Elizabeth Phú, phụ tá của TT Obama, phụ trách về chính sách Đông Nam Á,
Ảnh: (Susan Walsh / Associated Press)
Ảnh: (Susan Walsh / Associated Press)
Lời dẫn cho ngày 24.05.2016:
FB Paul Trần Minh Nhật
23-5-2016
Trong phái đoàn thăm Việt Nam lần này của Tổng Thống Hoa Kỳ có một nữ cố vấn đặc biệt đó là Elizabeth Phu – người Việt tị nạn cộng sản. 36 năm trước bà đã phải rời “thiên đường xã hội chủ nghĩa” để tới nước Mỹ “tư bản giãy chết” để định cư. Nay bà trở về trong tư cách công dân Mỹ và là cố vấn đặc biệt của Tổng Thống Obama. Elizabeth Phu là Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Nam Á và Châu Đại Dương của Nhà Trắng và là thành viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ.
Năm nay Elizabeth Phu 39 tuổi nhưng đã có 15 năm kinh nghiệm làm việc ở những vị trí cao cùng Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng trong vấn đề đối ngoại và an ninh nội địa, giám đốc Về Đe Dọa Toàn Cầu, đặc biệt là làm việc sát cánh dưới hai thời tổng thống là George Bush và Barack Obama.
Trước 1975, ba bà từng làm việc cho Hoa Kỳ và sau đó bị đi tù cải tạo một thời gian. Ra tù cải tạo, gia đình lâm vào tình cảnh bế tắc, thế là gia đình quyết định vượt biên. Trong một chuyến hải hành đầy gian nan trên một chiếc thuyền với 253 người, nhưng cuối cùng thì cũng đến trại tị nạn Mã Lai.
Sau đó gia đình bà đã được sang Mỹ làm lại cuộc đời. Tuy mới chỉ 3 tuổi nhưng bà đã có những kỉ niệm về những khốn khổ của một người trong trại tị nạn. Lớn lên Elizabeth theo học ở UC Berkeley về khoa học chính trị, rồi tiếp tục theo học tiến sĩ về ngành quốc tế học tại UC San Diego, và Trường Eisenhower thuộc Đại Học Bộ Quốc Phòng.
Bà Elizabeth Phu từng chia sẻ “Hoa Kỳ là một đất nước chào đón tất cả mọi người cần sự giúp đỡ, những người muốn làm việc chăm chỉ và tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình”.
Với tư cách là cố vấn các vấn đề Đông Nam Á và châu Đại Dương, bà Elizabeth Phu là người lên kế hoạch cho những chính sách đối ngoại với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN, đồng thời bà cũng là người tham vấn cho Tổng thống Obama cách ứng phó với các sự kiện ngoại giao, quân sự, kinh tế trong khu vực. Bà cũng là người có tiếng nói quan trọng trong vấn đề “xoay trục chiến lược” của tổng thống Obama.
Trò chuyện với Thời Báo Los Angles, Bà Elizabeth ôn lại câu chuyện gia đình mình vượt biên vào năm 1978 và bày tỏ lòng tri ân sự hào phóng của nước Mỹ: “Dù là một người tị nạn đến từ một quốc gia đang phát triển nhưng tôi vẫn có thể lớn lên thành công trên nước Mỹ và có cơ hội tuyệt vời được làm việc trong Nhà Trắng. Điều này khiến tôi cảm thấy vô cùng tự hào”.
Lần hồi hương này, bà Elizabeth Phu không còn phải là một “thuyền nhân” chạy trốn nữa nhưng là một yếu nhân mà cả dân tộc và cộng sản phải e dè và nể phục.
FB Paul Trần Minh Nhật
23-5-2016
Trong phái đoàn thăm Việt Nam lần này của Tổng Thống Hoa Kỳ có một nữ cố vấn đặc biệt đó là Elizabeth Phu – người Việt tị nạn cộng sản. 36 năm trước bà đã phải rời “thiên đường xã hội chủ nghĩa” để tới nước Mỹ “tư bản giãy chết” để định cư. Nay bà trở về trong tư cách công dân Mỹ và là cố vấn đặc biệt của Tổng Thống Obama. Elizabeth Phu là Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Nam Á và Châu Đại Dương của Nhà Trắng và là thành viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ.
Năm nay Elizabeth Phu 39 tuổi nhưng đã có 15 năm kinh nghiệm làm việc ở những vị trí cao cùng Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng trong vấn đề đối ngoại và an ninh nội địa, giám đốc Về Đe Dọa Toàn Cầu, đặc biệt là làm việc sát cánh dưới hai thời tổng thống là George Bush và Barack Obama.
Trước 1975, ba bà từng làm việc cho Hoa Kỳ và sau đó bị đi tù cải tạo một thời gian. Ra tù cải tạo, gia đình lâm vào tình cảnh bế tắc, thế là gia đình quyết định vượt biên. Trong một chuyến hải hành đầy gian nan trên một chiếc thuyền với 253 người, nhưng cuối cùng thì cũng đến trại tị nạn Mã Lai.
Sau đó gia đình bà đã được sang Mỹ làm lại cuộc đời. Tuy mới chỉ 3 tuổi nhưng bà đã có những kỉ niệm về những khốn khổ của một người trong trại tị nạn. Lớn lên Elizabeth theo học ở UC Berkeley về khoa học chính trị, rồi tiếp tục theo học tiến sĩ về ngành quốc tế học tại UC San Diego, và Trường Eisenhower thuộc Đại Học Bộ Quốc Phòng.
Bà Elizabeth Phu từng chia sẻ “Hoa Kỳ là một đất nước chào đón tất cả mọi người cần sự giúp đỡ, những người muốn làm việc chăm chỉ và tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình”.
Với tư cách là cố vấn các vấn đề Đông Nam Á và châu Đại Dương, bà Elizabeth Phu là người lên kế hoạch cho những chính sách đối ngoại với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN, đồng thời bà cũng là người tham vấn cho Tổng thống Obama cách ứng phó với các sự kiện ngoại giao, quân sự, kinh tế trong khu vực. Bà cũng là người có tiếng nói quan trọng trong vấn đề “xoay trục chiến lược” của tổng thống Obama.
Trò chuyện với Thời Báo Los Angles, Bà Elizabeth ôn lại câu chuyện gia đình mình vượt biên vào năm 1978 và bày tỏ lòng tri ân sự hào phóng của nước Mỹ: “Dù là một người tị nạn đến từ một quốc gia đang phát triển nhưng tôi vẫn có thể lớn lên thành công trên nước Mỹ và có cơ hội tuyệt vời được làm việc trong Nhà Trắng. Điều này khiến tôi cảm thấy vô cùng tự hào”.
Lần hồi hương này, bà Elizabeth Phu không còn phải là một “thuyền nhân” chạy trốn nữa nhưng là một yếu nhân mà cả dân tộc và cộng sản phải e dè và nể phục.
______________
CỐ VẤN CỦA TỔNG THỐNG OBAMA
LÀ MỘT CÔ GÁI TỊ NẠN NGƯỜI VIỆT NAM
36 năm về trước một người cha trẻ tuổi người Việt Nam tên là Frank Phú, để cứu người vợ trẻ và đứa con gái mới biết đi của mình, ông đã xin thu thập gom góp vòng vàng của những người tị nạn đi cùng thuyền cho vào một cái túi nhỏ, kẹp giữa hai hàm răng và bơi đến tàu của cướp biển để thực hiện thỏa thuận nhờ kéo thuyền đến gần đảo Pulau Penang của Malaysia, và cuối cùng chiếc thuyền đến được một trại tị nạn tại Malaysia.
Đứa con gái mới biết đi ngày nào của ông Frank Phu, một cô gái tị nạn Việt Nam được gọi một cách sơ sài "thuyền nhân" trên đất Hoa Kỳ, Elizabeth Phú nay đã là một công dân Mỹ và là một người trong nhóm cố vấn Nhà Trắng tháp tùng cùng Tổng thống Obama trong chuyến đi 10 ngày tại hội nghị thượng đỉnh ASIAN 2015.
http://www.latimes.com/…/la-fg-obama-aide-refugees-20151120…
_______________
36 năm về trước một người cha trẻ tuổi người Việt Nam tên là Frank Phú, để cứu người vợ trẻ và đứa con gái mới biết đi của mình, ông đã xin thu thập gom góp vòng vàng của những người tị nạn đi cùng thuyền cho vào một cái túi nhỏ, kẹp giữa hai hàm răng và bơi đến tàu của cướp biển để thực hiện thỏa thuận nhờ kéo thuyền đến gần đảo Pulau Penang của Malaysia, và cuối cùng chiếc thuyền đến được một trại tị nạn tại Malaysia.
Đứa con gái mới biết đi ngày nào của ông Frank Phu, một cô gái tị nạn Việt Nam được gọi một cách sơ sài "thuyền nhân" trên đất Hoa Kỳ, Elizabeth Phú nay đã là một công dân Mỹ và là một người trong nhóm cố vấn Nhà Trắng tháp tùng cùng Tổng thống Obama trong chuyến đi 10 ngày tại hội nghị thượng đỉnh ASIAN 2015.
http://www.latimes.com/…/la-fg-obama-aide-refugees-20151120…
_______________
Một chính quyền hẹp hòi và vô nhân đạo
Nguyễn Văn Tuấn
22-11-2015
22-11-2015
Bà Elizabeth Phu, phụ tá TT Obama, phụ trách về chính sách Đông Nam Á.
Ảnh: báo LA TImes
Sáng nay đọc thấy một bản tin hay, và nhân dịp này, tôi muốn chia sẻ vài cảm nghĩ cá nhân về tình cảnh của người tị nạn. Ít ai biết rằng trong đoàn tuỳ tùng của Tổng thống Obama trong cuộc họp thượng đỉnh tại Mã Lai có một người là cựu “thuyền nhân” Việt Nam: Elizabeth Phú. Câu chuyện của Elizabeth (1) làm cho chúng ta phải suy nghĩ đến thái độ xua đuổi người tị nạn Bắc Hàn của chính quyền Việt Nam, mà theo tôi, là một thể hiện của sự hẹp hòi và có phần vô nhân đạo.
Câu chuyện Elizabeth Phú
Ba năm sau ngày “giải phóng”, Elizabeth cùng ba má cô vượt biên và đến Mã Lai. Trước 1975, ba cô từng làm việc cho sở Mĩ và sau đó bị đi tù cải tạo một thời gian. Ra tù cải tạo, gia đình lâm vào tình cảnh bế tắc, thế là gia đình quyết định vượt biên. Trong một chuyến hải hành đầy gian nan trên một chiếc thuyền với 253 người, nhưng cuối cùng thì cũng đến trại tị nạn Mã Lai. Lúc đó, Elizabeth kể, cô chỉ mới biết đi chập chững nhưng cũng có nhiều kỉ niệm trong trại tị nạn. Nhưng cô nói rằng cô rất cám ơn chính phủ Mã Lai đã cưu mang người tị nạn trong thời gian khó khăn nhất.
Đến Mĩ, cả gia đình làm lại cuộc đời và thành công. Ba cô làm cho một công ti tài chính, mẹ thì làm y tá và nuôi con. Còn Elizabeth thì sau này theo học ở UC Berkeley về khoa học chính trị, rồi tiếp tục theo học Masters về ngành quốc tế học tại UC San Diego, và Trường Eisenhower thuộc National Defense University. Sau khi ra trường, Elizabeth làm việc cho Hội đồng An ninh Quốc gia (National Security Council hay NSC), và từng trải qua chức vụ Giám đốc về Đông Nam Á vụ, Giám đốc về Đe doạ Toàn cầu, và từ 2013 làm Giám đốc về Đông Nam Á – Đại dương sự vụ (Southeast Asia and Oceania Affairs). Do đó, có thể nói rằng trong chuyến tháp tùng Tổng thống Obama về Mã Lai dự hội nghị, Elizabeth như là một cõi đi về, nhưng đi về với tư cách — nói theo tiếng Anh là — triumphant.
Thật ra, ông Obama cũng là người xuất phát từ Đông Nam Á. Có lẽ nhiều người biết rằng má ông Obama (tên là Ann Dunham) sau khi li dị người chồng cũ người Kenya, bà thành hôn với một cựu du học sinh người Nam Dương tên là Lolo Soetoro. Do đó, Obama theo má về sống ở Nam Dương từ năm 6 đến 10 tuổi, trước khi được gửi về Mĩ theo học trung học và đại học. Ông Obama vẫn có thể nói vài chữ Nam Dương! Thành ra, có thể nói rằng trong chuyến đi này, cả hai người — Obama và Elizabeth Phú — như là một chuyến đi về nguồn.
Người tị nạn Bắc Hàn và chính quyền VN
Câu chuyện đời và nghiệp của Elizabeth Phú làm cho tôi suy nghĩ về thái độ của chính quyền Việt Nam đối với người tị nạn. Nói một cách ngắn gọn: Chính quyền Việt Nam đã rất vô nhân đạo và thô bạo với người tị nạn. Hai ngày trước, báo chí cho biết rằng có 9 người Bắc Hàn tìm cách vượt biên từ Tàu sang Việt Nam để xin tị nạn, thế nhưng họ bị phát hiện và công an Móng Cái đã trục xuất họ về Tàu (2). Bài báo trên VOA còn cho biết rằng trước đây, một nhà ngoại giao Bắc Hàn ở VN tìm cách xin tị nạn, nhưng mất tin. Rất có thể VN đã bắt và trao trả nhà ngoại giao này cho Bắc Hàn theo yêu cầu của Bắc Hàn. Xa hơn nữa, chính quyền VN cũng bắt và trả người tị nạn Duy Ngô Nhĩ về Tàu, làm cho họ nổi giận và gây thương tích cho phía VN (3). Những sự iện trên là chứng từ để nói rằng chính quyền VN là rất vô nhân đạo, chẳng tỏ ra có nghĩa vụ gì với quốc tế cả.
Thật vậy, Bảng xếp hạng gọi là “Good Country Index” (GCI) cho thấy VN đội sổ trong số các nước tử tế trên thế giới. Bảng xếp hạng này cho thấy VN đứng hạng 103 (trong số 124 nước) về đóng góp cho hoà bình và an ninh thế giới. Còn về đóng góp vào các quĩ từ thiện và cung cấp nơi nương tựa cho người tị nạn thì VN đứng hạng 123, tức áp chót (4)! Tính chung, thứ hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125). Điều đáng nói hay cũng có thể xem là nhục là thứ hạng tử tế của VN chỉ đứng chung bảng với mấy nước “đầu trâu mặt ngựa” như Lybia, Iraq, Zimbabwe, Yemen!
Thật ra, chính quyền VN xưa kia cũng chẳng tốt lành gì với chính công dân Việt tị nạn. Sau 1975, khi làn sóng người Việt tìm đường tị nạn, thì chính quyền tìm cách ngăn chận, thậm chí bắn bỏ. Đã có biết bao trường hợp người tị nạn ở miền Tây bị công an và bộ đội bắn chết trên đường vượt biển, dù trước đó những người này đã nộp tiền và vàng cho chính quyền. Đã có nhiều quan chức làm giàu từ các thương vụ người tị nạn. Chuyện đã xưa, nhưng tưởng cần nhắc lại rằng hành động của chính quyền VN thậm chí làm cho ông Lý Quang Diệu còn thốt lên rằng đó là chính quyền “bỉ ổi” với chính công dân mình (5).
Tôi cũng là một cựu “thuyền nhân”. Và, không như có người cố tình che đậy cái gốc tị nạn của mình, tôi thì chẳng dấu giếm gì điều đó, ngay cả trong trang web cá nhân tôi của Trường UNSW tôi vào đề là nói ngay mình là “refugee” (6) như là một phát biểu lập trường với chính quyền Úc. Do đó, như là mặc định, tôi chống lại việc xua đuổi người tị nạn của Việt Nam hay bất cứ nước nào (kể cả Úc). Những người tị nạn đó, những người mà ông Phạm Văn Đồng từng nói là “ma cô đĩ điếm” đó, đang là những Elizabeth Phú, tướng Lương Xuân Việt, Đại tá Lê Bá Hùng, Giáo sư Trương Nguyện Thành (và hàng trăm giáo sư khác). Những người Bắc Hàn tìm đường sang Việt Nam có thể một ngày nào đó là Elizabeth Phú của Mĩ hiện nay.
Tại sao chính quyền VN không mở rộng vòng tay đón họ và cho họ cơ hội làm lại cuộc đời? Tại sao Mã Lai, Thái Lan, Nam Dương, Singapore, Hồng Kông đã từng đón người tị nạn, mà Việt Nam thì không? Nếu không muốn chứa họ thì tạo điều kiện tạm thời (như các nước Đông Nam Á đã làm) để họ đi tị nạn ở Hàn Quốc, chứ sao lại trả về cho cái chính quyền tàn ác là Tàu cộng? Tôi thực tình không hiểu nổi hành động của chính quyền VN đối với người tị nạn. Ở mức độ cá nhân, sống phải tử tế với nhau; ở mức độ quốc gia, nếu muốn là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, VN cũng phải tỏ ra là một nước văn minh và nhân đạo chứ. Do đó, hành động của chính quyền VN đối với người tị nạn Bắc Hàn chỉ có thể nói là vô nhân đạo. Hi vọng rằng câu chuyện và sự trở về của Elizabeth Phú (7) là một bài học nhãn tiền để chính quyền VN suy nghĩ lại hành động của họ đối với người tị nạn Bắc Hàn.
___
(1) Obama aide tells of her own childhood flight from government detention camp (LA Times).
(2) Công an Việt Nam giao người Bắc Hàn cho Trung Quốc? (VOA).
(3) ‘VN quá vội vàng khi trao trả nghi phạm’ (BBC).
(4) www.goodcountry.org
(5) Thư Lý Quang Diệu gửi Margaret Thatcher về vấn đề thuyền nhân Việt Nam (Trẻ).
(6) Professor Tuan Van Nguyen (UNSW).
(7) (1) Obama aide tells of her own childhood flight from government detention camp (LA Times).
________
Tin liên quan:
Nguyễn Anh Tuấn: LHQ đang đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải làm rõ số phận 9 người Bắc Hàn (gồm 1 trẻ sơ sinh mới 1 tuổi và 1 thiếu niên) mà họ đã tạm giữ hồi tháng 10 và mới trả về Bắc Hàn qua ngả Trung Quốc. Một báo cáo toàn diện của LHQ ấn hành năm ngoái cho biết đa số các trường hợp vượt biên bị trả về Bắc Hàn bị tra tấn, hành hình, cưỡng hiếp...
Khốn nạn quá. Biết bao nhiêu khổ nạn họ mới trốn được qua đến đây. Đã sợ không dám giúp thì ngó lơ cũng được, rồi họ qua Lào, Cam, Thái gì đó để sứ quán Hàn ở đó cứu giúp không được sao. Trả họ về thế này khác nào kết án tử họ?
Ai là kẻ đã ký quyết định trả họ về? Bộ Ngoại giao hay Bộ Công an? Kẻ đó nhất định là đồng phạm giết người.
Cho tôi cúi đầu tạ lỗi các bạn Nam Hàn, Bắc Hàn, chúng tôi đã chưa làm được gì để ngăn cản chính phủ Việt Nam tham gia đường dây giết người này.
Sắp tới nếu ông Obama sang thăm Việt Nam mà bà Elizabeth Phú cùng đi tháp tùng thì báo chí Quốc doanh lại đồng ca ngợi là Việt Kiều yêu nước
Trả lờiXóaNAM MÔ A DI ĐÀ PHẤT !
Trả lờiXóaÁC GIẢ ÁC BÁO !
THIỆN TAI ! THIỆN TAI !
Trong chính quyền Mỹ thời TT Obama có nhiều nhân vật gốc Việt . Cận kề với VN có thể kể cựu TLS Mỹ tại Tp HCM Lê Thành Ân , đương kim tuỳ viên quân sự tại ĐSQ Mỹ ở Hà Nội : đại tá LQ Tôn thất Tuấn , cố vấn của TT Obama vế sức khoẻ cộng đồng vùng California , Bs Nguyễn thanh Tùng ! Trong QĐ Mỹ hiện có hai chuẩn tướng, 7 đại tá là người Mỹ gốc Việt và nhiều nhân vật gốc Việt nổi tiếng . Nói chung người gốc Việt rất thông minh, hiên ngang sánh vai với những dân tộc khác trên thế giới !
Trả lờiXóaPhải kể thêm các khoa học gia vũ khí gốc Việt như Định Nguyễn chế vũ khí laser cho hải quân Mỹ, Dương Nguyệt Ánh, hậu duệ của cụ Dương Khuê, chế bom nhiệt áp. Bà được gọi là "bomb lady"
Xóahttp://khcn.cinet.vn/articledetail.aspx?articleid=270#sthash.ZFQ27A5c.dpbs
https://en.wikipedia.org/wiki/Nguyet_Anh_Duong
Xem lý lịch đại tá Tôn Thất Tuấn, tuỳ viên quân sự, tại đây:
Xóahttp://www.sbtn.tv/vi/tin-cong-dong-hai-ngoai/dai-ta-luc-quan-goc-viet-ton-tuan-tuy-vien-quan-su-hoa-ky-tai-viet-nam.html
Phó thủ tướng Tây Đức Phillip Rostle cũng là người Việt Nam, nếu còn lại trong nước thì chưa chắc đã học hết cấp 2, vì có lý lịch là con " ngụy quân ngụy quyền "
Xóangười việt chỉ giỏi khi định cư ở nước ngoài
Trả lờiXóangười khôn thì bỏ chạy,người ngu thì ở lại phá nát nước Việt nam, sau này trời còn ngoái lại thì người khôn về xây lại
Trả lờiXóaXin đính chính lại câu của bác: Người giỏi thì ra đi, kẻ khôn thì ở lại để cai trị bóc lột người ngu
XóaNgười giỏi là những người biết cống hiến cho xã hội, kẻ khôn là kẻ biết tước đoạt của xã hội, mong bác phân biệt được
Điều quyết định là điều kiện để phát triển tài năng. Cứ bắt một thằng bé da đỏ trong rừng Amazone đưa về Mỹ cho sống trong một gia đình trí thức thì nó dư sức tốt nghiệp Harvard và trở thành một nhân tài, ngược lại Bill Gates ở Việt Nam thì chỉ có làm phu hồ vì chưa tốt nghiệp đại học.
Trả lờiXóaĐúng vậy, dưới đây là câu chuyện của cô bé Việt 10 tháng tuổi được người lính Việt Nam Cộng Hoà cứu khi mẹ cô bé chết trong lúc chạy loạn năm 1972, cô được một gia đình người Mỹ nhận làm con nuôi và mang tên Kimberly Mitchell. Ngày nay cô là trung tá Hải Quân Mỹ, đã về Việt Nam thăm trại mồ côi nơi các bà sơ chăm sóc cô. Cô cũng tìm kiếm người lính năm xưa đã cứu cô. Câu chuyện rất cảm động. Xin vào trang mạng dưới đây.
Trả lờiXóahttp://vietnam.usembassy.gov/pr083011.html
http://www.cbsnews.com/news/soldiers-selfless-act-leads-to-reunion-40-years-in-the-making/
Không biết tiếng Anh làm sao bạn?
XóaKhông biết tiếng Anh thì dùng Google translate , cắt và dán vào thì nó dịch cho, văn chương hơi lủng củng nhưng cũng hiểu được nội dung
XóaGS John Vũ - Nguyên Phong là một trong những nhà khoa học nổi tiếng ở Mỹ. Hiện nay, Giáo sư kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu phần mềm của ĐH Carnegie Mellon và là nghiên cứu viên kĩ thuật và kĩ sư trưởng Công nghệ thông tin tại Boeing. Trong 15 năm làm việc ở Boeing, ông từng tham gia vào chương trình phần mềm hỗ trợ cho máy bay Boeing 777 và là nhà vô địch về cải tiến qui trình ở Boeing...
Trả lờiXóaÔng từng giữ vị trí Phó Chủ tịch phụ trách kỹ thuật của Boeing. Ông đã từ chối nhận nhiều giải thưởng rất uy tín của Mỹ và từ chối các cuộc phỏng vấn của các hãng thông tấn uy tín. Ông nhận lời thỉnh giảng và nói chuyện với sinh viên nhiểu trường đại học lớn trên thế giới.
http://m.laodong.com.vn/van-hoa/bi-an-dang-sau-hai-cuon-hanh-trinh-ve-phuong-dong-377636.bld
Nên hiệu chỉnh lại năm sinh của nhân vật? Xin cám ơn.
Trả lờiXóaNgười Việt thông minh ra nước ngoài thì giỏi, loại này nếu ở nhà (VN) thì ngỏm củ tỏi!
Trả lờiXóaNếu không còn chế độ cộng sản thì rất nhiều người việt có đầy đủ kiến thức sẽ trở về phục vụ cho Việt Nam.
Trả lờiXóa