Khánh thành tượng đài Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang
(ảnh của báo Tuyên Quang)
Tượng đài và dân trí
Trần Phan
10-08-2015
Trần Phan
10-08-2015
Nhân việc tỉnh Sơn La quyết định bỏ ra 1.400 tỉ xây công trình “Tượng đài Bác Hồ với đồng báo các dân tộc Tây Bắc”, nhiều bài báo phân tích cái quyết định mất lòng dân đó trên các mặt sau:
a) Mức độ vô trách nhiệm một cách tàn nhẫn của giới chính quyền tán đồng dự án này, nếu xét con số khái toán quá lớn so với mức sống quá bần cùng của dân chúng trong tỉnh,
b) Dự án mang lại lợi ích gì cho những người quyết định xây? Mang lại lợi ích gì cho đất nước đang rất cần tập trung nguồn lực tài chính để phát triển nhiều mặt còn chậm tiến?
c) Tính độc tài trong những quyết định chi tiêu lớn như vậy mà không có ý kiến của dân…
Bài viết này xin được thảo luận về tượng Bác Hồ từ góc nhìn dân trí.
Xin mời các độc giả xem tấm ảnh dưới đây, chụp các lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang và Tỉnh ủy Sơn La bên Tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang” ngày 22/7/2015 (nguồn: từ bài “Tình cảm không thể cân đong đo đếm” đăng trên trang Anh Ba Sàm, ngày 04/08/2015).
Trong tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang”, Bác Hồ ở vị trí cao nhất, đứng trước Bác có một thiếu nhi, và chung quanh Bác có 5 người, chắc là đại diện cho 5 thành phần dân chúng. Bốn người trong đó hướng ánh mắt về Bác Hồ đầy vẻ ngưỡng mộ và tôn kính. Một người nhìn ra xa, dáng vẻ như quyết tâm xông lên theo lời Bác giục.
Một kiểu tượng Bác Hồ khác rất thường thấy mô tả Bác Hồ đứng cao giơ tay vẫy chào nhân dân, mà theo ông cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nhân dân Việt Nam ai cũng là con cháu Bác Hồ.
Nói chung, tượng Bác Hồ, ngoài vài trường hợp hiếm hoi, đều cho thấy một lãnh tụ cao vời, thương yêu dân chúng như những đứa con khờ dại cần phải được dạy dỗ, chăn dắt, chỉ đường đi… Cho nên tượng Bác Hồ phải được dựng khắp nơi, phong trào học tập theo Bác phải nở rộ từ Bắc vô Nam, từ trung tâm quyền lực của đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tới các cấu trúc chính trị ngoại vi của đảng như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Trí thức, Công nhân, Nông dân…
Trong thời đại của nền kinh tế tri thức và công nghệ thông tin hiện nay, tốc độ tiến hóa của cuộc sống đi nhanh gấp rất nhiều lần so với thời đại Thế chiến thứ hai. Chu kì sống của một sản phẩm công nghệ chỉ còn có 4-6 tháng. Người nghỉ hưu ra khỏi dòng hoạt động một năm hay thậm chí vài tháng thôi đã tự thấy chậm bước khá xa với cuộc sống trước mắt rồi. Vậy mà người dân Việt Nam thế kỉ thứ 21 vẫn còn bị bắt buộc suy nghĩ theo tư tưởng, đi theo con đường đã chọn, học tập tấm gương… của một con người sinh ra vào thế kỉ thứ 19!
Con hơn cha là nhà có phúc. Thế hệ sau phải vượt thế hệ trước thì cộng đồng mới hưng thịnh. Vậy mà vẫn còn những thế lực bắt dân tộc Việt Nam phải mãi thấp hơn, mãi là người học trò nhỏ, phải mãi giới hạn tầm nhìn, tư tưởng của mình trong tầm nhìn, tư tưởng của Bác Hồ.
Bài viết này không nhằm bàn tới việc ông Hồ Chí Minh có công lao trời biển với dân tộc hay không, có tài năng và nhân cách khiến nhiều người thực sự ngưỡng mộ hay không. Chỉ thấy hình tượng của ông được thổi lên lớn quá, khiến cái bóng của ông thật dài và thật rộng, bao phủ cả 90 triệu con dân Việt Nam nhỏ bé, ngước mắt lên chỉ thấy ông chứ không thấy bầu trời rộng rãi trên cao… Ngay cả khi có chấp nhận ông Hồ Chí Minh như là một nhân vật kiệt xuất, một anh hùng dân tộc của Việt Nam đi nữa, thì cái cách tôn thờ ông, dựng tượng ông cùng khắp như thế cũng góp phần cản trở dân trí.
Cho nên, tượng càng lớn, càng nhiều thì càng biểu hiện cho thế giới thấy văn hóa và tri thức đất nước càng thấp. Những bức tượng che tầm học hỏi và suy nghĩ của dân tộc, bít đường phát triển tri thức đất nước, và kéo theo bít đường phát triển kinh tế, văn hóa, giữ đất nước trong vòng chậm tiến, đói nghèo và lệ thuộc…
Tại sao chính quyền không biết quí những tượng đài vô hình mà vô giá của tri thức, của văn hóa, lại cứ mãi xây lên quá nhiều những tượng “tượng đài vô cảm” bằng xi măng, sắt thép tốn rất rất nhiều tiền của người dân? Chúng sẽ làm dân tộc yêu kính ông Hồ Chí Minh hơn hay ngược lại?
Một kiểu tượng Bác Hồ khác rất thường thấy mô tả Bác Hồ đứng cao giơ tay vẫy chào nhân dân, mà theo ông cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nhân dân Việt Nam ai cũng là con cháu Bác Hồ.
Nói chung, tượng Bác Hồ, ngoài vài trường hợp hiếm hoi, đều cho thấy một lãnh tụ cao vời, thương yêu dân chúng như những đứa con khờ dại cần phải được dạy dỗ, chăn dắt, chỉ đường đi… Cho nên tượng Bác Hồ phải được dựng khắp nơi, phong trào học tập theo Bác phải nở rộ từ Bắc vô Nam, từ trung tâm quyền lực của đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tới các cấu trúc chính trị ngoại vi của đảng như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Trí thức, Công nhân, Nông dân…
Trong thời đại của nền kinh tế tri thức và công nghệ thông tin hiện nay, tốc độ tiến hóa của cuộc sống đi nhanh gấp rất nhiều lần so với thời đại Thế chiến thứ hai. Chu kì sống của một sản phẩm công nghệ chỉ còn có 4-6 tháng. Người nghỉ hưu ra khỏi dòng hoạt động một năm hay thậm chí vài tháng thôi đã tự thấy chậm bước khá xa với cuộc sống trước mắt rồi. Vậy mà người dân Việt Nam thế kỉ thứ 21 vẫn còn bị bắt buộc suy nghĩ theo tư tưởng, đi theo con đường đã chọn, học tập tấm gương… của một con người sinh ra vào thế kỉ thứ 19!
Con hơn cha là nhà có phúc. Thế hệ sau phải vượt thế hệ trước thì cộng đồng mới hưng thịnh. Vậy mà vẫn còn những thế lực bắt dân tộc Việt Nam phải mãi thấp hơn, mãi là người học trò nhỏ, phải mãi giới hạn tầm nhìn, tư tưởng của mình trong tầm nhìn, tư tưởng của Bác Hồ.
Bài viết này không nhằm bàn tới việc ông Hồ Chí Minh có công lao trời biển với dân tộc hay không, có tài năng và nhân cách khiến nhiều người thực sự ngưỡng mộ hay không. Chỉ thấy hình tượng của ông được thổi lên lớn quá, khiến cái bóng của ông thật dài và thật rộng, bao phủ cả 90 triệu con dân Việt Nam nhỏ bé, ngước mắt lên chỉ thấy ông chứ không thấy bầu trời rộng rãi trên cao… Ngay cả khi có chấp nhận ông Hồ Chí Minh như là một nhân vật kiệt xuất, một anh hùng dân tộc của Việt Nam đi nữa, thì cái cách tôn thờ ông, dựng tượng ông cùng khắp như thế cũng góp phần cản trở dân trí.
Cho nên, tượng càng lớn, càng nhiều thì càng biểu hiện cho thế giới thấy văn hóa và tri thức đất nước càng thấp. Những bức tượng che tầm học hỏi và suy nghĩ của dân tộc, bít đường phát triển tri thức đất nước, và kéo theo bít đường phát triển kinh tế, văn hóa, giữ đất nước trong vòng chậm tiến, đói nghèo và lệ thuộc…
Tại sao chính quyền không biết quí những tượng đài vô hình mà vô giá của tri thức, của văn hóa, lại cứ mãi xây lên quá nhiều những tượng “tượng đài vô cảm” bằng xi măng, sắt thép tốn rất rất nhiều tiền của người dân? Chúng sẽ làm dân tộc yêu kính ông Hồ Chí Minh hơn hay ngược lại?
Bài viết hay và đúng với suy nghĩ của rất nhiều dân VN hiện nay.Cám ơn tác giả Trần Phan.
Trả lờiXóaSắp tới là phong trào xây tượng cho các đ/c Lê Duẩn, Trường trinh. Nguyễn Văn Linh. Lê Khả Phiêu Nông Đức Mạnh, rồi cả Bác Trọng lú nữa... Mỗi đời Tổng Bí thư phải có 1 lứa tượng.
Trả lờiXóaDân ta cứ chuẩn bị tinh thần và vật chất để xây tượng từ bây giờ.
Kể ra thì việc đúc nhiều tượng đài CT HCM cũng có một vài cái lợi:
Trả lờiXóa- Tạo được khối công ăn việc làm cho nhiều người, từ thợ thuyền đến KTS, người quản lý, và nhất là các quan chức có thêm công việc ...họp - bàn;
- Một cách tích lũy tư bản từ tiền công sang tài sản tư;
- Tạo được ít nhiều mặt bằng sinh thái cho người già, trẻ em hoặc người cơ nhỡ (nếu không bị cấm và họ thấy thích) trong đ/k diện tích sinh hoạt có hạn.
Còn ý nghĩa thẩm mỹ và ý nghĩa tư tưởng gì đó thì chắc ít người để ý, vì đi đâu mọi người cũng thấy quá nhiều rồi mà.
Cho nên, Mít xít tờ Trần Phan khỏi phải lo nhiều cho tâm hồn được ...thư thái!