Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Đoan Trang: BẦU CỬ PHI DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM - Phần cuối


Phạm Đoan Trang:
BẦU CỬ PHI DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM


Nguyên bản tiếng Anh: Pham Doan Trang
Người dịch: Trần Anh Hòa - Nguyễn Thanh Mai - Khởi Minh - Nguyễn Xuân Tùng

 
Phần Kết luận và Kiến nghị:
V. KẾT LUẬN

Sau công đoạn đăng ký ứng cử, tại Hà Nội có 48 ứng viên độc lập. Tiếp đó, 14 ứng viên đã phải dừng lại khi phải chịu sức ép nặng nề; 29 ứng viên khác bị loại áp đảo sau các đợt đấu tố dữ dội. Do vậy, chỉ còn 5 ứng viên độc lập lọt được vào vòng hiệp thương thứ ba, trong đó có cả nhà báo Trần Đăng Tuấn, nguyên phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và là sáng lập viên của một tổ chức từ thiện nổi tiếng. Ông có lẽ là niềm hy vọng cuối cùng cho những người ủng hộ ứng viên độc lập.


Ngày 15/4, MTTQ TP Hà Nội tổ chức hội nghị hiệp thương vòng ba, mà theo quy định, hội nghị diễn ra không có mặt ứng viên. Rốt cuộc, kể cả ông Trần Đăng Tuấn cũng bị loại nốt. Chỉ còn hai ứng viên tự ứng cử qua được cửa ải khắt khe của MTTQ.

Như vậy đã có 46 trong tổng số 48 ứng viên độc lập mong muốn “trụ lại” được tại khu vực bầu cử Hà Nội đã bị loại. Đồng thời, 36/39 ứng viên Đảng cử đã được chọn.

Cũng tương tự, ở TP HCM, 46/48 người tự ứng cử đã bị loại. Hai ứng viên có đủ tiêu chuẩn này là đảng viên ĐCSVN, một trong đó là thành viên Hội đồng Nhân dân Thành phố.

Sự khác biệt rõ ràng này làm nổi bật ý muốn của ĐCSVN trong việc duy trì sự kiểm soát độc quyền của họ đối với cơ quan lập pháp, vốn vẫn bị những người cộng sản thao túng từ trước.

Kết quả này và các vi phạm nhân quyền trong thời gian trước bầu cử nói trên chứng minh rằng việc bầu cử ở Việt Nam là không có tự do và công bằng. Công dân bị từ chối hầu như tất cả các quyền về chính trị và dân sự, và điều này sẽ không thay đổi chừng nào ĐCSVN vẫn là chính đảng duy nhất trong nước.

VI. KHUYẾN NGHỊ

Sự độc quyền lãnh đạo của ĐCSVN rất khó bị thách thức, nhưng đó thực sự là việc mà những người ủng hộ dân chủ trong nước và nước ngoài cần phải thực hiện để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam. Những điều sau đây được khuyến nghị mạnh mẽ:

1. Xóa bỏ cơ chế “hiệp thương”;

2. Xây dựng cơ chế đảng cử dân bầu trên cơ sở có nhiều hơn một đảng trong nước;

3. Giải thể MTTQVN các cấp, hoặc MTTQ phải chấm dứt hoạt động tổ chức bầu cử dưới sự chỉ đạo của ĐCSVN;

4. Đảm bảo quyền tự do báo chí để các cơ quan truyền thông có thể cung cấp thông tin về từng ứng viên, làm cơ sở cho cử tri lựa chọn, và báo chí có thể giám sát quá trình bầu cử một cách độc lập;

5. Quyền tự do biểu đạt và hội họp được đảm bảo để cả cử tri, báo chí lẫn ứng viên đều có thể bày tỏ quan điểm ủng hộ hay phản đối;

6. Đối xử công bằng với mọi ứng viên.

Phạm Đoan Trang

3 nhận xét :

  1. Trần Thị Thảolúc 06:34 21 tháng 5, 2016

    Ai cũng biết : Đảng cử dân bầu và bầu cử chỉ là một trò hề chỉ tốn tiền thuế của dân .

    Trả lờiXóa
  2. Tác giả Đoan Trang đã viết bằng tiếng Anh và qua Internet để thế giới , hiểu rõ về không có dân chủ ở VN .
    Thực ra bầu cử ở VN chỉ là hình thức để đối ngoại , ra vẻ với thế giới . Chính sách đảng cử dân phải bầu , phải vui , kết quả đảng quyết định , có trước khi bầu cử .
    Tác giả viết rõ thêm để mọi người thấy về dân chủ đến thế là cùng mà ô Trọng rêu rao là giả dối .

    Trả lờiXóa
  3. CHẮC LÀ ĐẢNG CỬ CŨNG CHƯA CHẮC LÀ DÂN ĐƯỢC BẦU THEO ĐÚNG Ý NGHĨA
    SẼ CÓ MỘT SỐ ỨNG CỬ VIÊN DÙ CỬ TRI KHÔNG MỘT AI BẦU CHỌN VẪN TRÚNG CỬ NHƯ THƯỜNG
    CHẮC CHẮN NHƯ VẬY RỒI!
    MỌI NGƯỜI THỬ NGHĨ XEM
    ĐẢNG ĐÃ CHỌN RỒI MÀ!

    Trả lờiXóa