Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

Nguyễn Xuân Diện: QUANH CÁI GỌI LÀ "ẤN ĐỜI TRẦN" - Bài 3

Trang sách Đại Việt Sử ký toàn thư. Bản in Nội các quan bản
MỘC BẢN KHẮC NĂM CHÍNH HOÀ THỨ 18 (1697)

Đại Việt sử ký toàn thư đã bị lạm dụng như thế nào? 

Nguyễn Xuân Diện
với sự cộng tác của Trần Ngọc Đông
 
Như chư vị đã tường, các nhà khảo cổ học, sử học cho báo chí biết khi khai quật KCH khu vực Vườn Hồng (gần nhà Quốc hội, HN) làm phát lộ ra hai miếng gỗ mỏng, ghép vào nhau ra được 4 chữ Hán khắc theo lỗi chữ Triện là “Sắc Mệnh Chi Bảo”(SMCB). Từ năm 2012 đến nay, ông Tống Trung Tín, PGS. TS Chủ tịch Hội Khảo cổ học VN và nhiều giáo sư khác đã khẳng dịnh đó là ấn đời Trần. Tại cuộc tọa đàm về hiện vật này chiều 26.02.2016, nhiều nhà sử học và khảo cổ học một lần nữa khẳng định rằng đây chính là "cái ấn gỗ" được chép trong Đại Việt Sử ký toàn thư (ĐVSKTT).

Các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ: Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN), Nguyễn Quang Ngọc (Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN), Hoàng Văn Khoán (ĐH KHXH và Nhân văn HN), Vũ Minh Giang (ĐH Quốc gia HN), Tống Trung Tín (Nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam, nay đang là Chủ tịch Hội Khảo cổ học VN), Lê Văn Lan (Viện Sử học Việt Nam), Trịnh Sinh (Viện Khảo cổ học VN) ...đều đồng loạt cho/tin rằng "Đại Việt sử ký toàn thư còn hai đoạn ghi lại vào năm Đinh Tỵ 1257 và năm Bính Thìn 1316 nói rõ trong niên hiệu Nguyên Phong (1251-1258) có khắc ấn gỗ và dấu của ấn gỗ còn để lại trên một số tấm thiếp xét duyệt quan lại và hộ khẩu" và cái "ấn gỗ SMCB" đào được tại Vườn Hồng chính là cái ấn gđược ghi trong ĐVSKTT.

Chúng tôi xin đưa lên đây đoạn chép về việc làm ấn gỗ trong ĐVSKTT và video clip phát biểu của các ông Hoàng Văn Khoán và Lê Văn Lan, đồng thời nêu rõ phản biện của chúng tôi.

1-. Đại Việt sử ký toàn thư chép về ấn gỗ như thế nào? 

Đoạn 1: 
Nguyên văn chữ Hán:

時帝親率六師禦冦。掌印官倉卒藏寶璽於大明殿樑上,但帶內密印隨行。途中印又亡。軍中文書無印,帝命工刻木為之。及駕回京,又有進亡印者,所藏寶璽依然猶在。

Phiên âm:

Thời, Đế thân suất lục sư ngự khấu.Chưởng ấn quan thương tốt tàng bảo tỉ ư Đại Minh điện lương thượng, đản đái nội mật ấn tuỳ hành.Đồ trung ấn hựu vong. Quân trung văn thư vô ấn, Đế mệnh công khắc mộc vi chi.Cập giá hồi kinh, hựu hữu tiến vong ấn giả, sở tàng bảo tỉ y nhiên do tại.

Dịch nghĩa: 


Khi vua thân hành thống lĩnh sáu quân đi chống giặc, quan giữ ấn vội vàng giấu ấn báu lên rường điện Đại Minh, chỉ đem ấn nội mật đi theo. Giữa đường, ấn ấy lại mất. Giấy tờ trong quân không có ấn. Vua sai thợ khắc gỗ làm ấn. Đến khi xa giá về kinh, lại có người đem dâng con ấn bị mất,ấn báu giấu đi vẫn còn nguyên ở chỗ cũ.

Bản chụp nguyên bản trang sách chữ Hán ĐVSKTT:

 Tờ 22b - ĐVSKTT.
.
Tờ 23a - ĐVSKTT

Đoạn thứ 2: 
Nguyên văn chữ Hán:

丙辰三年[元延祐三年]春二月,閲定文官及戶口。有差元豊年間木印帖子者,閲定官以為僞。上皇聞之曰:「此誠官帖子也。」因以故事論之。凣居政府而不諳故典,則誤事多矣。
(Tờ 33B) 
 
Phiên âm:

Bính Thìn tam niên, [Nguyên Diên Hựu tam niên,] xuân nhị nguyệt, duyệt định văn quan, cập hộ khẩu hữu sai Nguyên Phong niên gian, mộc ấn thiếp tử giả, duyệt định quan dĩ vi nguỵ. Thượng hoàng văn chi viết: Thử thành quan thiếp tử dã.

Nhân dĩ cố sự luận chi. Phàm cư chính phủ nhi bất am cố điển tắc ngộ sự đa hĩ .

Dịch nghĩa:

Năm Bính Thìn, [Đại Khánh] năm thứ3 [1316], (Nguyên Diên Hựu năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 2, xét duyệt quan văn và hộ khẩu có mức độ khác nhau.

Các quan xét duyệt cho rằng những tấm thiếp đóng ấn gỗ vào năm Nguyên Phong [1251 - 1258] là giả tạo. Thượng hoàng nghe tin ấy, bảo họ: "Đó đúng là những tấm thiếp của nhà nước đấy". 


Nhân ôn chuyện xưa mà dụ rằng: "Những người ở trong triều mà không am hiểu điển cũ thì lỡ việc nhiều lắm".

Chú giải:

Năm Nguyên Phong thứ 7 (1257), trong lúc hành quân chống quân Mông Cổ, ấn vua bị mất, phải khắc ấn gỗ để dùng trong giấy tờ việc quân.

Bản chụp nguyên bản trang sách chữ Hán ĐVSKTT:
.
  Tờ 33b - ĐVSKTT.
.
Nguồn trích dẫn: BẢN CHỮ HÁN: Bản in Nội các quan bản. Mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697). Bản kỷ toàn thư – Quyển 5 * Kỷ nhà Trần- Thái Tông Hoàng Đế

BẢN SCAN: Hội Bảo Tồn Di Sản Chữ Nôm (VNPF)
BẢN DỊCH: Viện KHXH (1985-1992).
.
2- Đoạn ghi chép đó đã được các giáo sư sử học diễn giải như thế nào? 
2.1: PGS TS Hoàng Văn Khoán phát biểu:
.


2.2: PGS Lê Văn Lan phát biểu:

. 


2.3. Các giáo sư Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN), Nguyễn Quang Ngọc (Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN), Vũ Minh Giang (ĐH Quốc gia HN), Tống Trung Tín (Nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam, nay đang là Chủ tịch Hội Khảo cổ học VN), Trịnh Sinh (Viện Khảo cổ học VN) ...đều đồng loạt bày tỏ niềm tin như vậy.

3. TS Nguyễn Xuân Diện tại tọa đàm 26.02.2016 đã khẳng định:

-  ĐVSKTT đúng là có chép về việc làm ấn gỗ, nhưng không ghi rõ ấn gì và khắc chữ gì trên ấn. Hoàn toàn không có chuyện ấn ấy là ấn SMCB như GS Hoàng Văn Khoán khẳng định.

- ĐVSKTT nói rõ ấn gđược vua sai làm là đdùng vào việc điều binh (tức là sử dụng vào việc điều động quân đội).

Theo Tứ Khố Toàn thư và các từ thư, tđiển của Trung Quốc thì tđời Minh, khoảng sau năm 1400 ở Trung Quốc mới bắt đầu có ấn SMCB.

- Trong ĐVSKTT lần đầu tiên chép có làm ấn SMCB là năm 1435 (năm Thiệu Bình thứ 2, triều Lê Thái Tông). 

- Ấn SMCB mà chúng ta thu thập được qua hàng ngàn bản Sắc phong ta biết ấn SMCB sdụng vào 2 việc: 1- Đóng vào Sắc phong các thần linh trên toàn quốc (gọi chung là bách thần), và 2- Phong chức tước, phẩm hàm cho những người có công lao với triều đình và các bậc cha mẹ có con đđạt và làm quan liêm chính.

Đến nay, sau tọa đàm, thông tin thêm như sau:

1- Sử sách đời Nguyễn, có hai bộ sử quan trọng là Khâm định Việt sử thông giám cương mục, do Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn theo lệnh nhà vua, và Việt sử cương mục tiết yếu do Đặng Xuân Bảng soạn, tại sự kiện năm 1257 và 1258 đều không chép việc vua sai làm ấn gỗ. 

Nhưng cả hai bộ sử lớn này đều gộp sự kiện "ấn g" mà ĐVSKTT chép sự kiện năm 1257 - 1258 vào sự kiện năm 1316.

2- Cuốn chuyên khảo Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII của hai tác giả Hà Văn Tấn - Phạm Thị Tâm là cuốn sách rất giá trị cả về tư liệu lẫn luận giải về cuộc kháng chiến của Đại Việt thời Trần 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông. Vậy mà cả hai đoạn sử liệu về việc khắc ấn gỗ dùng vào việc điều binh không hđược nhắc tới trong sách. Vì sao? 
.
Còn tiếp
Kỳ sau: Phản biện PGS. TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học VN.
_______________

Phụ lục:
Khâm Định Việt sử thông giám cương mục (Cương mục):

Nguyên văn chữ Hán;

丙 辰 三 年 元 延 祐 三 年 春 二 月 閱 定 文 武 官 給 户 口 有差

元 豐 初 元 人 來 侵. 太 宗 促 駕 幸 外 掌 印 官 倉
卒 藏 寶 璽 於 大 明 殿 梁 間 但 帶 內 密 印 隨 行.
途 中 印 又 亡 命 刻 木 爲 之 以 備 軍 中 行 用 逮.
英 宗 初 年 閱 文 武 官 無 木 印 帖 者 減 一 資 蓋
以 播 越 之 辰 預 有 從 軍 者 爲 上 也 至 是 有 出
木 印 帖 子 者 閱 定 官 疑 其 作 上 皇 聞 之 曰 此
元 豐 官 帖 也 因 諭 執 正 曰 凡 居 政 府 而 不 諳
故 典 則 誤 事 多 矣.

Phiên âm

Bính Thìn Tam Niên [Nguyên Diên Hựu Tam Niên ] xuân nhị nguyệt, duyệt định quan cấp hộ khẩu. Hữu sai.

Nguyên Phong sơ niên, Nguyên nhân lai xâm. Thái Tông xúc giá hạnh ngoại. Chưởng quan thảng thốt tàng bảo tỷ ư đại minh lương gian. Đãn đái nội mật ấn tùy hành. Đồ trung hựu vong, mệnh khắc mộc vi chi dĩ bị quân trung hành dụng đãi.

Anh Tông sơ niên, duyệt văn võ quan, vô mộc ấn thiếp giả, giảm nhất tư cái. Dĩ bá việt chi thời hữu tòng quân giả vị thượng dã. Thượng hoàng văn chi. Viết: “Thử Nguyên Phong quan thiếp dã”. Nhân dụ chấp chính viết “ Phàm cư chính phủ nhi bất am cố điển, tắc ngộ sự đã hỹ!”

Dịch nghĩa:

Năm Bính Thìn (niên hiệu Đại Trị) thứ 3 (tức năm Diên Hựu thứ 3 nhà Nguyên).

Tháng hai, mùa xuân. Xét định cấp bậc các quan văn, quan võ, cấp cho số hộ và nhân khẩu nhiều ít khác nhau.

Trước kia, về thời Nguyên Phong , quân Nguyên sang xâm lấn, Thái Tông giục xa giá chạy ra ngoài kinh thành lánh nạn; viên quan giữ ấn vội vàng đem bảo tỉ cất giấu vào trên cái xà nhà trong điện Đại Minh chỉ đem theo được quả ấn nội mật; dọc đường lại đánh mất, phải sai khắc ấn bằng gỗ để dùng trong quân thứ. Đến đầu đời Anh Tông, xét công các quan văn võ, nếu viên quan nào không có giấy tờ đóng dấu bằng ấn gỗ sẽ phải giảm một tư. Có lẽ cho rằng người đến tham dự tòng quân trong khi vua lánh nạn là có công hơn. Đến nay xét định cấp bậc, có người xuất trình giấy tờ đóng bằng ấn gỗ, viên quan giữ việc xét định ngờ là giả mạo. Thượng hoàng nghe tin, nói: "Đó là giấy tờ việc quan thời Nguyên Phong đấy". Nhân thể, Thượng hoàng hiểu bảo các viên quan giữ chính quyền rằng: "Phàm người giữ một địa vị trong chính phủ, mà không am hiểu điển chương cũ, thì công việc phần nhiều sai lầm"

Chú thích:
Đại Trị: Niên hiệu vua Lê Dụ Tông khoảng (1358-1369).
 

Bản chụp nguyên bản trang sách chữ Hán Cương mục:

 Quyển 9 trang 22
 
Quyển 9 trang 23 

Nguồn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Quyển 09). Quốc sử quán triều Nguyễn. 
Năm khắc in Phúc Kiến Nguyên Niên 建福元年 - 1884.
Bản chữ Hán: Bản chữ Hán của Thư viện Quốc gia Việt Nam (MS R.596;)
Bản scan Nhóm Nôm Na (nomna.org).
Bản dịch nghĩa: Bản dịch Viện Sử Học 1957-1960.

8 nhận xét :

  1. Ở Việt Nam tồn tại một học phiệt sử học, mà đứng đầu là mấy vị ở khoa sử đại học tổng hợp cũ. Trước đây vụ đền Cẩu nhi cũng ở nhóm này dựng lên, rồi áp đặt bằng được. nay lại đến ấn này,
    sao chỉ thây mấy vị này điên cuồng như vậy, các nhà sử học ở đại học sư phạm, của viện sử học đâu cả. họ hàng năm tiêu của nhà nước hàng chục tỷ cho các dự án về sử học mà chỉ mũ ni che tai

    Trả lờiXóa
  2. Vì nguyên bản chữ Nho của ĐVSKTT không có dấu chấm phết ngắt câu. Tuy nhiên, trong phép viết văn lúc bấy giờ, người ta đọc một mạch, mặc nhiên hiểu sự ngắt câu nằm tại đâu. Xin chép lại nguyên bản như sau:


    時帝親率六師禦冦掌印官倉卒藏寶璽於大明殿樑上但帶內密印隨行途中印又亡軍中文書無印帝命工刻木為之及駕回京又有進亡印者所藏寶璽依然猶在

    Phiên âm, đọc một mạch:

    Thời Đế thân suất lục sư ngự khấu Chưởng Ấn Quan thương tốt tàng bảo tỉ ư Đại Minh Điện lương thượng đản đái nội mật ấn tuỳ hành đồ trung ấn hựu vong quân trung văn thư vô ấn Đế mệnh công khắc mộc vi chi cập giá hồi kinh hựu hữu tiến vong ấn giả sở tàng bảo tỉ y nhiên do tại

    Quý vị có thể thấy sự ngắt câu như sau:

    1//Thời Đế thân suất lục sư ngự khấu//2 Chưởng Ấn Quan thương tốt tàng bảo tỉ ư Đại Minh Điện lương thượng//3 đản đái nội mật ấn tuỳ hành đồ trung ấn hựu vong quân trung văn thư vô ấn//4 Đế mệnh công khắc mộc vi chi//5 cập giá hồi kinh hựu hữu tiến vong ấn giả sở tàng bảo tỉ y nhiên do tại.

    1// Mệnh đề đầy đủ chủ từ động từ túc từ
    2// Cũng vậy
    3// Mệnh đề phụ dùng để giải thích nguyên do, bắt đầu bằng chữ "đãn" là chỉ vì (e rằng)
    4// Mệnh đề phụ giải thích kết quả, chấm dứt bởi chữ "chi"
    5// Mệnh đề độc lập kết luận sự việc

    Tạm dịch như sau:

    1//Lúc ấy Vua thân chinh thống suất quân sĩ chống giặc//2 Quan Giữ Ấn vội cất ấn ngọc tỉ trên thượng lương Đại Minh Điện//3 Vì mang ấn mật theo trên đường (e) bị mất việc văn thư trong quân (sẽ) thiếu dấu ấn//4 Vua ra lệnh cho thợ khắc gỗ làm con để xử dụng vậy.//5 Kịp đến lúc xe giá hồi kinh lại mang trình chiếc ấn đã từng đem dấu mà (trước đây) ngọc tỉ đã được cất vẫn còn nguyên vẹn đó"



    Trả lờiXóa
  3. Chú Tễu đúng là "Nói có sách- Mách có chứng"


    Cứ phải là dẫn nguyên văn thì các giáo sư mới hết điệu "sách có chép" bla..bla.
    Qua đây cũng việc việc am hiểu Hán Nôm có tác dụng như thế nào trong việc khảo cổ sử. Tôi thật không hiểu các giáo sư hàng đầu Việt Nam giờ lại không thể khai thác trực tiếp tư liệu chữ Hán.

    Biết bao giờ Việt Nam mới lại có thế hệ trí giả như Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh rồi sau như Hoàng Xuân Hãn, Đào Duy Anh đây?

    Trả lờiXóa
  4. Xin hỏi Gs Phan Huy Lê và chư vị theo trường phái Cẩu Nhi, Thóc thành Dền và Ấn Đời Trần: "Chi chi giã"?

    Trả lờiXóa
  5. Ôi Lê Văn Lan, nhà hoang tưởng học.

    Trả lờiXóa
  6. Lưu ý là ông Lê Văn Lan nói là ấn được khắc ở Hưng hà Thái bình , nhưng chính ông ấy cũng ấp úng với địa danh Hưng Nhân- Duyên hà và phải có người nhắc vở mới nhớ đấy nhé?

    Trả lờiXóa
  7. Có lần hỏi ông Lê Văn Lan tại sao lại lấy ngày 10/10 hàng năm là ngày vua Lý Thái Tổ dời đô về Hà Nội thì chịu không trả lời được.

    Trả lờiXóa
  8. Một thế hệ các giáo sư- phó giáo sư đã viết nên lịch sử Việt Nam theo cách phiến diện và theo định hướng chính trị và điều đó dẫn đến người dân hiện nay không quan tâm đến sử nước nhà hơn bao giờ hết. Chính các vị đã tạo thành nghiệp chướng cho nên học thuật nước nhà ngày hôm nay
    Cũng may là các vị này cũng ngoại 80 rồi nên sẽ không còn nhiều cơ hội để tung hoành viết nên những trang sử không có thực, dắt mũi dân ta như xưa.

    Trả lờiXóa