Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Văn Miếu Vĩnh Phúc: VÌ SAO CÓ SỰ TRANH CÃI VỀ VIỆC THỜ TỰ?

.
VÌ SAO CÓ SỰ TRANH CÃI TRONG VIỆC SẮP XẾP BÀI TRÍ THỜ TỰ TẠI VĂN MIẾU VĨNH PHÚC

Người Phủ Vĩnh Tường 

Dự án xây dựng Văn Miếu Vĩnh Phúc được khởi công từ năm 2010 đã dần hoàn thiện nhiều hạng mục xây thô chuyển sang phần hoàn thiện vào cuối năm 2013.

Tháng 11.2013 Sở VHTT & Du lịch Vĩnh Phúc ban hành quyết định số 545/QĐ-SVHTT&DL Về việc phê duyệt bản vẽ thi công dự toán Công trình văn miếu Vĩnh Phúc- Hạng mục nội thất do cựu giám đốc sở VHTT&DL Trần Văn Quang ký.

Nhà giáo Hoàng Trường Kỳ nguyên Giám đốc Sở GDDT, nguyên PCT tỉnh Vĩnh Phúc sau khi tìm hiểu về quyết định và thăm quan thực tế  đã có bài đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử “ Vĩnh Phúc Xưa & Nay” với tiêu đề ‘Cần bố trí không gian thờ ở Văn Miếu Vĩnh Phúc” với ý kiến đưa ra là việc bố trí thờ tự và danh sách danh nhân được thờ chưa có nhiều điểm không phù hợp, đồng thời có đề xuất như sau: 

-     Lùi ngày khánh thành Văn Miếu để có những điều chỉnh cần thiết
-     Khẩn trương tổ chức một cuộc họp (hội thảo) để tập hợp tập thể lãnh đạo tỉnh cùng nghe về các phương án bố trí không gian thờ tự tại Văn Miếu Vĩnh Phúc, từ đó có quyết định đúng đắn của tập thể về việc này. 

Do đó Hội Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ Thuật tỉnh đã ban hành quyết định 05/QĐ LHH về việc thành lập hội đồng tư vấn phản biện xã hội với danh sách là các nhà nghiên cứu văn hóa &Hán Nôm trong và ngoài tỉnh.

Điểm bất thường ở đây là việc thành lập hội đồng phản biện được mới thành lập sau khi có tiếng nói phản biện. Hiện chưa rõ ai là tác giả của phương án thờ tự đã được phê duyệt, tuy nhiên nếu không có bài viết của nhà giáo Hoàng Trường Kỳ thì có lẽ hiện nay công trình đã hoàn thiện nội thất theo phương án đã định.

Từ đó, các nhà nghiên cứu đã có tiếng nói tích cực trong việc góp ý thờ tự, mặc khác cũng có nhiều ý kiến của những người không nằm trong hội đồng tư vấn phản biện cho hạng mục này, hiện vẫn chưa quyết định phương án cuối cùng. 

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VĂN MIẾU TỈNH VĨNH PHÚC
HẠNG MỤC: NỘI THẤT KHU ĐỀN CHÍNH.
……….
II.6 Đối tượng được thờ và vị trí thờ tại tại Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc 
II.6.1.Đối tượng được thờ tại Văn Miếu Vĩnh Phúc 

-Văn miếu Vĩnh Phúc được xây dựng để thờ
+ Thờ Khổng Tử
+ Thờ Chu Văn An
+Thờ 90 vị đỗ hàng Đại khoa
+ Thờ 302 vị đỗ hàng Trung khoa

-  Vị trí thờ được bố trí theo hai nguyên tắc:

+Khổng Tử được thờ bằng bài vị đặt trong ngai và khám thờ tại gian chính giữa tầng 1 tòa Bái đường của đền thờ chính (không thờ tượng).

+ Chu Văn An được thờ bằng bài vị đặt trong ngai và khám thờ tại tầng 2 tòa Hậu cung của đền thờ chính. (không thờ tượng)

+ 08 vị đỗ hàng đại khoa của tỉnh (Đại diện cho 08 huyện, thành phố, thị xã của tỉnh) được thờ bằng bài vị đặt trong ngai và khám thờ tầng 2 tòa hậu cung của đến thờ chính(không thờ tượng)

90 vị đỗ hàng đại khoa của tỉnh được khắc tên trên bia đá đặt tại hai dãy nhà bia tầng 1 Hậu cung đền thờ chính.

+302 vị đỗ hàng trung khoa được khắc tên trên 07 bia đá đặt tại tầng 1 Hậu cung của đền thờ chính.
II.6.2. Bố trí thờ tự và không gian trưng bày tại đền thờ chính văn miếu Vĩnh Phúc 
-Tại bái đường của Đền thờ chính:Bái đường là không gian thờ tự đầu tiên của Văn Miếu Vĩnh Phúc. Ngoài ra, đây sẽ là không gian giới thiệu truyền thống hiếu học, danh nhân đương đại của Vĩnh Phúc từ năm 1945 đến nay tại các không gian tủ kệ trưng bày xung quanh. 
*Tại hai tòa hậu cung của đền thờ chính: Được xác định là nơi thờ Chu Văn An và 08 vị đỗ hàng đại khoa đại diện cho 08 huyện của Vĩnh Phúc (Vĩnh Phúc có 09 huyện với 89 đại khoa nhưng riêng huyện Tam Đảo không có người đỗ khoa trường). Danh sách 8 vị như sau:

1.     Triệu Thái : Đại diện cho huyện Lập Thạch
2.     Hà Nhậm Đai: Đại diện cho huyện Sông Lô
3.     Phạm Phi Hiển: Đại diện cho huyện Tam Dương
4.     Nguyễn Duy Thì: Đại diện cho huyện Bình Xuyên
5.     Trần Thạch: Đại diện cho Thành phố Vĩnh Yên
6.     Nguyễn Tôn Miệt: Đại diện cho Thị xã Phúc Yên
7.     Nguyễn Văn Chất: Đại diện cho huyện Vĩnh Tường
8.     Phạm Công Bình: Đại diện cho huyện Yên Lạc

08 vị trên được lựa chọn trong 89 vị đỗ hàng đại khoa của Vĩnh Phúc (Dự án đã có hạng mục xây nhà bia và bia tiến sỹ vinh danh 89 vị đỗ hàng Đại khoa).

Vậy theo thiết kế, tại tầng 2 tòa Hậu Cung của đền thờ chính có 09 bài vị để thờ Khổng Tử và 08 vị đỗ hàng đại khoa của Tỉnh.

*Tại tầng 1 tòa Hậu cung đền thờ chính: Được xác định là nơi ghi danh 302 vị đỗ hàng trung khoa của tỉnh. Trong đó:

- Huyện Bình Xuyên: có 02 vị 
- Huyện Lập Thạch: có 02 vị 
- Huyện Sông Lô có 01 vị 
- Huyện Vĩnh Tường có 238 vị 
- Huyện Yên Lạc có 59 vị

BÀI ĐĂNG TẠP CHÍ VĨNH PHÚC XƯA &NAY 
CẦN BỐ TRÍ LẠI KHÔNG GIAN THỜ Ở VĂN MIẾU VĨNH PHÚC

Hoàng Trường Kỳ

Khổng Tử sống cách đây 2500 năm gần cùng thời với Đức Phật và trước chúa Jesu hơn 500 năm là nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo vĩ đại của Trung Quốc và của thế giới. Hiện Trung Quốc vẫn còn lưu giữ khá tốt khu lưu niệm ông và dòng họ Không trải qua gần 80 đời (tính đến năm 1949) tại huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông, bao gồm Khổng Phủ (nơi ở và làm việc); Khổng Miếu (nhà thờ Khổng Tử và dòng họ Khổng); Khổng Lâm (nghĩa trang dòng họ Khổng với khoảng 25.000 ngôi mộ, trong đó có mộ Khổng Tử.

Văn Miếu là Miếu thờ Khổng Tử, thông qua đó để tôn sùng nho giáo (với tư cách là một học thuyết do Khổng Tử để xướng) và tôn vinh truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo (bới Khổng Tử là nhà giáo vĩ đại được Trung Quốc và chịu nhiều nước chịu ảnh hưởng của đạo Khổng coi là Vạn thế sư biểu- người thầy của muôn đời). Vì lòng tự tôn dân tộc các quốc gia hay vùng đất khi lập Văn Miếu ngoài việc thờ Khổng Tử thường phối thờ thêm các danh nhân của vùng đất: đạo cao đức trọng, có nhiều công lao với quốc gia hoặc vùng đất mình; thời phong kiến gắn với độ đạt cao theo ngạch văn (gọi chung là các bậc tiên hiền). Như vậy ngoài ý nghĩa là nơi thờ Khổng Tử , Văn Miếu còn là thiết chế văn hóa thể hiện niềm tự hào của quê hương, đồng thời qua đó giáo dục lớp người sau noi gương người xưa siêng năng học tập cả đức và tài. Ở Việt Nam, các Văn Miếu ngoài thờ khổng tử và các học trò xuất sắc của ông thường phối thờ Chu Văn An và các bậc tiên hiền của vùng đất (thông qua việc khắc tên trên bia đó hoặc lập bài vị đặt trong không gian thờ).

Văn Miếu Vĩnh Phúc là sự tiếp nối các Văn Miếu phủ Tam Đới, phủ Vĩnh Tường, Văn Miếu Vĩnh Yên đã có từ lâu, nhưng do chiến tranh và nhiều nguyên nhân khác đã bị phá hủy, chỉ còn lưu giữ được tấm bia làm chứng tích. Việc xây dựng lại Văn Miếu để có nơi tôn vinh các bậc hiền tài người Vĩnh Phúc xưa, đạo đức cao trọng, giàu công lao với đất nước, quê hương, đỗ đạt cao là cần thiết. Đây chẳng những là công trình văn hóa đặc biệt biểu tượng cho nền văn hiến Vĩnh Phúc, mà còn là niềm tự hào của người dân trong tỉnh, đồng thời cũng là nơi giáo dục tinh thần hiếu học sự tôn sư trọng đạo cho thế hệ trẻ hôm nay và mãi mai sau.

Chính vì những điều nói trên mà Văn Miếu Vĩnh Phúc ngoài thờ Khổng Tử nên phối thờ những ai? Tiêu chí nào cho việc lựa chọn? Không gian thờ tự như thế nào? Trong gần 90 vị đại khoa chọn ai là người tiêu biểu cho văn hiến Vĩnh Phúc để lập bài vị khám thờ? Là việc rất nhạy cảm đòi hỏi rất cao về sự cẩn trọng, chiều sâu văn hóa và chắc chắn phải do một tập thể lãnh đạo cấp cao của tỉnh quyết định.

Mặc dù Văn Miếu chưa được khánh thành, nhưng việc bố trí không gian thờ, đồ thờ tự đã và đang làm theo dự án rất đáng phải bàn, sắp xếp lại cho đúng với những tiêu chuẩn của dự án và chuẩn mực văn hóa hiện hành. Sau đây xin nêu vài điểm chính:

1.Văn Miếu là miếu thờ Khổng Tử, vậy đương nhiên phải đặt khám thờ ông ở vị trí cao và trang trọng nhất! Việc đặt khám thờ Khổng Tử ở nhà Tiền Tế, sau khám thờ Khổng Tử là chính điện ở vị trí cao hơn hẳn lại đặt khám thờ Chu An Văn và 8 vị đại khoa người Vĩnh Phúc vô tình làm mất hết đi ý nghĩa của Văn Miếu rồi! Hơn nữa với trật tự Nho giáo hết sức hà khắc, các vị đại khoa cũng chỉ là học trò nhỏ của vị tổ sư đạo Nho sống cách mình đến hơn nghìn năm, trò sao dám ngồi trên cả thầy? Xếp như vậy khác nào ép các vị này “lỗi đạo”

2. Văn Miếu là của tỉnh Vĩnh Phúc nên ngoài thờ Khổng Tử, có thể phối thờ các danh nhân của đất nước, danh nhân Vĩnh Phúc nói chung chứ Văn Miếu đâu của các huyện mà việc phối thời các vị Tiên Hiền người Vĩnh Phúc lại đem chia đều cho mỗi huyện một người? Huyện Tam Đảo không có vị tiến sỹ hán học nào thì không có đại diện. Không rõ ai ra quyết định kỳ quặc này?

3. Một trong những ý nghĩa của thờ tự là hình thức tôn vinh người đã khuất với những luật lệ rất nghiêm cẩn, từ quyết định chọn mỗi huyện một đại diện sẽ dẫn đến cái khó tiếp theo là:

- Người có cố công trạng, đỗ đạt cao hơn, đại diện cho Văn hiến Vĩnh Phúc hơn lại không được thờ, ngược lại người có học vị thấp hơn, công trạng ít hơn liệu có dám ngồi trên khám thờ để nhìn thấy các bậc thầy đang ngồi dưới (hoặc chỉ được ghi danh trên văn bia ở bên ngoài).

- Chu Văn An là nhà giáo tiết tháo, đạo cao đức trọng nổi tiếng có công với đất nước trong đạo tạo nhân tài, nhưng xét về đạo đức và tài năng, công lao với đất nước thì các danh nhận Vĩnh Phúc như Nguyền Duy Thì, Phạm Công Bình, Đào Sư Tích, Triệu Thái thì có kém gì mà một người ngồi gian chính giữa (lớn hơn) với khám thờ cũng lớn hơn, còn những người kia lại ngồi chung một gian, chung bát hương với khám thờ nhỏ hơn?

- Việc bố trí các khám thờ, bài vị thế nào ở 7 gian chính điện cho hợp lý sẽ là bài toán rất khó (hiện gian giữa có khám thờ Chu Văn An còn mỗi gian bố trí 2 khám thờ, tổng cộng chín khám ứng với chính người, hai gian ngoài không có khám thờ.)

- Nay mai cả tỉnh trở thành thành phố Vĩnh Phúc, chắc sẽ kèm theo thay đổi địa giới hành chính quận huyện,lúc đó chẳng có nhẽ bố trí lại khám thờ, bài vị?

4. Không có Văn Miếu hàng tỉnh bào lại lập bia thờ các vị đỗ trung khoa (cử nhân), mà các bia này lại đặt ngay ở tầng 1 tòa chính điện cao hơn hẳn bia các vị Đại khoai (Tiến sỹ) ở ngoài? Ngược đời như vậy có thấy không phải với anh linh các tiền nhân? Chẳng nhẽ khi quyết định bố trí nội thất Văn Miếu lại không thế tham khảo cách bố trí của các văn miếu nổi tiếng Bắc Hà như văn Miếu Quốc Tử Giám ( Hà Nội) , Văn Miếu Bắc Ninh, Mao Điền (Hải Dương) hay Xích Đằng (Hưng Yên).

5 . Trong gần 800 năm khoa cử thời phong kiến Việt Nam cường thịnh , với quy chế thi cử rất ngặt nghèo, theo một logic tất yêu, để có gần 90 vị tiến sỹ chắc chắn Vĩnh Phúc phải có nhiều nghìn người đỗ cử nhân, việc lưu giữ danh sách hơn 300 người chỉ là một phần rất nhỏ trong số đó, vì vậy số lượng này đâu có đại diện cho truyền thống hiếu học của Vĩnh Phúc được! Đây là việc làm thiếu cân nhắc và cần trọng.

Thiết nghĩ: Ở góc độ văn hóa, những nội dung nêu trên là việc lớn có ý nghĩa nhiều mặt, cần cân nhắc thấu đáo để đạt được sự đồng thuận tương đối trong xã hội, hơn nữa việc điều chỉnh không gian thờ tự cũng như việc lựa chọn các bậc tiên hiền người Vĩnh Phúc phối thờ cùng Khổng Tử còn chưa muộn. Chắc chắn nếu biết lắng nghe ta có sẽ những phương án tốt hơn. Trước mắt xin kiến nghị”

- Lùi ngày khánh thành Văn Miếu để có những điều chỉnh cần thiết
- Khẩn trương tổ chức một cuộc họp (hội thảo) để tập hợp tập thể lãnh đạo tỉnh cùng nghe về các phương án bố trí không gian thờ tự tại Văn Miếu Vĩnh Phúc, từ đó có quyết định đúng đắn của tập thể về việc này.

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ KHÔNG GIAN MỚI

I. Nguyên tắc chung
- Bố trí không gian thờ cần linh hoạt , hài hòa giữa mô thức chung với đặc điểm riêng của Vĩnh Phúc, giữa truyền thống và hiện đại.

- Khổng Tử với tư cách là một triết gia, nhà tư tưởng vĩ đại, ông tổ của đạo Nho phải được thờ ở vị trí trang trọng nhất

- Danh nhân phối thờ với Khổng Tử nên có Chu Văn An (Vạn thế sư biểu của Việt Nam) còn lại là danh nhân khoa bảng tiêu biểu của tỉnh Vĩnh Phúc chứ không phải cho từng huyện

- Tiêu chí để lựa chọn danh nhân phối thờ;

- Đỗ đại khoa
- Công lao lớn
- Đạo cao đức trọng

II. Phương án cụ thể

· Tòa chính điện

- Tầng hai mỗi gian một khám thờ cũng bài vị
- Gian giữa Khổng tử
- Các gian bên tả: Chu Văn An,Đào Sư Tích, Triệu Thái
- Các gian bên hữu: Nguyễn Duy Thì, Phạm Công Bình, Phí Văn Thuật (hoặc Nguyễn Văn Chất hoặc Hoàng Bồi).
- Tầng 1 Dựng 18 bia tiến sỹ Nho học người Vĩnh Phúc (chuyển từ nhà bia nội tự vào)

· Nhà Tiền tế
- Gian giữa: đặt lư hương đá (hoặc đồng) chung.
- Hai gian tả hữu một bên dựng tấm bia cũ của Văn Miếu Vĩnh Yên xưa, một bên dựng bia có bài minh của lần xây dựng lần này.
- Bốn gian còn lại: Đặt các tủ kính trưng bày tài liệu hiện vật phản ánh học tập, thi cử người Vĩnh Phúc thời phong kiến.

· Nhà bia ngoài nội tự: Được xây kín ba mặt

- Một dãy dựng 9 bia đá ghi danh các vị trung khoa (hai bia còn trống dành cho việc sưu tầm tiếp theo)

- Dãy nhà còn lại : Trưng bày cái hiện vật hình ảnh tài liệu thành tích GD ĐT thời hiện đại


Hoàng Trường Kỳ

12 nhận xét :

  1. Văn miếu thì chỉ cần một...VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM là đủ rồi! bày vẽ thêm ra chỉ cốt để...ĂN!? chứ tôn sư trọng đạo cái giống gì....???
    Nói thực nhá! nếu người có học hành tử tế thì họ rất coi trọng việc NHÂN&NGHĨA, họ chã xúng xính khoe mẽ để làm gì! chỉ có ở nơi...phường dốt nát, ít học mới thích làm điều này!?

    Trả lờiXóa
  2. Đã bảo rồi, phá hoại văn hóa nhất là các bố lãnh đạo ngành văn hóa, phá hoại giáo dục nhất là các bố lãnh đạo ngành giáo dục... mà nói chung, bất kể lĩnh vực nào, cái tội phá hoại nặng nhất là của các bố lãnh đạo vừa ngu, vừa tham, vừa nguy hiểm.

    Trả lờiXóa
  3. Bác nói đúng quá, đạo đức gì cái giống chúng nó , các Bác cứ xem bao năm nay những tên tham ô, tham nhũng, hủ hóa, mua bán dâm ô, đi họp và đi tư vấn luật trong nhà nghỉ ... Trong đó không hề có anh dân đen, lương thiện nào, mà toàn bọn cái giống chúng nó....

    Trả lờiXóa
  4. http://congly.com.vn/van-hoa/du-lich/cong-trinh-van-mieu-tinh-vinh-phuc-nen-doi-thanh-van-hien-tu-tho-danh-nhan-dat-viet-102090.html

    Có bài này liên quan, ý tưởng cũng hay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xung quanh việc thờ ai ?
      Mời xem thêm bài Văn miếu & Văn miếu trên: http://www.photphet.info/2015/06/van-mieu-van-meu.html

      Xóa
  5. Đại ngu dân tôi có ý này: Cái tinh tuý của trời đất, của nhân loại/của cá nhân thì ta nên chọn lọc để học. Chứ "bê' Khổng tử về thờ ngội cao trong "nhà mình" thì khác gì "rước voi về dày mả tổ". Để rồi từ đó con cháu tưởng ta thờ "ta" mà hoá ra thờ ma ngoại thì thật đau xót Tổ tiên Việt quá. Xin các bậc học giả học thật, học gạo học vẹt hãy nghĩ cho dân cho nước dù chỉ một chút thôi thì đại ngu dân tôi yên lòng nhắm mắt!

    Trả lờiXóa
  6. Nhờ ông Hoàng Trường Kỳ
    lý giải hộ cho hiện tượng này.
    Trong chùa,
    tượng Cửu Long (là tượng Thích Ca)
    lại đặt ở vị trí thấp nhất.
    Đằng sau và cao hơn
    xin nhắc lại là cao hơn
    có năm bẩy bậc
    mỗi bậc có ba pho tượng khác.
    Vậy thì nói như ông
    mười mấy vị này "lỗi đạo" hết cả à.

    Trả lờiXóa
  7. Chuyện lãng phí và sai trái đã rõ rồi. Các quan lớn đã "ăn ốc" đến lượt Dân ta "đổ vỏ". Tư tưởng Nho giáo nhiều mặt tích cực nhưng cũng lắm tiêu cực chủ yếu phục vụ các nền Quân chủ, đằng sau đó là sư suy tôn và thần phục" Thiên triều Đại Hán". Ngày nay là thời đại Dân chủ, những tư tưởng đó không phù hợp nữa. Sao lại mất công mất của đi thờ cái không phải của Ta?
    Có một người thầy được cả thế giới ngưỡng mộ: là PHẬT THÍCH CA MÂU NI va VN có PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG là Phật Tổ Quốc Dạo VN.
    - Tôi đề nghị phần không gian chính trang trọng nhất phải giành thờ 2 vị Phật Tổ trên;
    - Một số khác giành cho các bậc hiền tài Đất nước , số ít của địa phương.
    - Phần lớn không gian còn lại nên cải tạo thành khu sinh hoạt VH cộng đồng...
    Phải thoát khỏi tư tưởng nô dịch- Văn Miếu phải là nơi thờ KT?!
    Bà con vui vẽ thông cảm. Vài lời phản biện cho vui theo lời kêu gọi của cụ Tổng, chắc gì đã chui lọt lỗ tai các Quan Phụ Mẫu toàn trị, vừa điếc vừa định hứơng rồi.

    Trả lờiXóa
  8. Trí tuệ thì không ai bằng ts Đỗ văn Đương ( Rau muống tiên sanh), tài hoa thì không ai bằng gs Vũ Khiêu (Bạch tuyết quốc sư), hay ta mạnh dạn phối thờ luôn cho con cháu Vĩnh Phúc học tập gương người sống việc thật!

    Trả lờiXóa
  9. Xót xa, ngao ngán !

    Trả lờiXóa
  10. Cũng là một cú đầu tư
    Mà sao trắc trở lu bù thế a ?
    Vì chưng Vĩnh Phúc tỉnh nhà
    Lòng dân không gửi, gắm là bụng quan !

    Trả lờiXóa
  11. Đem khăc bia 500 vị Đại biểu quốc hội, chắc QH nhất trí 100%

    Trả lờiXóa