Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Vụ FORMOSA: TIN MỚI NHẤT TỪ ĐÀI LOAN

Nguyễn Anh Tuấn: ZING NEWS ĐANG CÓ LOẠT BÀI TRÊN ĐẤT ĐÀI LOAN 

Rất vui khi biết được các phóng viên của Zing đang tác nghiệp ở Đài Loan, gặp gỡ phỏng vấn từ nghị sĩ Quốc hội, các tổ chức Xã hội Dân sự và người dân Đài Loan về những gì liên quan tới Formosa, cả ở Đài Loan lẫn Việt Nam. 

'Nhiều người đang kiện Formosa 
vì tỷ lệ ung thư tăng'

Zing
11:30 02/07/2016 

Trao đổi với Zing.vn tại Đài Bắc, nghị sĩ Đài Loan Kuen-yuh Wu, người kêu gọi Formosa giải trình vụ cá chết, cho biết nhiều người đang kiện Formosa vì tỷ lệ ung thư tăng.  
.

Ngay sau khi Việt Nam công bố Formosa là thủ phạm gây ô nhiễm môi trường ở các tỉnh miền Trung, nghị sĩ Kuen-yuh Wu nói:

- Cho đến giờ tôi vẫn chưa được đọc báo cáo điều tra, những gì tôi biết chỉ dừng trên thông tin báo chí đưa như việc xuất hiện xyanua và phenol. Chưa tiếp cận được báo cáo thì chúng tôi không biết nồng độ xyanua trong nước ra sao và vì vậy khó đưa ra được kết luận của mình.


Dù vậy, vài tuần trước tôi có nói rất rõ trong buổi điều trần rằng khi Formosa Plastics tới các nước Đông Nam Á để tiến hành đầu tư, họ cần phải thực hiện các trách nhiệm xã hội chứ không chỉ là làm ăn kiếm lợi.

Với Đài Loan, khi khuyến khích các doanh nghiệp ra đầu tư bên ngoài, họ cũng cần chú ý tới trách nhiệm của các doanh nghiệp chứ không phải chỉ chăm chăm tới chuyện kinh doanh. Doanh nghiệp Đài Loan cần mang lại lợi ích và những điều tốt đẹp đến cho các nền kinh tế láng giềng chứ không phải chỉ là tìm cách lợi dụng kiếm tiền từ láng giềng.
.
Nghị sĩ Kuen-yuh Wu. Ảnh: Thanh Tuấn

Nếu là lãnh đạo Formosa, tôi đã chủ động tìm hiểu vì sao cá chết

- Ông có vẻ dè dặt khi nói muốn đọc bản báo cáo cuối cùng về Formosa. Ông có tự đặt câu hỏi rằng, nếu không có bằng chứng sai phạm rõ ràng, một tập đoàn lớn và nhiều ảnh hưởng như Formosa sẽ không bao giờ chấp nhận bồi thường tới 500 triệu USD?

- Hiện thông tin vẫn còn đang tranh luận ở Đài Loan. Tối qua, tôi có nói chuyện với các đồng môn về hoá học thì họ cũng chia sẻ một số điểm họ còn thấy chưa rõ ràng. Họ đặt một số dấu hỏi với kết luận cuối cùng.

Tôi tin rằng có một số chứng cứ rất rõ ràng nên lãnh đạo Formosa mới chịu bồi thường khoản lớn vậy. Nhưng liệu còn yếu tố nào khác khiến lãnh đạo cấp cao Formosa chấp nhận kết luận cuối cùng hay không thì tôi không dám chắc. Vì vậy tôi rất mong được coi bản báo cáo cuối cùng về Formosa.

- Quan điểm khác của các chuyên gia hoá học Đài Loan mà ông vừa đề cập là gì?

- Ví dụ, một chuyên gia nêu dẫn chứng về độ dài đường ống dẫn thải của Formosa ngắn hơn rất nhiều so với quy mô lan rộng của chất độc – trên 300 km trên biển. Nếu dựa trên quy mô đường ống, chúng tôi tính độ lan chỉ là khoảng 47 km.

Như vậy, phạm vi cá chết lớn và rộng hơn rất nhiều so với độ dài đường ống. Vì vậy tôi thấy có dấu hỏi về nồng độ chất độc – phải có nồng độ rất cao mới lan rộng được đến vậy. Chất độc sẽ giảm nồng độ rất nhiều lần khi lan từ khoảng cách 47 tới 300 km. Chỉ khi nhìn bản báo cáo chi tiết cuối cùng thì mới có thể đánh giá hết được.

Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam có giải thích rằng khi xyanua và phenol kết hợp, trở thành "tấm chăn" khổng lồ hút thêm rất nhiều chất độc khác nên gây ra tình trạng cá chết trên diện rộng. Xyanua là rất độc và nguyên nhân cá chết hẳn là do xyanua, nhưng xyanua khi kết hợp lan rộng đến thế nào thì cần đọc báo cáo chi tiết. Là chuyên gia về độc tố học, tôi chưa từng đọc thấy tài liệu nào nói trường hợp hút các chất độc khác kiểu này.

Vài tuần trước trong điều trần, tôi có nói rõ Formosa nên có trách nhiệm với các khu vực lân cận (của dự án). Nếu là lãnh đạo Formosa, tôi đã chủ động tìm hiểu nguyên nhân vì sao cá chết thay vì thụ động chờ báo cáo này. 

.
Ngư dân cầm trên tay những con cá chết tại bờ biển huyện Phú Lộc, 
Thừa Thiên Huế ngày 21/4. Ảnh: AFP.

Quy định môi trường ở Đài Loan cao hơn các nước Đông Nam Á

- Ở Đài Loan, Formosa có tiếng xấu khi liên quan tới nhiều vụ ô nhiễm. Vì sao tập đoàn này chưa bao giờ bị truy tố?

- Thiết lập bằng chứng khoa học là rất khó, mất nhiều thời gian, ví dụ Nhật Bản từng có một số vụ kiện đối với các công ty gây ô nhiễm nhưng đến khi nạn nhân nhận được tiền đền bù, có trường hợp mất tới hơn 30 năm.

Ngay ở huyện Vân Lâm (Đài Loan), có chuyên gia y tế từng nghiên cứu và xác định tỉ lệ bệnh ung thư tăng cao sau khi Formosa xây dựng dự án ở đó. Nhưng rất khó để xác định được bằng chứng khoa học trong các vụ đó. Nhiều người đang kiện Formosa (liên quan tới tỉ lệ ung thư tăng ở Vân Lâm) nhưng cuối cùng đến giờ cũng vẫn chưa có kết luận cuối cùng vụ này.

- Từ góc độ quản lý, chính quyền Đài Loan có thể làm gì để kiểm soát và hạn chế những hành vi vi phạm kiểu này của Formosa?

- Quy định về môi trường ở Đài Loan rất chặt, thường là cao hơn các nước Đông Nam Á. Chúng tôi cần khuyến khích doanh nghiệp Đài Loan tuân thủ chặt chẽ các quy định (như ở Đài Loan), chứ không phải chỉ làm theo các quy định (thấp hơn) ở những địa phương họ tới đầu tư.

Các công nghệ bảo vệ môi trường của chúng tôi rất hiện đại và các tập đoàn nên áp dụng các công nghệ này khi đầu tư ở Đông Nam Á. Bằng cách đó chúng tôi có thể mang tiến bộ đến các nước chứ không phải là chỉ tìm cách kiếm tiền từ đó. 

.
Jason Lin, Chủ tịch của Formosa Plastics Group. Ảnh: Reuters

Vào khoảng 2007-2008, dự án thép của Formosa từng bị bác sau khi có đánh giá tác động môi trường tại Vân Lâm. Lúc đó cơ quan EPA (kiểm soát môi trường) nói khu vực này quá ô nhiễm, quá chật rồi nên không thể xây dựng dự án thép được.

Ở Vân Lâm cũng đã từng có vài sự cố lớn (với dự án của Formosa). Điều đó khiến công chúng Đài Loan e ngại dự án này. 


Formosa có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều chính phủ Đài Loan

- Và Formosa đã phải chuyển các dự án thép đến những nền kinh tế kém phát triển hơn như khu vực Đông Nam Á?

- Thực tế thì họ cũng có sai phạm ở cả Texas (Mỹ) nữa. Tôi hy vọng là họ học được gì đó từ những sai phạm này để thay đổi. Formosa không nên đánh đổi tất cả chỉ để giảm chi phí xây dựng hay chi phí vận hành nhà máy.

- Theo ông, vụ Formosa sẽ ảnh hưởng gì tới hình ảnh của doanh nghiệp Đài Loan tại Việt Nam?

- Hai tuần trước, khi tổ chức phiên điều trần, tôi cũng nêu lên điều này: nếu chính phủ Đài Loan muốn đầu tư vào Đông Nam Á, chúng tôi cũng cần phải quan tâm tới các vấn đề như ô nhiễm, quyền con người và quyền người lao động.

Chúng tôi nên mang hình ảnh tốt (về Đài Loan) tới Việt Nam chứ không phải tạo những hình ảnh xấu. Tập đoàn Đài Loan muốn đầu tư tốt tại Việt Nam cũng cần quan tâm tới các khu vực xung quanh nơi họ đầu tư, để người dân thấy hình ảnh tốt về các tập đoàn Đài Loan.

Formosa là trường hợp cá biệt. Hầu hết người Đài Loan đều thân thiện và muốn trở thành bạn tốt của người Việt. Thật đáng tiếc là chuyện này đã xảy ra. Chúng tôi cũng quan ngại về hành vi của Formosa ở Việt Nam. Đó cũng là lý do chúng tôi muốn giám sát hơn nữa hoạt động của công ty này ở nước ngoài.

Formosa có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều chính phủ Đài Loan trong quá khứ. Nhưng tôi tin chính phủ mới sẽ không chấp nhận kiểu ảnh hưởng thế này và sẽ kiểm soát tập đoàn này tốt hơn.

.

Thanh Tuấn thực hiện (từ Đài Bắc) 
__________________
CÓ HAY KHÔNG VIỆC VIỆT NAM CẤM XUẤT CẢNH LÃNH ĐẠO FORMOSA 
ĐỂ GÂY ÁP LỰC? 

Báo Đài Loan UDN nói Chính phủ Việt Nam cấm xuất cảnh hai lãnh đạo cấp cao của FORMOSA nhằm áp lực họ phải chịu trách nhiệm vụ cá chết. 

Trong khi đó, FORMOSA 'không xác nhận' thông tin. 

Bạn phóng viên Đài PTS bình luận: 'Chuyện dần trở nên thú vị. Nếu quả thật hoàn toàn không có chuyện cấm xuất cảnh - một chuyện rất nghiêm trọng - thì lẽ ra FORMOSA phải phủ nhận và tuyên bố đó là thông tin sai sự thật. Đằng này họ úp mở, chỉ 'không xác nhận thông tin'.

Được biết UDN (United Daily News) là tờ báo lớn 3 Đài Loan, với đường lối biên tập ủng hộ Phái Lam (một liên minh chính trị được dẫn dắt bởi Quốc Dân Đảng KMT vừa thất cử tháng 1 vừa qua trước Đảng Dân Tiến - dẫn dắt Phái Lục). 

Dù sự thật thế nào thì phía Chính phủ Việt Nam cũng nên lên tiếng, vì hiện đang có dư luận xì xào rằng phía Việt Nam phá án bằng 'nghiệp vụ Bắc Giang'. 

Nếu UDN đặt điều thì hoàn toàn có thể kiện họ vì đã vu khống Chính phủ một chuyện rất tày đình.

Link:

Bài lúc 2h chiều qua đưa tin Việt Nam cấm xuất cảnh: http://goo.gl/tqc7UM
Bản dịch: https://goo.gl/2ydxc8


Bài lúc 8h tối qua đưa tin Formosa 'không xác nhận': http://goo.gl/WzJsPL

Để biết thêm về 'nghiệp vụ Bắc Giang': http://vnexpress.net/…/ong-nguyen-thanh-chan-mo-ta-viec-bi-…

Ảnh: Wang Wen-Yuan, Chủ tịch Formosa Chemicals & Fiber Corp, một trong hai người được UDN đưa tin là bị phía VN cấm xuất cảnh sau khi sang Hà Tĩnh giải quyết sự vụ.
------------

Trong khi đó, trang mạng dưới đây lại xác nhận có giữ 2 sếp lớn của Formosa:

 http://www.appledaily.com.tw/realtimenews/article/new/20160701/898367/ti%E1%BB%81n




Bản dịch:

Đài Loan bồi thường Việt Nam 16.100.000.000 tệ phía sau cánh cửa đã được mở ra sáng tỏ
8h31 ngày 01 tháng 07 năm 2016

Tập đoàn Formosa của Đài Loan đã xắt ra hơn 300.000.000.000 (300 tỉ) Đài tệ để đầu tư vào nhà máy sắt thép ở Hà Tĩnh, còn chưa đầu tư sản xuất đã phải bồi thường 16.1 tỉ Đài tệ.

Hôm nay Tuần báo Pingguo tin tức: hôm qua Chính phủ Việt Nam tổ chức họp báo chỉ rõ phát sinh sự việc cá chết hàng loạt ở hải vực Hà Tĩnh tháng 4 năm nay, thủ phạm gây tai họa là chất thải từ công ti Formosa của Đài Loan. Ngày 28 tháng trước, Formosa Đài Loan đã thừa nhận, đồng thời nguyện được bồi thường. Việc này được Chính phủ Việt Nam hình dung là “ô nhiễm môi trường chưa từng có trong lịch sử”, dẫn đến người dân ở địa phương biểu tình phản đối, cũng như gây nhiều khó khăn cho Formosa Đài Loan, họ tính 25 tháng trước sẽ bộc phát, do phía Việt Nam không khẳng định sự việc, việc nổ ra kéo dài đến nay.

Hôm nay Liên hợp báo cũng đưa tin: Chủ tịch Vương Văn Uyên và Phó Vương Thụy Hoa của Tập đoàn Formosa Đìa Loan tuần trước đã đến Việt Nam để xử lí điểm nóng trên, không ngờ rằng phía Việt Nam đã cấm hai người rời khỏi, cùng tạo áp lực cho Formosa Đài Loan phải nhận trách nhiệm về việc cá chết. Vì đã đầu tư hơn 300 tỉ Đài tệ vào công ti gang thép, Formosa Đài Loan bị phía cầm quyền Việt Nam yêu cầu nhận trách nhiệm từ kết quả điều tra.

Căn cứ trên ngôn từ thì phía Formosa đã thông qua 6 chữ “Tôn trọng kết quả điều tra”. 


Vương Gia khánh tổng hợp từ các báo. 
------------
 
*Ghi chú: Số tiền 16.1 tỉ Đài tệ tương đương 500 triệu USD.

10 nhận xét :

  1. Chắc chắn ông nghị sĩ này không nhận phong bì!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông ấy không nhận phong bì là có mục đích gì, động cơ gì?

      Xóa
    2. Động cơ của ông ấy khác với "động cơ" của tôi...

      Xóa
    3. Nghị sĩ Đài Loan là những người ưu tú của xã hội đó. Họ phải là người giỏi giang, không tai tiếng, trong sạch và có niềm đam mê hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng. Họ phải luôn luôn hoạt động để nhận được sự tín nhiệm của cộng đồng. Nếu họ không phải là người phục vụ tốt thì sẽ không trúng cử, người khác nổi bật hơn họ sẽ chiếm vị trí đại biểu nhân dân.
      Còn ở ta thì cơ cấu, mà nói đến cơ cấu thì thiếu gì trò đồi bại, bẩn thỉu, đạo đức giả, nói chung là thối lắm!

      Xóa
  2. Bộ trưởng TN-MT trích dẫn báo cáo điều tra thảm họa cá chết nói rằng:
    1. Sự cố gây nhiễm độc biển là do "cúp điện ở bộ phận xử lý nước thải" trong 4 ngày đầu tháng 4/2016 nên không xử lý được phenol (?). Tôi nghĩ là ông BT này đang vẽ rắn thêm chân! Một tổ hợp luyện thép 10.5 tỷ US$ mà không có hệ thống điện dự phòng? Trong các khâu sản xuất của bất kỳ nhà máy hiện đại nào, dự phòng cho trường hợp cúp điện đột xuất là điều bắt buộc từ thiết kế cơ sở, bao gồm nguồn dự phòng và thiết bị đường truyền dự phòng.Formosa HT lập kế hoạch khai trương Lò cao số 1 vào ngày 26/6 mà đầu tháng 4 không có nguồn và/hoặc thiết bị dự phòng là một chuyện cổ tích trong sản xuất công nghiệp thế kỷ 21! Đây là một câu hỏi phải được trả lời!
    2. Ông BT TN-MT còn cho biết thêm là "khí xyanua và phenol kết hợp, trở thành "tấm chăn" khổng lồ hút thêm rất nhiều chất độc khác nên gây ra tình trạng cá chết trên diện rộng..." (?) Những ai có kiến thức hóa học cơ bản đều không hình dung nổi cơ chế nào, phản ứng nào trong nước biển miền Trung tạo ra quá trình này? Vì vậy nên Nghị sỹ Đài Loan Kuen-yuh Wu đã nói rằng "Là chuyên gia về độc tố học, tôi chưa từng đọc thấy tài liệu nào nói trường hợp hút các chất độc khác kiểu này"!
    Thực ra cá chết trên diên rông dọc theo gần 300 km bờ biển có thể vì nước thải của Formosa ra biển quá độc, hàm lượng chất độc quá cao nên tác động trên diện rộng và xa như vây. Nếu chấp nhận hướng giải thích này thì nẩy ra vô vàn câu hỏi tiếp theo!
    Các giải thích của ông BT TN-MT cho người nghe thấy có vẻ như 2 bên tự giàn xếp với nhau cho xong: Formosa chi ra 500 triệu US$ và CPVN chấp nhận đứng ra xuê xoa, thông cảm cho Formosa theo truyền thống VN "đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại" là xong...(???)
    Đến nay, nhân dân Việt Nam và thế giới đã biết rõ Đại họa Môi trường biển Miền Trung là do Formosa gây ra, còn xử lý nó ra sao để bảo vệ con người và môi sinh ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu!

    Trả lờiXóa
  3. Tôi không rõ Việt Nam có cấm các lãnh đạo Formosa xuất cảnh hay không, nhưng theo tôi là cần phải cấm vì hiện tại lãnh đạo Formosa là những nghi can trong tội ác đầu độc biển miền Trung do đó rất cần có biện pháp ngăn chặn nghi can chạy trốn trong thời gian điều tra. Nghi can chỉ được tự do khi không có chứng cứ phạm tội hoặc tòa tuyên án vô tội.
    VIỆT NAM CÒN HAY ĐÃ MẤT

    Trả lờiXóa
  4. Rồi! Thế thì các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam nên phối hợp với các chính khách Đài Loan để làm rõ vụ việc! Các nhà dân chủ Việt Nam là các nhà trí thức và có phẩm hạnh, làm việc với các chính khách Đài Loan mới xứng tầm.
    Chính khách Đài Loan họ không chịu làm việc với các gã bộ trưởng của mình đâu! Vì như thế vô tình họ làm mất giá trị của chính họ! Họ biết cả đấy, mà họ không nói ra thôi!

    Trả lờiXóa
  5. Để tống khứ Formosa ra khỏi nước nhằm bảo đàm an toàn
    cho dân và nước ta,tôi nghĩ là người VN.ở Taiwan và cả
    dân mình qua đó vận động,nhất là biểu tình đòi công lý
    cho nhân dân VN.cùng yêu cầu chính phủ và nhân dân Đài
    ủng hộ tất cả chúng ta.
    Nếu làm vậy thì có cơ may là người CsVN.sẽ bị áp lực mà không còn tiếp tục ngoan cố phản dân hại nước !

    Trả lờiXóa
  6. Formosa bồi thường cho Việt Nam 500 triệu USD hay 2,4 tỷ USD?
    http://i1293.photobucket.com/albums/b592/TranThiHaiY/500Hay2400Trieu_zpsfk6ljf13.jpg

    台塑賠越南161億元幕後原因曝光 (Thai xủa phấy duể nán 161 ỉ yuán mủ hổ duến ìng pảo quàng = Đài tố bồi Việt Nam 161 ức nguyên mạc hậu nguyên nhân bộc quang).

    Tạm dịch: Formosa bồi thường cho Việt Nam 16,1 tỷ Yuán (元 = nguyên = nhân dân tệ). Những lý do đằng sau sự tiếp xúc.

    台塑集團斥資3000多億台幣 在越南河靜省投資鋼 鐵 廠 還沒投產,得先賠161億元。
    (Thai xuả chí thoán chở chư 3000 to í thai pỉ chài duể nán hớ chíng sần thấu chư cang thiạ sàng, hái mấy thấu sàn, tớ xiên phấy 161 ỉ yuán = Đài tố tập đoàn xích tư 3000 ức đa Đài tệ tại Việt Nam Hà Tĩnh tỉnh đầu tư cương thiết xưởng, hoàn một đầu sản, đắc tiên bồi 161 ức nguyên.

    Tạm dịch:Formosa Plastics Group đã chi hơn 300 tỷ Đài tệ (台幣 = Thai pỉ = Taiwan dollar / TWD) đầu tư vào các nhà máy thép tại tỉnh Hà Tĩnh - Việt Nam, chưa đưa vào hoạt động, đã phải bồi thường 16,1 tỷ Yuán (CNY/ nhân dân tệ).

    Nguồn: http://www.appledaily.com.tw/realtimenews/article/new/20160701/898367/

    3000多億台幣 = 3000 to ỉ thai pỉ = 300 tỷ Đài tệ;

    161億元 = 161 ỉ yuán = 16,1 tỷ nhân dân tệ.

    ________
    Lưu ý: Nguyên văn trong bài báo ngắn tiếng Hoa lặp lại 2 lần con số 16,1 tỷ Yuán . 161億元 = 161 ức nguyên. Ức = 1 vạn lần 1 vạn tức là 1 trăm triệu. 元 = Yuán = Nguyên (Hán Việt) = nhân dân tệ hoặc Mao tệ.

    Tiền Trung cộng cao hơn tiền Đài Loan: 1USD = 6,66 CNY, 1USD = 32,65 TWD. Vị chi:

    A-. 16,1 tỷ đô la Đài Loan (TWD) = ±500 triệu USD.
    B-. 16,1 tỷ Yuán (CNY/ nhân dân tệ) = ±2,4 tỷ USD.

    Nếu (HY em nói nếu) bài báo thượng dẫn ghi đúng sự thật thì rõ ràng có trò khốn nạn ăn chặn cơm chim (1,9 tỷ trên 2,4 USD) trong vụ bồi thường giữa Formosa và đảng, nhà nước Việt Nam xã nghĩa, ngày 30/06/2016.

    Trả lờiXóa
  7. Tống cổ nó đi

    Trả lờiXóa