Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Phó Giái sư Vũ Thanh Ca: BIỂN CÓ KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH

Phó Giái sư Tiến sĩ Vũ Thanh Ca. 

Vụ Formosa xả thải: 
Biển có khả năng tự làm sạch?

11/07/2016 10:48 Sáng

(DĐDN) – Sau sự cố Formosa xả thải, Phó Giáo sư – Tiến sỹ Vũ Thanh Ca cho rằng, khả năng tự làm sạch của biển rất lớn cho nên nếu kết quả nồng độ các chất sau điều tra, khảo sát không cao quá ta hoàn toàn có thể để cho biển tự làm sạch. Đây là phương pháp ít tốn kém và ít thiệt hại nhất.


Sau khi nguyên nhân sự cố môi trường khiến hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung được công bố, các nhà khoa học đang tiếp tục khảo sát các mặt cắt biển để xác định hàm lượng chất độc tồn dư dưới đáy biển các khu vực này. Từ đó, cơ quan quản lý sẽ cùng với các nhà khoa học xây dựng phương án xử lý ô nhiễm và phục hồi hệ sinh thái môi trường biển. 
.
 

Khả năng tự làm sạch của biển rất lớn cho nên nếu kết quả nồng độ các chất sau điều tra, khảo sát không cao quá ta hoàn toàn có thể để cho biển tự làm sạch.

Các chuyên gia khoa học về môi trường đánh giá, trong số 3 tác nhân chính gây hiện tượng hải sản chết hàng loạt vừa qua, phenol có thể phân hủy khá nhanh, oxyt sắt ra môi trường sẽ chuyển thành dạng hidroxit sắt kết tủa dưới đáy biển tạo màu vàng, nhưng vô hại với con người và sinh vật biển.

Bên cạnh phenol, xyanua cũng là chất cực độc nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về sự lưu giữ và biến đổi của nó trong trầm tích đáy biển. Thông thường, xyanua trong trầm tích đáy biển sẽ bị phân hủy bởi các quá trình phân hủy sinh học yếm khí và hiếu khí. Tuy vậy, hiện tại vẫn chưa biết được thời gian để phân hủy xyanua cho tới khi đạt ngưỡng an toàn. Vì vậy, nếu hàm lượng xyanua trong trầm tích đáy biển cao, có thể cần phải hút trầm tích đáy bị ô nhiễm để xử lý ở trên bờ. Đánh giá sơ bộ, diện tích này không lớn nhưng rất tốn kém. Theo TS Vũ Đức Lợi, Phó Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng tìm nguyên nhân cá chết cho biết, để hút một tấn trầm tích sẽ mất tối thiểu 11 USD, cao nhất là 36 USD. Nếu hút trầm tích ở dải biển dài 209 km, sẽ mất hàng nghìn tỷ đồng.

Trước câu hỏi, lượng xyanua, phenol…đã thải ra từ nhà máy của Formosa ở biển bao giờ sẽ tan, và bao giờ biển sẽ lành, Phó Giáo sư – Tiến sỹ Vũ Thanh Ca, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo cho rằng, biển có khả năng tự làm sạch. Độc tố sẽ hòa tan dần dần và giảm đi theo thời gian: “Khả năng tự làm sạch của biển rất lớn cho nên nếu kết quả nồng độ các chất sau điều tra, khảo sát không cao quá ta hoàn toàn có thể để cho biển tự làm sạch. Đây là phương pháp ít tốn kém và ít thiệt hại nhất. Tuy nhiên, phải rõ ràng một việc là san hô, hệ sinh thái ở các vùng biển Việt Nam đang bị suy thoái một cách nghiêm trọng do các hoạt động của con người. Đặc biệt là việc đánh bắt quá mức, đánh bắt cạn kiệt, phá hủy các hệ sinh thái san hô”.

Cùng đồng quan điểm với PGS.TS Vũ Thanh Ca, TS Nguyễn Quang Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu hải sản (Bộ Nông nghiệp và & Phát triển nông thôn) cho biết, biển có khả năng phục hồi về môi trường. Về yếu tố vật lý, sóng, dòng chảy sẽ làm phát tán, làm tan dần các chất độc. Các vi sinh vật cũng có khả năng phân hủy các chất độc, để biển dần dần trở lại trạng thái bình thường.

Tuy nhiên, mất bao lâu tùy theo lượng xả thải, sóng và dòng chảy, nhưng xác định được là rất khó”- TS Hùng cho biết.

Trước thông tin, Formosa được phép xả thải 0,585mg/lít (theo giấy phép xả thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp cho Formosa), với công suất xả thải 45.000m3/ngày đêm, mỗi năm Formosa được phép xả thải ra môi trường lượng xyanua là 9,6 tấn (phenol cũng tương tự), nhiều nhà khoa học cho rằng khả năng sự làm sạch của biển là rất khó.

TS Lê Thanh Lựu, chuyên gia thuộc Hội Nghề cá Việt Nam cho biết: “Nếu lượng xả cho phép hơn 9 tấn xyanua hay phenol mỗi năm, có lẽ trong vòng bán kính 50 km xung quanh miệng xả thải sẽ không còn sinh vật nào sống được cả. Và dòng hải lưu đưa chất độc đó đi theo dọc biển miền Trung, khó nơi nào chịu được. Do vậy, khả năng khôi phục được tài nguyên là cực kỳ thấp, nếu tiếp tục cho xả với liều lượng trên”.

Cũng theo TS Lựu, vụ cá chết hàng loạt vừa qua, có thể hiểu như ngộ độc cấp tính, “ăn vào lăn đùng ngã ngửa”. Tuy nhiên, với hàm lượng các chất độc hại trên được phép xả ra biển, các chất độc đó lan dần, tích tụ dần dần sẽ mãn tính, và khi đó không một môi trường, hệ sinh thái nào chịu nổi, lúc đó như người bị ung thư. “Ít năm nữa, không biết biển miền Trung còn gì nữa không”, TS Lựu lo ngại.

Về khả năng tự làm sạch của biển, TS Lựu cho rằng, trong nước biển gần như không có xyanua và phenol, nên không có những nhóm vi khuẩn để phân hủy chất này. Do vậy khả năng tự làm sạch những chất đó rất khó. Ông nhận định: “Ở mức độ nhất định thì biển có khả năng tự làm sạch được. Nhưng khi chất độc tăng quá nhiều, mất cân bằng, tổ hợp vi khuẩn không phân giải được, sẽ gây ô nhiễm”.

Cũng theo TS Lê Thanh Lựu, các cơ quan chức năng cần tiếp tục quan trắc thường xuyên môi trường 4 tỉnh miền Trung, đặc biệt là tập trung vào xyanua, phenol, phức sắt dạng keo. Ngoài việc lấy mẫu nước ở tầng mặt, cần lấy nhiều điểm ở tầng nước đáy, để xác định mức độ an toàn.

Tuy nhiên, để có đánh giá cụ thể, chính xác về mức độ nguy hại của các chất xyanua, phenol,… phải dựa vào kết quả phân tích, các nhà khoa học đang làm đánh giá khảo sát tại 13 mặt cắt từ Vũng Áng (Hà Tĩnh) đến Thừa Thiên – Huế, phân tích các dạng trầm tích và xác định hàm lượng phenol và xyanua còn lại. Dự tính, giữa tháng 7 sẽ có kết quả chính xác.

 
Nha Trang

--------------
.
Thoai Bùi: Theo các nhà khoa học biển chỉ tự làm sạch khi trong nước biển có những loại vi khuẩn tương thích ứng với các chất độc là sản phẩm tự nhiên. 3 chất độc phenol, xyanua, asent là những chất độc công nghiệp ko phải là sp chất độc trong tự nhiên nên vi khuẩn trong tự nhiên sẽ không làm phân hủy được. Có chăng thì phải mất vài chục năm bằng cách tẩy rửa và trung hoà với các chất phản ứng trung hoà khác đẻ làm giảm những độc tố này đi mà thôi.

13 nhận xét :

  1. Cũng có thể,nhưng phải mất 100 năm !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước hết là Fọc Mô Xa VN phải stop! Sau nữa là phải có cơ quan thẩm định của LHQ đo lại thường kỳ.
      Tham khảo về sự nhiễm độc - Theo Báo Tuổi Trẻ ngày 26/4/2016
      "Những vùng đất nằm ngay sát cạnh Chernobyl vẫn sẽ còn bỏ trống trong ít nhất 3.000 năm nữa vì mức độ nhiễm độc phóng xạ rất cao. Đó thực sự là những bằng chứng rõ ràng cho thấy những nguy hiểm lâu dài của năng lượng hạt nhân trong trường hợp xảy ra sự cố.
      3.000 năm nữa!

      Xóa
    2. Loại GS này nên đuổi về nhà nuôi lợn cho vợ. Trước khi về cho nó đến Kỳ Anh tắm biển ăn hải sản độ một tháng.

      Xóa
    3. Đúng là phó giải sư. Học sinh THPT chắc cũng không phát biểu như thế. Lại còn là nguyên Viện Trưởng Viện N/C biên...Thật không hiểu nổi? Đã nghỉ hưu rồi thì nghỉ cho khỏe ,còn bày đặt cao giọng lòe kiến thức để an dân chắc? Đúng là HƯ DANH.

      Xóa
  2. 70 năm sau, biển đã tự làm sạch được chưa? Từ nay đến đó ngư dân phiêu bạt đi đâu? Bỏ nghề đi Hàn Quốc, đi Trung Đông, đi khắp nơi trên thế giới để kiếm ăn?

    Trả lờiXóa
  3. Yêu cầu Formosa không được đặt đường ống xả thải trực tiếp ra biển; phải đưa ống trở vào trong bờ; có thể trở lại phương án xả vào sông Quyền, nhưng phải:
    a) Giải pháp tiêu cực:
    - Làm tường vây một phần dọc sông Quyền tạo một bể chứa quá độ (nếu bề rộng sông Quyền đủ lớn) để khu trú lượng nước xả 45.000m3/ngày đêm. Trong bể chứa quá độ này cần thả thủy hải sản sinh sống. Nếu thấy cá chết thì lập tức đóng cống xả lại và ngừng hoạt động của nhà máy.
    - Trường hợp sông Quyền không thể thu hẹp dòng chảy để làm bể quá độ thì đưa bể chứa này ra sát cửa sông Quyền (khoảng 30.000m2 đất bãi hay trên bờ biển) để kiểm soát chất lượng nước trước khi đưa ra biển.
    b) Giải pháp tích cực: Đóng cửa Formosa vĩnh viễn./.

    Trả lờiXóa
  4. Ca! Ca! thế nghĩa là Fomusa cứ tiếp thục xả thải thôi Ca nhỉ? Ca thử nhắm một liều phenol rồi hai tiếng là ỉa ra thôi, khỏi chết ca hè?

    Trả lờiXóa
  5. Thiên nhiên luôn tự điều tiết. Nhưng trước tiên là Formosa phải chấm dứt hoạt động từ hôm nay thì sau 100 năm nữa sẽ có biển bình thường.

    Trả lờiXóa
  6. Ờ, tất cả đem ra biển mà xả chất thải, biển tự làm sạch à, mấy con quỹ đội lốt người

    Trả lờiXóa
  7. Hay thế, tiêu đề gọi ông này là "PHÓ GIÁI SƯ"

    Trả lờiXóa
  8. Tên này trông giống đỗ đại ca ở Hải Phòng nhỉ? Phát ngôn của y có thể viết thành sách rồi đem vào nộp cho Fosmosa để lĩnh thưởng. Đồ ngu

    Trả lờiXóa
  9. Nhìn mặt Caca là một thằng bất lực? Vợ cũng buồn về thằng này nói gì đến IQ khoa học?

    Trả lờiXóa
  10. Đơn giản như túi nylon thì thời gian phân hủy cũng là... 450 năm!

    Trả lờiXóa