Nước… không chịu phát triển!
FB Nhân Thế Hoàng
11-08-2015
Trên thế giới người ta chia ra các mô hình kinh tế như nước phát triển, nước đang phát triển và nước chậm phát triển để đánh giá vị thế của các nước đó so với phần còn lại của thế giới.
Anh Việt Nam không chơi với 3 mô hình trên mà nằm vào mô hình thứ tư, mô hình kỳ lạ và độc nhất vô nhị trên thế giới, đó là “nước…không chịu phát triển”. Gọi không chịu phát triển là vì trong 20 năm qua từ khi gia nhập Asean, Việt Nam nhận từ ODA hơn 90 tỷ đô, rồi tiền kiều hối xấp xỉ cả chục tỷ đô mỗi năm, ngoại tệ từ xuất khẩu tài nguyên khoáng sản..vv…nhưng Việt Nam vẫn nằm trong top lạc hậu nhất Asean, xếp chung với Lào, Cam, Myanma.
Nguyên nhân chính được đưa ra cho tình trạng “không chịu phát triển” này là do tham nhũng, theo điều tra thì để kiếm 1 đồng lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải bỏ 1,02 đồng tiền bôi trơn. Hiểu nôm na là bạn còng lưng thức khuya, dậy sớm để nấu tô bún bán chẳng hạn, bạn muốn lời 5000 đồng/1 tô thì bạn phải nộp hơn 5000 đồng cho cha dân phòng nằm vắt dái ngủ khì không làm gì cả, nó chỉ có cái quyền duy nhất là quản lý cái vỉa hè bạn đang bán bún mà thôi.
Bà Phạm Chi Lan-chuyên gia kinh tế nêu rõ: “không chỉ xếp hạng về môi trường kinh doanh mà xếp hạng về thể chế của Việt Nam hiện nay cũng khá thấp. Đặc biệt, trong xếp hạng về thể chế thì Việt Nam xếp ở mức rất kém trong các chỉ số về chi phí ngoài pháp luật, chi phí “bôi trơn” so với nhiều nước khác.”
Tức là nếu cải thiện thể chế để bài trừ tham những thì lợi nhuận của doanh nghiệp có thể tăng lên hơn 100%. Từ lợi nhuận tăng thêm đó doanh nghiệp mới tái đầu tư, mở rộng quy mô, góp phần vào sự phát triển kinh tế; chứ đằng này, làm vả mồ hôi dái mà lợi nhuận phải chia phần hơn cho thằng chuyên hoạch hoẹ mình, làm cho chó ăn thì làm làm gì cho nó nhọc thân.
Đây cũng là lý do mà quy mô doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhỏ, so với 10 năm trước đây thì quy mô của doanh nghiệp Việt Nam hiện tại đã giảm chỉ còn một nữa. Đó, làm kinh tế kiểu ngược đời như vậy thì bảo sao Việt Nam không mãi nghèo nàn, lạc hậu, ăn rồi xách cái bát lân lê các nước để ăn xin cho được.
Bởi ta nói “thiên tai do bởi thiên tài đảng ta” là nó chính xác gì đâu luôn á, không cãi được.
____
KHÔNG CHỊU PHÁT TRIỂN
Võ Xuân Sơn
10-08-2015
Không biết các chuyên gia của IMF nói đùa hay thật, nhưng những gì ở Việt nam cho thấy họ nói đúng.
Cách đây vài ngày Singapore tổ chức kỉ niệm 50 năm thành lập nước. Sau 50 năm, từ một vùng đất hoang sơ, Sing gapore đã hoàn toàn vươn lên chiếu trên, kể cả trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Việt nam, một đất nước có dân số gấp nhiều lần, tài nguyên thiên nhiên phong phú, truyền thống lâu đời… mọi xuất phát điểm đều hơn hẳn Singapore. Sau 40 năm thống nhất đất nước, chúng ta có cái gì? Chúng ta được xếp ở đâu so với Singapore?
Như vậy thì câu nói không chịu phát triển đâu có sai.
Nhưng mà sai. Người dân Việt nam, doanh nghiệp Việt nam đâu có không muốn phát triển. Muốn lắm chứ. Ai mà không muốn dân giàu nước mạnh, Họa có điên mới không muốn, mà dân Việt nam đâu có điên hết cả lũ đâu.
Nhưng mà có đấy. Có những kẻ chỉ muốn giàu lên nhanh chóng, giàu bằng ăn cắp, giàu bằng cách làm nghèo đất nước. Để có 1 đồng lợi nhuận, người dân phải chi cho chúng 1,02 đồng để “bôi trơn”, và doanh nghiệp chúng ta cứ thế mà bị “li ti” hóa, co dần, teo tóp dần, chết dần chết mòn.
Chúng tôi, người dân Việt nam, đâu có ai muốn cái mô hình “đặc biệt nhất thế giới”, mô hình không chịu phát triển. Nhưng họ, những kẻ không muốn đất nước này phát triển, những kẻ chỉ muốn trục lợi cá nhân, làm giàu cho cá nhân mình, cho gia đình mình bằng cách ăn cắp tiền của dân, đục khoét ngân sách, vắt cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, làm mất khả năng phát triển của cả nền kinh tế nước nhà, chỉ có những kẻ đó là muốn duy trì cái mô hình quái gở như vậy mà thôi.
Tham nhũng và cái mô hình duy trì tham nhũng chính là sức cản để đưa Việt nam đi lên, nó chính là phản động lực, chống lại sự phát triển, sự đi lên của dân tộc Việt nam, của đất nước Việt nam.
FB Nhân Thế Hoàng
11-08-2015
Trên thế giới người ta chia ra các mô hình kinh tế như nước phát triển, nước đang phát triển và nước chậm phát triển để đánh giá vị thế của các nước đó so với phần còn lại của thế giới.
Anh Việt Nam không chơi với 3 mô hình trên mà nằm vào mô hình thứ tư, mô hình kỳ lạ và độc nhất vô nhị trên thế giới, đó là “nước…không chịu phát triển”. Gọi không chịu phát triển là vì trong 20 năm qua từ khi gia nhập Asean, Việt Nam nhận từ ODA hơn 90 tỷ đô, rồi tiền kiều hối xấp xỉ cả chục tỷ đô mỗi năm, ngoại tệ từ xuất khẩu tài nguyên khoáng sản..vv…nhưng Việt Nam vẫn nằm trong top lạc hậu nhất Asean, xếp chung với Lào, Cam, Myanma.
Nguyên nhân chính được đưa ra cho tình trạng “không chịu phát triển” này là do tham nhũng, theo điều tra thì để kiếm 1 đồng lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải bỏ 1,02 đồng tiền bôi trơn. Hiểu nôm na là bạn còng lưng thức khuya, dậy sớm để nấu tô bún bán chẳng hạn, bạn muốn lời 5000 đồng/1 tô thì bạn phải nộp hơn 5000 đồng cho cha dân phòng nằm vắt dái ngủ khì không làm gì cả, nó chỉ có cái quyền duy nhất là quản lý cái vỉa hè bạn đang bán bún mà thôi.
Bà Phạm Chi Lan-chuyên gia kinh tế nêu rõ: “không chỉ xếp hạng về môi trường kinh doanh mà xếp hạng về thể chế của Việt Nam hiện nay cũng khá thấp. Đặc biệt, trong xếp hạng về thể chế thì Việt Nam xếp ở mức rất kém trong các chỉ số về chi phí ngoài pháp luật, chi phí “bôi trơn” so với nhiều nước khác.”
Tức là nếu cải thiện thể chế để bài trừ tham những thì lợi nhuận của doanh nghiệp có thể tăng lên hơn 100%. Từ lợi nhuận tăng thêm đó doanh nghiệp mới tái đầu tư, mở rộng quy mô, góp phần vào sự phát triển kinh tế; chứ đằng này, làm vả mồ hôi dái mà lợi nhuận phải chia phần hơn cho thằng chuyên hoạch hoẹ mình, làm cho chó ăn thì làm làm gì cho nó nhọc thân.
Đây cũng là lý do mà quy mô doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhỏ, so với 10 năm trước đây thì quy mô của doanh nghiệp Việt Nam hiện tại đã giảm chỉ còn một nữa. Đó, làm kinh tế kiểu ngược đời như vậy thì bảo sao Việt Nam không mãi nghèo nàn, lạc hậu, ăn rồi xách cái bát lân lê các nước để ăn xin cho được.
Bởi ta nói “thiên tai do bởi thiên tài đảng ta” là nó chính xác gì đâu luôn á, không cãi được.
____
KHÔNG CHỊU PHÁT TRIỂN
Võ Xuân Sơn
10-08-2015
Không biết các chuyên gia của IMF nói đùa hay thật, nhưng những gì ở Việt nam cho thấy họ nói đúng.
Cách đây vài ngày Singapore tổ chức kỉ niệm 50 năm thành lập nước. Sau 50 năm, từ một vùng đất hoang sơ, Sing gapore đã hoàn toàn vươn lên chiếu trên, kể cả trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Việt nam, một đất nước có dân số gấp nhiều lần, tài nguyên thiên nhiên phong phú, truyền thống lâu đời… mọi xuất phát điểm đều hơn hẳn Singapore. Sau 40 năm thống nhất đất nước, chúng ta có cái gì? Chúng ta được xếp ở đâu so với Singapore?
Như vậy thì câu nói không chịu phát triển đâu có sai.
Nhưng mà sai. Người dân Việt nam, doanh nghiệp Việt nam đâu có không muốn phát triển. Muốn lắm chứ. Ai mà không muốn dân giàu nước mạnh, Họa có điên mới không muốn, mà dân Việt nam đâu có điên hết cả lũ đâu.
Nhưng mà có đấy. Có những kẻ chỉ muốn giàu lên nhanh chóng, giàu bằng ăn cắp, giàu bằng cách làm nghèo đất nước. Để có 1 đồng lợi nhuận, người dân phải chi cho chúng 1,02 đồng để “bôi trơn”, và doanh nghiệp chúng ta cứ thế mà bị “li ti” hóa, co dần, teo tóp dần, chết dần chết mòn.
Chúng tôi, người dân Việt nam, đâu có ai muốn cái mô hình “đặc biệt nhất thế giới”, mô hình không chịu phát triển. Nhưng họ, những kẻ không muốn đất nước này phát triển, những kẻ chỉ muốn trục lợi cá nhân, làm giàu cho cá nhân mình, cho gia đình mình bằng cách ăn cắp tiền của dân, đục khoét ngân sách, vắt cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, làm mất khả năng phát triển của cả nền kinh tế nước nhà, chỉ có những kẻ đó là muốn duy trì cái mô hình quái gở như vậy mà thôi.
Tham nhũng và cái mô hình duy trì tham nhũng chính là sức cản để đưa Việt nam đi lên, nó chính là phản động lực, chống lại sự phát triển, sự đi lên của dân tộc Việt nam, của đất nước Việt nam.
Nguồn: Ba Sam.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét