Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

GS. Thuyết: NGƯỜI DÂN CÓ THỂ KIỆN DOANH NGHIỆP FORMOSA

 
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho rằng không chỉ Chính phủ mà người dân có thể kiện doanh nghiệp vi phạm ra tòa án để xét xử nghiêm minh.

Dân có thể kiện doanh nghiệp để tòa xử

BBC tiếng Việt
30.06.2016

Việc Chính phủ Việt Nam công bố chính thức kết quả điều tra về nguyên nhân cá chết bất thường hàng loạt ở bốn tỉnh duyên hải miền Trung của nước này chỉ là 'bước đầu' và người dân hoàn toàn có thể 'kiện doanh nghiệp' ra tòa xét xử, theo một nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam.

Trao đổi với Bàn tròn thứ Năm của BBC Việt ngữ hôm 30/6/2016, bình luận sự kiện công bố kết quả điều tra này, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam, nói:
 
"Việc Chính phủ kết luận như thế này là việc rất hoan nghênh, nhưng nó chỉ là bước đầu, còn những bước tiếp theo tôi cho rằng hoàn toàn không phải chỉ là Chính phủ mà người dân có thể khởi kiện để tố cáo hành vi của doanh nghiệp đưa ra tòa và tòa xét xử.
"Thứ hai, là cũng phải rà soát để mà xử lý kỷ luật, xử lý trách nhiệm cán bộ và thứ ba nữa, quan trọng hơn, tôi cho là phải rút ra những bài học cho việc này, để nó không lặp lại nữa.

"Tôi thấy có ba bài học như thế này, vì thời gian ngắn, tôi chỉ nêu vắn tắt. Thứ nhất là bài học về ứng phó với thảm họa môi trường và thiên tai, nhân họa nói chung. Qua diễn biến sự việc cá chết này, chúng ta thấy rằng, lúc đầu khi sự việc mới xảy ra, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương hết sức lúng túng, thiếu nhạy bén.

"Đến mức vụ cá chết này xảy ra từ ngày 6/4, mà ngày 22/4 ông Tổng Bí thư (Đảng CSVN) vào thăm Hà Tĩnh, cũng lại đến doanh nghiệp Formosa động viên một cách bình thường, không thăm hỏi ngư dân. Thế thì vì sao?

"Tôi nghĩ rằng thông tin đã không được báo cáo đến ông Tổng Bí thư, rồi sau khi dư luận đã chỉ ra rõ sự nghiêm trọng của sự việc rồi, thì các cơ quan chức năng lại thông tin thiếu chắc chắn, hoặc là mơ hồ, khiến cho lòng dân lo lắng hơn...

"Và khi kết quả điều tra chưa có, thì một số vị quan chức lại làm gương để cho người dân xuống biển tắm và ăn cá biển, tôi cho là rất là nguy hiểm.

"Và điều quan trọng hơn nữa, chính quyền các địa phương nơi xảy ra thảm họa chưa cung cấp kịp thời cho nhân dân thông tin về việc thu mua, tiêu hủy số cá chết hoặc có nguy cơ bị nhiễm độc, rồi làm nước mắm thế nào, làm muối như thế nào v.v...

"Chúng tôi thấy rằng kể cả việc đối thoại với người dân, đáng nhẽ chính quyền phải làm một cách tốt hơn, nếu mà mình biết cách ứng phó với thảm họa như thế này... Tôi phải nói rằng không phải chỉ có việc biểu tình trong vụ cá chết này đâu, mà nói chung quyền biểu tình của người dân là quyền đã được Hiến pháp ghi nhận và chúng ta phải tôn trọng," Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói với Bàn tròn của BBC.
  
'Cần khởi tố hình sự vụ án'

PGS. TS Phạm Quý Thọ cho rằng vụ thảm họa môi trường có tính chất rất nghiêm trọng, nên nếu cần thiết có thể tiến hành khởi tố hình sự. 
 
Từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam, nhà phân tích chính sách công, PGS. TS Phạm Quý Thọ nêu quan điểm về việc 'các quan chức Việt Nam có ai phải chịu trách nhiệm hay không và như thế nào', trong vụ cá chết bất thường, hàng loạt.

Ông nói: "Chắc chắn là phải có, trước hết là những người được giao những vấn đề môi trường, điều thứ hai là chính địa phương đó cũng phải có trách nhiệm.

"Thứ ba nữa là phải có một người chịu trách nhiệm, dứt khoát là phải có một người chịu trách nhiệm từ phía Chính phủ.

"Vì trước hết, chúng ta phải nói rằng trước họp Quốc hội, cũng như là Chính phủ mới này, chúng ta đã có những bài học rất quan trọng, nhưng tôi cũng đồng ý đây mới chỉ là sự khởi đầu thôi.

"Còn sau này, nếu mức độ nghiêm trọng đánh giá, thông qua các Đại biểu Quốc hội trong khóa tới, cũng như các cuộc họp tiếp theo, nếu cần thiết, chúng ta (Việt Nam) phải khởi tố hình sự vụ án này.

"Vì tôi cho rằng nó rất nghiêm trọng, có khởi tố thì chúng ta mới nhìn nhận được hết tất cả các khía cạnh và để lần sau tiền lệ không thể xảy ra nữa đối với chúng ta.

"Điều đó là phải dứt khoát. Còn nếu như không ai chị trách nhiệm, thì lại đâu vào đó, rồi lại buông xuôi.

"Kể cả việc thông tin không chính xác, cũng như những quy trình, hay những cách làm, sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, rồi giữa Trung ương và địa phương, phải hoàn thiện ngay khâu tổ chức.

"Và một điểm nữa rất quan trọng là phải hoàn thiện theo hướng là phải có sự tham gia của người dân và phải có một cơ chế để người dân biểu đạt ý kiến của mình, thì quá trình điều tra nó sẽ nhanh hơn.

"Và giám sát môi trường sẽ chặt chẽ hơn và nhiều chiều hơn, thế mới đúng tinh thần Chính phủ kiến tạo như là Thủ tướng đã tuyên bố và tôi nghĩ tinh thần này cũng phải được mang đến trong Quốc hội khóa tới," nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói với BBC. 

'Thủ phạm được xác định'
Chính phủ Việt Nam đã chính thức công bố nguyên nhân cá chết bất thường 
gần ba tháng sau khi sự cố xảy ra. 
 
Tại cuộc họp báo do Văn phòng Chính phủ Việt Nam tổ chức chiều cùng ngày thứ Năm, theo giờ Việt Nam, Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ và các Bộ trưởng Môi trường - Tài Nguyên, Khoa học & Công nghệ đã trả lời câu hỏi của báo chí.

Trước đó, giới chức Việt Nam tại cuộc họp báo đã công bố nguyên nhân gây ra cá chết và 'thủ phạm' đứng sau vụ việc được xác định là Công ty Thép Formosa Hà Tĩnh có vốn đầu tư của Đài Loan.

Các chuyên gia và khách mời của bàn tròn sẽ cùng bình luận về sự kiện công bố này và các khía cạnh có liên quan sau khi nguyên nhân và tác nhân gây sự cố được công bố.

Chương trình được phát vào lúc 19h30-20h00 giờ Việt Nam ngày hôm nay, 30/6 trên kênh Youtube của BBC Việt ngữ, mời các quý vị bấm vào đây để theo dõi.

Trong số các khách mời có:

- GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam.

- GS. Lê Huy Bá, chuyên gia độc học môi trường từ TP. Hồ Chí Minh.

- Nhà báo Navin Singh Khadka, phóng viên môi trường của Thế giới vụ, BBC.

- PGS. TS. Phạm Quý Thọ, từ Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ KH & ĐT Việt Nam.

- Bác sỹ Trần Tuấn, chuyên gia phản biện từ VUSTA; 

- Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, từ Đà Nẵng;

- Kỹ sư Đào Nhật Đình, chuyên gia môi trường công nghiệp, từ Quảng Bình.

BBC sẽ tiếp tiếp tục giới thiệu ý kiến của các vị khách mời Bàn tròn Trực tuyến về công bố kết quả điều tra nguyên nhân vụ cá chất bất thường ở Việt Nam, mời quý vị đón theo dõi

14 nhận xét :

  1. Kiện ở Tòa CHXHCN Củ Khoai hả GS?

    Trả lờiXóa
  2. nguyễn văn Đứclúc 06:28 1 tháng 7, 2016

    ông thứ trưởng bộ TNMT Võ bất Nhân nếu có tự trọng thì nên từ chức trước khi bị đuổi khỏi bộ TNMT.

    Trả lờiXóa
  3. Thảm họa cá chết miền Trung phải được coi là vụ trọng án hủy diệt môi trường có quy mô cực lớn. Kẻ thủ ác trực tiếp chắc chắn là Formosa, những kẻ gián tiếp có trách nhiệm trong chính phủ và chính quyền địa phương và không ngoại trừ tới những kẻ dấu mặt từ nước 'lạ' đang âm mưu chiếm lĩnh dải đất chiến lược miền Trung. Nếu chính quyền không đưa chúng ra vành móng ngựa thì khảng định chính quyền này là bán nước và hại dân!

    Trả lờiXóa
  4. CÁC ĐBQH KHÁC ĐÂU RỒI ,SAO KHÔNG LÊN TIẾNG .ỦNG HỘ DÂN HAY ỦNG HỘ PỎMORSA ĐỂ KIẾM VÀI ĐỒNG TIỀN LẺ, NẾU VẬY THÌ NHỤC QUÁ ĐẤY.

    Trả lờiXóa
  5. Trời ơi, không công bố thì nguy cơ MỘT đến khi công bố thì sa lầy đến NGUY CƠ MƯỜI !cũng chỉ tại đám quân sư NGU NHƯ BÒ mới ra thế này.

    Trả lờiXóa
  6. Formosap phải chịu trách nhiệm trước mắt và lâu dài như sau:

    -Đền bù thiệt hại cho tất cả người dân đang kiếm sống liên quan đến biển.
    -Làm sạch môi trường biển bị nhiễm độc cả tầng đáy. Mỗi năm vào ngày này, ngày formosa nhận trách nhiệm, chính quyền sẽ công bố độ nhiễm độc cho tới khi biển miền Trung trở lại bình thường.

    Trả lờiXóa
  7. Thảm họa môi trường biển miền trung do Formosa gây ra là vô cùng lớn và lâu dài. Việc tính toán thiệt hại cho ngư dân, các nghành nghề khác cũng như chi phí làm sạch biển là bao nhiêu là những điều chưa thể xác định, thế nhưng chính phủ đã thống nhất cho Formosa đền bù 0.5 tỷ USD là một việc làm vội vàng, không đúng luật. Theo tôi để giải quyết vụ việc này thì chính phủ cần phải khởi tố vụ án và việc đền bù bao nhiêu, phạt bao nhiêu, chi phí làm sạch biển bao nhiêu, kỷ luật những ai liên quan (thuộc Formosa và chính phủ) và có cho Formosa tồn tại hay không là do thẩm quyền của tòa chứ không phải của chính phủ. Ngoài ra đúng như GS Nguyễn Minh Thuyết nói thì nạn nhân của thảm họa cũng có thể khởi kiện Formosa ra tòa và đây là việc mà các luật sư, các nhà khoa học cũng như các tổ chức dân sự nên làm để giúp dân.
    Hà Trung

    Trả lờiXóa
  8. Có lẽ đây là cơ hội hiếm có để ĐCSVN quay lại với ND của mình. Mọi điều kiện thuận lợi đã bày ra. Đây không phải là sự kiện quân sự như Giàn khoan 981, không cần phải nổ súng. Mà là sự kiện thuần kinh tế. Chỉ cần khởi tố Formosa thì cái 'căn cứ' quân sự formosa trá hình này sẽ bị lật tung. Lập tức đảng sẽ lôi ra những kẻ 'giấu' mặt phá hoại đất nước. Nhưng cái đảng sẽ được nhất là ND sẽ bắt đầu thấy đảng thật sự nhận trách nhiệm! đảng CS có dám không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có "quay lại" thì nhiều người dân cũng sợ hãi tránh xa!

      Xóa
  9. Nên kiện ra tòa án quốc tế. Thảm họa môi trường tai VN do Fomosa gây ra,đài truyền hình Đài Loan họ còn nói do: cường quyền và thảm họa môi trường. Ngay tại Đài Loan Fomosa cũng bị nhân dân nước họ tảy chay rất mạnh. Số tiền này là sự thỏa thuận của Fomosa với chính phủ VN, hay chỉ là đề nghị của phía Fomosa?. Đền bù thiệt hại phải đưa ra tòa án quốc tế phán quyết, theo dõi việc thực hiện. Chi phí đền bù phải dựa vào khảo sát thực tế bao gồm: thiệt hại cho ngư dân, người chế biến hải sản, buôn bán hải sản, làm muối, xuất khẩu.... Làm sạch biển để sinh vật biển sống trở lại. Với số tiền 500 triệu usd chia cho khoảng từ 1-5 triệu người, mỗi người cũng chỉ có từ 100-500 usd, không giải quyết được việc gì, còn Fomosa hết trách nhiệm.

    Trả lờiXóa
  10. Kiện Formosa ra tòa án Quốc Tế sẽ lòi chành tất cả những ung độc trong cơ thể VN.Mong lắm thay

    Trả lờiXóa
  11. Đề nghị các tổ chức Bảo vệ môi trường, Bảo vệ nhân quyền quốc tế giám sát việc Formosa khắc phục trả lại biển sạch, bao giờ các tổ chức ấy tuyên bố trở lại nguyên trạng mới thôi. Không tin tưởng sự giám sát của cán bộ VN-láo toét và tham tiền, lừa mị dân.

    Trả lờiXóa
  12. Tôi rất tán thành ý kiến GS Nguyễn Minh Thuyết và yêu cầu được biết tại sao trong vụ việc nghiêm trọng này phần sau bài viết chỉ nói Fomosa có vốn Đài loan(tuyệt nhiên không nói gì đến vốn Trung quốc !!!) còn thực chất dư luận cho rằng vốn chủ yếu của Trung quốc nên ngay chính phủ Đài loan củng yêu cầu xử lý vụ này để minh oan cho họ trong dư luận ở Việt nam.

    Trả lờiXóa
  13. Tôi không thể tin rằng ông tổng Trọng không hề đến tai về thảm họa cá chết ở Vủng áng sau 18 ngày - từ 6/4 mà đến 22/4 - khi ông đến thăm Fomosa vẩn bình tâm như không có chuyện gì xảy trước một tai họa cực kỳ to lớn treo trên đầu người dân Hà tỉnh và các tỉnh phia nam khác.
    Hởi ôi! Chẳng nhẻ 6 ngày đó mắt mù tai điếc cả rồi !!!?

    Trả lờiXóa