Những nghệ sĩ được nhân dân yêu mến
nhưng không danh hiệu
Thứ Ba, ngày 21/07/2015 13:13 PM (GMT+7)
Có những nghệ sĩ hoạt động nghệ thuật từ lâu, khán giả quen mặt, thuộc tên nhưng cho đến thời điểm hiện tại, họ vẫn là những người nghệ sĩ chưa có hoặc được phong tặng danh hiệu nào.
Nghệ sĩ Hồng Chương
Nghệ sĩ Hồng Chương ghi đậm dấu ấn trong lòng khán giả với diện mạo tựa ông Bụt râu tóc bạc phơ trong các bộ phim của màn ảnh nhỏ. Chính vì sự hiền từ, phúc hậu toát lên từ con người của nghệ sĩ mà cho đến nay, những vai “đo ni đóng giày” cho nghệ sĩ Hồng Chương toàn vai “không thể ác được”.
Hơn 80 năm của cuộc đời, nghệ sĩ Hồng Chương đã có nhiều vai diễn lớn nhỏ, đó là chưa kể từ trước năm 1975, ông chủ yếu làm công tác sân khấu. Nghệ sĩ từng tham gia các bộ phim nổi tiếng như Vợ chồng A Phủ, Trò đời, Đàn trời, Đạo nhà...
Khi được hỏi về những kỷ niệm trong sự nghiệp diễn xuất của mình, nghệ sĩ Hồng Chương dí dỏm: "Tôi không nhớ trong sự nghiệp mình có bao nhiêu vai diễn nữa. Chỉ biết rằng trong những bộ phim tôi tham gia hoặc tôi biết thì nhân vật của tôi có lẽ được lên bàn thờ nhiều nhất!".
Dù cho đến nay, nghệ sĩ Hồng Chương vẫn chưa được phong tặng bất cứ danh hiệu NSƯT hay NSND nhưng ông khẳng định, điều đó không làm vụt tắt trong ông những đam mê và cống hiến cho nghệ thuật.
“Nhiều người hỏi tôi là tại sao tôi đóng phim hay vậy mà sao không được phong tặng danh hiệu gì. Tôi bảo họ, tôi làm nghệ thuật vì đam mê, tôi thỏa mãn đam mê ấy và tôi chỉ muốn làm những gì tốt nhất cho nghệ thuật. Nếu có danh hiệu nhà nước trao tặng thì thực sự rất đáng quý”, nghệ sĩ chia sẻ với Dân Việt.
Nghệ sĩ Phú Đôn
Nghệ sĩ Phú Đôn thuộc lớp diễn viên kỳ cựu với 30 năm gắn bó với Nhà hát kịch Việt Nam. Anh cũng được khán giả yêu mến đặt biệt danh là “người đàn ông có gương mặt đau khổ” của màn ảnh Việt.
Phú Đôn đã để lại nhiều dấu ấn với khán giả qua hàng loạt vai diễn với phim truyền hình, phim điện ảnh và sân khấu kịch nói. Nghệ sĩ Phú Đôn cho rằng, trời cho anh cái cái duyên làm người nông dân trên màn ảnh hay sân khấu anh cũng không rõ. Đến nỗi cứ mỗi khi vào vai nghèo khổ, nông thôn, vất vả là các đạo diễn lại nói “Đôn đây chứ đâu!”.
Nghệ sĩ Phú Đôn trong một bộ phim
Nhưng cũng không vì thế mà anh khiến mình... lười đi. Anh cố gắng thoát ra và nhận những vai diễn đa tính cách, đa chiều hơn, ngoài ra anh còn quay sang điện ảnh để làm trợ lý đạo diễn, nhà tổ chức sản xuất, phó đạo diễn, chủ nhiệm phim.
Gần 40 năm gắn bó với nghiệp diễn, Phú Đôn vẫn chưa được phong tặng danh hiệu NSƯT.
Anh từng chia sẻ với báo chí rằng, việc phong tặng danh hiệu là của cơ chế. Giải thưởng cao quý nhất đối với anh là tình yêu mến của khán giả.
“Danh hiệu NSƯT hay NSND phải danh chính ngôn thuận chứ tôi không thích phải chạy đi “xin” mới được “cho”. Làm người nghệ sĩ, đi ra đường, khán giả chào mình bằng tình cảm thật đã là phần thưởng vô giá. Tôi biết nhiều người bảo tôi dở hơi nhưng tôi chỉ cần hai chữ “nghệ sĩ” thuần túy”, nghệ sĩ Phú Đôn nói.
Nghệ sĩ Thương Tín
Nhắc đến Thương Tín khán giả sẽ nhớ ngay vai thiếu tá ác ôn Lưu Trọng Kỳ Vọng trong Ván bài lật ngửa, tướng cướp Bạch Hải Đường lỳ lợm trong SBC, Sáu Tâm trong Biệt động Sài Gòn, Tám Thương trong Chiến trường chia nửa vầng trăng...
Sau những sóng gió của cuộc đời, đến nay, ở tuổi lục tuần, Thương tín hạnh phúc bên người vợ kém 20 tuổi đã sinh cho ông một “thiên thần”.
Khi đề cập đến chuyện danh hiệu, nghệ sĩ tâm sự: “Chuyện trở thành NSƯT, nói thật tôi không ham. Trước đây có người bảo tôi viết đơn xin xét tuyển. Nhưng danh hiệu mà phải xin thì nhục lắm. Nghề này bạc bẽo, sau bao nhiêu năm tôi có được là sự yêu mến của khán giả, ngoài ra không còn gì khác. Tôi sống vì nghề và chết cũng vì nó”.
Thương Tín bày tỏ thêm: “Những giá trị đó được ghi nhận, hàng triệu khán giả Việt Nam biết thì tại sao những người xét duyệt không cảm nhận được. Xã hội chúng ta chưa có chế độ ưu đãi những nghệ sĩ chân chính. Giờ chúng tôi già vẫn phải đi đóng phim kiếm sống chứ đâu có lương hưu”.
Thừa nhận rất ghét vai phản diện nhưng và Bí thư Bá Thủ của Đất và người thổ lộ: “Chính vì ghét mà tôi luôn phải đóng làm sao cho khán giả ghét mình nhất”.
Năm 2012, trước khi lên đường đi đóng phim Bí mật tam giác vàng, ông vào viện kiểm tra sức khỏe thì phát hiện có một khối u ác tính trong phổi. Sau những lần điều trị hóa chất mệt mỏi, sức khỏe suy sụp, có lúc nghệ sĩ Duy Thanh tưởng không qua khỏi. Sau đợt truyền hóa chất ấy, ông phải truyền máu và nhiều loại thuốc khác để duy trì sức khỏe.
Nghệ sĩ Duy Hậu và Duy Thanh (phải) trong phim "Đất và người".
Từ lúc phát hiện ra bệnh, nghệ sĩ Duy Thanh vẫn tham gia đóng phim. Có những bộ phim ông không dám nhận lời vì sợ sức khỏe không đảm bảo.
40 năm vì nghiệp diễn, Duy Thanh tâm sự, ông không lăn tăn điều gì, nhưng có một ước muốn được đóng vai chính kịch. Danh hiệu đối với ông chẳng quan trọng vì "tự nhiên phải làm đơn, xin chỗ nọ chỗ kia" và điều đó làm ông không thích.
"Có những người mang danh nghệ sĩ ưu tú nhìn lạ hoắc chả ai biết đó là ai, tôi thà chết còn hơn là bảo tôi chạy chọt đi xin danh hiệu. Hãy là một nghệ sĩ bình thường được khán giả biết đến còn hơn là cái danh”, nghệ sĩ Duy Thanh nói.
Nghệ sĩ Ngọc Tuyết
Nhắc đến nghệ sĩ Ngọc Tuyết, người hâm mộ thường nghĩ ngay đến hình ảnh người đàn bà chua ngoa, mưu mẹo qua những nhân vật bà từng thủ vai như trong Người thổi tù và hàng tổng, Của trời cho, Ớt nào chẳng cay, Những người độc thân vui vẻ…
Ngoài đời nghệ sĩ Ngọc Tuyết là người cởi mở, dễ gần. Bà trẻ trung so với tuổi 70,
có tâm hồn thi phú lãng mạn.
Sau nhiều năm cống hiến cho nghệ thuật, giờ đây, nghệ sĩ an nhiên bên gia đình, bạn bè và những vần thơ mà bà tâm đắc nhất.
Nói về chuyện danh hiệu, nghệ sĩ Ngọc Tuyết tâm sự: “Tôi đi biểu diễn khán giả nhận ra. Khán giả cả nước yêu quý thì đã là nghệ sĩ của nhân dân rồi”.
Thảo Linh (tổng hợp)
Trên thế giới có lẽ chẳng có nước nào có lắm loại ''danh hiệu '' như nước mình ? Người có danh hiệu của người , vật cũng có danh hiệu của vật ...Ví dụ về người thì
Trả lờiXóatheo ngành nghề , nghệ sĩ thì có nghệ sĩ ƯT, NSND; giáo dục : NGƯT, NGND; ng.
lao động: LĐTT, CSTĐ, AHLĐ; ngành Y , rồi QĐ, CA ...đến cả các tổ chức đoàn thể , tổ dân phố cũng có danh hiệu ; còn các di tích văn hóa cũng phân danh hiệu
theo cấp địa phương hoặc trung ương . Các thành phố cũng ''phong'' cấp 1-2-3 ...v.v
Điều này thêm một dẫn chứng để chứng tỏ người mình háo danh nhất thế giới?!
Tôi rất kính trọng và khâm phục các nghệ sĩ rất quen thuộc nói trên: Họ đã tâm huyết, sống chết với nghề nhưng không hề nghĩ đến chuyện làm đơn xin danh hiệu này nọ; chỉ điều đó thôi thì họ cũng xứng đáng là Nghệ Sĩ Nhân Dân rồi!
Trả lờiXóaVN mình cái gì chả xin , chả chạy ! Chiu nhục mãi quen rồi . Nhờ vậy mà có chút vẻ vang hơn người ta đấy !
Trả lờiXóamột quốc gia háo danh thì các "Ranh" hiệu sẽ có nhiều để mà mua bán.
Trả lờiXóaỞ đây không có ai háo danh cả. Mà cái tổ quỷ "Ủy ban thi đua khen thưởng" đẻ ra các giải thưởng và danh hiệu để kiếm chác.
Trả lờiXóaNgày nay, bọn ngụy biện hay đánh đồng "Nhục" với "Nhẫn".
Trả lờiXóaphải chạy đấy, muốn xã phường, cơ quan đơn vị có danh hiệu này nọ, huân chương, hay anh hùng thì đều mất tiền ( nói là chạy cũng được). Cái khen thưởng nó vớ vẩn lắm một cơ quan, đơn vị mà cuối năm được phân bổ chỉ tiêu khen thưởng là: bình 50% số người của cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu tiên tiến ( cứ 2 người thì có 1 được khen) trong số tiên tiến ấy chọn ra 25% là giấy khen và 15% chiến sĩ thi đua, cứ thế theo chỉ tiêu mà dịch cho đủ số lượng. Kiểu làm như ngày xưa bầu cho đủ 5% địa chủ mỗi làng trong cải cách ruộng đất ý.
Trả lờiXóa