Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

CHÍNH PHỦ VIỆT NAM - MỘT CỔ ĐÔNG ĐẶC BIỆT CỦA FORMOSA


Nguyen Anh Tuan

CỔ ĐÔNG KHÔNG GÓP VỐN CỦA FORMOSA

Từ khi Chính phủ công bố nguyên nhân cá chết đến nay, hầu như ngày nào tôi cũng dành thời gian nói chuyện với các nhà báo, nhà hoạt động môi trường Đài Loan để tìm hiểu suy nghĩ của các bạn ấy xung quanh sự việc này.

Các bạn ấy đều không ngạc nhiên về cách thức Formosa và Chính phủ Việt Nam xử lý thảm họa:


"Đồng ý trả tiền bồi thường để tiếp tục hoạt động."

Đơn giản là vì, đây là cách thức Formosa đã từng áp dụng nhiều lần ở Đài Loan.

Theo thống kê của các luật sư đang đại diện cho 74 gia đình ở Vân Lâm, Đài Loan khởi kiện Formosa thì trong 5 năm qua, đã có 645 vụ vi phạm pháp luật môi trường của Formosa được ghi nhận với tổng số tiền phạt khoảng 9.3 triệu USD. [1]

Số tiền này, theo các luật sư, ‘không là gì cả’ so với những lợi nhuận Formosa thu được từ việc vi phạm.

Điều này hoàn toàn phù hợp với những gì mà Diana Wilson - nhà hoạt động môi trường nổi tiếng của Hoa Kỳ, người đã có gần 30 năm theo dấu Formosa khắp nơi trên thế giới để tranh đấu cho môi trường một cơ hội tồn tại trước Formosa - đã mô tả trong diễn văn trao giải Hành Tinh Đen 2009 cho tập đoàn này. [2]

Đó là, cách thức làm giàu của tập đoàn này từ khi mới thành lập khá đơn giản: Họ mua lại các nhà máy hóa chất trên bờ vực phá sản bởi không chịu nổi chi phí vận hành, rồi cắt giảm các chi phí xử lý chất thải và an toàn lao động. Nếu bị phát hiện thì nộp phạt để tiếp tục hoạt động. Nhờ vậy mà họ thu được lợi nhuận khổng lồ để tiếp tục đi mua các nhà máy sắp phá sản khác.

Trước một tập đoàn có bề dày tai tiếng lấy việc gây ô nhiễm môi trường để thu lợi làm thành chiến lược hoạt động, mọi lời hứa ‘khắc phục’ hoặc ‘cải thiện’ của họ CẦN ĐƯỢC NGHI NGỜ.

Không gây ô nhiễm biển, không cắt giảm các chi phí xử lý chất thải, liệu Formosa có kiếm được lợi nhuận?

Người Đài đã có một kinh nghiệm đáng buồn, khi một số cư dân địa phương quanh nhà máy Formosa ở Vân Lâm chịu thiệt hại đã đồng ý nhận tiền bồi thường và di dời tới nơi ở mới thật xa.

Họ để lại một thảm cảnh môi trường nơi họ rời đi, bỏ mặc tương lai của vùng đất đó và khiến những tiếng nói phản đối Formosa bỗng dưng trở nên yếu ớt.

Thế thì số tiền mà họ nhận được ấy, theo cách các nhà báo Đài Loan nói, khác gì đâu một khoản chia cổ tức từ Formosa?

Nhân tiền như vậy khác gì đâu tiếp tay cùng nó thu lợi, bằng cách bán đứng môi trường và không gian sinh tồn của các thế hệ sau?

Do đó, nếu Chính phủ đồng ý nhận 500 triệu đô rồi cho phép Formosa tiếp tục hoạt động thì chẳng khác nào đã đặt bút ký vào một bản hợp đồng đầy ô nhục:

Chấp nhận tham gia chia cổ tức của Formosa như một cổ đông - một cổ đông không góp vốn.

Hoặc nếu có góp thì phần hùn lại chính môi trường sống và tương lai của hàng triệu người Việt.

4 nhận xét :

  1. đấy là những việc công khai, ai cũng nhìn thấy, còn phía sau nó là gì, tại sao nó lại như thế?, trời biết, đất biết, chúng nó biết, nhưng chúng ta không biết !!!

    Trả lờiXóa
  2. - Một chính phủ mà được goi là cổ đông không góp vốn cho 1 tập đoàn nổi tiếng trên thế giới về gây ô nhiễm môi trường. Và tập đoàn này đã gây ô nhiễm môi trường cho 4 tỉnh miền trung . Đã làm hàng triệu ngư dân mất biển cuộc sống lầm than . Làm ngành du lịch của nước mình bát đầu lao dốc
    - Một chính phủ mà bắt tay với xã hôi đen .
    - Một chính phủ mà người người biểu tình ôn hòa bị đàn áp dã man ngay trước mắt công an.
    Tôi không muốn biết tên của quốc gia này ? Các bạn hãy nói cho chính phủ đó biết quốc gia nào vậy . Xin cám ơn các bạn

    Trả lờiXóa
  3. Formosa là IS-Taiwan!

    Trả lờiXóa
  4. Một chính phủ mà bắt tay với một tập đoàn gây ô nhiễm thì chính phủ đó cũng chẳng sạch sẽ gì hay đúng hơn là bẩn thỉu

    Trả lờiXóa