Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

Thư giãn cuối tuần: TIẾT LỘ THỰC ĐƠN CHIÊU ĐÃI TẬP CẬN BÌNH


Tiết lộ thực đơn chiêu đãi Tập Cận Bình và đoàn TQ:
“Thượng khách hồi đầu”
Người Đô Thị

Cuộc thi nấu ăn Cái Muỗng Bạc 2015 đã vào đến vòng chung kết với chủ đề “Đại tiệc đãi thượng khách”. Thực đơn dự thi ê hề sơn hào hải vị vì ban tổ chức đã nhấn mạnh phải giả định thực khách là nguyên thủ các cường quốc hàng đầu thế giới. Nhưng dù đã nếm qua từ phở bò biển Côn Đảo đến gỏi thịt công Trường Sơn, ban giám khảo vẫn chưa hài lòng.

Tới thực đơn cuối cùng: “Thượng khách hồi đầu”, vì bốn món của thực đơn này đều vô cùng lạ lẫm nên ban giám khảo cứ đùn đẩy nhau mà không ai dám nếm thử, đành gọi đầu bếp lên hỏi cho chắc:

- Anh hãy giải thích vì sao món khai vị có tên “Ải xưa lưu dấu”? Món này nguyên liệu là chi?

- Thưa, món này chính là gỏi cá sông Bạch Đằng trộn hành Nam Quan.

- Ra vậy, còn hai món chính: “Cát vàng thương nhớ” và “Cát dài nhớ thương”?

- “Cát vàng thương nhớ” là bánh dày nhân thịt cá ngừ Hoàng Sa, còn “Cát dài nhớ thương” là bánh chưng gói lá bàng Trường Sa.
Ban giám khảo nghe vậy thì yên tâm cầm đũa thưởng thức các món ăn đẫm hồn quốc túy. Nếm xong, định dùng tới món cuối là tráng miệng “Hữu phúc đáo tụng đình” thì đầu bếp giơ tay cản:

- Xin các vị hãy cân nhắc trước khi nếm món này, vì đây là một món ăn vô cùng đặc biệt, được làm bằng khoai tây Trung Quốc trộn nước miếng kiến Phi Luật Tân!

Toàn ban giám khảo thét lớn:

- Viển vông! Khoai Trung Quốc vô cùng độc hại, sao dám mang đãi thượng khách?

Đầu bếp từ tốn trả lời:

- Độc sao bằng nước miếng kiến Phi. Loài kiến này tuy nhỏ nhưng nước miếng nó dư sức trị được khoai Trung Quốc, dĩ độc trị độc thành vô hại. Món này chỉ độc với những ai có cái lưỡi bất thường, thí dụ như lưỡi... chín đoạn thì ăn vào sẽ...

Tất cả giám khảo hồi hộp:

- Sẽ thế nào?

- Sẽ ói ra cho bằng hết những thứ đã nuốt vào, từ Nam Quan, Hoàng Sa cho đến Trường Sa!

Toàn ban giám khảo đồng thanh: “Giải nhất!”

Người già chuyện 

Bài đăng tháng 11 năm 2015
___________

Nhà quan sát Trương Nhân Tuấn cho biết: 


Tiếp đón ông Tập Cận Bình, (chủ tịch nước kiêm chủ tịch đảng TQ), tại sân bay không có mặt của «tứ trụ ». Điều này nói lên một sự khác thường, nếu không nói là chưa từng có tiền lệ.

Phó thủ tướng, kiêm Bộ trưởng bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và ông Đinh Thế Huynh (thuộc BCT) thay mặt nhà nước và đảng CSVN để tiếp đón ông Tập và phu nhân. Ông Phạm Bình Minh vốn là con của cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người nổi tiếng (và đi vào lịch sử VN) bằng hành vi ra mặt chống TQ và hội nghị Thành Đô.


. 

 
Xe chở vợ chồng Tập Cận Bình, khi đăng báo, đã xử lý xóa biển số xe T80 - 00079

Đối phó lại, phía TQ dùng chiếc Mercedes mang số 00079 để chở vợ chồng ông Tập Cận Bình. Năm 1979 là năm mà Đặng Tiểu Bình « dạy cho VN một bài học ».

Bóng ma 1979 đã che phủ bầu trời sân bay Nội Bài. 

Nguồn: FB Truong Nhan Tuan
______

Khi Tập Cận Bình đăng đàn ti Quốc hội Việt Nam:

Các nhà báo được cử đi theo dõi Quốc hội cho biết, báo chí không được vào hội trường và không tường thuật được phát biểu của ông Tập ở phòng họp Diên Hồng. ĐBQH đều được phát tai nghe để nghe dịch cabin tiếng Việt. Cánh báo chí chỉ xem màn hình qua ti vi ở phòng báo chí và ...nghe tiếng Tàu.

Vì thế, hình ảnh độc đáo nhất của Tập Cận Bình tại Quốc hội VN được cánh báo chí cho là hình này:

.

____________


Lại nữa, chả biết có liên quan gì không, mà từ Xứ Thanh, bác Hoàng Tuấn Công đã chơi ngay bài "Xuất Cung, Nhập cung) vào đúng ngày 7.11.2015 (mặc dù viết xong từ hôm 30.10.2015). Có nhẽ là bóng gió nói chuyện Tập Cận Bình "nhập cung" - "xuất cung" chăng: 

"XUẤT CUNG" LÀ GÌ?
Hoàng Tuấn Công
Tuấn Công thư phòng

.
Thẻ "Xuất cung, Nhập kính"
                     Ảnh: 中華網
Bài thơ "Hạn chế" 限制 ("Ngục trung nhật ký"-Hồ Chí Minh) có hai câu đầu như sau:

"Một hữu tự do chân thống khổ,
Xuất cung dã bị nhân chế tài"
 
(没 有 自 由 真 痛 苦
出 恭 也 被 人 制 栽)
 
Nam Trân dịch:

"Đau khổ chi bằng mất tự do,
Đến buồn đi ỉa cũng không cho"

("Nhật ký trong tù"-NXB Văn hóa, Viện văn học-1960)

Sách "Nhật ký trong tù-chú thích và thư pháp" (NXB Chính trị Quốc gia-2005), tác giả, GS Hoàng Tranh (Viện khoa học xã hội Quảng Tây-Trung Quốc) chú thích: “Hai chữ xuất cung (出恭), tiếng Quảng Đông có nghĩa là đi ngoài”.

"Chuyên gia số 1 về thơ Bác"-Ông Lê Xuân Đức trong sách "Nhật ký trong tù và lời bình" (NXB Văn học-2013) căn cứ chú thích của GS Hoàng Tranh đã “bình” như sau: 

 .
“Những từ Hán-Việt nôm na mách qué, theo quan niệm truyền thống, đặc biệt thơ cổ là tối kỵ, uế tạp, nhưng với Bác, giản dị đã trở thành bản lĩnh...”

Vậy, có đúng "xuất cung 出恭" là "tiếng Quảng Đông" theo kiểu "nôm na mách qué", là "tối kỵ, uế tạp" không? Tại sao “xuất cung” 出恭 (chữ cung 恭 trong cung kính) lại được đem dùng để nói một việc chẳng ăn nhập gì là "đi ị"?

Theo "Hán điển"(漢典), từ “xuất cung” 出恭 vốn sinh ra từ chốn trường thi (đời nhà Nguyên bên Tàu). Vào trường thi, sĩ tử làm bài kéo dài tới cả ngày trời, nên phải đem theo thức ăn, nước uống, tự phục vụ tại chỗ. Riêng việc đại tiện, tiểu tiện, để tránh thí sinh tự ý đi lại, rời vị trí ngồi, gian lận tài liệu, trường thi quy định phải “xuất cung, nhập kính” (出恭, 入敬). Tức ra, vào đều phải có phép tắc. Muốn đi nhà xí, trước tiên sĩ tử phải xin phép và lĩnh tấm thẻ có chữ “xuất cung” (“出恭”牌) mới được đi. Do vậy, người ta gọi đi nhà xí là “xuất cung” (出恭). Lại gọi đại tiện là “xuất đại cung”(出大恭), tiểu tiện là “xuất tiểu cung” (出小恭). Về sau, "xuất cung" không chỉ được dùng trong trường thi, mà trở thành một từ phổ thông trong tiếng Hán, cách nói tránh tế nhị, chỉ việc đi đại tiện, nhà xí (nói chung).
Trong “Tây du ký” (Ngô Thừa Ân) đoạn Trư Bát Giới khoe khoang, mắng nhiếc Huỳnh Bào rồi cùng Sa Tăng nhảy vào giao chiến. Đánh tới 90 hiệp, Bát Giới đã mệt lử, Sa Tăng cũng hết hơi mà không thắng nổi. Có nguy cơ bại trận, Bát Giới mới nói lừa Sa Tăng: “Sa Tăng! Hiền đệ cố sức cầm cự, để Lão Trư "đi ngoài"cái đã”. (Sa Tăng! Nhĩ thả thượng tiền lai, dữ tha đấu trước, nhượng Lão Trư xuất cung lai - 沙僧,你且上前来与他斗着, 老猪 出恭来). Sa Tăng tin lời Bát Giới, đem hết sức ra đánh. Chẳng ngờ Bát Giới chạy xa, tìm chỗ mát nằm ngáy khò khò. Còn Sa Tăng đợi Bát Giới hết hơi, một mình đánh không lại, bị Huỳnh Bào bắt sống trói gô lại.

Tiếng Việt cũng có từ “đi ngoài” để chỉ “đại tiện”. Chưa biết "đi ngoài" có mối quan hệ gì với "xuất cung" hay không, nhưng "Từ điển Hán-Việt" (Vương Trúc Nhân-Lữ Thế Hoàng-NXB Văn hóa thông tin-2007) và "Từ điển Việt -Hán" (GS Đinh Gia Khánh hiệu đính-NXB Giáo dục-2003); "Từ điển Hán-Việt" (Phan Văn Các chủ biên-NXB Từ điển bách khoa-2014) đều ghi nhận "xuất cung" (出恭) trong tiếng Hán (phổ thông) đồng nghĩa với "đi ngoài" hoặc "đại tiện" trong tiếng Việt (Hoàng Phê trong "
Từ điển tiếng Việt" gọi là "lối nói kiêng tránh").

Như vậy, “xuất cung” 出恭 không phải là “tiếng Quảng Đông” như GS Hoàng Tranh chú thích. Và dĩ nhiên, tác giả "Ngục trung nhật ký" cũng không hề “nôm na, mách qué”, không hề "tối kỵ, uế tạp" khi đưa "xuất cung" vào thơ, như ông Lê Xuân Đức bình. Ngược lại, Hồ Chí Minh nói chữ đó!

Hoàng Tuấn Công
30/10/2015
_________
.
TỄu Blog: Xem thế, xem từ trên xuống dưới, mới biết sĩ phu Bắc Hà và người Đại Việt nói chung cũng không phải tầm thường nhỉ!!!
.

5 nhận xét :

  1. Không có món lưỡi bò đãi ông ta nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  2. 2 trùm cộng sản làm sao phải đi xe tư bản - Mercedes Benz - cho sang trọng vậy?

    Trả lờiXóa
  3. ( theo Zing new và VNnet)Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam kéo dài hai ngày của ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc, 1 trong 2 chiếc Mercedes-Benz S600 Pullman Guard của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã được sử dụng để làm xe đưa đón.
    Số xe 0079 là của Bộ Ngoại giao VN chứ không phải xe của TQ đâu.Không hiểu ông Phạm Bình Minh-Bộ trưởng bộ Ngoại giao VN có ẩn ý gì không?

    Trả lờiXóa
  4. Biển số xe đáng lẽ phải là GM88-0079

    Trả lờiXóa
  5. lạ thật, một cung văn hóa Việt trung to ngồn ngộn như thế mà không một ai phát hiện cho tới khi tập cận bình và bà Ngân cắt băng khánh thành bàn dân thiên hạ mới được biết. câu hỏi đặt ra: nếu thật sự vì lợi ích của đất nước này thì sao phải dấu như mèo dấu cứt?!

    Trả lờiXóa