dân vật vã tìm đường về nhà
VietNamnet
Chiều và tối ngày 15/9, mưa lớn trên diện rộng và kéo dài nhiều giờ đã khiến nhiều địa bàn tại TPHCM ngập nặng. Giao thông hỗn loạn và tê liệt trên nhiếu tuyến đường. Nhiều người vật vã hàng giờ đồng hồ mới về tới nhà…
Chiều và tối ngày 15/9, mưa lớn trên diện rộng và kéo dài nhiều giờ đã khiến nhiều địa bàn tại TPHCM ngập nặng. Giao thông hỗn loạn và tê liệt trên nhiếu tuyến đường. Nhiều người vật vã hàng giờ đồng hồ mới về tới nhà…
Cả thành phố thành 1 điểm ngập
Các con đường bị nước ngập nặng ở quận Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Phú, Bình Tân, quận 12. Tình trạng ngập từ khung giờ cao điểm 17- 18 giờ chiều và hơn 21h đêm nhưng nhiều nơi nước vẫn chưa rút.
Ngập nặng nhất là tuyến đường Kinh Dương Vương (quận Bình Tân). Cả đoạn đường dài gần 2km chìm trong “biển” nước. Nước ngập lênh láng, khiến toàn bộ tuyến đường giao thông được xem là cửa ngõ miền Tây gần như tê liệt. Nước ngập quá sâu cũng khiến các phương tiện qua tuyến đường này chết máy hàng loạt.
Tương tự, đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) tình trạng ngập nước rất nghiêm trọng, kéo dài từ chân cầu Sài Gòn đến gần cầu Thủ Thiêm. Mực nước tại đây có mới lên đến 40-50 cm, có nơi ngập sâu lên đến cả mét.
Tại quận 12, tuyến đường Nguyễn Văn Quá cũng biến thành “sông”. Nước ngập đến yên xe khiến xe cộ liên tục chết máy. Nhiều phụ huynh phải lội bộ nhiều km trong biển nước để tới trường đón con vì nước ngập các cháu không thể về nhà…
Đường Bạch Đằng (quận Tân Bình) tuyến đường cửa ngõ vào sân bay Tân Sơn Nhất cũng xảy ra ngập nặng. Ở phía trung tâm, tuyến đường huyết mạch Nam Kỳ Khởi Nghĩa kéo dài từ quận 3 tới Phú Nhuận, Tân Bình….cũng kẹt cứng phương tiện, nhích từng bước trong giờ cao điểm vì mưa và ngập.
Có lẽ ùn tắc nghiêm trọng nhất là đường Điện Biên Phủ đoạn từ ngã tư Đinh Tiên Hoàng (Q.1) tới Ngã tư Hàng Xanh; đoạn từ Điện Biên Phủ tới đường D1, và đường Xô Viết Nghệ Tĩnh đoạn đi qua Bến xe Miền Đông... xảy ra tình trạng kẹt cứng, giao thông hỗn loạn.
3 giờ “vượt sông trên phố” để về nhà
Anh Mạnh Cường, nhân viên công ty V. P tại quận 3, TPHCM kể về đoạn trường 3 giờ đồng hồ để về tới nhà tại quận 7, TPHCM trong cơn mưa chiều tối 15/9 như sau: “Từ cơ quan, tôi mất hơn 1 giờ để nhích từng bước một qua cầu ông Lãnh để sang quận 4.
Từ quận 4, tôi phải mất thêm 2 giờ để di chuyển trong khoảng 5 km để về tới nhà ở khu đô thị Nam Sài Gòn. Tất cả thời gian chỉ là di chuyển từng mét một, trong cơn mưa tầm tã và nước ngập gần tới đầu gối”
Cùng chung cảnh khổ đánh vật tìm đường về nhà, chị Nương Đào (làm việc tại quận 1) cho biết: “Phải mất 3 giờ đồng hồ mới từ chợ Bến Thành về được nhà.. Ngập nước ở đường Lê Lợi chưa là gì bằng kẹt xe kéo dài lê thê, từ Hàng Xanh đến con đường Xô Viết Nghệ Tĩnh không di chuyển được, cứ nhích từng tí một. Mưa ướt nhẹp, lạnh teo tóp, chân tê cứng và rồi sau đó là đầm đìa mồ hôi vì xe chết máy, dắt bộ trong con hẻm dài bao la nước như cái hồ nhà mình...”
Anh Quốc Việt, một người làm truyền thông nhớ lại: “Năm 1998, một trận mưa lịch sử tại Sài Gòn, mưa từ 1g trưa kéo dài đến 10g tối. Sáng hôm sau vơ- đét các báo: chợ An Đông tiểu thương bơi trong nước ngập tới cổ để bảo vệ hàng hóa...nhưng Sài Gòn lúc ấy ngập có điểm chứ không có ngập toàn thành phố như bây giờ. Hôm nay Sài Gòn cũng mưa như thế, ngập và kẹt xe thì thôi rồi. Chính quyền mà loay hoay với ngập 17 năm qua tốn không ít tiền của của người dân nhưng ngập càng dữ hơn…”
Chị Thanh Dung nhân viên công ty truyền thông T.N tếu táo: “nước ngập lên tới bẹn luôn. Chắc mai đi làm phải mang theo áo bơi, ai tham gia đua thuyền thì đăng ký với mình”
Nguyễn Sỹ
Phải nói là người dân rất nhẫn nhục nhã. Vậy mà vẫn cười rất tươi một cách vô duyên! (Hình 1)
Trả lờiXóaCông ty Trường Hải nên ra gấp sản phẩm xe máy chống ngập.
Trả lờiXóaĐây là ý kiến rất nghiêm chỉnh!
Cùng nhau đi tới Saigon ! Saigon ngập lắm, Saigon ơi, Saigon ơi . Lá la là lá la ! Saigon là viên ngọc trân châu của Á Đông ! Saigon ngựa xe như nước áo quần ướt nhem . Lá la là lá la !
Trả lờiXóaĐã có 'ánh sáng' rồi, có tượng đài rồi mà sao vẫn ngập nhỉ!
Trả lờiXóaĐề xuất thu thêm phí đường thủy cho xe gắn máy.
Trả lờiXóaVN không nên sản xuất hoặc nhập ô tô, xe đạp, xe máy nữa mà nên tập trung sản xuất thuyền, ca nô, thậm chí chỉ cần thuyền thúng thôi, chắc chắn sẽ đắt hàng.
Trả lờiXóaMời xem bài nhạc chế (của Chu Văn Cảnh, SG)
Trả lờiXóaMÙA MƯA TRÊN TP HCM
(Hát theo điệu bài: Mùa xuân trên TPHCM)
Mùa mưa này về trên quê ta,
Khắp phố phường nước ngập bao la,
Mưa chưa to, giông bão còn xa,
Đường thành sông, bùn rác ngập nhà.
Thành phố HCM quê ta, đã mấy năm chi bao tiền ra, chi bao tiền ra để thay cống thoát, lo cho lúc mưa về.
Thành phố HCM năm nay, trời mưa đường bỗng biến thành sông, nước mênh mông mà không lối thoát, người đang đi tự dưng mắc lầy.
Mùa mưa trên TPHCM năm nay, ôi ngập úng khắp nơi. Lăng Ông, Thị Nghè, rồi bùng binh Cây Gõ, Ông Tạ. Người, xe đi như đang bơi, không biết mình đang đi nơi nao, ôi ta đang đi ,đi giữa phồn hoa, hay đang đi giữa ruộng đồng.
Mùa mưa trên TPHCM năm nay, ôi rầu rĩ biết bao, bao năm chống ngập rồi mà giờ sao lênh láng phố phường. Tiền dân chi ra bao nhiêu, sao chẳng làm ra ngô ra khoai, ôi bao nhiêu ông cam kết thật hay, nhưng nay vẫn quá ê chề.
Mùa mưa trên TPHCM là mùa mưa ngập úng....kinh hoàng.
Xin hết ạ.
Ông Hồ Quang Lợi vừa nói : "Thế nước đang lên" kia mà . Ráng chịu đựng đi bà con, cô bác ....
Trả lờiXóa"Thế nước đen đang lên - Người dân lội bì bõm!..."
XóaCảnh này không bao giờ có trước 1975
Trả lờiXóaNgười dân TP chắc phải để nước ngập đến cổ mới biết cầm gậy đến hỏi tội chính quyền dùng bao tiền thuế của dân mà để nước ngập thế này.
Trả lờiXóa