Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

TÂM ĐỊA TẬP CẬN BÌNH ĐẰNG SAU "CÂU THƠ VƯƠNG BỘT"


Về “câu thơ Vương Bột” 

Nguyễn Huệ Chi
BVN

Đọc trên mạng, thấy ông Lê Vinh Huy đã đưa ra những giải thích sáng tỏ về câu trích dẫn gọi là “thơ Vương Bột” trong bài phát biểu của ngài Tập Cận Bình sáng 6-11 tại hội trường Quốc hội Việt Nam (xem ở đây). Quốc hội chúng ta chắc hết phải nhốn nháo hỏi nhau: “Câu thơ ấy là trong bài thơ nào ấy nhỉ?”. Một học giả khác, ông Hải Võ, cũng chịu khó giải mã tường tận hầu hết các điển cố được họ Tập sử dụng trong bài nói dài 20 phút rất “văn hoa kiểu cách” mà ta vừa nhắc (xem ở đây). Xin cám ơn ông Hải Võ đã giúp mọi người hiểu rõ thêm, rằng những lời ông Tập nói trước gần 500 vị nghị sĩ Việt Nam là những lời rất rỗng và sáo, vốn từng nói ở nơi này nơi khác hết cả, chỉ nhai lại mà chẳng chút gì thật bụng.


Bản thân tôi nghĩ, hình như họ Tập đi chuyến này là muốn làm một màn trình diễn trước dư luận quốc tế, về cái hình ảnh mình được đón tiếp hết mực long trọng, từ ông TBT cho đến cả một Quốc hội đã phải nín thinh, chăm chú nghe mình, có nghĩa là mình áp đảo được, “làm hòa” được với Việt Nam rồi. Chứ thực tâm, ông ta cũng biết, người Việt Nam từ trong đáy lòng không ai chấp nhận ông ta, kể cả ngay với một số nhân vật đương quyền đương chức. Đứng về góc độ ấy (thuyết phục Việt Nam) mà nhìn, thì ông ta thất bại chứ không thắng lợi. Và chắc ông ta cũng không cố giành cho được thắng lợi ở cái mục tiêu khó gặm này (khác với Bắc Triều Tiên, ông ta quả đang muốn thuyết phục).

Riêng trong các điển cố ông ta sử dụng trong bài nói, có điển cố Vương Bột, theo tôi là hết sức thâm thúy, và rất giảo quyệt nữa, mà có vẻ trong cả bài, ông ta cũng chỉ muốn dồn công sức vào riêng cái điển cố hóc hiểm đó thôi.

Không phải họ Tập muốn chê ông Hồ Chí Minh đạo văn đâu. Người xưa gọi cách mô phỏng những câu thơ cũ của một nhà thơ nào đó mà mình tâm đắc là “tập cổ”, nếu ông Tập đem việc ấy ra để chê bai ngầm thần tượng của ĐCSVN thì chưa kịp đắc ý ông ta đã bị giới sành thơ cả trong và ngoài Trung Quốc cười khẩy, cho là không hiểu gì thi pháp thơ xưa. Ông ta dại gì mà làm vậy. Không. Họ Tập thâm và hiểm hơn nhiều.

Đành không ngại trùng lặp ông Lê Vinh Huy, tôi cũng xin nhắc lại nội dung cụ thể của đoạn trích kể trên, để có dịp giải trình với bạn đọc đôi điều về cách dùng điển của họ Tập mà tôi cho là tinh quái, “vượt mặt” người nghe, tại Hội trường Diên Hồng. Này nhé, Tập đã dẫn một câu mà chính là một vế trong bài luận bằng văn xuôi biền ngẫu (chứ không phải thơ) Bát quái đại diễn luận 八卦大演論 của Vương Bột (王勃 650-676) đời Đường. Cả hai vế đầy đủ như sau: 據滄海而觀眾水.則江河之會歸可見也,登泰山而覽群岳,則岡巒之本末可知也. Phiên âm: “Cứ thương hải nhi quan chúng thủy, tắc giang hà chi hội quy khả kiến dã / Đăng Thái Sơn nhi lãm quần nhạc, tắc cương loan chi bản mạt khả tri dã“. Xin tạm dịch: “Tựa vững vào biển cả mà quan sát đông đúc dòng chảy, thì sông ngòi hội tụ về đâu đều có thể nhìn thấy / Trèo lên núi Thái Sơn mà ngắm nhìn cả bầy núi, thì gốc nguồn của mọi gò, ghềnh đều có thể biết hết“.

Ta chú ý chữ “bản mạt” 本末 là gốc và ngọn, ở đây có hàm ý là chủ thể đứng trên đỉnh núi cao ngất có khả năng nhìn thấu đến tận gốc nguồn của từng thực thể nhấp nhô trong suốt cả một vùng. Dùng một vế trong ngữ đoạn của bài văn Vương Bột, tất nhiên thâm tâm Tập Cận Bình muốn nhắc cho người ta phải nhớ đến cả hai vế. Qua đấy, ông chủ Đại Hán nhằm kín đáo gửi đến người nghe – không chỉ trong phạm vi Việt Nam – hai thông điệp quan trọng sau đây:

1. Với bản lĩnh cao cường như ta, ta nhìn thấu tim đen của hết thảy các nước láng giềng, là trước sau gì cũng chỉ có quy tụ vào dại cường Trung Hoa mà thôi

Vế này Tập chủ ý nhắc lại lời Mao tại hội đàm Vũ Hán năm 1963, muốn lấy Việt Nam làm cửa ngõ để tràn xuống thôn tính sạch các nước Đông Nam Á (xem ở đây). Nhưng Tập hữu ý ẩn đi, bởi nói lộ liễu trong tình hình ASEAN đang rất cảnh giác với ông “bạn vàng” phương Bắc thì… lợi bất cập hại. Vuốt mặt phải nể mũi chứ! Chứng tỏ họ Tập hết sức tinh khôn, đúng như chữ “hồ nghi” – con cáo già, bước một bước lại phải ngó quanh ngó quất dọ dẫm kẻ thù ẩn nấp đâu đó.

2. Với tầm vóc cao vọi như ta, chỉ ta mới biết được tận ngọn ngành mọi đảo đá trên Biển Đông là thuộc nước chúng ta từ thời Cổ đại, chứ thấp lè tè như lũ chúng bay thì có biết đầu đuôi xuôi ngược gì đâu (chân lý không thuộc kẻ yếu như chúng bay).

Rõ ràng, tuy trong hai ngày đặt chân sang Việt Nam họ Tập không hề tuyên bố một lời nào về Biển Đông, nhưng đấy chỉ là bề ngoài. Thực chất, ông ta đã dùng chính câu văn Vương Bột để nhờ Bột phát ngôn giùm cho lời tuyên bố trắng trợn của ông ta. Ghê gớm sao mồm miệng sắc lẻm của ngài ngự hoàng triều phương Bắc.

Vậy mà một vài vị đại biểu Quốc hội, như ông Dương Trung Quốc, không hiểu sao ngay sau buổi đó lại có nhận xét rằng: “bài phát biểu của ông Tập vừa là ngôn từ ngoại giao vừa là nguyện vọng tốt đẹp!”. Chúng tôi không muốn trích dẫn có chừng ấy vì biết bạn đọc sẽ sốc, mà cũng hơi oan cho ông Dương. Thực ra, ông còn nói thêm – và đây mới là ý chính của ông: “Nói rất hay nhưng nói hay có làm được không? Sự có mặt của một nguyên thủ quốc gia trong Quốc hội Việt Nam lẽ thường là sự kiện có ý nghĩa, nhưng rõ ràng nó lại rơi vào một thời điểm, hoàn cảnh mà người dân rất quan tâm, và họ luôn có tâm thế so sánh giữa những gì của lời nói và những gì đang diễn ra. Tôi nghĩ giữa [với] các nhà lãnh đạo, cần đạt được sự nhất trí cao [giữa lời nói và việc làm], là việc rất quan trọng để người dân hiểu được và có sự chia sẻ” (xem ở đây).

Không hiểu trong 500 con người danh giá tiêu biểu cho quyền lực tối cao của giải đất hình chữ S có mặt trong ngày long trọng đó, mấy người có ý nghĩ như ông Dương Trung Quốc? Phải nói, nghĩ được như ông đã là một cách nghĩ tỉnh táo, không bị những lời văn hoa của ông “khách quý” cám dỗ đến mức “mụ người”. Nhưng ông nghị họ Dương đâu có biết ngài chúa trùm Đại Hán nào có chịu chỉ nói lời nói đẹp. Trong những lời bề ngoài tưởng là tốt đẹp ấy ông ta đã gài sẵn những cái bẫy nguy hiểm, đụng vào là chết. “Trèo lên núi Thái Sơn mà ngắm nhìn cả bầy núi, thì gốc nguồn của mọi gò, ghềnh đều có thể biết hết”. Ha ha, đừng có tưởng bở! Các ngươi thấy chưa, các ngươi chỉ là lũ chim gi chim sẻ ở chỗ đầm hồ, nghe ta nói “hòa” thì cứ nông nổi ngỡ là ta nói hòa thực, có biết đâu ta đây, đứng ở chóp núi Thái Sơn, ta đã dự liệu đâu đấy hết cả. Ta nói Biển Đông là thuộc quyền sở hữu của Trung Hoa từ thời Cổ đại, rành rành ra thế mà còn không biết ư? Không phải là nói chơi đâu. Để rồi xem.

Quả nhiên, vừa rời khỏi Việt Nam bay sang Singapore thì vị chúa tể nước Tàu đã không cần úp mở nữa. Ngài lộ mặt ngay là một kẻ bành trướng bá quyền trắng trợn, lên tiếng thẳng thừng rằng mọi đảo đá Trung Quốc cướp được của Việt Nam năm 1974, 1988, cũng như tất cả những gì chìm nổi trên Biển Đông, từ rất xa xưa vốn đã thuộc về Trung Quốc! Thế nghĩa là Việt Nam vào cái thuở nảo thuở nào đã từng xua dân chúng ra tận ngoài khơi chiếm đoạt đảo đá từ tay Trung Quốc, chứ đâu có phải Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Một cái tát? Một cú lật bài tẩy đến là ngoạn mục, có phải thế hay không?

Thưa anh Dương Trung Quốc. Chắc không phải là nói quá khi tôi quả quyết rằng, cả 500 con người ngồi ngay như phỗng trước mặt vị Hoàng đế Trung Hoa hiện đại hôm 6-11 tại ngôi nhà Quốc hội Việt Nam đối diện vườn hoa Ba Đình, không trừ một ai, đều đã sập bẫy ngôn từ của “ông khách không mời mà đến” (bất tốc chi khách). Còn gì nữa. Nếu không rầu lòng mới là lạ.

N.H.C.

12 nhận xét :

  1. Cám ơn học giả N.H.Chi qua bài trên đã vạch ra cho người dân VN.ta thấy được
    manh tâm của bọn cướp nước và ngu ngơ của các quan đại biểu...đảng hội !

    Trả lờiXóa
  2. Đau thật , nhục thật ! Nhà học sư Dương Trung Quốc chứng tỏ phò tàu nên mới hô toáng lên là tên Bình nói quá hay , các vị ĐBQH đã mở mắt ra được chưa ?

    Trả lờiXóa
  3. 500 đại biểu quốc hội không vị nào có khối óc và trái tim như bạn trẻ Văn Trung đã lấy dòng máu Việt thuần khiết của mình viết nên khẩu hiệu phản đối tập cặn bã cướp biển đảo Việt Nam. Đau lòng hay nhục nhã thay các vị ?

    Trả lờiXóa
  4. Thất vọng nhìn anh Dương ngồi bóp đầu như uống từng lời của Tập,sau đó phán rằng Tập nói quá hay.Còn gì nữa. Nếu không rầu lòng mới là lạ.

    Trả lờiXóa
  5. GS. Nguyễn Huệ Chị gọi đại biểu Dương Trung Quốc là "ông nghị họ Dương" hay "ông Dương", với cách tên ấy có nghĩa rằng ông Dương Trung Quốc là người Trung Quốc, hoặc là người VN nhưng mang "hồn" Tàu, đúng như tên ông. Ông Dương Trung Quốc "đóng rất tròn vai", trước kia người ta luôn nghĩ ông Dương Trung Quốc là một trong số rất hiếm hoi "không ngủ gật", nhưng bây giờ người ta với nhận ra chân tướng thật của ổng.

    Trả lờiXóa
  6. Ngoài sự sáo rỗng, văn hoa kiểu này kiểu kia, hơn bao giờ hết Tập hiểu Việt nam, Tập hiểu thằng em cùng ý thức hệ. Tuy nói vậy nhưng Tập không xem thằng em ra gì, bằng mọi cách, mọi ngón hắn hăm doạ, hắn vuốt ve, hắn vỗ về, hắn giơ quả đấm lúc nhung, lúc sắt, ... nó hiểu cái thằng em của nó hơn chính thằng em hiểu về mình.

    Hắn hiểu cái sự trớ trêu, cái sự đau thương của Dân tộc Việt hiện nay hơn bao giờ hết, hắn hiểu cho đến bây giờ hắn vẫn có thể điều khiển được thằng em đang vẫn còn u mê, lú lẫn và bấu víu ý thức hệ vào nó, ... nhưng về cơ bản, lại có thực quyền với toàn Dân tộc Việt nam, với số mệnh của Đất nước Việt nam.

    Sau cái việc “chửi hay” tại QH của thằng em, bay sang Singapore, cái mồm toang toác cuả tập lại không tiếc nói những lời như vả tới tấp vào mồm, miệng thằng em vừa mới ôm với ấp.

    Thời đại này mà ý thức hệ là cái gì? chủ nghĩa XH là gì, ... là gì mà hành hạ dân tộc tôi đến như vậy.

    Thời đại này xin làm nô lệ còn khó hơn Độc lập dân tộc, ...

    Tà chất nào làm khổ đau dân tộc này vậy?

    Trả lờiXóa
  7. Quả là nhục nhã, kẻ thù vào nhà mình tuyên bố biển đảo của mình là của họ mà không ai biết gì, cảm ơn GS Nguyễn Huệ Chi giúp quốc hội VN gặm nhấm cơn đau nếu họ có lương tri. Ôi đỉnh cao trí tuệ loài người.

    Trả lờiXóa
  8. Đất nước này đã nghèo mà còn hèn nữa. Nhìn qua nước Nga mà ngưỡng mộ, khó khăn hay khủng hoảng gì thì vẫn không sợ thằng nào.

    Trả lờiXóa
  9. Cám ơn bác Huệ Chi. Bác chỉ giáo ko sai. Nhưng suy diễn như thế thì hơi đi ra ngoài văn bản. Bác Nguyễn Xuân Diện xử lý giúp cho đoạn tư liệu này với.
    Kính trọng & đa tạ!

    Đây mới là thâm ý thực của Tập Cận Bình:
    Tháng 8 năm 676, Vương Bột trên đường trở về từ chuyến viếng thăm cha mình khi đó đang bị giáng chức làm huyện lệnh tại Giao Chỉ, ông ( Không biết là Vương Bột hay cha vương Bột) bị chết đuối trên biển. Mộ phần của ông hiện vẫn còn ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.

    王勃(650-676)的解释,王勃(650-676)的含义,王勃(650-676)的意思,王勃(650-676)的拼音:
    Wáng Bó
    唐代文学家。字子安,绛州龙门(今山西河津)人。出身望族,隋末大儒王通子孙。少聪慧,世人目为神童。曾任虢州参军。后往交趾探父,渡海溺死。王勃诗多抒发个人情志,也有一些抨击时弊之作,工于五律、五绝,风格清新自然,初步实践了其诗歌革新的主张。王勃与杨炯、卢照邻、骆宾王号称“初唐四杰”。以写离别怀人之作较著名,有《杜少府之任蜀州》等名篇。文以《滕王阁序》最为著名。有《王子安集》。
    http://zd.guotuzy.cn/hanyucihai/ch206711.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bổ sung:
      Mùa thu năm 676 (SCN) Vương Bột cùng gia đình cả thảy bảy người đi thuyền sang Giao Chỉ. Sắp tới nơi thì biển nổi bão lớn, thuyền chìm, tất cả đều chết. Theo truyền thuyết thì sau khi thuyền chìm, chỉ duy nhất xác Vương Bột nổi lên và trôi dạt vào bờ bắc sông Lam (ở Nghệ An). Thời đó Vương Phúc Kỳ - cha Vương Bột-làm quan được lòng dân, nên dân chúng tổ chức chôn cất Vương Bột tử tế. Từ đó, cứ nửa đêm ở hai ven sông lại vang lên tiếng Vương Bột ngâm hai câu thơ tuyệt cú:
      "Lạc hà dữ cô vụ tề phi
      Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc."
      Tạm dịch:
      Ráng chiều theo cánh chim cô đơn
      Nước mùa thu lẫn trời một sắc.

      Dân chúng Việt Nam bèn lập một đền thờ Vương Bột để cầu cho vong hồn của một thiếu niên từ cao nguyên Hoàng Thổ đến đây gặp nạn. Ít lâu sau người cha của Vương Bột là Vương Phúc Kỳ tạ thế. Dân chúng địa phương đem ông về cùng chỗ con, và thành kính thờ hai vị phúc thần của dân chúng. Hơn một nghìn năm đã trôi qua, hương khói của đền nay vẫn được duy trì liên tục. Thế mới biết lòng chuộng nghĩa,mến tài của dân Việt rộng sâu hơn cả biển Đông)
      Theo Huỳnh Ngọc Tự.
      http://www.tho.com.vn/bai-viet/nha%CC%80-tho-vuong-bot-%E7%8E%8B%E5%8B%83/76388

      Xóa
  10. Tập nối có nhiều thâm ý. Cảm ơn bác Huệ Chi đã cung cấp những chi tiết hay/

    Trả lờiXóa
  11. Không phải không rầu lòng mới là lạ mà là không biết nhục mới là lạ thưa GS kính mến

    Trả lờiXóa