệp Núi Sông Ghi
    (Khiêu Vũ)
    Thường thì người ta nói "sử sách ghi" hay "sử xanh ghi", không ai nói núi sông ghi. Núi sông làm sao mà ghi được?
    Người ta gọi "sử xanh" hay "thanh sử" ấy là ngày xưa người ta viết sử lên tre trúc vì không có giấy, và tre trúc rất bền với thời gian, không bị mối mọt, vì thế người ta không viết sử lên gỗ vì gỗ bị mục! Không ai nói núi sông ghi cả!
    Láo toét! Khuôn mòn sáo rỗng!

    Trả lờiXóa
  5. Nội Trị Anh Minh, Giữ Vững Sơn Hà Cho Vạn Đại
    (Khiêu Vũ)
    *
    Câu này đọc lên thấy thật vô lý! "Nội trị anh minh" mà "giữ vững sơn hà" tức là giặc ở trong phá ra chứ gì! Mà ở trong đã có giặc thì sao gọi là "nội trị anh minh"?
    *
    Ngọai Giao Chính Nghĩa, Kết Thân Bằng Hữu Khắp Năm Châu
    (Khiêu Vũ)
    *
    Câu này thật tệ hại, chẳng nói lên được đất nước hùng mạnh. Ít ra phải nói, ngoại giao gang thép, hùng biện khiến năm châu nể trọng thì nghe còn được! Đằng này bố Khiêu Vũ viết câu này nghe...khiêu vũ quá!

    Trả lờiXóa
  6. Trên đời có đủ loại điếm: điếm trôn, điếm miệng... Thời buổi nhiễu nhương này lại sinh ra thêm một loại điếm: ĐIẾM CHỮ!!!

    Trả lờiXóa
  7. Cổ nhân dạy: "Cái quan định luận". Bây giờ dù cho các ông chưa "cái quan" mà thiên hạ đã "định luận" um lên rồi, bôi tí dầu cù là như vậy cũng không át được xú khí. Chỉ tổ chọc tức thiên hạ. Nên nghe chửi cũng không oan.

    Trả lờiXóa
  8. Ngày xưa, cụ Phan Khôi có nói đại ý thế này: "đời người như ông bình vôi, càng sống càng tồi."
    Thì nay mới có dịp kiểm chứng với cụ Khiêu Vũ.

    Trả lờiXóa
  9. Cho hay, cụ Khiêu Vũ viết thế này:
    Nội Trị Anh Minh, Giữ Vững Sơn Hà Cho Vạn Đại
    Ngọai Giao Chính Nghĩa, Kết Thân Bằng Hữu Khắp Năm Châu
    (cụ Khiêu Vũ)
    *
    Hạ sinh tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng dám bảo tiên sinh Khiêu Vũ chưa biết làm câu đối!
    Nội trị anh minh thì ý tiếp sau là dân tình thì mới phải nhẽ!
    Ngoại giao chính nghĩa thì bờ cõi chắc chắn, ai lại bằng hữu thân tình, mà nay dời cột mốc, mai ăn cắp đất thế? Hả cụ?
    *
    Nay hạ sinh làm thử để thấy rằng cụ Khiêu Vũ không biết làm câu đối!

    Nội trị Anh minh, xã tắc cương thường, gia phong vững chãi
    Bang giao Quốc tế, khiêm cung mạnh mẽ, bờ cõi trường tồn

    Thế nhé! Cụ Khiêu Vũ!

    Trả lờiXóa
  10. Học chưa hết yếu lược
    Hộ lý viện thời tây
    Bỗng thành người lắm chữ
    Cho khắp đất nước này

    Trả lờiXóa
  11. Từ hộ lý đến quốc sư
    Con đường cụ tiến y như cánh diều
    Trách chi đất nước tiêu điều
    Toàn đem kẻ dởm làm siêu anh hùng

    Trả lờiXóa
  12. Thôi đừng bàn tới tên già này nữa. Hắn không còn khả năng nhận thức.

    Trả lờiXóa
  13. Trong cái đầu trống rỗng
    Hán tự may trăm từ
    Lõm chùa, đền, miếu mạo
    Tót lên làm quốc sư!

    Trả lờiXóa