Gần 19 triệu gia đình văn hóa nhưng văn hóa
vẫn xuống cấp
Tuổi trẻ
03/12/2015 13:44 GMT+7
TTO - Sáng 3-12, Ban chỉ đạo trung ương phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” họp tổng kết năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016.
Theo số liệu tại cuộc họp, đến nay cả nước có gần 19 triệu gia đình trong tổng số hơn 22 triệu gia đình đạt chuẩn danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỉ lệ 85,03%, tăng 2% so với năm 2014.
Qua thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng số liệu nêu trên còn hình thức, mặc dù tỉ lệ cao và năm sau tăng hơn năm trước nhưng trong thực tế có rất nhiều vấn đề về văn hóa khiến cả xã hội trăn trở.
Tình trạng bạo lực gia đình và các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, xuống cấp về đạo đức gia đình, xã hội và các giá trị văn hóa gia đình truyền thống có nguy cơ mai một…
Phát biểu tại đây, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nêu vấn đề sự xuống cấp về đạo đức đang biểu hiện ở nhiều nơi, cho dù các cấp, các ngành có đầy đủ các chiến lược, đề án, các ban chỉ đạo để xây dựng đời sống văn hóa.
Chẳng hạn như gần đây, có người thống kê được hơn 10 loại hình ảnh nữ sinh đánh nhau. Theo Phó thủ tướng, “nói là toàn dân đoàn kết thì đúng rồi”, nhưng tại sao văn hóa xã hội lại rất có vấn đề như vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là một ví dụ, sản xuất và buôn bán các loại thực phẩm nguy hại cho sức khỏe đồng loại đến mức bất chấp đạo lý.
Chính vì vậy, để xây dựng đời sống văn hóa thì ở đây chưa nên bàn những chuyện cao siêu, từng thành viên trong Ban chỉ đạo trước hết phải xác định những việc cụ thể để triển khai, tạo ra sự chuyển động thực sự trong đời sống xã hội.
Ví dụ năm nay quyết tâm làm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được không? Ở nông thôn ai trồng rau sạch, rau bẩn thì chẳng lẽ các tổ chức hội nông dân, phụ nữ, chính quyền, bí thư xã không biết? Đã đến lúc nên tìm ra vài việc cụ thể và làm đến nơi đến chốn.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng những tiêu chí dễ hiểu, sao cho khắc phục được bệnh không thực chất.
Chẳng hạn tiêu chí gia đình văn hóa là chấp hành quy định pháp luật, chủ trương của Đảng, Nhà nước, vẫn còn chung quá, nên cụ thể hơn như gia đình văn hóa thì phải không có bạo lực, cờ bạc, đề đóm, ở nông thôn thì gia đình văn hóa là gia đình sản xuất, nuôi trồng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… “Phải có tiêu chí cụ thể thì đánh giá mới đúng” - Phó thủ tướng nói.
Tuổi trẻ
03/12/2015 13:44 GMT+7
TTO - Sáng 3-12, Ban chỉ đạo trung ương phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” họp tổng kết năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016.
.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo cuộc họp - Ảnh: V.V.T.
Theo số liệu tại cuộc họp, đến nay cả nước có gần 19 triệu gia đình trong tổng số hơn 22 triệu gia đình đạt chuẩn danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỉ lệ 85,03%, tăng 2% so với năm 2014.
Qua thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng số liệu nêu trên còn hình thức, mặc dù tỉ lệ cao và năm sau tăng hơn năm trước nhưng trong thực tế có rất nhiều vấn đề về văn hóa khiến cả xã hội trăn trở.
Tình trạng bạo lực gia đình và các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, xuống cấp về đạo đức gia đình, xã hội và các giá trị văn hóa gia đình truyền thống có nguy cơ mai một…
Phát biểu tại đây, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nêu vấn đề sự xuống cấp về đạo đức đang biểu hiện ở nhiều nơi, cho dù các cấp, các ngành có đầy đủ các chiến lược, đề án, các ban chỉ đạo để xây dựng đời sống văn hóa.
Chẳng hạn như gần đây, có người thống kê được hơn 10 loại hình ảnh nữ sinh đánh nhau. Theo Phó thủ tướng, “nói là toàn dân đoàn kết thì đúng rồi”, nhưng tại sao văn hóa xã hội lại rất có vấn đề như vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là một ví dụ, sản xuất và buôn bán các loại thực phẩm nguy hại cho sức khỏe đồng loại đến mức bất chấp đạo lý.
Chính vì vậy, để xây dựng đời sống văn hóa thì ở đây chưa nên bàn những chuyện cao siêu, từng thành viên trong Ban chỉ đạo trước hết phải xác định những việc cụ thể để triển khai, tạo ra sự chuyển động thực sự trong đời sống xã hội.
Ví dụ năm nay quyết tâm làm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được không? Ở nông thôn ai trồng rau sạch, rau bẩn thì chẳng lẽ các tổ chức hội nông dân, phụ nữ, chính quyền, bí thư xã không biết? Đã đến lúc nên tìm ra vài việc cụ thể và làm đến nơi đến chốn.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng những tiêu chí dễ hiểu, sao cho khắc phục được bệnh không thực chất.
Chẳng hạn tiêu chí gia đình văn hóa là chấp hành quy định pháp luật, chủ trương của Đảng, Nhà nước, vẫn còn chung quá, nên cụ thể hơn như gia đình văn hóa thì phải không có bạo lực, cờ bạc, đề đóm, ở nông thôn thì gia đình văn hóa là gia đình sản xuất, nuôi trồng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… “Phải có tiêu chí cụ thể thì đánh giá mới đúng” - Phó thủ tướng nói.
V.V. Thành
Thưa các ông, tôi xin gởi các ông 4 từ này: NHÀ DỘT TỪ NÓC
Trả lờiXóa1 ĐIỂM DỘT:
XóaNguyên Bí thư xã khai tuổi lớn hơn mẹ để nhận huân chương
http://vov.vn/tin-nong/nguyen-bi-thu-xa-khai-tuoi-lon-hon-me-de-nhan-huan-chuong-456036.vov
Bệnh thành tích và sự dối trá sẽ phải trả giá.
Trả lờiXóaBệnh thành tích và sự dối trá đó là bản sắc của văn hóa cách mạng VN,còn văn hóa dân tộc bản chất của nó là CHÂN THIỆN MỸ hai cái hoàn toàn khác biệt nhau tương kỵ như Lửa với Nước vậy
XóaDối trá ngự trị củng cố địa vị thì chỉ còn văn hóa sự chết . Văn hóa đích thực đã bị ném vào sọt rác với môn chính sử, chỉ còn lừa dối được viết thành những pho sách đẹp đẽ , bằng những lời có cánh hằng ngày trên báo đài nhồi nhét vào đầu mọi người . Cái CNXH được các nhà LĐcsVN định hướng Dân Tộc vào con đường vô văn hóa nô lệ lai Tầu !
XóaCũng không hoàn toàn là cái tờ "gia đình VH" xuông thôi đâu, ngoài việc "thành tích dởm" mỗi phường còn được thưởng khá nhiều tiền chia nhau! Một hình thức tham nhũng vặt. Cũng như viec treo biển "phố do hội phụ nữ quản" nhưng thực ra chỉ có cái biển thôi, chẳng ai quản cả. Nhưng họ rất sót sắng để có vài triệu phong bì mỗi năm.
Trả lờiXóavăn hóa cách mạng càng ngày càng lên văn hóa truyền thống từ ngàn đời càng ngày càng đi xuống
Trả lờiXóaChẳng có gì khó hiểu cả ông Vũ Đức Đam à. Ông thử xem trên 3 miền đất nước, chỉ thấy rất nhiều gia đình đạt tiêu chỉ "gia đình văn hóa", nhưng tuyệt nhiên không có 1 cơ quan nào đạt tiêu chỉ "cơ quan văn hóa" cả. Chỉ cần nói thế, có lẽ ông Đam cũng hiểu vì sao mà đạo đức con người và xã hội VN ta xuống cấp như xe không phanh đang lao xuống đèo.
Trả lờiXóaQuá đúng! Tôi chưa từng thấy cơ quan nhà nước nào đạt tiêu chuẩn Cơ quan Văn hóa cả. Thì ra nguồn cội của vấn đề đạo đức - văn hóa xuống cấp là ở chổ này.
XóaXây dựng nếp sống văn hóa không phải một sớm, một chiều mà được ngay đâu. Càng không thể như cái khẩu hiệu các ông đưa ra: ...“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Muốn xây dựng phải có nề nếp từ trên xuống dưới, từ trong nhà ra xã hội, từ ông bà, bố mẹ đến các con cháu, từ thủ trưởng đến nhân viên, từ TỔNG BÍ THƯ đến đảng viên, phải cụ thể tới từng con người. Hãy bỏ bớt những khẩu hiệu lừa gạt, giả dối đi: CỤ THỂ là bỏ bớt những khẩu hiệu ca ngợi đảng một cách thái quá, hình thức, kệch cỡm không đi vào lòng người, nhất là thanh niên bây giờ họ không tin vào mấy cái khẩu hiệu suông ấy đâu.
Trả lờiXóaBác Nông đức Manh dã từng hô hào cho phong trào " Học Tập Và Noi Gương Đạo Đức HCM", kết quả là rồng phượng bay đầy nhà, giàu có, oai sang và rất là lộng lẫy .
Trả lờiXóaBây giờ chú Đàm lại cố công cho Phong Trào Văn Hóa, chúc chú thành công như Bác Manh nhà mình !.
Cái ranh hiệu "gia đình văn hóa" ấy thế mà nhiều người tưởng hay; riêng tôi và gia đình thì không bao giờ màng.
Trả lờiXóacách đây 5 năm, ông tổ trưởng dân phố và bà hội trưởng hội phụ nữ đem đến nhà tôi cái sổ và danh sách đề nghị công nhận gia đình văn hóa, đề nghị tôi và vợ ký để nhận danh hiệu; tôi bảo : gia đình tôi chưa đạt, xin nhường cho gia đình khác, 2ông bà trên ngạc nhiên: tại sao chưa đạt, gia đình anh chị xứng đáng quá đi chứ, chúng tôi thấy bà con đều ngợi khen gia đình ta hòa thuận và sống hòa đồng, có nề nếp, chăm lo cho con cái, quan tâm giúp đỡ hàng xóm, sống vui vẻ hòa đồng đoàn kết...chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách... mà.
không thuyết phục được cả 2 vợ chồng tôi, họ thất vọng ra về vì cái danh hiệu ấy không ru ngủ được gia đình tôi.
Không giá trị gì cái giấy chứng nhận Gia đình văn hóa. Đề nghị ông Đam bỏ hết đi thì xã hội sẽ dần có văn hóa. Bỏ gia đình văn hóa, tổ văn hóa, khu phố văn hóa ... Thế giới này không có những danh hiệu nhảm nhí, thùng rỗng kêu to đó, vậy họ không có văn hóa sao. Chính khẩu hiệu, phong trào thi đua, học tập này kia là mầm mống gây bao giả dối, phô trương, suy đồi, không thực tế, tốn kém ...
Trả lờiXóaTôi ở một phường giữa trung tâm Thủ đô. Một hôm vì bận công việc, gần trưa tôi mới đến phường để xin xác nhận địa chỉ vào đơn xin cho cháu tôi nhaanpj học. Đến trước văn phòng của ông Phó chủ tịch phường, ông này đang quay mặt vào phía trong nói điện thoại. Tôi nghe thấy toàn lời nói thô tục của của Ông ta đang nói chuyện với cấp dưới về vấn đề miếng đất mà ông ta gọi là đất 'kẹt' trên địa bàn phường. ( Tôi nghe rõ câu chuyện là ông ta ra lệnh cho cấp dưới nua bằng được miếng đất kẹt đó với giá theo ông ta là phải ép cho bằng được ). Tôi giả vờ ho một cái ông ta giật mình, quay lại với vẻ mặt hầm hè, quát : Ông cần gì? sao đến muộn thế, giờ này sắp nghỉ trưa rồi. Tôi trình bày, ông ta không thèm nghe, đóng cửa và tiếp tục quát mắng qua điện thoại.
Trả lờiXóaTôi muốn chuyển câu chuyện này đến ông Đam.
Cảm ơn Tễu.