Ảnh chụp tại khu vực cầu vượt trên phố Tây Sơn (quận Đống Đa). Ảnh: Dân trí.
Phạm Đoan Trang:
BẦU CỬ PHI DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
Nguyên bản tiếng Anh: Pham Doan TrangNgười dịch: Trần Anh Hòa - Nguyễn Thanh Mai - Khởi Minh - Nguyễn Xuân Tùng
MỤC LỤC
Phần 1
TÓM TẮT TỔNG QUAN
I. BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ
Cơ quan lập pháp ở Việt Nam
Hệ thống chính trị Việt Nam
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO BẦU CỬ.
Luật điều chỉnh.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO BẦU CỬ.
Luật điều chỉnh.
Tiến trình bầu cử
III. PHÂN TÍCH CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH TRỊ CỦA BẦU CỬ
Không có lựa chọn thực sự
Không thừa nhận ứng viên độc lập.
Mẫu không đại diện cho dân số.
Không công nhận các cơ quan giám sát và thực thi độc lập
TÓM TẮT TỔNG QUAN
Báo cáo này cung cấp cho người đọc một cái nhìn sâu về cuộc bầu cử 2016 ở Việt Nam, phân tích hệ thống chính trị và tiến trình bầu cử cũng như việc tiến trình này được thực hiện như thế nào để hạn chế quyền tham gia của công dân.
Báo cáo cũng liệt kê những sách nhiễu và vi phạm nhân quyền đối với các ứng viên độc lập - những người lần đầu tiên trong lịch sử đã dũng cảm lên tiếng chống lại hệ thống đàn áp bằng cách đồng loạt lao vào một cuộc ứng cử mà họ không có cơ hội chiến thắng.
Việc hạn chế các quyền tự do đi lại, biểu đạt và hội họp, sự đe dọa và quấy nhiễu của công an, những hành động phỉ báng của các tuyên truyền viên và báo chí thiên vị là một số trong nhiều hình thức vi phạm nhân quyền. Ngoài ra, chuyện các ứng viên độc lập bị đấu tố trong các “hội nghị với các cử tri nơi cư trú” xem ra duy nhất chỉ có tại Trung Quốc và Việt Nam.
Các phân tích và nhận xét nêu rõ kết luận bầu cử ở Việt Nam không phải là tự do và công bằng dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cần tiến hành nhiều bước nhằm đem lại một cuộc cải cách về pháp lý và chính trị trong nước để đảm bảo thúc đẩy quyền con người, trong đó quyền tham gia chính trị là rất quan trọng.
I. BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ
Cơ quan lập pháp ở Việt Nam
Hiến pháp Việt Nam quy định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”.
Quốc hội là cơ quan một viện được bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Theo Luật Tổ chức Quốc hội, tổng số đại biểu Quốc hội không vượt quá 500. Quốc hội tổ chức họp mỗi năm 2 lần, mỗi lần 1 tháng.
Quốc hội có một ủy ban thường vụ, một hội đồng dân tộc, và 9 ủy ban chuyên môn: (1) Ủy ban Pháp luật; (2) Ủy ban Tư pháp; (3) Ủy ban Kinh tế; (4) Ủy ban Tài chính và Ngân sách; (5) Ủy ban Quốc phòng và An ninh; (6) Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; (7) Ủy ban về các Vấn đề Xã hội; (8) Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; và (9) Ủy ban Đối ngoại.
Vì Việt Nam là một nhà nước độc đảng, nên chỉ có một đảng cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), không có đảng đối lập, và ít nhất 95% đại biểu Quốc hội là đảng viên cộng sản. Số đại biểu còn lại có thể không phải là đảng viên tại thời điểm được bầu, nhưng sau đó họ có thể sẽ được kết nạp vào Đảng; hoặc họ phải là cảm tình viên của ĐCSVN, hay ít nhất cũng không phải người có ý thức hệ khác với Đảng.
Theo Hiến pháp, “Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân trong vùng bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân trong vùng và cơ quan Nhà nước cấp trên”. “Hội đồng Nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng Nhân dân”. “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng Nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng Nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên”.
Hệ thống chính trị Việt Nam
Hệ thống chính trị Việt Nam gồm có ba thành phần: 1. ĐCSVN; 2. Nhà nước; và 3. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
ĐCSVN giữ quyền lãnh đạo nhà nước và khối xã hội dân sự (hay “các tổ chức chính trị-xã hội” như họ đặt tên) thông qua việc áp đặt ý thức hệ cộng sản và luật hóa các đường lối, nghị quyết, chỉ thị của họ. Hơn nữa, ĐCSVN còn giữ quyền đề cử hoặc bổ nhiệm “cán bộ” của Đảng vào các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội.
Hệ thống của ĐCSVN vận hành giống như hệ thống cấp bậc của nhà nước. Mỗi cơ quan nhà nước đều có một chi bộ đảng chịu trách nhiệm trước đảng bộ địa phương, có thể là cấp tỉnh hoặc cấp huyện. Trong quân đội và công an, có các chi bộ hoạt động theo đúng với điều lệ và chỉ thị của ĐCSVN và theo luật.
Nhà nước gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, và các chính quyền địa phương.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN), theo Hiến pháp, “là một liên minh chính trị và liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội và các cá nhân đại diện cho các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. “Tổng Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ và Hội Cựu Chiến binh là các tổ chức chính trị-xã hội hợp tác với các thành viên khác của MTTQ và thống nhất các hoạt động của MTTQ”.
Như vậy, MTTQ hoạt động như một tổ chức “xã hội dân sự” hình thức, quản lý thống nhất các tổ chức xã hội dân sự khác trong cả nước. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong bầu cử Quốc hội.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO BẦU CỬ
Luật điều chỉnh
Về nguyên tắc, có ba đạo luật cơ bản điều chỉnh bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân năm 2016, như sau:
- Hiến pháp 2013;
- Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân 2015, gọi tắt là “Luật Bầu cử”;
- Luật Tổ chức Quốc hội 2014.
Tuy nhiên, với cuộc bầu cử Quốc hội khoá 14 (nhiệm kỳ 2016-2021) năm 2016, ít nhất có đến 24 văn bản nhà nước và pháp luật do ĐCSVN và các cơ quan nhà nước ban hành để điều chỉnh hoạt động bầu cử. Dưới đây là một số:
1. Chỉ thị 51-CT/TW, ngày 04/01/2016 của Bộ Chính trị về “lãnh đạo bầu cử Quốc hội khóa XIV và bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021”;
2. Nghị quyết 105/2015/QH13 của Quốc hội về ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; thành lập Hội đồng Bầu cử Quốc gia;
3. Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 13/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021;
4. Nghị quyết 1129/2016/UBTVQH13 ngày 14/01/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021;
5. Nghị quyết 1135/2016/UBTVQH13 ngày 22/01/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa 14.
6. Nghị quyết 1132/2016/UBTVQH13 ngày 16/01/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021”.
7. Nghị quyết 1134/2016/UBTVQH13 ngày 18/01/2016 của Quốc hội quy định chi tiết và hướng dẫn về việc tổ chức Hội nghị cử tri... việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân trong bầu cử bổ sung.
8. v.v...
Tiến trình bầu cử
Bước 1
Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với MTTQ để “hiệp thương” về cơ cấu của Quốc hội sẽ bầu và đại diện của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức. Bước này gọi là “hiệp thương lần thứ nhất” và nó chỉ dành cho các ứng viên “dự kiến được đề cử” bởi các cơ quan, đơn vị.
Các cơ quan, đơn vị được hiểu là phải của Nhà nước/Đảng, chẳng hạn như cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội trực thuộc MTTQ, các doanh nghiệp nhà nước. Người nào được đề cử từ khu vực tư nhân được xem là ứng viên độc lập.
Tuy nhiên, các ứng viên độc lập chưa tham gia vào bước này.
Bước 2
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định số lượng đơn vị bầu cử (184 cho cuộc bầu cử năm 2016) và số đại biểu được bầu ở từng đơn vị bầu cử, sau đó thông báo con số này cho các cơ quan, tổ chức liên quan và các đơn vị bầu cử.
Cơ quan hoặc tổ chức có liên quan, sau khi nhận được thông tin và các hướng dẫn từ Ủy ban Thường vụ và MTTQ, sẽ lên danh sách người được giới thiệu ứng cử; danh sách các ứng viên này sẽ được nộp cho MTTQ, đơn vị chính thức tổ chức bầu cử.
Cùng thời gian này, những ứng viên độc lập, tức những người không được bất kỳ cơ quan, đơn vị nào của Đảng/ Nhà nước đề cử, phải đăng ký tại các MTTQ địa phương (thành phố/tỉnh). Họ được gọi là “những người tự ứng cử” trong tất cả các văn bản chính thức liên quan đến bầu cử; hệ thống tuyên truyền của ĐCSVN dường như muốn tránh dùng từ “độc lập” hoặc “tự do” cho các ứng viên.
Bước 3
MTTQ tổ chức “hiệp thương lần thứ hai”, mà thành tố cốt lõi của nó là các cuộc “hội nghị cử tri”. Quy trình này xem ra chỉ có tại các cuộc bầu cử ở Trung Quốc và Việt Nam. Đó là những hội nghị lấy ý kiến cử tri, tại đó cử tri được yêu cầu đánh giá trực tiếp về ứng viên ở nơi cư trú và cơ quan/tổ chức của mình, và xác định liệu các ứng viên có đủ điều kiện ứng cử vào Quốc hội và/hoặc Hội đồng Nhân dân hay không.
Trong thực tế, các buổi “hiệp thương” này trở thành nơi đấu tố, khi các ứng viên, nhất là những ứng viên độc lập, bị cử tri phê bình dữ dội ở nơi công cộng. Điều quan trọng nhất là họ thường bị loại vì các lý do vặt vãnh như “không thường xuyên tham dự các cuộc họp chi bộ, họp dân phố tại nơi cư trú”, hoặc “trông thấy hàng xóm mà không chào hỏi” v.v...
Do vậy, các hội nghị lấy ý kiến này gợi lại những ký ức về cuộc cải cách ruộng đất tại Trung Quốc và Việt Nam hồi giữa thế kỷ XX, khi những người bị cáo buộc là “địa chủ bóc lột” bị đem đến các “tòa án nhân dân” để chịu đấu tố một cách thô bạo trước khi bị xử tử.
Bằng chứng đã cho thấy MTTQ và chính quyền địa phương tổ chức các vòng “hiệp thương” thường mời những người từ các khu vực lân cận đến dự họp và để cho họ gièm pha các ứng viên nào mà ĐCSVN không ưa.
Những người ủng hộ các ứng viên, nếu có, thường không được phép tham dự cuộc hội nghị cử tri do chính quyền địa phương và MTTQ tổ chức.
Bước 4
Tại vòng “hiệp thương lần thứ ba”, MTTQ tổng kết lại danh sách người ứng cử và loại những người mà họ coi là không đủ tiêu chuẩn. Các cuộc họp này được MTTQ và các cơ quan liên quan khác tổ chức kín, không có mặt ứng viên.
Danh sách cuối cùng của các ứng viên chính thức, hay những người được chọn có tên trong phiếu bầu chính thức vào ngày bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân, sẽ chỉ được đưa ra sau ba vòng hiệp thương.
Bước 5
Sau khi danh sách chính thức cuối cùng đã được MTTQ và các cơ quan nhà nước liên quan duyệt, đến ngày bỏ phiếu thì MTTQ mới tổ chức “hội nghị tiếp xúc cử tri” để các ứng viên gặp gỡ cử tri và mở cuộc “vận động tranh cử” của họ mà đến thời điểm này thì đã được luật pháp chấp nhận. Báo chí nhà nước cũng có thể có mặt tại các hội nghị tiếp xúc cử tri đó và phỏng vấn ứng viên.
Tuy nhiên, một khi danh sách chính thức cuối cùng đã được phê duyệt, các hội nghị này phần lớn chỉ mang tính hình thức. Ứng viên sẽ được yêu cầu trình bày chương trình nghị sự của mình cho những cử tọa đã được các cơ quan có thẩm quyền lựa chọn một cách kỹ lưỡng từ trước, và hiếm khi có ý kiến phản bác nào đối với ứng viên.
(Xem Phụ lục 1 mô tả tóm tắt tiến trình bầu cử)
III. PHÂN TÍCH CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH TRỊ CỦA BẦU CỬ
Không có lựa chọn thực sự
Bầu cử ở Việt Nam được thực hiện trên cơ sở “Đảng cử, dân bầu”. Vấn đề ở đây là cả nước chỉ có mỗi một đảng, ĐCSVN, và tiến trình bầu cử không cho cử tri có sự lựa chọn nào. Công dân không được thành lập đảng phái, không được tự đề cử ứng viên.
Có lẽ đây là căn nguyên của tất cả các vi phạm về nhân quyền trong tiến trình bầu cử.
Không thừa nhận ứng viên độc lập
Không một luật hiện hành nào nói về ứng viên độc lập, chứ chưa nói tới việc công nhận và khuyến khích họ. Theo Điều 27 Hiến pháp và Điều 2 Luật Bầu cử, mọi công dân Việt Nam trên 21 tuổi đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và/hoặc Hội đồng Nhân dân. Tuy nhiên, các luật liên quan đến bầu cử ở Việt Nam chỉ tập trung vào những cá nhân được đề cử bởi các tổ chức chính trị của ĐCSVN, tổ chức chính trị-xã hội, các lực lượng vũ trang nhân dân (quân đội và công an), và các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương. Trong báo cáo này, các ứng viên đó được gọi chung là “ứng viên Đảng cử”.
Do đó, cụm từ “ứng viên độc lập” có thể được định nghĩa trong báo cáo là những người không được đề cử bởi các tổ chức chính trị của ĐCSVN, tổ chức chính trị-xã hội, các lực lượng vũ trang nhân dân (quân đội và công an), hay các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương.
Đáng chú ý là ứng viên độc lập thậm chí còn có thể được chia làm hai loại:
1. Ứng viên độc lập được chỉ định từ trước, hay những người được MTTQ các cấp bố trí để “tự ứng cử” vào Quốc hội và Hội đồng Nhân dân với tư cách độc lập; và
2. Ứng viên độc lập thật sự, hay là những người tự ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. Họ không được đề nghị hoặc thu xếp trước đó.
Cả hai loại ứng viên này đều được báo chí và các văn bản, tài liệu chính thống của ĐCSVN và nhà nước coi là “độc lập”.
Tại cuộc bầu cử 2016 ở Việt Nam, trước vòng hiệp thương thứ hai, cả hai loại có 162 ứng viên độc lập, trong đó có 48 ứng viên ở Hà Nội và 50 ở TP HCM. Các nhà hoạt động ngờ rằng một số trong danh sách này thật ra là được phân công làm ứng viên độc lập, hay nói cách khác, đó là những người giả làm ứng viên độc lập.
Để cho rõ ràng, báo cáo này sẽ chỉ tập trung vào các “ứng viên độc lập thật sự”, tức là loại độc lập thứ hai.
Bầu cử ở Việt Nam được thực hiện trên cơ sở “Đảng cử, dân bầu”. Vấn đề ở đây là cả nước chỉ có mỗi một đảng, ĐCSVN, và tiến trình bầu cử không cho cử tri có sự lựa chọn nào. Công dân không được thành lập đảng phái, không được tự đề cử ứng viên.
Có lẽ đây là căn nguyên của tất cả các vi phạm về nhân quyền trong tiến trình bầu cử.
Không thừa nhận ứng viên độc lập
Không một luật hiện hành nào nói về ứng viên độc lập, chứ chưa nói tới việc công nhận và khuyến khích họ. Theo Điều 27 Hiến pháp và Điều 2 Luật Bầu cử, mọi công dân Việt Nam trên 21 tuổi đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và/hoặc Hội đồng Nhân dân. Tuy nhiên, các luật liên quan đến bầu cử ở Việt Nam chỉ tập trung vào những cá nhân được đề cử bởi các tổ chức chính trị của ĐCSVN, tổ chức chính trị-xã hội, các lực lượng vũ trang nhân dân (quân đội và công an), và các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương. Trong báo cáo này, các ứng viên đó được gọi chung là “ứng viên Đảng cử”.
Do đó, cụm từ “ứng viên độc lập” có thể được định nghĩa trong báo cáo là những người không được đề cử bởi các tổ chức chính trị của ĐCSVN, tổ chức chính trị-xã hội, các lực lượng vũ trang nhân dân (quân đội và công an), hay các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương.
Đáng chú ý là ứng viên độc lập thậm chí còn có thể được chia làm hai loại:
1. Ứng viên độc lập được chỉ định từ trước, hay những người được MTTQ các cấp bố trí để “tự ứng cử” vào Quốc hội và Hội đồng Nhân dân với tư cách độc lập; và
2. Ứng viên độc lập thật sự, hay là những người tự ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. Họ không được đề nghị hoặc thu xếp trước đó.
Cả hai loại ứng viên này đều được báo chí và các văn bản, tài liệu chính thống của ĐCSVN và nhà nước coi là “độc lập”.
Tại cuộc bầu cử 2016 ở Việt Nam, trước vòng hiệp thương thứ hai, cả hai loại có 162 ứng viên độc lập, trong đó có 48 ứng viên ở Hà Nội và 50 ở TP HCM. Các nhà hoạt động ngờ rằng một số trong danh sách này thật ra là được phân công làm ứng viên độc lập, hay nói cách khác, đó là những người giả làm ứng viên độc lập.
Để cho rõ ràng, báo cáo này sẽ chỉ tập trung vào các “ứng viên độc lập thật sự”, tức là loại độc lập thứ hai.
Mẫu không đại diện cho dân số
Theo truyền thống, các hội nghị lấy ý kiến cử tri do MTTQ tổ chức là nơi mà các ứng viên tương lai bị/được một nhóm nhỏ cử tri nơi cư trú, những người được các đại diện của ĐCSVN và chính quyền địa phương chọn ra, đánh giá, nhận xét. Trong nhiều trường hợp, đó là các cử tri nhiều tuổi, học vấn thấp, và chẳng biết gì về ứng viên. Hậu quả là, họ chỉ tập trung vào tấn công cá nhân thay vì đưa ra các đánh giá công bằng và duy lý. Đôi khi các cử tri đó còn tỏ ra thù địch đối với những người tự ứng cử, và thế là các hội nghị cử tri gợi lại những ký ức cay đắng của cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam vào những năm 1940-50, trong đó nông dân được xúi giục hoặc bị gây sức ép phải “đấu” các địa chủ hết sức dữ dội trước khi hành quyết họ.
Trong mọi trường hợp, mẫu chọn là quá nhỏ, không đại diện được cho số dân, và trình độ, năng lực đánh giá của các cử tri được chọn sẵn đó là rất đáng ngờ.
Tồi tệ hơn cả là thủ tục này đã thành công trong việc loại ra nhiều ứng viên độc lập, kể cả những trí thức tinh hoa đang được rất nhiều quần chúng cả nước ủng hộ mạnh mẽ.
Không công nhận các cơ quan giám sát và thực thi độc lập
Không một luật hiện hành nào đề cập đến các cơ quan hành pháp và giám sát độc lập, hay một cơ chế nào để độc lập theo dõi và giám sát quá trình bầu cử.
Luật pháp và đường lối của ĐCSVN quy định các cơ quan nhà nước liên quan đến bầu cử đều phải tuân thủ đường lối, chính sách, chỉ thị của Đảng.
“Đảng đoàn
Quốc hội, Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Đảng đoàn Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, các ban đảng ở Trung ương, Hội đồng Bầu cử Quốc gia, cấp ủy, tổ chức đảng
các cấp... chủ động phối hợp chặt chẽ trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ
chức bầu cử, bảo đảm để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và bầu cử đại
biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 thành công tốt đẹp”.
Chỉ thị 51-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 04/01/2016,
do Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng ký |
Cảm ơn tác giả, bài viết rất rõ ràng, chi tiết, thuyết phục
Trả lờiXóa