Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

BẰNG CHỨNG KHẲNG ĐỊNH ÔNG TỐNG TRUNG TÍN BỊP THIÊN HẠ

Ấn 'Sắc mệnh chi bảo' 
không dùng vào việc quân cơ 

Kiều Mai Sơn
Nông nghiệp Việt Nam
08:35, Thứ 6, 19/02/2016

Căn cứ vào các tư liệu thực chứng cho thấy, ấn “Sắc mệnh chi bảo” chưa hề được dùng vào việc quân cơ, mà chủ yếu là được dùng đóng trên sắc phong thần ở các nơi thờ tự trong cả nước.


Ấn “Sắc mệnh chi bảo” phỏng đời Hậu Lê của Việt Nam (Niên đại: thế kỷ 21)

Chiếc ấn mà sách “Đại Việt sử ký toàn thư” nhắc đến năm 1257 cũng không biết tên. Việc gắn cho nó cái tên “Sắc mệnh chi bảo” của các nhà khoa học cũng chưa có căn cứ. 

Không dùng vào việc quân cơ

Qua khảo sát trên các tư liệu, giới nghiên cứu Hán Nôm trong cả nước đều khẳng định, chưa tìm thấy ấn “Sắc mệnh chi bảo” được dùng vào việc quân cơ. Ấn này chỉ thấy đóng trên sắc phong thần ở các nơi thờ tự như đình, đền. Con dấu của ấn “Sắc mệnh chi bảo” có niên đại sớm nhất được tìm thấy trên sắc phong vào năm Hồng Đức thứ 28, tức năm 1497, năm cuối cùng trị vì của vua Lê Thánh Tông (1460-1497).

Qua đối chiếu trên châu bản triều Nguyễn, cũng không hề sử dụng ấn “Sắc mệnh chi bảo”, mà sử dụng ấn của Ngự tiền văn phòng.

Khảo cứu công phu về Ấn chương Việt Nam qua các triều đại phong kiến từ Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Tây Sơn đến Nguyễn, của PGS.TS Nguyễn Công Việt (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm) - chuyên gia về Ấn chương - đã cho thấy: “Vì binh hỏa triền miên nên những hiện vật quý giá như ấn chương hầu hết bị chôn vùi, thất thoát”. Tuy nhiên, vẫn còn những hiện vật để làm bằng chứng cho việc sử dụng ấn chương của các triều đại. Vậy đời Trần dùng ấn nào?

Năm 1999 trên cơ sở bài “Khảo về ấn của thổ quan phát hiện ở Quảng Tây” của học giả Nhật Bản Taniguchi Fusao, GS. Hà Văn Tấn đã viết bài “Về một quả ấn Việt Nam thời Trần tìm thấy ở Quảng Tây - Trung Quốc”. Cuối bài viết ghi rõ: “Quả ấn có mặt hình vuông, mỗi chiều 50mm, dày 10mm, núm ấn cao 26mm. Mặt ấn khắc 6 chữ theo lối triện “Bình Tường thổ châu chi ấn”, chia thành 2 dòng mỗi dòng 3 chữ. Mặt lưng, hai bên núm ấn, có khắc chữ. Bên phải núm ấn là chữ “Đại Trị ngũ niên”, bên trái núm ấn là 5 chữ “Nhâm Dần tứ nguyệt chú”.

Đại Trị là niên hiệu của vua Trần Dụ Tông. Đại Trị ngũ niên là năm Đại Trị thứ năm, đó cũng là năm Nhâm Dần, tức năm 1362 dương lịch. “Nhâm Dần tứ nguyệt chú” là “Đúc tháng tư năm Nhâm Dần”. Nhìn kỹ ảnh chụp, tôi thấy ở đây chữ “nguyệt” khắc thiếu một nét ngang, đúng với thể lệ viết húy thời Trần.

Quả ấn này được tìm thấy ở núi Lộng Lạc, thuộc công xã Nghĩa Vu, huyện Điền Đông, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc năm 1983. Trong một chuyến công tác đến Quảng Tây - Trung Quốc, GS. Hà Văn Tấn đã tìm thấy dấu tích quả ấn đồng thời Trần của Việt Nam lưu lạc ở nơi đây.

Công trình nghiên cứu “Ấn chương Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Công Việt cũng khẳng định: “Cho đến ngày nay số lượng những quả ấn từ thời nhà Trần đến triều Tây Sơn còn lại không nhiều. Hiện nay tại một số cơ quan Bảo tàng thuộc Bộ VH&TT-DL còn lưu giữ được một số ấn đồng cổ, những ấn cổ này đã được xác định niên đại một cách chính xác”.

Đầu tiên phải kể đến ấn “Môn hạ sảnh ấn” được tạo năm Long Khánh thứ 5 đời vua Trần Duệ Tông (1377). Tháng 10/2012, ấn này đã được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận bảo vật quốc gia (đợt 1) cùng 29 hiện vật khác, hiện đang lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

“Môn Hạ sảnh ấn” cao 8,5cm, dài 7cm, rộng 7cm, trọng lượng 1,4kg. Mặt ấn hình vuông 7,3cm x 7,3cm, đúc 4 chữ triện “Môn hạ sảnh ấn”.

Trên ấn có hai dòng chữ: Bên trái: “Môn hạ sảnh ấn”. Bên phải: “Long Khánh ngũ niên, ngũ nguyệt, nhị thập, tam nhật tạo” (ngày 23 tháng 5 năm Long Khánh thứ 5, đời Trần Duệ Tông 1377). Đây là con dấu của một chức quan thời Trần, phụ trách Môn hạ sảnh, một trong tam sảnh (Thượng thư sảnh, Trung thư sảnh và Môn hạ sảnh). 
.
Không phải ấn đời Trần

Như vậy, đủ căn cứ để khẳng định rằng, không có chuyện ấn “Sắc mệnh chi bảo” được dùng vào việc quân cơ. Điều này bác bỏ hoàn toàn lập luận của PGS.TS Tống Trung Tín: “Ấn Sắc mệnh chi bảo là ấn của vua, đời vua nào cũng có. Ấn này có nghĩa vua ban mệnh, ban chức tước, công việc cho người giúp vua giúp nước”. Thêm nữa, ấn đào được ở lớp đất thời Trần không chắc chắn là của thời Trần. 

.
Ấn “Sắc mệnh chi bảo” phỏng đời Tống Huy Tông (Niên đại: thế kỷ 21)

Về ý kiến lập luận của GS Hoàng Văn Khoán khi so sánh về mặt văn tự cũng không vững vàng. Bởi vì, bốn chữ “Sắc mệnh chi bảo” là thể chữ Triện thì có từ hơn 2.000 năm rồi, chứ không phải riêng nhà Trần mới dùng.

Việc dẫn tư liệu trong sách “Đại Việt sử ký toàn thư” cho biết vua Trần chạy giặc mất ấn nên phải làm ấn gỗ dùng tạm, TS Phạm Văn Ánh (Viện Văn học) nêu câu hỏi: Sử có ghi việc nhà Trần trong binh lửa phải làm ấn gỗ tạm dùng nhưng không nói ấn ấy khắc những chữ gì? Vậy căn cứ vào đâu để nói ấn “Sắc mệnh chi bảo” mới đào được kia chính là ấn đó? Thêm nữa, sau khi về kinh, đã có ấn chính thức rồi, sao không hủy ấn gỗ tạm bợ đi để tránh những việc phức tạp về sau”.

Ông Ánh cũng băn khoăn là mảnh gỗ mỏng manh kia nếu bị chôn xuống đất trong khoảng thời gian lâu đến thế mà sao vẫn nguyên vẹn, thậm chí còn rõ ràng sắc nét?

“Có con dấu “Sắc mệnh chi bảo” nào của thời Trần để đối chiếu, từ đó khẳng định chắc chắn đó là ấn thời Trần?”, TS Phạm Văn Ánh hồ nghi.

Cuối cùng, TS Phạm Văn Ánh khuyến cáo: “Cứ cho là ấn thời Trần đi chăng nữa thì việc tổ chức khai ấn, đóng ấn, phát ấn, và tương lai có phần chắc là sẽ có hiện tượng bán ấn nữa, phải chăng cần cân nhắc thận trọng để tránh phát tán hiện tượng khai ấn, phát, bán ấn vốn đang có nguy cơ lan rộng như hiện nay”.
.
“Sắc mệnh chi bảo” đời Trần - thế kỷ 21


Để làm ấn “Sắc mệnh chi bảo” không khó. Trong giới nghiên cứu Hán Nôm và thư pháp nhiều người đã khắc chơi con dấu này. Cá nhân người viết bài này, đã được xem những con ấn bằng gỗ để làm bản sao sắc phong.


Con ấn ấy y hệt ấn gỗ ở hoàng thành, tuy nhiên nét khắc còn đẹp hơn ấn gỗ Hoàng thành. Ví dụ như ấn “Sắc mệnh chi bảo” phỏng đời Tống Huy Tông hay ấn “Sắc mệnh chi bảo” phỏng đời Hậu Lê của nước ta.
Kiều Mai Sơn
______________

Lời bàn của Tễu: Ông Tống Trung Tín là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Khảo cổ học. Ông vừa thôi chức Viện trưởng Viện Khảo cổ học vài năm nay vì hết tuổi quản lý. Luận án tiến sĩ của ông làm về đề tài điêu khắc và mỹ thuật đời Lý Trần đã in thành sách. Sách chuyên khảo mang tên: "Nghệ thuật Điêu khắc Việt Nam thời Lý và thời Trần (thế kỷ XI - XIV)", Nxb KHXH, Hà Nội, 1997, được đánh giá cao, được trích dẫn nhiều. Xưa nay chưa có điều tiếng gì. Vậy mà ko hiểu sao ông đổ đốn ra, lại hùa vào với đám quan chức ở Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội để thổi lên chuyện cái ấn.gỗ đời Trần, từ đó bày ra trò đóng ấn đầu xuân. Xin nói luôn, chuyện cái mảnh gỗ dẹt ấy, nét chữ ấy mà bảo ấn Trần thì là sự lừa đảo trắng trợn. Ông dựa vào ông Hoàng Văn Khoán và mấy ông khác để làm ngáo ộp thì ông sẽ thất bại vì trong khoa học không ai có thể lừa cả giới học giả được. Tiếc thay! Tống Trung Tín!

8 nhận xét :

  1. Thưa ông Kiều Mai Sơn : Tống Trung Tín cũng giống như ông Vũ Khiêu cuối đời kiếm chác... thế thôi ông ạ ! Tại sao thủ đô không khắc ấn mới : Hoàng Đế Nguyễn Phú.... chi ấn rồi phát ấn... cũng được nhĩ, lúc nầy không thằng nào, con nào bảo là ấn giả cả !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hay ông là TỐNG hồ đồ?
      Một chất liệu gỗ tốt mấy có là thiết mộc chang nữa, không thể tồn tại dưới đất dăm bẩy thế kỷ dưới dạng mỏng manh như thế?
      Hơn nữa ấn gỗ thường làm bằng các loại gỗ dẻo mềm? Vậy câu hỏi đặt ra là cái ấn kia ở đâu ra? và có nhiều phương pháp khoa học để trả lời!

      Xóa
  2. Thời đại Nhà Sản đẻ ra nhiều học "giả" (đúng theo nghĩa đen), lận lưng mấy cái học vị - học hàm GS - PGS - TS do mua bán mà có, danh xưng nghe cực sốc. Các quan ông - quan bà thời Nhà Sản hể mở miệng ra là hồ hởi về "kinh tế thị trường theo định hướng xhcn", quá đúng, vì họ biết cách mua bán tất cả mọi thứ, bất cần hậu quả mà người dân và xã hội gánh chịu, miễn là các quan có tiền cho vào túi riêng.

    Trả lờiXóa
  3. Thưa chủ nhân bài viết và chủ trang mạng!
    Tống Trung Tín cũng gióng như "cậu Thủ" và một số nhà ngoại cảm. Để kiếm tiền và lừa dân U MÊ, họ toan tính cẩn thận trong việc làm giả. Đưa xương/răng lợn làm hài cốt Liệt sỹ và... Chỉ tiền là tiền!
    ạng

    Trả lờiXóa
  4. Khi chính sự đến hồi mạt thì có điều trái quấy nào mà không thể diễn ra.

    Trả lờiXóa
  5. Ấn mới khắc như vầy mới đúng điệu:
    Trọng Lú tàu phù chi bảo ấn.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi xin Đảng cứ gian dối

    Nhưng xin Đảng đừng lìa xa tôi

    Trả lờiXóa
  7. Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi - thì không có gì là không thể

    Trả lờiXóa