Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

ẨN Ý CỦA TẬP CẬN BÌNH KHI DẪN THƠ HỒ CHÍ MINH

‘Ẩn ý’ của ông Tập Cận Bình khi trích thơ 
Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lê Phương Duy
Thạc sĩ Hán Nôm, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn HN.
Thanh Niên
09/11/2015 10:05

Việc ông Tập Cận Bình trích đọc hai câu trong 2 bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhà thơ Vương Bột của Trung Quốc nhằm nói gì? Tôi mạn phép diễn giải để bạn đọc cùng chia sẻ, ngõ hầu bớt đi những phán đoán về ‘ẩn ý’ của ông Tập. 


Lê Phương Duy. Ảnh: TT & VH
Trong bài phát biểu trước Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đọc hai câu thơ cuối trong bài Tẩu lộ (Đi đường) nằm trong tập thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Trùng sơn đăng đáo cao phong hậu, vạn lý dư đồ cố miện gian" (nghĩa là: Sau khi lên đến đỉnh cao nhất giữa các lớp núi, thì muôn dặm giang sơn thu cả vào trong tầm mắt). Sau đó ông Tập có nói rằng: “Nhà thơ Vương Bột đời Đường của Trung Quốc cũng từng nói: “Đăng Thái Sơn nhi lãm quần nhạc, tắc cương loan chi bản mạt khả tri dã”.

Câu văn được ông Tập nhắc tới có xuất xứ từ bài Bát quái đại diễn luận (luận về sự mở rộng lớn lao của Bát quái). Nguyên văn đầy đủ của câu này là: “Cứ thương hải nhi quan chúng thuỷ, tắc giang hà chi hội quy khả kiến dã. Đăng Thái Sơn nhi lãm quần nhạc, tắc cương loan chi bản mạt khả tri dã” (Theo biển xanh mà xem các nguồn nước, thì sự qui tụ của sông ngòi [về đó] có thể thấy được; lên Thái Sơn để ngắm núi non, thì gốc ngọn của núi gò có thể biết được).

Xung quanh lời phát biểu này đến nay đã xuất hiện nhiều ý kiến tranh luận trái chiều. Nguyên nhân chính dẫn tới sự tranh luận này, có lẽ đều nhằm tới việc mổ xẻ, phán đoán “ẩn ý” của ông Tập trong bài phát biểu có liên quan đến bối cảnh quan hệ ngoại giao hai nước Trung- Việt.


Một điều ai cũng rõ đó là không phải ngẫu nhiên mà Tập Cận Bình đọc hai câu thơ trên của Hồ Chủ tịch, lại càng không phải ngẫu nhiên khi ông viện dẫn văn chương của Vương Bột để minh chứng cho một sự tương đồng về phương diện ý nghĩa tư tưởng giữa hai nước đồng văn, để rồi từ đó gửi gắm đi một thông điệp.
.
Vậy sự tương đồng đó là gì, theo cá nhân tôi, đó chính là vấn đề “đăng cao vọng viễn” (lên cao nhìn xa) như chính lời phát biểu ngay tiếp sau của ông Tập. Hình tượng lên núi nhìn xa, để thu trọn tất cả vào trong tầm mắt vốn đã xuất hiện trong rất nhiều các tác phẩm văn học, triết học... khác của cả Trung Quốc, Việt Nam. “Đăng cao vọng viễn” vốn dùng để chỉ cho một tư tưởng siêu việt, một tâm thái cao viễn, một tầm nhìn khoáng đạt, xa rộng, vốn được cổ nhân, đặc biệt là các nhà Nho Trung Quốc và các nước đồng văn, trong đó có Việt Nam xem trọng. Họ luôn coi đó là một nguyên tắc, một lý tưởng cần đạt được. Vì vậy, việc tương đồng ý nghĩa trong văn chương của Vương Bột và Hồ Chủ tịch là điều dễ hiểu.

Trong bối cảnh quan hệ hai nước Việt – Trung hiện nay, thông điệp của Tập Cận Bình gửi đi rất rõ, ông nói rằng: “Mối quan hệ hai nước Trung Việt đã đứng trên bước tiến mới của lịch sử, khiến chúng ta lên cao nhìn xa, chung tay nỗ lực, để mở ra một cục diện mới trong quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện của hai nước Trung -Việt; xây dựng, duy trì sự hoà bình, thịnh vượng chung của châu Á và thế giới, tạo ra những cống hiến to lớn hơn nữa”.

Việc “lên cao nhìn xa” đó chính là nhằm mở ra một tầm nhìn rộng lớn, bao quát; một thế cục quảng đại, một cảnh giới cao xa, và có lẽ đó cũng là chỉ một thông điệp mang tính chất ngoại giao mà ông Tập muốn gửi đi trong bài phát biểu vừa qua mà thôi. Chúng ta không nên phán đoán, hay suy xét một cách khiên cưỡng, áp đặt để đưa vấn đề này đi quá xa.

Lê Phương Duy
Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, 
Thạc sĩ Hán Nôm, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội.
---------------------------


Dưới đây là phân tích của Giáo sư cổ văn Nguyễn Huệ Chi:

...Riêng trong các điển cố ông ta dùng, có điển cố Vương Bột theo tôi là hết sức thâm thúy, và rất giảo quyệt nữa (mà có lẽ ông ta cũng chỉ muốn dồn công sức vào cái điển cố hóc hiểm này thôi). Đây là một vế trong bài văn (chứ không phải thơ) Bát quái đại diễn luận 八卦大演論 của Vương Bột 王勃 đời Đường mà cả hai vế nguyên như sau: 據滄海而觀眾水.則江河之會歸可見也,登泰山而覽群岳,則岡巒之本末可知也 Cứ thương hải nhi quan chúng thủy, tắc giang hà chi hội quy khả kiến dã / Đăng Thái sơn nhi lãm quần nhạc, tắc cương loan chi bản mạt khả tri dã. Xin tạm dịch: "Tựa vững vào biển cả mà xem xét số đông dòng chảy, thì nơi hội tụ của sông ngòi đều có thể nhìn thấy / Trèo lên núi Thái Sơn mà ngắm nhìn cả bầy núi, thì gốc nguồn của mọi gò, ghềnh đều có thể biết hết". Ta chú ý chữ "bản mạt", ở đây có nghĩa là nhìn đến tận gốc rễ.

Dùng hai vế này, theo tôi, Tập Cận Bình muốn kín đáo gửi vào đây 2 ý:

1. Với bản lĩnh cao cường như ta đây, ta nhìn thấu tim đen của các nước láng giềng là chỉ có quy tụ vào Trung Hoa thôi;

2. Với tầm vóc cao vọi như ta đây, chỉ ta mới biết được gốc nguồn mọi đảo đá trên Biển Đông là thuộc nước chúng ta từ thời cổ đại, chứ thấp lè tè như lũ chúng mày thì có biết gì.

Rõ ràng, tuy sang VN Tập không tuyên bố gì về Biển Đông, nhưng Tập đã dùng điển cố Vương Bột để thay cho lời tuyên bố trắng trợn của mình. Đó là điều mà trí thức chúng ta rất nên lên tiếng đập lại luận điệu của ông ta.

Ý kiến của Lê Vinh Huy

Việc trích câu thơ trong Ngục trung nhật ký chỉ là để đưa đẩy, lẩy một câu của nước chủ nhà lấy lệ cho phải phép lịch sự, chứ ý chính toàn bài là gì?

Là chữ tín. Tập nhắc khéo về những văn kiện, hiệp định mà Việt Nam từng ký kết với Trung quốc, từ công hàm Phạm Văn Đồng đến Hội nghị Thành Đô. Có ai thấy cái nhục của một nước nhược tiểu như mình chưa? Còn lấy thây ma Vương Bột làm sướng nữa thôi? 


GS.TS Nguyễn Đăng Hưng

Còn một ý nữa độc địa thâm thuý lắm. Nó nhắc đến Vương Bột thời Đường đi thăm cha đang làm quan ở xứ Giao Châu, thuộc địa của Tàu và bỏ xác trên biển Đông. Hắn muốn nói VN vốn là thuộc quốc của Tàu từ ngàn xưa, hãy đừng quên. Nay hãy nhìn xa trông rộng mà giữ vững "đại cục", trở về với mẩu quốc, xây dựng cùng ta giấc mơ Trung Hoa, như đã cam kết ở Thành Đô. Chớ có quên lịch sử bị đô hộ, chớ có bày đặt thoát Trung, đừng làm chuyện thất tín đi ngược với lịch sử Tàu-Việt, trở cờ thân Mỹ... Đó "đại cục" là thế, một cục rất thơm tho cho quân bán nước, nhưng rất đắng cay thối tha cho người dân Việt Nam 90 triệu...! 


.

30 nhận xét :

  1. Ghê nhỉ, phải hiểu là cả Hồ Chí Minh lẫn Vương Bột đều cùng một nhận định:
    "sông của Việt Nam cũng là của tàu; núi của VN cũng là của tàu"
    Và người Việt hãy chấp nhận thực tễ phũ phàng, rằng " Sau khi (tàu) lên đến đỉnh cao nhất giữa các lớp núi, thì muôn dặm giang sơn (khắp thế giới) thu cả vào trong tầm mắt (của tàu)
    Còn gì đểu cáng hơn, mượn diễn đàn của cơ quan đại diện dân mà giáo dục đám nghị gật !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thiên về ý kiến của GS Nguyễn Huệ Chi !
      Ai cũng hiểu muốn "Vọng viễn" thì phải "Đăng cao", nhưng không phải ai cũng lên được cao để nhìn xa?
      Ở đây ai đã leo được lên ngọn Thái Sơn? Vậy chỉ có ta (TCB) ở đây mà thôi! Cho nên chỉ có ta mới thấy đại cục. Hãy tin ta đi.
      Còn dẫn dụ thơ ca chỉ là cách dùng phương tiện diễn đạt, cho nên thơ ấy của ai không quan trọng lắm. Chỉ có điều thơ Bác Hồ thì nên so sánh với thơ Mao Trạch Đông, chứ sao lại so với thơ Vương bột thời thịnh Đường ?

      Xóa
  2. Sau khi ngài Phó TT HK J. Biden lẩy câu Kiều cực hay khi đón cụ tổng "kính yêu" của chúng ta, được dư luận hết lời ca ngợi thì họ Tập cũng bắt chước đọc vài câu thơ của cụ Hồ và nhà thơ Vương Bột với hy vọng dân VN cũng tán thưởng.
    Hàm ý của ngài Phó TT thì ai cũng hiểu, muốn nói tới mối quan hệ thân thiện, chân tình và thực chất giữa HK và VN, còn câu thơ của Vương Bột mà họ Tập đọc thì là mị Dân, mị mấy ông đại biểu, lại đọc bằng chữ Tầu nên chả "đại biểu của dân" nào hiểu cả, cứ như "đàn gẩy tai trâu" vậy.

    Trả lờiXóa
  3. Chú này là Thạc sĩ lôm côm, con nít nên cho rằng ý của Tập là "một thông điệp mang tính chất ngoại giao mà ông Tập muốn gửi đi", "không nên phán đoán, hay suy xét một cách khiên cưỡng, áp đặt để đưa vấn đề này đi quá xa".
    Mà chú ko hiểu nổi ý đồ mang màu sắc Đại Hán của ông chủ họ Tập nói với bọn chư hầu VN rất rõ: "Theo biển xanh mà xem các nguồn nước, thì sự qui tụ của sông ngòi [về đó] có thể thấy được; lên Thái Sơn để ngắm núi non, thì gốc ngọn của núi gò có thể biết được". Tàu cộng là nơi quy tụ các nguồn nước, của núi non, cho nên VN chớ mà thắc mắc Nam Hải (Biển Đông) chúng tao là chính chủ, Bản Giốc cũng của chúng tao đấy.

    Trả lờiXóa
  4. Biết thì thưa thốt
    Chứ đừng mắc chứng: "Câm hay ngóng; Ngọng hay nói"

    Trả lờiXóa
  5. hật xấu hổ giới Hán Nôm nước nhà nảy nòi một tên bồi bút!
    Tại sao các thầy Hán Nôm ở ĐH KHXH và NV lại đào tạo ra một Thạc sĩ như thế này!?

    Thì đây rồi! Có lẽ đây là nguyên nhân chăng?
    ĐH KHXH VÀ NHÂN VĂN HN TOÀN CHƠI VỚI CÁC ĐỐI TÁC TRUNG QUỐC
    http://xuandienhannom.blogspot.sg/2015/10/h-khxh-va-nhan-van-ha-noi-toan-choi-voi.htm.
    Xin lỗi bác Xuân Diện. Đây là tên Hán gian chứ không phải tên bồi bút đâu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng là người đam nê Hán Việt, nhưng học Hán Tự có kết quả phải luôn luôn trên TÂM THẾ NGƯỜI VIỆT ! Nếu không sẽ như loài nhai lại mà thôi ?

      Xóa
  6. Người miền nam chúng tôi hay nói đùa mổi khi ai nói ra nhửng câu khó hiểu hay đa nghỉa " là mầy nói nghe thâm như chử hán" thế nên trong các văn kiện mang tính quốc tế người ta chỉ sự dụng tiếng Pháp ,kế là tiếng anh và nay là tiếng Tây ban nha! nó không rộng nghỉa như chử tàu hay chử Việt ! chử ấy đi với túc từ hay tỉnh từ đó chỉ có một nghỉa duy nhất ,anh không thể suy diển như ( chó mực ,hay áo thâm hoặc mèo mun.đen tuyền ).đúng là thâm như chử .....hán......g

    Trả lờiXóa
  7. Sau khi lên đến đỉnh cao nhất giữa các lớp núi, gặp ngay bọn Lương Sơn Bạc Đỏ cướp tiền của lữ khách nghèo!

    Trả lờiXóa
  8. Chú thạc sĩ Hán-Nôm này thính mũi đấy – chú ấy đánh hơi được hướng gió chủ đạo trong vài năm tới (chưa rõ ngọn gió nào, nhưng hướng gió thì rõ rồi). Và chú ta quyết định “đi tắt đón đầu”. Khôn đấy. Chủ nhiệm Khoa chứ chẳng chơi.

    Trả lờiXóa
  9. Bài phân tích ,giảng giải của giáo sư Huệ Chi thật chính xác.

    Trả lờiXóa
  10. Trẻ người non dạ, chú này tự vác đá ghè chân mình. Chú vốn vô danh tiểu tốt nên thèm một tí "danh". Cái "danh" này chú múc nước đường ống sông Đà rửa còn lâu mới sạch, vì cái đường ống ấy mỗi năm vỡ vài lần. Chú chỉ nói thầm với bọn quan chức thì cơ may còn được tí sái, hay tí bã mía, nay chú nói tướng lên thế, mang danh trí thức mà không biết, dù bọn trí thức có khốn nạn thế nào thì lúc này cũng chẳng ai dại gì đi liếm chân bọn tàu ô. Nếu chú bị cưỡng hiếp tư tưởng mà viết thì cũng thể tất, còn nếu chú tự nguyện dâng hiến hay thông dâm tư tưởng thì thật hết cách.

    Trả lờiXóa
  11. Cậu này chỉ biết vài chữ Nho lôm côm, đét biết gì về thâm ý của lão Tập. Thế mà cũng đòi học chữ Nho. Nho là phải thâm, cậu ạ. Nếu học Nho mà "em chã" như cậu thì vứt. Cái hay và cũng là cái đểu của Nho là thế.

    Trả lờiXóa
  12. Đồ ranh con chưa ráo máu đầu mà lên mặt dạy đời. Chú mầy nhận xét thế nào mặc xác chú mầy, chú mầy là ai mà dám lớn họng khuyên người ta "không nên...quá xa". Biết bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ Hán Nôm đáng ông đáng cha chú mầy còn không làm thế, thì chú mầy tưởng chú nầy là ai? Là thầy của các vị ấy chắc? Chú mầy cùng đồng bọn không nói chắc không ai bảo chúng mầy câm đâu? Chú mầy có điếc không mà không nghe TCB phát ngôn tại Singapore? Hay bị tâm thần phân liệt?

    Trả lờiXóa
  13. phường ngộ chữ vô học thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác, chả lẽ TCB và bộ sậu ở Bắc Kinh - với cái tầm hơn VN mấy cái đầu, lại ngồi không mà rặn ra vài câu vô nghĩa để ông ta qua đọc tại "Phòng Diên Hồng". Nhìn thấy mặt chú có cảm giác giống bọn bán nước quá, kênh kênh xấc xấc chả có tầm gì lại đòi khoe mẽ!

      Xóa
  14. Chú này cũng thâm chứ không phải không thâm, không phải ngây ngô đâu, chú cũng học được giọng của lão Tập, khi ẩn ý về cái "đại cục" đấy.

    Trả lờiXóa
  15. thằng ngựa non háu đá này, đã đại hội đâu, đã chắc gì đám thân tầu lên ngôi đâu mà hóng trước, hay có ý làm chủ viện khổng tử VN sao mà ngu rốt vẫn cố nối, nghiên cứu hán nôm là để hiểu tầu, hiểu cái thâm thúy của tầu mà có đối sách chứ không phải để khoe và su nịnh. Mà chú mày phải nhớ rằng: có thể đây là lần cuối cùng nó được sang VN thì sao !??.

    Trả lờiXóa
  16. Xin xem lại chuyện : cờ sáu sao là lỗi tại ai !

    Trả lờiXóa
  17. Đi nước nào Tập cũng tuyên bố HS, TS của TQ, chỉ khác sang VN, TCB chơi chữ.

    Trả lờiXóa
  18. Tập Cận Bình đưa ra thông điệp nửa kín nữa hở: "Chúng tôi có đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý là Biển Đông và tập Nhật ký trong tù là của người TQ. Các bạn VN cứ tự hào về tập đạo thơ đó đì, nhưng phải để yên cho chúng tôi... đạo chủ quyền"!

    Trả lờiXóa
  19. Cảm ơn Tễu đã đăng bài này để mọi người hiểu.

    Trả lờiXóa
  20. Thạc sỹ giấy lộn
    Chưa hiểu gì đời đã vội ti toe
    Năng bi cho chó Khựa
    Có ngày nó đớp mất giống.

    Trả lờiXóa
  21. Trông tướng đúng phường chuột nhắt: mặt quắt, tai vểnh. Giống này hèn nhưng tinh ranh.

    Trả lờiXóa
  22. Giới bình dân VN còn sớm nhận ra cái đểu của TCB thế mà anh thạc sĩ khoa bảng trẻ nọ lại rất ngu ngơ ! Dân trẻ trâu sớm phát hiện trò mèo của TCB vì họ vẫn hay kể với nhau những chuyên VN chơi khăm Tầu trong lịch sử . Những chuyện như Trạng Quỳnh , Bà Đoàn thị Điểm , giới bình dân VN rất khoái . Cậu thạc sĩ trẻ kia mau về học lấy chữ NHU !

    Trả lờiXóa
  23. "Khi mặt nạ tự rơi xuống" ?

    Trả lờiXóa
  24. Cháu bé thạc sĩ này lo mà học tập , tu dưỡng làm ăn đi ! Hiểu biết chút ít , nói năng hồ đồ, lộng ngôn , nó lòi ra cái non nớt và dốt nát , rồi nhân dân chửi cho cháu ạ .

    Trả lờiXóa
  25. Tay thạc sỹ này biết nhìn xa, trông rộng đấy, mới nứt mắt ra mà đã biết nịnh nọt, vài năm sau khi có dịp sang Tau chắc lại được Tập mời vào Trung Nam Hải vịnh thơ tàu.

    Trả lờiXóa
  26. Bác Đăng Hưng và bác Huệ Chi nói chí phải, thế mới biết tuổi trẻ giờ học thêm nhiều như thế nào! Thạc sỹ mới chỉ hiểu được nghĩa đen còn nghĩa bóng thì chờ ngày xuống lỗ!

    Trả lờiXóa
  27. Các bạn hãy đại lượng với chú thạc sĩ này, chú ấy là thạc sỹ thật, chữ nghĩa thật ! Có điều các bạn nên biết Trần Ích Tắc cũng thiên kinh vạn quyển tài hoa thuộc hàng bậc nhất ! Nhưng vì ích kỷ xuất phát từ quyền lợi của mình mưu đồ tranh cướp ngôi vị quyền bính mà đang tâm làm tay sai cho giặc Nguyên Mông?
    Vậy "chữ nhiều" nhưng phải có "tâm sáng" mới nên người có ích !

    Trả lờiXóa