Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

DIỄN BIẾN THÚ VỊ CỦA KÝ SỰ "CHIẾN TRANH"


FB Hằng Thanh
27-7-2016

.
Đây là comment của ông Nguyễn Hồng Thạch, Đại sứ Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syrie về ký sự của nhà báo Lê Bình, nhân trao đổi trong một diễn đàn của nhà báo: 

“Cô LB nói cái gì đúng thì khó chứ nói sai thì có gì là lạ?! Cô đấy không biết là nếu viết thư hỏi chuyện Syria thì phải viết hỏi… tôi. Vì tôi được Chủ tịch nước trao quyết định đại diện cho VN tại Syria chứ không phải ông lãnh sự danh dự VN tại Li băng. Nói thêm là tôi nghe nhiều và chỉ xem được 1/2 phút cái vở kịch với diễn viên vụng lờ bờ. Tôi bình thường không còm vào vở hài kịch này, nhưng lần này ”có liên quan” nên còm 1 chút.

… Cô LB làm pv làm tin về Syria mà còn không biết thông tin ai đại diện cho VN ở Syria thì tin thế nào đc cô ấy?! Sơ đẳng của sơ đẳng mà không biết. Lại còn đi giới thiệu địa chỉ lạ hoắc!”

Hy vọng là sau ý kiến này, VTV chứ không chỉ cá nhân nhà báo Lê Bình, cần trả lời cho công chúng về vụ việc. Bởi những gì quảng cáo, phát sóng đều trên đài truyền hình quốc gia chứ không phải là đài của một cá nhân hay nhóm nào cả! Mà, Đài Truyền hình là hoạt động bằng tiền thuế của dân, chúng ta hàng tháng cũng mua sóng của nhà đài chứ không hề được miễn phí! 

.

 
____

Zing
Lê Bình giải thích việc nhờ Lãnh sự ở Li-băng

để vào Syria

Hiền Hương
27-7-2016

Những câu trả lời của nhà báo Lê Bình và cộng sự về “Ký sự Syria” đã vấp phải nhiều phản ứng trái chiều từ dư luận, trong đó có cả Đại sứ Việt Nam tại Iran.

Xung quanh những ồn ào về Ký sự Syria: Góc nhìn từ bên trong cuộc chiến phần 1 phát sóng tối 24/7, nhà báo Lê Bình và các cộng sự ngày 26/7 đã có buổi gặp gỡ và trả lời các câu hỏi của báo chí. Tuy nhiên, những câu trả lời của Lê Bình tiếp tục gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng.

Các đại sứ phản biện trước câu trả lời của Lê Bình

Nhiều ý kiến chỉ ra những mâu thuẫn trong câu trả lời của nhà báo Lê Bình, bao gồm thông tin chị liên hệ với Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại Li-băng (Việt Nam không có Lãnh sự quán tại Li-băng) để được phỏng vấn với Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Chi tiết này bị nghi ngờ là vô lý.

Lãnh sự danh dự tại Việt Nam là một doanh nhân, ông Chady Joseph Issa. Nhiều cư dân mạng đặt vấn đề ông không thể có chức năng giúp nhà báo Lê Bình liên hệ phỏng vấn Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Trong khi, phía Việt Nam có Đại sứ quán đặt tại Iran kiêm nhiệm luôn những vấn đề liên quan đến Syria lại không hề biết VTV có cuộc phỏng vấn này. Hàng loạt câu hỏi đặt ra: Có hay không việc Lê Bình và cộng sự đã liên hệ phỏng vấn được với Tổng thống al-Assad?

Tại sao Lê Bình không liên hệ với đại sứ quán Việt Nam tại Iran (kiêm nhiệm các vấn đề Syria) mà phải thông qua Lãnh sự danh dự Li-băng? Mục đích thực sự sang Syria của Lê Bình và cộng sự là gì? Họ đi thực hiện một cuộc phỏng vấn hay là dàn dựng một ký sự để PR hình ảnh?

Trả lời Zing.vn, Đại sứ Việt Nam tại Iran Nguyễn Hồng Thạch xác nhận những nghi ngờ ông đặt ra trên mạng xã hội. Ông viết: “Lê Bình là phóng viên làm tin về Syria mà còn không biết thông tin ai là đại diện cho Việt Nam ở Syria thì tin thế nào được cô ấy? Sơ đẳng của sơ đẳng mà không biết. Lại còn đi giới thiệu địa chỉ lạ hoắc!”.

Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch khẳng định: “Cô ấy không biết là nếu viết thư hỏi chuyện Syria thì phải viết hỏi… tôi. Vì tôi được Chủ tịch nước trao quyết định đại diện cho Việt Nam tại Syria chứ không phải ông lãnh sự danh dự Việt Nam tại Li-băng”.

Đại sứ Việt Nam tại Australia Lương Thanh Nghị cũng chia sẻ quan điểm, “Ta có lãnh sự danh dự tại Li-băng với nhiệm vụ giúp thúc đẩy quan hệ thương mại, văn hóa và khoa học kỹ thuật giữa hai nước. Khó có việc Lãnh sự danh dự ở Li-băng lại có thể thu xếp được phỏng vấn với nguyên thủ nước ngoài (nhất là với tổng thống Syria), trong khi Đại sứ quán ta tại Iran kiêm nhiệm Syria không hề biết việc này”.

Theo Đại sứ Lương Thanh Nghị, đến những vùng chiến sự như Syria, phóng viên nước ngoài thường tham khảo trước và giữ liên hệ với Đại sứ quán để có thêm thông tin cũng như được bảo hộ khi cần thiết.

“Vì họ đã giúp tôi thực hiện Hành trình sự sống và cái chết”

Trước những phản hồi từ dư luận, Lê Bình cho biết: “Tại sao chúng tôi lại liên hệ với Lãnh sự danh dự của Việt Nam ở Li-băng ư? Năm 2015 khi thực hiện phóng sự Hành trình sự sống và cái chết ở các khu trại tị nạn của người Syria, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của cả Chady Joseph Issa”.

Theo Lê Bình, ông Chady Joseph Issa là một người có rất nhiều mối quan hệ. Chị khẳng định chính ông Chady đã giúp Lê Bình và cộng sự gặp và phỏng vấn Tổng thống cuối cùng của Li-băng là ông Michel Sleiman (hiện tại Li-băng không có tổng thống).

“Sau ký sự về Syria, chúng tôi tiếp tục thực hiện một phóng sự về Li-băng, tôi làm điều này vì những người tôi gặp ở Li-băng quá tốt, trong đó có vợ chồng Chady. Họ yêu Việt Nam vô cùng và họ giúp bằng tất cả những gì có thể”, Lê Bình nói.

“Chính họ đã cho tôi thấy, lòng tốt hiện diện ở khắp mọi nơi. Nếu các bạn vẫn thắc mắc vì sao Chady có thể liên hệ được cuộc phỏng vấn với Tổng thống Adssad, nếu các bạn không tin tôi, có lẽ chỉ còn cách các bạn nên hỏi trực tiếp Chady”, Lê Bình nhấn mạnh.

Liên quan đến Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, Lê Bình giải thích: “Vì nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của vợ chồng Chady, chính ông ấy và trợ lý đã thiết kế, tổ chức và giúp đỡ chúng tôi khi làm Hành trình sự sống và cái chết nên tôi tiếp tục nhờ ông ấy thiết kế cuộc phỏng vấn với Tổng thống al-Assad.

Chị cho biết VTV cũng đã gửi công văn đến tổng thống và văn phòng tổng thống Syria, Bộ thông tin Syria đề nghị được phỏng vấn Tổng thống al-Assad. Và VTV được thông báo là được chấp nhận nhập cảnh vào Syria để thực hiện cuộc phỏng vấn này.

“Hay, ở phân tích của đại sứ Lương Thanh Nghị, chúng tôi không từ chối cuộc phỏng vấn. Tôi đã trả lời rất rõ với các báo ngày 26/7, chúng tôi bị yêu cầu phải đợi thêm, trong khi chờ đợi, chúng tôi gặp nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế, chúng tôi đã quyết định từ bỏ và ra về”, Lê Bình giải thích.

Lê Bình cho rằng Ký sự Syria trong khuôn khổ một tác phẩm báo chí đã có những điều làm được và chưa làm được, nhưng sự việc đang bị thổi phồng và đẩy đi quá xa so với những gì chị và ê-kíp có thể lường được.

Chị tái khẳng định dù cảm nhận được sức ép, nhưng sẵn sàng đứng ra trả lời tất cả mọi câu hỏi liên quan và cung cấp những bằng chứng có thể để khẳng định sự thật xung quanh ký sự đã thực hiện ở Syria cùng các cộng sự.

Zing.vn sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả. 

7 nhận xét :

  1. Bất quá tam, lần này cô Lê Bình chỉ còn đi bán ....bún chửi!

    Trả lờiXóa
  2. Đi tây đi Mỹ bây giờ hết ăn rồi, cái gì nó cũng xài hóa đơn, làm sao kê chi phí? Syria là đất nước chiến tranh, làm gì có hóa đơn mà kê, vì thế có thể vẽ ra hàng tỉ hạng mục chi phí, ai qua đó mà kiểm tra?

    Trả lờiXóa
  3. Lê Bình! Ơi hỡi! Lê Bình
    Mặt hoa da phấn ... nguyên hình hồ ly!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ...
      Cái gian kể cũng hiếu kỳ
      mặt nạ rơi xuống hồ ly hiện hình!
      Em còn hơn cả trăn tinh
      Thạch Sanh mất việc Lý Thông dạy đời
      Vào sinh ra tử eo ôi
      Gian nan đến thế thì thôi còn gì ?

      Xóa
  4. Thế thì động cơ của Lê Bình khí copy phóng sự Chiến Tranh Syria để làm gì nhỉ ? Chả lẽ để đi nghỉ Hè nơi "PARIS của Phương Đông " mà không mất tiền ư ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quá mất mặt sau 3 vụ (chửi trên sóng truyền hình, nhặt rác “làm sạch biển” đúng lúc biển đang bị đầu độc, giở giọng hàng tôm hàng cá với một luật sư khả kính) nên LB quyết định “xông pha vào nơi mũi tên hòn đạn” để đánh bóng tên tuổi. Nào ngờ mọi sự càng tệ hại hơn. Đời là thế: chỉ có thể sửa sai từ gốc bằng cái tâm, sửa sai bằng thủ đoạn lấp liếm thì chỉ càng sai thêm.

      Xóa
  5. Có chi tiết thú vị, không biết khán giả có nhận thấy không: một cô trong đoàn làm phim (người Việt-đương nhiên)đang trong vùng chiến sự nhưng lại đi giầy cao gót và trang phục rất style (khoảng phút thứ 5). Chi tiết núp dưới địa đạo,phía trên được cho là có phiến quân IS, giống như cảnh phim về giai đoạn cuộc chiến này sẽ được tái hiện sau đây 30-40 mươi năm.
    Kết luạn của tôi: kịch bản hời hợt, các cảnh quay không thực.

    Trả lờiXóa