VN sẽ 'tha tù hàng loạt trước thời hạn'
BBC
BBC
28.07.2016
Dự kiến khoảng 20 ngàn người sẽ ra khỏi nhà tù trước hạn trong thời gian từ nay tới 2018, theo Đề án 'Tha tù trước thời hạn có điều kiện' của Bộ Công an vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký duyệt hôm 22/7/2016.
"Tha tù trước thời hạn có điều kiện" là một hình thức thi hành án tù mới, lần đầu tiên được đưa vào hệ thống văn bản pháp luật hình sự Việt Nam.
Dự kiến khoảng 20 ngàn người sẽ ra khỏi nhà tù trước hạn trong thời gian từ nay tới 2018, theo Đề án 'Tha tù trước thời hạn có điều kiện' của Bộ Công an vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký duyệt hôm 22/7/2016.
"Tha tù trước thời hạn có điều kiện" là một hình thức thi hành án tù mới, lần đầu tiên được đưa vào hệ thống văn bản pháp luật hình sự Việt Nam.
Biện pháp mới: Được 'tha tù' nhưng vẫn là phạm nhân
Trước đây, những biện pháp áp dụng trong thi hành án phạt tù, ngoài việc bị giam giữ trong trại, gồm có hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án, giảm thời hạn chấp hành án, và đặc xá.
"Tha tù trước hạn có điều kiện" không có nghĩa là trả tự do, kết thúc sớm án tù cho phạm nhân như trong các trường hợp được đặc xá.
Đây chỉ là sự "thay đổi hình thức từ chấp hành án trong cơ sở giam giữ sang chấp hành án tại cộng đồng xã hội", Đề án giải thích.
Tuy nhiên, việc thay đổi hình thức này lại đưa đến những hiệu quả kinh tế cụ thể cho Nhà nước.
Theo đánh giá của Bộ Công an, trong hai năm đầu triển khai Đề án, ước tính sẽ có khoảng 20 ngàn người được "tha tù có điều kiện", và số tiền ngân sách tiết kiệm từ việc không phải chi trả cho việc giam giữ, chăm sóc số lượng tù này sẽ đạt "khoảng gần 200 tỷ đồng mỗi năm".
Về phần phạm nhân, việc được "tha tù trước thời hạn" cũng sẽ đem lại cho họ một số lợi ích nhất định, theo luật sư Trần Thu Nam, Trưởng Văn phòng Luật sư Tín Việt.
Trước đây, những biện pháp áp dụng trong thi hành án phạt tù, ngoài việc bị giam giữ trong trại, gồm có hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án, giảm thời hạn chấp hành án, và đặc xá.
"Tha tù trước hạn có điều kiện" không có nghĩa là trả tự do, kết thúc sớm án tù cho phạm nhân như trong các trường hợp được đặc xá.
Đây chỉ là sự "thay đổi hình thức từ chấp hành án trong cơ sở giam giữ sang chấp hành án tại cộng đồng xã hội", Đề án giải thích.
Tuy nhiên, việc thay đổi hình thức này lại đưa đến những hiệu quả kinh tế cụ thể cho Nhà nước.
Theo đánh giá của Bộ Công an, trong hai năm đầu triển khai Đề án, ước tính sẽ có khoảng 20 ngàn người được "tha tù có điều kiện", và số tiền ngân sách tiết kiệm từ việc không phải chi trả cho việc giam giữ, chăm sóc số lượng tù này sẽ đạt "khoảng gần 200 tỷ đồng mỗi năm".
Về phần phạm nhân, việc được "tha tù trước thời hạn" cũng sẽ đem lại cho họ một số lợi ích nhất định, theo luật sư Trần Thu Nam, Trưởng Văn phòng Luật sư Tín Việt.
Chẳng hạn, họ "có thể được hưởng điều kiện chữa trị y tế tốt hơn, điều kiện sinh hoạt vật chất tốt hơn", và sẽ có cơ hội "được hưởng những quyền tự do khác mà họ lẽ ra không nhận được nếu vẫn trong tù, như việc học hành", vị luật sư từ Hà Nội nói với BBC Tiếng Việt.
Áp lực quá tải, khoan hồng và hội nhập quốc tế
Thống kê chính thức của Bộ Công an nói tính đến tháng 12/2015, các trại giam của Bộ quản lý, giam giữ gần 130 ngàn phạm nhân, tuy trong tháng Chín cùng năm đã có hơn 18 ngàn người được đặc xá.
Con số trên chưa bao gồm gần 5 ngàn người bị giữ trong các trại tạm giam, tạm giữ, và hơn 16 ngàn phạm nhân đã bị án tù nhưng chưa hoàn thiện thủ tục để thụ án.
Lượng người bị án tù trung bình tăng hàng năm từ 10% đến 12% kể từ 2008 tới nay.
Bất chấp thực tế trên, hệ thống các nhà tù, trại giam trên toàn quốc hiện vẫn trong tình trạng không được xây dựng, đưa vào sử dụng kịp tiến độ.
Các cơ sở giam giữ tù đã được xét duyệt là 165 phân trại thuộc 53 trại giam, Đề án viết, trong lúc trên thực tế mới chỉ có 75 phân trại hoàn thiện và hoạt động đầy đủ, đạt chưa tới 50%.
Với mức xét duyệt một phân trại trung bình đáp ứng nhu cầu giam giữ 1.000 phạm nhân, thì hệ thống nhà tù tính đến cuối năm 2015 mới chỉ đủ công suất giam khoảng 75 ngàn người, trong lúc số tù phạm cao gấp đôi mức đó.
Việc "tha tù trước thời hạn" được trông đợi sẽ giúp giảm bớt áp lực quá tải này.
Ngân khoản cho hoạt động của hệ thống nhà tù từ trước tới nay đều từ nguồn vốn Nhà nước.
Nay, kinh phí để bảo đảm việc tha tù trước thời hạn có điều kiện sẽ gồm cả các khoản "đóng góp tự nguyện, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài, nếu có", bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác theo luật định, theo Quyết định 1461 phê duyệt Đề án.
Bên cạnh đó, biện pháp mới được ca ngợi là nhằm "cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp", Đề án viết, trong lúc vẫn "tiếp tục thể hiện tinh thần nhân đạo, chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước".
Đề án cũng thừa nhận biện pháp mới được đưa ra một phần do "xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế", và được xây dựng dựa trên cơ sở "tiếp thu có chọn lọc" từ một số nước như Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Tuy nhiên, luật sư Trần Thu Nam cho rằng việc giới chức muốn vận dụng tối đa các tài trợ từ bên ngoài là do khó khăn về kinh phí, nhưng điều đó "không đồng nghĩa với việc xã hội hóa" hệ thống nhà tù, và chính quyền sẽ không chấp nhận mô hình nhà tù tư nhân như ở một số nước khác.
Thống kê chính thức của Bộ Công an nói tính đến tháng 12/2015, các trại giam của Bộ quản lý, giam giữ gần 130 ngàn phạm nhân, tuy trong tháng Chín cùng năm đã có hơn 18 ngàn người được đặc xá.
Con số trên chưa bao gồm gần 5 ngàn người bị giữ trong các trại tạm giam, tạm giữ, và hơn 16 ngàn phạm nhân đã bị án tù nhưng chưa hoàn thiện thủ tục để thụ án.
Lượng người bị án tù trung bình tăng hàng năm từ 10% đến 12% kể từ 2008 tới nay.
Những trường hợp được xét tha tù trước hạn có điều kiện
- Phạm tội lần đầu và đã thi hành được ít nhất nửa thời hạn đối với án tù có thời hạn
- Đã thụ án ít nhất 15 năm nếu bị án chung thân sau đó được giảm xuống tù có thời hạn
- Với các trường hợp ưu tiên, đã thi hành được it nhất một phần ba án tù có thời hạn, hoặc ít nhất 12 năm nếu bị án chung thân sau được giảm xuống tù có thời hạn
Các cơ sở giam giữ tù đã được xét duyệt là 165 phân trại thuộc 53 trại giam, Đề án viết, trong lúc trên thực tế mới chỉ có 75 phân trại hoàn thiện và hoạt động đầy đủ, đạt chưa tới 50%.
Với mức xét duyệt một phân trại trung bình đáp ứng nhu cầu giam giữ 1.000 phạm nhân, thì hệ thống nhà tù tính đến cuối năm 2015 mới chỉ đủ công suất giam khoảng 75 ngàn người, trong lúc số tù phạm cao gấp đôi mức đó.
Việc "tha tù trước thời hạn" được trông đợi sẽ giúp giảm bớt áp lực quá tải này.
Ngân khoản cho hoạt động của hệ thống nhà tù từ trước tới nay đều từ nguồn vốn Nhà nước.
Nay, kinh phí để bảo đảm việc tha tù trước thời hạn có điều kiện sẽ gồm cả các khoản "đóng góp tự nguyện, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài, nếu có", bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác theo luật định, theo Quyết định 1461 phê duyệt Đề án.
Bên cạnh đó, biện pháp mới được ca ngợi là nhằm "cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp", Đề án viết, trong lúc vẫn "tiếp tục thể hiện tinh thần nhân đạo, chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước".
Đề án cũng thừa nhận biện pháp mới được đưa ra một phần do "xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế", và được xây dựng dựa trên cơ sở "tiếp thu có chọn lọc" từ một số nước như Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Tuy nhiên, luật sư Trần Thu Nam cho rằng việc giới chức muốn vận dụng tối đa các tài trợ từ bên ngoài là do khó khăn về kinh phí, nhưng điều đó "không đồng nghĩa với việc xã hội hóa" hệ thống nhà tù, và chính quyền sẽ không chấp nhận mô hình nhà tù tư nhân như ở một số nước khác.
Tác động đối với xã hội
Đánh giá về hiệu quả của Đề án một khi đưa vào áp dụng, vị luật sư từ Hà Nội cho rằng "mọi vấn đề đều có hai mặt".
"Những chuyện tiêu cực vẫn đang diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan khác nhau. Trong chuyện xét duyệt hồ sơ để tha tù trước thời hạn, xem hồ sơ nào đủ điều kiện hồ sơ nào không, khó có thể nói là liệu có xảy ra chuyện tiêu cực, "đi đêm" với nhau hay không," luật sư Trần Thu Nam nói.
"Chuyện đó hoàn toàn có thể xảy ra nếu như không có sự giám sát chặt chẽ từ một ủy ban hay một cơ quan trung gian nào đó."
Số người được "tha tù trước hạn" trở về địa phương sẽ khoảng từ hai tới ba tù nhân tại mỗi đơn vị cấp xã, phường, theo Đề án, và đây cũng có thể tạo thành vấn đề nếu giới chức không có cơ chế kiểm soát hiệu quả, theo luật sư Nam.
"Việc tha tù sớm ồ ạt với số lượng lớn cũng có thể làm tăng tình hình tội phạm do những người được tha có thể tái phạm."
Đánh giá về hiệu quả của Đề án một khi đưa vào áp dụng, vị luật sư từ Hà Nội cho rằng "mọi vấn đề đều có hai mặt".
"Những chuyện tiêu cực vẫn đang diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan khác nhau. Trong chuyện xét duyệt hồ sơ để tha tù trước thời hạn, xem hồ sơ nào đủ điều kiện hồ sơ nào không, khó có thể nói là liệu có xảy ra chuyện tiêu cực, "đi đêm" với nhau hay không," luật sư Trần Thu Nam nói.
"Chuyện đó hoàn toàn có thể xảy ra nếu như không có sự giám sát chặt chẽ từ một ủy ban hay một cơ quan trung gian nào đó."
Số người được "tha tù trước hạn" trở về địa phương sẽ khoảng từ hai tới ba tù nhân tại mỗi đơn vị cấp xã, phường, theo Đề án, và đây cũng có thể tạo thành vấn đề nếu giới chức không có cơ chế kiểm soát hiệu quả, theo luật sư Nam.
"Việc tha tù sớm ồ ạt với số lượng lớn cũng có thể làm tăng tình hình tội phạm do những người được tha có thể tái phạm."
"Đây là vấn đề cần được ra soát, thống kê sau một thời gian thực hiện, để có thể có những điều chỉnh phù hợp. Cần có thời gian chúng ta mới có thể có câu trả lời chính xác cho vấn đề này."
Theo Đề án, việc "tha tù trước hạn có điều kiện" do Bộ Công an và Tòa án Tối cao phối họp triển khai thường xuyên hàng quý, trên cơ sở hồ sơ đã qua thẩm định của các hội đồng xét, đề nghị tha tù từ cấp cơ sở đưa lên.
Việc triển khai "tha tù trước thời hạn có điều kiện" có hiệu lực thi hành kể từ ngày được ký duyệt, và sẽ kéo dài cho tới năm 2020, theo Quyết định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Thời điểm này chậm hơn ba tuần so với nội dung trình trong Đề án, theo đó Bộ trưởng Công an đề xuất áp dụng từ 1/7/2016, là ngày lẽ ra Bộ luật Hình sự sửa đổi và Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đổi bắt đầu có hiệu lực.
Tuy nhiên, trên thực tế, hiện chưa có cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện.
"Đề án căn cứ vào Bộ luật Hình sự sửa đổi. Rào cản pháp lý hiện nay là Bộ luật này đã bị tạm đình chỉ, tạm dừng hiệu lực thi hành để chờ xem xét sửa lại một số lỗi," luật sư Trần Thu Nam nói.
"Do vậy, đề án có lẽ nhằm chuẩn bị trước một bước, nhằm thành lập các cơ quan, định hình các thủ tục để sẵn sàng triển khai một khi Bộ luật Hình sự sửa đổi có hiệu lực."
Có lẽ chỉ có ở VN mới có cái thứ gọi là luật rừng lạ lùng cỡ này: tù hình sự với thành tích bất hảo (biết đâu là giết người không gớm tay) thì cho ra tù để... xã hội quản lý ? Khả năng tái phạm của 20 ngàn tên tội phạm này ai mà lường trước được ? Trong khi đó những tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm là những người chỉ có mỗi tội là bênh vực cho người dân trước những sai trái, bất công, lạm quyền của nhà nước thì lại bị giam cầm cách ly tối đa có thể ! Công lý ở đâu ?
Trả lờiXóaBác không biết là ngân sách đang 'căng' lắm rồi ạ
XóaViettimer vừa công bố thâm thủng đến 105,6 nghìn tỷ đồng kia
Đây là phương pháp giảm chi thường xuyên đấy, đẩy chúng nó ra cho dân nuôi là thượng sách
Không phải hết tiền đâu, nhà nước đang dọn chỗ để đón đồng chí Võ Kim Cự và đồng đảng đấy.
XóaLẽ ra phải thả ngay lập tức tất cả tù nhân lương tâm, trong đó có Ba Sàm, Minh Thúy, Trần Huỳnh Duy Thức, Minh Hằng..., những người hết lòng vì đất nước, chống giặc Tầu mà không kèm bất cứ điều kiện gì. Đây là lực lượng vô cùng quan trọng góp phần bảo vệ chủ quyền đất nước.
Trả lờiXóaHết xiền rồi các bác ợ ! Hêt xiền nuôi tù!
Trả lờiXóaAnh Ba Sàm Có Trong Danh Sách???
Trả lờiXóaThả tù ra để tiền nuôi cán bộ như Ngài Võ Kim Cự(một tên tội phạm giết hại không biết bao nhie^u gia đình) và đồng bọn
Trả lờiXóathả tù hình sự để lấy chỗ giam tù chính trị & giam những người biểu tình ôn hòa vì môi trường
Trả lờiXóaTiền thuế của dân đã bị bọn tham nhũng xơi hết rồi. Giờ cơm tù còn không đủ chu cấp nữa thì còn có thể làm gì chứ.
Trả lờiXóaVậy mà cứ bắt bớ, đàn áp dân oan mãi....
Tha tù trước thời hạn, có mấy cái lợi:
Trả lờiXóa- Nhà nước sẽ tiết kiệm được 200 triệu đồng mỗi năm, tương đương là 10 triệu đồng để nuôi một tù nhân/1 năm.
- Giảm được áp lực quá tải trong trại giam
- Nhà nước sẽ thu được 1 khoản đóng góp "tự nguyện" của các cá nhân, tổ chức "Từ thiện" cho công tác xét tha tù.
- Những cán bộ có quyền xét tha tù cũng kiếm được một khoản do gia đình phạm nhân được tha tù trước thời hạn "cảm ơn"...
- Tôi có một đề xuất nữa là: phạm nhân nào "tự nguyện đóng góp" nhiều hơn thì được ra tù trước.(cái này hay đấy nghe! .
Đây sẽ là nguồn thu lớn bổ sung vào Ngân khố quốc gia đang cạn kiệt.
Chắc chắn các tù nhân kinh tế sẽ nhiệt liệt hưởng ứng
- Ví dụ như Dương Chí Dũng, Hoặc Nguyễn Trường Sơn (SƠN SẮT).
Anh Dương Chí Dũng từng tuyên bố "Tôi chấp nhận đổi cả gia tài để được sống"