Ví dụ về một diễn văn đáp từ
Hiệu Minh
04-07-2015
Lời dẫn của HM Blog: Theo gợi ý của bác Thanh Tâm, các còm sỹ thử tưởng tượng muốn nghe TBT Nguyễn Phú Trọng đáp từ TT Barack Obama ra sao. Tôi là người dân bình thường, nếu được nghe đoạn sau cũng vui lắm. Bài viết mang tính gợi mở cho blog, không có ý gì khác.
Thưa các quí vị có mặt trong phòng
Xin cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu mà các Ngài đã dành cho tôi và phái đoàn Việt Nam tới thăm Hoa Kỳ.
Cách đây 15 năm trong chuyến thăm Hà Nội, ngài TT Bill Clinton có nói, lịch sử mà hai quốc gia để lại rất đau buồn và nặng nề, chúng ta không được quên, nhưng không được để nó chi phối chúng ta. Tôi rất đồng ý, quá khứ chỉ là cái đến trước tương lai, quá khứ không phải là cái quyết định tương lai, như ngài Clinton đã nhấn mạnh.
Cách đây 7 năm (2008) trong chiến dịch tranh cử TT Hoa Kỳ, chính ngài đã nói “The Change We Need – Chúng ta cần thay đổi” và điều đó đã làm cử tri Hoa Kỳ đưa ngài, một tổng thống da màu vào Nhà Trắng. Điều đó nói lên mọi việc đều có thể nếu chúng ta có quyết tâm thay đổi.
Giữ quá khứ làm bài học, hướng tới tương lai và The Change We Need, bỏ qua sự khác biệt, vì cái chung của hai quốc gia, đã giúp chúng ta gặp mặt hôm nay tại Nhà Trắng này. Xin cảm ơn ngài, các quí vị trong phòng và nhân dân Mỹ vì điều đó.
Lịch sử quan hệ hai nước có từ cách đây 200 năm kể từ khi nhà lập quốc Hoa Kỳ và người khai sinh ra bản Tuyên ngôn Độc lập Mỹ, ngài Thomas Jefferson, đã tìm cách mua giống lúa từ Việt Nam để mang về trang trại của mình ở Charlottesville và sau đó năm 1945, ông Hồ Chí Minh đã trích lời của Jefferson khi khai sinh ra nước VNDCCH vào ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình “Mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hoá đã cho chúng ta những quyền chắc chắn không thể xâm phạm được; đó là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Nhưng hạt lúa giống ấy, kể cả lời của Jefferson và của Hồ Chí Minh chưa đơm hoa kết trái sau hơn 200 năm lịch sử giữa hai quốc gia. TT Bill Clinton, TT George Bush từng thăm Việt Nam và nói về trang sử mới nhưng lịch sử vẫn chưa sang trang như mong ước của cả hai bên dù chúng ta đã cố gắng rất nhiều sau 20 năm quan hệ Việt Mỹ chính thức được nối lại, hàng núi việc đã hoàn thành.
Tôi hy vọng với chuyến thăm này, hạt lúa Việt Nam sẽ nảy mầm xanh tươi, vun xới cho tình bằng hữu giữa hai dân tộc và người dân hai nước được hưởng lợi từ điều đó. TPP, trao đổi thương mại, hợp tác quân sự, an ninh khu vực, tạo thêm công ăn việc làm và nhiều vấn đề khác là những quyền lợi quốc gia của chúng ta.
Tôi không phải là người Việt đầu tiên đặt chân lên đất nước tự do của các ngài và chắc chắn không phải người cuối cùng. Trước tôi đã có những di dân đầu tiên mang họ Nguyễn vào New York trên những chuyến tầu cách đây vài thế kỷ, sau đó lịch sử đau đớn giữa hai quốc gia cũng làm cho hàng triệu người Việt tìm quê hương mới trên nước Mỹ. Và gần đây là hơn 22 ngàn sinh viên Việt Nam đang du học tại Hoa Kỳ.
Mối bang giao tiếp tục tốt đẹp sẽ còn nhiều người Việt tìm đến nước Mỹ và mang những giá trị văn minh về xây dựng đất nước Việt Nam. Và tôi tin, người Mỹ cũng đang làm điều tương tự. Những trao đổi đó giúp hai dân tộc hiểu về nhau hơn là đọc những trang lịch sử đầy máu và nước mắt trong thư viện, hiệu sách hay trên History Channel.
Hiểu nhau hơn sẽ giúp nhau hiệu quả hơn, đó là win win như các vị thường nói về đồng minh hữu hảo, làm sao giữ được truyền thống khi hội nhập, hòa nhập nhưng không hòa tan, mỗi quốc gia đóng góp cho tiến trình toàn cầu hóa nhưng vẫn giữ giá trị riêng của mình.
Nước Mỹ có giá trị Mỹ, nước Việt cũng có giá trị của mình. Sự tôn trọng độc lập của nhau là chìa khóa để tiến tới đồng minh thân cận.
Một quốc gia sinh ra từ nền văn minh lúa nước coi hạt lúa là thiêng liêng, là nguồn sống, là văn hóa của dân tộc. Tôi hy vọng, hạt lúa mà TT Jefferson mang về trang trại trên đồi Montecillo (Charlottesville – Virginia) cách đây 2 thế kỷ sẽ nẩy mầm tốt tươi kể từ ngày hôm nay, đánh dấu sự thay đổi tại Nhà Trắng này.
Cảm ơn các quí vị đã lắng nghe.
Viết đến đây thì tịt, các cụ viết tiếp… Dưng mà đề nghị các cụ hoan hô :)
TBT Cua Times.
Hiệu Minh
04-07-2015
Lời dẫn của HM Blog: Theo gợi ý của bác Thanh Tâm, các còm sỹ thử tưởng tượng muốn nghe TBT Nguyễn Phú Trọng đáp từ TT Barack Obama ra sao. Tôi là người dân bình thường, nếu được nghe đoạn sau cũng vui lắm. Bài viết mang tính gợi mở cho blog, không có ý gì khác.
.
Thưa ngài TT Barack Obama và phu nhân Michelle ObamaThưa các quí vị có mặt trong phòng
Xin cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu mà các Ngài đã dành cho tôi và phái đoàn Việt Nam tới thăm Hoa Kỳ.
Cách đây 15 năm trong chuyến thăm Hà Nội, ngài TT Bill Clinton có nói, lịch sử mà hai quốc gia để lại rất đau buồn và nặng nề, chúng ta không được quên, nhưng không được để nó chi phối chúng ta. Tôi rất đồng ý, quá khứ chỉ là cái đến trước tương lai, quá khứ không phải là cái quyết định tương lai, như ngài Clinton đã nhấn mạnh.
Cách đây 7 năm (2008) trong chiến dịch tranh cử TT Hoa Kỳ, chính ngài đã nói “The Change We Need – Chúng ta cần thay đổi” và điều đó đã làm cử tri Hoa Kỳ đưa ngài, một tổng thống da màu vào Nhà Trắng. Điều đó nói lên mọi việc đều có thể nếu chúng ta có quyết tâm thay đổi.
Giữ quá khứ làm bài học, hướng tới tương lai và The Change We Need, bỏ qua sự khác biệt, vì cái chung của hai quốc gia, đã giúp chúng ta gặp mặt hôm nay tại Nhà Trắng này. Xin cảm ơn ngài, các quí vị trong phòng và nhân dân Mỹ vì điều đó.
Lịch sử quan hệ hai nước có từ cách đây 200 năm kể từ khi nhà lập quốc Hoa Kỳ và người khai sinh ra bản Tuyên ngôn Độc lập Mỹ, ngài Thomas Jefferson, đã tìm cách mua giống lúa từ Việt Nam để mang về trang trại của mình ở Charlottesville và sau đó năm 1945, ông Hồ Chí Minh đã trích lời của Jefferson khi khai sinh ra nước VNDCCH vào ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình “Mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hoá đã cho chúng ta những quyền chắc chắn không thể xâm phạm được; đó là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Nhưng hạt lúa giống ấy, kể cả lời của Jefferson và của Hồ Chí Minh chưa đơm hoa kết trái sau hơn 200 năm lịch sử giữa hai quốc gia. TT Bill Clinton, TT George Bush từng thăm Việt Nam và nói về trang sử mới nhưng lịch sử vẫn chưa sang trang như mong ước của cả hai bên dù chúng ta đã cố gắng rất nhiều sau 20 năm quan hệ Việt Mỹ chính thức được nối lại, hàng núi việc đã hoàn thành.
Tôi hy vọng với chuyến thăm này, hạt lúa Việt Nam sẽ nảy mầm xanh tươi, vun xới cho tình bằng hữu giữa hai dân tộc và người dân hai nước được hưởng lợi từ điều đó. TPP, trao đổi thương mại, hợp tác quân sự, an ninh khu vực, tạo thêm công ăn việc làm và nhiều vấn đề khác là những quyền lợi quốc gia của chúng ta.
Tôi không phải là người Việt đầu tiên đặt chân lên đất nước tự do của các ngài và chắc chắn không phải người cuối cùng. Trước tôi đã có những di dân đầu tiên mang họ Nguyễn vào New York trên những chuyến tầu cách đây vài thế kỷ, sau đó lịch sử đau đớn giữa hai quốc gia cũng làm cho hàng triệu người Việt tìm quê hương mới trên nước Mỹ. Và gần đây là hơn 22 ngàn sinh viên Việt Nam đang du học tại Hoa Kỳ.
Mối bang giao tiếp tục tốt đẹp sẽ còn nhiều người Việt tìm đến nước Mỹ và mang những giá trị văn minh về xây dựng đất nước Việt Nam. Và tôi tin, người Mỹ cũng đang làm điều tương tự. Những trao đổi đó giúp hai dân tộc hiểu về nhau hơn là đọc những trang lịch sử đầy máu và nước mắt trong thư viện, hiệu sách hay trên History Channel.
Hiểu nhau hơn sẽ giúp nhau hiệu quả hơn, đó là win win như các vị thường nói về đồng minh hữu hảo, làm sao giữ được truyền thống khi hội nhập, hòa nhập nhưng không hòa tan, mỗi quốc gia đóng góp cho tiến trình toàn cầu hóa nhưng vẫn giữ giá trị riêng của mình.
Nước Mỹ có giá trị Mỹ, nước Việt cũng có giá trị của mình. Sự tôn trọng độc lập của nhau là chìa khóa để tiến tới đồng minh thân cận.
Một quốc gia sinh ra từ nền văn minh lúa nước coi hạt lúa là thiêng liêng, là nguồn sống, là văn hóa của dân tộc. Tôi hy vọng, hạt lúa mà TT Jefferson mang về trang trại trên đồi Montecillo (Charlottesville – Virginia) cách đây 2 thế kỷ sẽ nẩy mầm tốt tươi kể từ ngày hôm nay, đánh dấu sự thay đổi tại Nhà Trắng này.
Cảm ơn các quí vị đã lắng nghe.
Viết đến đây thì tịt, các cụ viết tiếp… Dưng mà đề nghị các cụ hoan hô :)
TBT Cua Times.
Việt Nam là nước nghèo, ấy vậy hoa hòe hoa sói thì tôi tin hàng đầu thế giới! Tôi chưa cần kiểm chứng xem lại các bục phát biểu của các nguyên thủ hàng đầu thế giới, tuy nhiên ai không tin thử gõ thử google sẽ thấy chả nơi nào lắm hoa như trước mặt người phát biểu của Việt nam từ trung ương tới địa phương (chưa kể phong bì cho đại biểu dự hội nghị hay ăn uống tốn phí).
Trả lờiXóaHoan hô ! bài viết hay Hiệu Minh ạ.
XóaRiêng dân VN số đông biết tài đức của cha nội này lắm, nói chung lo lớn hơn vừa lòng, có thể rất nhiều người phải mua mặt nạ để che mặt?.
Trả lờiXóaDân Nghệ
ĐỒNG BÀO VN RẤT MUỐN NGHE ÔNG TBT VN NÓI CHUYỆN ĐẦY ĐỦ VỚI TT BARAK OBAMA ! chỉ đề nghị chính phủ Huê Kỳ giử nguyên những câu đối thoại đừng cắt ghép như bên VN hay làm ! sợ rằng ông nói gà bà nghe vịt như đức cha giáo sứ Hà nội một dạo ,bị cắt xén phát ngôn giửa chừng nên dân không hiểu mô tê ném đá ông tới tấp ! cái gì chứ cái nầy VN hay lắm ,
Trả lờiXóaSư phụ đã giao bài cho từ 2 tháng trước rồi, cứ rứa mà mần thôi! Ờ mà chắc chi đã thuộc!
Trả lờiXóaNgài TBT gửi tặng TT Obama cái gì ? Còn TT Obama tặng ngài TBT cái gì ? Phen này chắc phu nhân TBT cũng tháp tùng . NDVN ít thấy mặt phu nhân TBT ! Nữ lưu Hà Nội chắc sẽ làm vẻ vang phụ nữ VN tại nước Mỹ !
Trả lờiXóaChưa bao giờ biết mặt bà phu nhân TBT hả ? Tôi cũng vậy thôi. Có khi nào thấy đâu mà biết .
XóaĐây không phải là bài đáp từ hay nhất có thể, nhưng sẽ là bài đáp từ hay nhất trong tất cả các bài đáp từ của nguyên thủ VN ở nước ngoài nếu được đọc lên ở Nhà Trắng. Với một ít trí khôn, ông Trọng chỉ việc cám ơn ông Hiệu Minh và sử dụng lại bài này (nên chỉnh sửa một tí thôi cho đúng văn phong của ông, và hi sinh một tí vì bị cộng đồng mạng ném đá bởi những lí do đã rõ), còn hơn ông sẽ đọc một bài mà ai cũng đoán trước được rằng nó phản ánh đúng đỉnh cao trí tuệ của ông và ban lãnh đạo của ông.
Trả lờiXóaHay rồi đó, nhưng mà có cầm giấy đánh vần, đọc từng chử hay sao. Mẹ nó chớ gì mà Jefferson, Montecillo (Charlottesville – Virginia), History Channel, New York rồi The Change We Need thì đánh vần làm sao. Mẹ nó.
Trả lờiXóaEm lạy trăm lạy, khi vào cái Oai-tờ Hao, lúc 2 tổng ngồi với nhau trước cái lò sưởi, bác Tổng nhà đừng móc "phao" như bác Sáu Khải là chúng em mừng rồi.
Trả lờiXóaKhông ! Bài đáp từ nầy còn thiếu 1 câu : Nước VN chúng tôi luôn kiên định xây dựng thiên đường XHCN, nước Hoa Kỳ hãy học tập chúng tôi .........
Trả lờiXóa