GS.TS Nguyễn Minh Thuyết bình luận: "Bệnh đồng phục" ngày càng hủy hoại xã hội Việt Nam.
.
.
Ngọc Quang
Giáo dục VN
07:12 21/10/15
(GDVN) - GS.Nguyễn Minh Thuyết: “Chúng ta không thể nào bắt ép Trần Đăng
Khoa phải giỏi Toán như Ngô Bảo Châu, không thể bắt Ngô Bảo Châu giỏi
thơ như Trần Đăng Khoa".
Nhiều người chỉ nói lấy được
Nhiều người chỉ nói lấy được
“Bệnh đồng phục” không có trong thuật ngữ y học, nó không giống với
bệnh ung thư, HIV… nhưng mức độ nguy hiểm lại đứng đầu trong tất cả các
“bệnh”. Vì nó ẩn sâu trong mỗi con người, nhưng có phát tác hay không
còn phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh, phụ thuộc nhiều vào việc con
người đó được dạy dỗ thế nào, tính cách ra sao.
Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, căn bệnh này có lẽ bắt nguồn từ nếp sống nhất nhất tuân phục lệnh trên, nhất nhất tung hô “những lời vàng ngọc” của người trên trong thời phong kiến.
“Rồi khi làm cách mạng dân tộc dân chủ, nước ta phải đối diện với các cuộc chiến tranh kéo dài quá nhiều năm. Ở nước ta hình thành hai chế độ; thế giới cũng hai phe. Và để đảm bảo cho chiến thắng của cách mạng thì việc thống nhất ý chí, hành động của mọi người là hết sức quan trọng. Xã hội thời đó không chấp nhận những ý kiến ngược lại, thậm chí không chấp nhận thái độ lừng khừng.
Điều đó có thể thông cảm được trong hoàn cảnh lịch sử nhất định, nhưng kéo dài sang tận thời bình thì không ổn. Nó khiến chúng ta liên tưởng tới một “xã hội đồng phục”, tức là mặc chỉ một kiểu, một màu.
Chúng ta không thể nào bắt ép Trần Đăng Khoa phải giỏi Toán như Ngô Bảo Châu và cũng không thể có chuyện Ngô Bảo Châu lại giỏi thơ như Trần Đăng Khoa. Và, cả nước không thể chỉ có những người giỏi toán, giỏi thơ. Cùng với họ, phải có những người giỏi trồng trọt, chăn nuôi, công nghệ, thương mại, quản trị”, GS Thuyết chia sẻ.
Xã hội muốn phát triển thì tự do cá nhân của mỗi con người phải được tôn trọng. Nhưng trên thực tế có khi đưa ra một quan điểm trái chiều, không cẩn thận còn bị quy chụp là “suy thoái tư tưởng”. Có lần Đại biểu Quốc hội Đồng Hữu Mạo (đoàn Thừa Thiên Huế) cũng đã đặt ra vấn đề khi thảo luận về dự án Luật trưng cầu ý dân rằng: Nếu người dân không đồng tình và đưa ra ý kiến khác thì có bị cho là xuyên tạc không?
Theo GS. Nguyễn Minh Thuyết, muốn mọi người suy nghĩ giống nhau, nói giống nhau đã và sẽ càng tạo nên một xã hội giả dối. Trong cuộc sống, chúng ta gặp nhan nhản những chuyện như vậy. Khi lãnh đạo đã nói là A thì cấp dưới ít khi dám nói đó là B. Chuyện này xảy ra ở thời bao cấp rất nhiều, và ngay cả ở thời bây giờ cũng vậy. Nhất là trong cuộc họp, nếu lãnh đạo nói trước thì cấp dưới không dám nói khác nữa, mặc dù trong bụng biết thừa là lãnh đạo sai.
GS Thuyết chia sẻ: “Bệnh đồng phục bây giờ nặng đến mức lan ra cả những người cổ vũ cho xã hội dân sự. Trên mạng và trong các cuộc trao đổi, họ sẵn sàng ném đá vào những người nói khác với mình. Tôi cũng đã từng trải qua cảm giác ấy. Dạo trước có sự kiện ông bố sống trong ống cống nuôi các con đỗ vào đại học điểm rất cao. Rồi có phóng viên hỏi tôi: “Nếu thí sinh đó được gọi đi nghĩa vụ quân sự thì sao?” Tôi trả lời: Đã là luật thì ai cũng phải chấp hành. Vậy mà có người ném đá tôi luôn.
Trong thâm tâm, tôi chỉ nghĩ là chúng ta đang đứng trước yêu cầu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tình cảm yêu nước đã lôi cuốn rất nhiều người, nhiều giới xuống đường, vậy thì sẵn sàng nhập ngũ là điều thể hiện rõ nhất lòng yêu nước của mỗi thanh niên. Và là một người từng làm việc trong cơ quan lập pháp, tôi hiểu pháp luật là tối thượng, mọi người đều phải bình đẳng trước yêu cầu thực thi pháp luật.
Hay như chuyện tinh giản biên chế, ai cũng nghĩ đó là chủ trương đúng, nhưng nếu động đến người thân của mình là nhảy dựng lên ngay”.
“Bệnh đồng phục” tàn phá thế hệ trẻ
Điều nguy hiểm là “bệnh đồng phục” dường như ngày càng nặng lên trong xã hội Việt Nam. Với kinh nghiệm nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, GS. Nguyễn Minh Thuyết đặt ra vấn đề rất đáng suy ngẫm, đó là “căn bệnh” này nhiều khi làm lẫn lộn hết các giá trị thật, ảnh hưởng xấu tới con trẻ.
“Trẻ con rất thông minh, chúng sẽ phát hiện ra ngay rằng, người lớn dạy chúng phải trung thực, nhưng chúng lại thấy thực tế cuộc sống khác xa với những gì được dạy.
Tôi chỉ lấy một ví dụ nhỏ là khi hướng dẫn giáo viên dạy tập làm văn, chúng tôi luôn nhắc nhở giáo viên tuyệt đối không được yêu cầu trẻ làm theo văn mẫu, mà phải khuyến khích các em tự do sáng tạo.
Sợ “lời nói gió bay”, lời nhắc này còn được in vào sách hướng dẫn. Nhưng trong thực tế, hiện tượng dạy văn mẫu vẫn rất phổ biến, nhất là trước mỗi kỳ thi.
Điều đó có thể giúp “giảm tải” công việc cho giáo viên hoặc giữ cho kết quả thi đua được “an toàn”, nhưng sẽ làm cho trẻ em bị nhiễm bệnh “đồng phục” ngay từ trên ghế nhà trường – một nơi đáng lẽ phải rất tôn trọng sự sáng tạo”, GS Thuyết bày tỏ.
Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, căn bệnh này có lẽ bắt nguồn từ nếp sống nhất nhất tuân phục lệnh trên, nhất nhất tung hô “những lời vàng ngọc” của người trên trong thời phong kiến.
“Rồi khi làm cách mạng dân tộc dân chủ, nước ta phải đối diện với các cuộc chiến tranh kéo dài quá nhiều năm. Ở nước ta hình thành hai chế độ; thế giới cũng hai phe. Và để đảm bảo cho chiến thắng của cách mạng thì việc thống nhất ý chí, hành động của mọi người là hết sức quan trọng. Xã hội thời đó không chấp nhận những ý kiến ngược lại, thậm chí không chấp nhận thái độ lừng khừng.
Điều đó có thể thông cảm được trong hoàn cảnh lịch sử nhất định, nhưng kéo dài sang tận thời bình thì không ổn. Nó khiến chúng ta liên tưởng tới một “xã hội đồng phục”, tức là mặc chỉ một kiểu, một màu.
Chúng ta không thể nào bắt ép Trần Đăng Khoa phải giỏi Toán như Ngô Bảo Châu và cũng không thể có chuyện Ngô Bảo Châu lại giỏi thơ như Trần Đăng Khoa. Và, cả nước không thể chỉ có những người giỏi toán, giỏi thơ. Cùng với họ, phải có những người giỏi trồng trọt, chăn nuôi, công nghệ, thương mại, quản trị”, GS Thuyết chia sẻ.
Xã hội muốn phát triển thì tự do cá nhân của mỗi con người phải được tôn trọng. Nhưng trên thực tế có khi đưa ra một quan điểm trái chiều, không cẩn thận còn bị quy chụp là “suy thoái tư tưởng”. Có lần Đại biểu Quốc hội Đồng Hữu Mạo (đoàn Thừa Thiên Huế) cũng đã đặt ra vấn đề khi thảo luận về dự án Luật trưng cầu ý dân rằng: Nếu người dân không đồng tình và đưa ra ý kiến khác thì có bị cho là xuyên tạc không?
Theo GS. Nguyễn Minh Thuyết, muốn mọi người suy nghĩ giống nhau, nói giống nhau đã và sẽ càng tạo nên một xã hội giả dối. Trong cuộc sống, chúng ta gặp nhan nhản những chuyện như vậy. Khi lãnh đạo đã nói là A thì cấp dưới ít khi dám nói đó là B. Chuyện này xảy ra ở thời bao cấp rất nhiều, và ngay cả ở thời bây giờ cũng vậy. Nhất là trong cuộc họp, nếu lãnh đạo nói trước thì cấp dưới không dám nói khác nữa, mặc dù trong bụng biết thừa là lãnh đạo sai.
GS Thuyết chia sẻ: “Bệnh đồng phục bây giờ nặng đến mức lan ra cả những người cổ vũ cho xã hội dân sự. Trên mạng và trong các cuộc trao đổi, họ sẵn sàng ném đá vào những người nói khác với mình. Tôi cũng đã từng trải qua cảm giác ấy. Dạo trước có sự kiện ông bố sống trong ống cống nuôi các con đỗ vào đại học điểm rất cao. Rồi có phóng viên hỏi tôi: “Nếu thí sinh đó được gọi đi nghĩa vụ quân sự thì sao?” Tôi trả lời: Đã là luật thì ai cũng phải chấp hành. Vậy mà có người ném đá tôi luôn.
Trong thâm tâm, tôi chỉ nghĩ là chúng ta đang đứng trước yêu cầu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tình cảm yêu nước đã lôi cuốn rất nhiều người, nhiều giới xuống đường, vậy thì sẵn sàng nhập ngũ là điều thể hiện rõ nhất lòng yêu nước của mỗi thanh niên. Và là một người từng làm việc trong cơ quan lập pháp, tôi hiểu pháp luật là tối thượng, mọi người đều phải bình đẳng trước yêu cầu thực thi pháp luật.
Hay như chuyện tinh giản biên chế, ai cũng nghĩ đó là chủ trương đúng, nhưng nếu động đến người thân của mình là nhảy dựng lên ngay”.
“Bệnh đồng phục” tàn phá thế hệ trẻ
Điều nguy hiểm là “bệnh đồng phục” dường như ngày càng nặng lên trong xã hội Việt Nam. Với kinh nghiệm nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, GS. Nguyễn Minh Thuyết đặt ra vấn đề rất đáng suy ngẫm, đó là “căn bệnh” này nhiều khi làm lẫn lộn hết các giá trị thật, ảnh hưởng xấu tới con trẻ.
“Trẻ con rất thông minh, chúng sẽ phát hiện ra ngay rằng, người lớn dạy chúng phải trung thực, nhưng chúng lại thấy thực tế cuộc sống khác xa với những gì được dạy.
Tôi chỉ lấy một ví dụ nhỏ là khi hướng dẫn giáo viên dạy tập làm văn, chúng tôi luôn nhắc nhở giáo viên tuyệt đối không được yêu cầu trẻ làm theo văn mẫu, mà phải khuyến khích các em tự do sáng tạo.
Sợ “lời nói gió bay”, lời nhắc này còn được in vào sách hướng dẫn. Nhưng trong thực tế, hiện tượng dạy văn mẫu vẫn rất phổ biến, nhất là trước mỗi kỳ thi.
Điều đó có thể giúp “giảm tải” công việc cho giáo viên hoặc giữ cho kết quả thi đua được “an toàn”, nhưng sẽ làm cho trẻ em bị nhiễm bệnh “đồng phục” ngay từ trên ghế nhà trường – một nơi đáng lẽ phải rất tôn trọng sự sáng tạo”, GS Thuyết bày tỏ.
"Bệnh đồng phục" giờ đã phổ biến trong ngành giáo dục.
Nhìn ở một góc độ khác, các nhà quản lý của đất nước hẳn sẽ rất lo
lắng khi mà kết quả khảo sát năm nay của Tổ chức hướng tới sự minh bạch
cho biết, rất nhiều thanh niên sẵn sàng thỏa hiệp với những điều sai
trái, mặc dù họ biết rõ làm như vậy không đúng. Vậy phải chăng chúng ta
chỉ có các bài phát biểu đầy tính giáo điều, nhưng không giải quyết được
bản chất của vấn đề?
Cụ thể, kết quả khảo sát năm nay của Tổ chức hướng tới sự minh bạch tại Việt Nam đã chỉ ra rằng có hơn 90% thanh niên được hỏi đánh giá cao về giá trị liêm chính, nhưng cũng có tới 35% thanh niên sẵn sàng thỏa hiệp với tham nhũng (năm 2011 là 29%). Đấy mới là hỏi thôi, còn tôi tin là trong thực tế phải lên tới gần 100%.
GS. Thuyết phân tích: “Có rất nhiều lý do khiến cho người ta không thể giữ được liêm chính, ví dụ như đưa người nhà vào bệnh viện cấp cứu, trong lúc lo lắng như vậy mà lại có sự vòi vĩnh thì chắc là người nhà bệnh nhân phải thỏa mãn thôi, vì tính mạng của người thân họ quan trọng hơn cả tinh thần liêm chính lúc ấy.
Nhưng đó là chuyện có thể xảy ra ở xã hội ta mà thôi, còn ở những nước văn minh mà giúi phong bì thì là hành động xúc phạm người thầy thuốc”.
Dưới góc nhìn của GS. Nguyễn Minh Thuyết, trước khi chúng ta đặt vấn đề đưa giáo dục liêm chính vào trường học, đã có rất nhiều nội dung giáo dục liêm chính trong chương trình từ tiểu học trở lên rồi. Không phải chỉ môn Đạo đức hay Giáo dục công dân, mà ngay môn Tiếng Việt cũng có những nội dung ấy.
Ví dụ, sách Tiếng Việt lớp 4 có kể hai mẩu chuyện về ông Tô Hiến Thành: Chuyện thứ nhất là trước khi mất, Vua Lý Anh Tông di chiếu cho ông phò Thái tử Long Cán làm Vua. Khi Vua mất rồi, Chiêu Linh Thái hậu cho mang vàng bạc đến đút lót để ông chấp thuận đưa con đẻ mình là Hoàng tử Long Xưởng lên làm Vua. Nhưng Tô Hiến Thành kiên quyết từ chối, cứ theo di chiếu lập Thái tử Long Cán.
Chuyện thứ hai là khi Tô Hiến Thành ốm nặng, Thái hậu và Vua vào thăm, hỏi ông tiến cử ai thay vị trí của mình. Tô Hiến Thành tiến cử Gián nghị đại phu Trần Trung Tá. Thái hậu hỏi, vì sao không tiến cử Tham tri chính sự Vũ Tán Đường là người ngày đêm thăm nom ông bên giường bệnh. Tô Hiến Thành trả lời: “Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.”
Những câu chuyện như vậy trong chương trình giáo dục phổ thông nhiều lắm. Nhưng vì sao thanh niên vẫn không thấm nhuần được tinh thần liêm chính ấy? GS. Thuyết đánh giá, đó là vì kết quả nghèo nàn của đấu tranh phòng chống tham nhũng đã hạn chế kết quả giáo dục của nhà trường. Khi đi học, trẻ con được dạy nhiều thứ tốt đẹp, nhưng rồi khi ra cuộc sống thì đâu có phải như vậy. Chúng sẽ thấy xung quanh mình có rất nhiều người chỉ hô khẩu hiệu và thế là chẳng ai bảo ai, cứ hành xử giống nhau, nói giống nhau cho an toàn, còn làm thì mỗi người một kiểu.
Trước một loạt những tồn tại ấy, câu hỏi được đặt ra là phải làm làm gì để giải quyết được căn “bệnh đồng phục” trong xã hội?
GS.Thuyết nhận định: “Trị bệnh này rất khó, vì nó ăn sâu vào xã hội ta quá nhiều năm rồi. Hơn nữa, khi mà xã hội vẫn chưa trở lại trạng thái bình thường, tức là vẫn còn “các thế lực thù địch” hoặc ta nghĩ rằng “các thế lực thù địch” ấy vẫn đang rình rập thì rất có thể chính lãnh đạo cũng chưa sẵn sàng lắng nghe nhiều thông tin trái chiều. Mà như vậy thì “bệnh đồng phục” vẫn còn có đất tồn tại.
Nhưng đất nước giành được độc lập đã 70 năm và thống nhất đã 40 năm rồi, chẳng lẽ chúng ta cứ kiễng chân mãi? Đại hội XI của Đảng đã đặt một mốc son trong lịch sử khi đưa hai chữ “dân chủ” lên hàng đầu. Bác Hồ cũng từng nói: “Dân chủ là để cho dân được mở miệng ra”.
Còn người sáng lập chủ nghĩa cộng sản là ông K. Marx thì nói: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Nếu hiểu tự do, dân chủ có ý nghĩa quyết định như thế nào đối với sự phát triển của mỗi người và đất nước thì chắc chắn chúng ta phải khắc phục nhanh chóng và triệt để căn bệnh đồng phục đáng buồn”.
Ngọc Quang
Cụ thể, kết quả khảo sát năm nay của Tổ chức hướng tới sự minh bạch tại Việt Nam đã chỉ ra rằng có hơn 90% thanh niên được hỏi đánh giá cao về giá trị liêm chính, nhưng cũng có tới 35% thanh niên sẵn sàng thỏa hiệp với tham nhũng (năm 2011 là 29%). Đấy mới là hỏi thôi, còn tôi tin là trong thực tế phải lên tới gần 100%.
GS. Thuyết phân tích: “Có rất nhiều lý do khiến cho người ta không thể giữ được liêm chính, ví dụ như đưa người nhà vào bệnh viện cấp cứu, trong lúc lo lắng như vậy mà lại có sự vòi vĩnh thì chắc là người nhà bệnh nhân phải thỏa mãn thôi, vì tính mạng của người thân họ quan trọng hơn cả tinh thần liêm chính lúc ấy.
Nhưng đó là chuyện có thể xảy ra ở xã hội ta mà thôi, còn ở những nước văn minh mà giúi phong bì thì là hành động xúc phạm người thầy thuốc”.
Dưới góc nhìn của GS. Nguyễn Minh Thuyết, trước khi chúng ta đặt vấn đề đưa giáo dục liêm chính vào trường học, đã có rất nhiều nội dung giáo dục liêm chính trong chương trình từ tiểu học trở lên rồi. Không phải chỉ môn Đạo đức hay Giáo dục công dân, mà ngay môn Tiếng Việt cũng có những nội dung ấy.
Ví dụ, sách Tiếng Việt lớp 4 có kể hai mẩu chuyện về ông Tô Hiến Thành: Chuyện thứ nhất là trước khi mất, Vua Lý Anh Tông di chiếu cho ông phò Thái tử Long Cán làm Vua. Khi Vua mất rồi, Chiêu Linh Thái hậu cho mang vàng bạc đến đút lót để ông chấp thuận đưa con đẻ mình là Hoàng tử Long Xưởng lên làm Vua. Nhưng Tô Hiến Thành kiên quyết từ chối, cứ theo di chiếu lập Thái tử Long Cán.
Chuyện thứ hai là khi Tô Hiến Thành ốm nặng, Thái hậu và Vua vào thăm, hỏi ông tiến cử ai thay vị trí của mình. Tô Hiến Thành tiến cử Gián nghị đại phu Trần Trung Tá. Thái hậu hỏi, vì sao không tiến cử Tham tri chính sự Vũ Tán Đường là người ngày đêm thăm nom ông bên giường bệnh. Tô Hiến Thành trả lời: “Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.”
Những câu chuyện như vậy trong chương trình giáo dục phổ thông nhiều lắm. Nhưng vì sao thanh niên vẫn không thấm nhuần được tinh thần liêm chính ấy? GS. Thuyết đánh giá, đó là vì kết quả nghèo nàn của đấu tranh phòng chống tham nhũng đã hạn chế kết quả giáo dục của nhà trường. Khi đi học, trẻ con được dạy nhiều thứ tốt đẹp, nhưng rồi khi ra cuộc sống thì đâu có phải như vậy. Chúng sẽ thấy xung quanh mình có rất nhiều người chỉ hô khẩu hiệu và thế là chẳng ai bảo ai, cứ hành xử giống nhau, nói giống nhau cho an toàn, còn làm thì mỗi người một kiểu.
Trước một loạt những tồn tại ấy, câu hỏi được đặt ra là phải làm làm gì để giải quyết được căn “bệnh đồng phục” trong xã hội?
GS.Thuyết nhận định: “Trị bệnh này rất khó, vì nó ăn sâu vào xã hội ta quá nhiều năm rồi. Hơn nữa, khi mà xã hội vẫn chưa trở lại trạng thái bình thường, tức là vẫn còn “các thế lực thù địch” hoặc ta nghĩ rằng “các thế lực thù địch” ấy vẫn đang rình rập thì rất có thể chính lãnh đạo cũng chưa sẵn sàng lắng nghe nhiều thông tin trái chiều. Mà như vậy thì “bệnh đồng phục” vẫn còn có đất tồn tại.
Nhưng đất nước giành được độc lập đã 70 năm và thống nhất đã 40 năm rồi, chẳng lẽ chúng ta cứ kiễng chân mãi? Đại hội XI của Đảng đã đặt một mốc son trong lịch sử khi đưa hai chữ “dân chủ” lên hàng đầu. Bác Hồ cũng từng nói: “Dân chủ là để cho dân được mở miệng ra”.
Còn người sáng lập chủ nghĩa cộng sản là ông K. Marx thì nói: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Nếu hiểu tự do, dân chủ có ý nghĩa quyết định như thế nào đối với sự phát triển của mỗi người và đất nước thì chắc chắn chúng ta phải khắc phục nhanh chóng và triệt để căn bệnh đồng phục đáng buồn”.
Ngọc Quang
“Trị bệnh này rất khó, vì nó ăn sâu vào xã hội ta quá nhiều năm rồi..."
Trả lờiXóa(Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết)
*
Trị bệnh này không khó! Chỉ cần thay đổi khuynh hướng lãnh đạo!
Bệnh đồng phục chỉ có trong các quan chức và trong đảng. Vậy thì đảng không còn khả năng lãnh đạo nữa!
Trả lờiXóaThế thì còn chờ gì nữa!
Tôi tán đồng quan điểm của GS Thuyết về "căn bệnh đồng phực " mà ông đã trình bày. Có một điều tôi vẫn còn thắc mắc mãi ; không hiểu tại sao phần lớn giới trí thức XHCN , muốn cho lập luận của mình đúng để người khác khó có thể phản biện được, là cứ hay dùng lời nói của " Bác Hồ" trong dẫn chứng của mình, và GS Thuyết trong trường hợp nầy cũng không ngoại lệ.
Trả lờiXóaBác Hồ có thể nói nhiều điều đúng , nhưng cái quan trọng mà mọi người hầu như làm ngơ ,là những lời Bác nói đó ông có thật sự thực hiện cho nhân dân không , hay chỉ nói mà thôi.? Theo tôi , đây cũng là một căn bệnh nữa của đa phần trí thức XHCN.
chính xác!Đó cũng là một bệnh đồng phục đó!!!!
XóaĐảng không còn khả năng lãnh đạo. Đảng nên thức thời!
Trả lờiXóaThật ra thì đảng khởi sự đã không đàng hoàng! Ấy chỉ nói là đàng hoàng, chưa nói đến lòng thành, việc nước đòi hỏi phải có lòng thành!
Trả lờiXóaKhông đàng hoàng, tử tế, không lòng thành thì bó tay!
Phải có người tử tế thì mới có việc tử tế! Thế thôi!
Đảng không còn khả năng lãnh đạo , vì đảng chủ trương chỉ chọn những người không có học thức (thực) vào đội ngũ của đảng . Vì không có học thức , nhưng lại có quyền , độc quyền là đằng khác , nên họ luôn mang trọng bệnh là "bệnh đồng phục" ngay cả về tư tưởng! Từ năm 1991 tôi tình cờ có đọc một ấn phẩm phụ của Tuổi trẻ là "Tuổi trẻ cười" , có bức biếm họa , vẽ một ông quan có cái đầu vuông thành sắc cạnh, giống y như viên gạch vậy , ông đang hì hục đẽo gọt một thanh niên trẻ sao cho có cái đầu giống y chang đầu mình! Đấy chính là bệnh "đồng phục " mà triết học gọi là giáo điều! Giáo điều nặng! Bệnh "đồng phục" còn thể hiện ở chỗ : bên Chính phủ có cơ quan nào là bên đảng cũng phải có y chang cơ quan đó , từ tên gọi cho đến chức năng nhiệm vụ. CP có Bộ nông nghiệp, thì bên đảng cũng phải có Ban nông nghiệp,...Chuyện gì cũng đòi phải xen vào, "lãnh đạo" , nhưng lại không có chuyên môn gì? Lãnh đạo cái gì? Từ đó mới sinh ra : thói quan liêu, hách dịch ,rồi thì nhũng nhiễu và phát triển thành tham nhũng, nhóm lợi ích. Chúng chi phối mọi đường lối chính sách , làm theo ý muốn chủ quan , lợi ích của riêng cá nhân, nhóm họ.
Trả lờiXóaChẳng hy vọng gì đâu kể cả việc “Dân chủ là để cho dân được mở miệng ra”, chẳng qua là để biết dân nói gì còn ... bắt nếu trái ý.
Trả lờiXóaSự thật mất lòng. Thế này nhé: đảng đừng hy vọng trí thức tử tế và nhân dân theo đảng! Không có đâu! Hết rồi!
Trả lờiXóaXin mượn lời của giáo sư Phạm Huy Thông dịch từ lời thơ của Nam tước Byron:
Xin chia tay, một lần và mãi mãi.
Thêm một lần mãi mãi chia tay.
(giáo sư Phạm Huy Thông)
FARE thee well! and if for ever,
Still for ever, fare thee well.
(Lord Byron)
Nghe từ "bệnh đồng phục" thấy mới. Từ dập khuôn nghe quen tai hơn.
Trả lờiXóaĐây là cách bắt mọi người dều phải nghe đảng
Trả lờiXóaTiến tới khóc tập thể như Bắc Tiều Tiên
Trả lờiXóaCách đào tạo nô lệ
Trả lờiXóa